1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận án nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho lâm đồng

175 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây dâu có vị trí rất quan trọng bởi vì lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu

mà khơng có loại thức ăn nào có thể thay thế được Mặt khác hơn 50% chi phí để

sản xuất ra tơ phục thuộc vào khâu trồng, quản lý và thu hoạch bảo quản lá dâu

(Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) Vì vậy lá dâu không chỉ là điều kiện cần thiết

để phục vụ cho tằm mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến giá thành sản xuất Hiện nay, trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm tơ Hàng năm sản xuất được 186.572 tấn tơ Trung Quốc là nước sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới chiếm 81,49%, Ấn Độ đứng thứ 2 chiếm 16,63%, Uzbekistan chiếm 0,64%, Braxin chiếm

0,3% và Việt Nam đứng thứ 5 chiếm tỷ lệ 0,24% (số liệu của Tổ chức dâu tằm thế giới năm 2016) Hiện tại Việt Nam có 96.691 hộ gia đình với hơn 250.534 người trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh, thành phố trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước Tổng diện tích dâu năm 2013 khoảng 7.753ha, sản lượng kén tằm

ước tính là gần 6.359 tấn.Trong đó tỉnh Lâm Đồng 49,69% (Báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước, 2013)

Tỉnh Lâm Đồng là nơi có khí hậu, đất đai rất phù hợp với trồng dâu ni tằm, có nguồn đất đai, lao động dồi dào Diện tích dâu khoảng hơn 5.000 ha chiếm gần 50% toàn quốc, tuy nhiên cơ cấu giống dâu cịn ít, chủ yếu vẫn là giống dâu địa phương năng suất thấp Đặc biệt thời gian qua việc chọn tạo giống dâu chỉ tập trung cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, cịn vùng Tây Ngun trong đó Lâm Đồng ít

được chú trọng (Lê Quang Tú, 2015) Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp kỹ thuật

Trang 2

lá dâu, từ đó cũng đã nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành ở Lâm Đồng Năng suất kén/ha dâu đạt khoảng 1500kg, thu nhập từ kén/ha dâu đạt từ 150-160 triệu đồng Tuy nhiên các giống dâu mới này còn hạn chế về sự tái sinh cành sau cắt, lá hơi thô, khả năng kháng bệnh và tỷ lệ ra rễ chưa cao, năng suất vẫn tập trung vào mùa mưa

(mùa nuôi tằm khơng thuận lợi) Cịn các giống dâu Trung Quốc thì có thời gian

khai thác lá ngắn, tỷ lệ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt, đốm lá cao

Chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho Lâm Đồng thực sự mang tính cấp thiết để giúp sản xuất có nhiều giống dâu tốt và mang lại hiệu quả cho nghề trồng dâu ni tằm Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tơi đã thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung

Chọn tạo được giống dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác ở Lâm Đồng

2.1 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng

- Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom - Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vơ tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Ý nghĩa khoa ho ̣c

Thông qua kết quả chọn tạo được giống dâu TBL-03 và TBL-05 khẳng định vị trí to lớn của việc sử dụng giống dâu nhập nội của Trung Quốc làm vật liệu khởi đầu trong khâu lai tạo với giống dâu địa phương

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 3

- Xác định được mật độ trồng dâu và liều lượng bón phân vơ cơ thích hợp cho giống dâu mới tại Lâm Đồng

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các giống dâu trong tập đoàn giống trồng tại Lâm Đồng

- Các tổ hợp dâu lai được hình thành do lai hữu tính giữa giống dâu của đi ̣a phương với giống dâu nhập nội

- Một số giống tằm để kiểm định phẩm chất lá

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu ở một số tổ hợp dâu lai có triển vọng - Phạm vi nghiên cứu và triển khai chỉ tập trung ở Lâm Đồng

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu đã chọn tạo được 2 giống dâu lai mới:

- Giống dâu TBL-03: Giống được tạo ra từ giống dâu Lâm Đồng(♀), và giống dâu nhập nội TQ-4 (♂)có nguồn gốc từ Trung Quốc Nhân giống vơ tính Giống dâu

TBL-03 có tán thấp gọn, thân màu xanh sáng, cành nhiều, phân cành muộn, lóng dài trung bình, ngọn non mềm thường rủ xuống và có màu xanh lơ Giống dâu TBL-03 có sức sinh trưởng mạnh, tổng chiều dài thân cành lớn Lá to, khối lượng trung bình lá lớn, tốc độ ra lá cao Năng suất có thể đạt trên 25tấn/ha/năm Chất lượng lá tương đương với đối chứng Giống dâu TBL-03 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số: 623/QĐ-TT-CCN ngày 27/12/ 2012

- Giống dâu TBL-05: Giống được lai tạo từ giống dâu VA-1386 (♀)với giống dâu TQ-4 (♂) Nhân giống vơ tính Giống dâu TBL-05 có số cành cấp 1

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Trong sản x́t nơng nghiê ̣p nói chung và sản xuất dâu tằm tơ nói riêng giớng đóng vai trò cực kỳ quan tro ̣ng ước tính khoảng 40 - 60% mức tăng năng suất là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới, vì mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t canh tác như mâ ̣t đô ̣ trồng, bón phân, tưới tiêu, đốn hái, phòng trừ sâu bê ̣nh thì cũng chỉ làm tăng năng suất lá dâu tới mô ̣t giới ha ̣n nào đó Sau đó dù có tăng lượng phân bón, phòng trừ sâu bê ̣nh tốt thì năng suất dâu cũng không thể tăng lên được nữa vì khả năng đồng hoá của cây đã đa ̣t đến mức tối đa của nó Do đó để vượt qua ngưỡng năng suất đó chỉ có mô ̣t cách duy nhất là thay đổi giống mới, nghĩa là đổi mớ i thành phần gen để ta ̣o ra mô ̣t tiềm năng năng suất mới

Trong lĩnh vực sản xuất dâu tằm thì giống dâu la ̣i đóng vai trò rất quan tro ̣ng, bở i lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu - mô ̣t loa ̣i côn trùng đơn thực Mô ̣t trong những mu ̣c tiêu cho ̣n ta ̣o giống dâu mới hiê ̣n nay là cho ̣n ta ̣o giống dâu có năng suất và phẩm chất lá cao Giống dâu muốn có sản lượng lá cao phải có nhiều cành, cành dài, đốt ngắn, tỷ lê ̣ nảy mầm cao, sinh trưởng ma ̣nh, mầm sinh trưởng nhiều Lá to trung bình nhưng dày, hoa quả ít Chất lượng lá dâu tốt là thành phần dinh dưỡng trong lá cao và phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát dục của con tằm để thu sản

lượng kén cao, tỷ lệ tơ nõn nhiều (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995)

Trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm, năng suất chất lượng lá dâu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống tằm, chất lượng tơ kén mà còn ảnh hưởng tới chất

lượng trứng giống tằm (Hà Văn Phúc, Ngô Xuân bái, 1989) Qua các kết quả nghiên

cứ u cho thấy chất dinh dưỡng trong lá dâu có ý nghĩa quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của con tằm Trong quá trình phát dục của con tằm ở các thời kỳ phát dục khác nhau con tằm cũng yêu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau Thời kỳ tằm con yêu cầu lá dâu non, mềm, hàm lượng nước nhiều, nhưng ở thời kỳ tằm lớn nó yêu cầu lá dâu có chất lượng dinh dưỡng cao hơn Vì thế người ta đã chọn ra giống dâu

Trang 5

khi nở ra khỏi vỏ trứng đến khi chín nó ăn hết khoảng 21gam lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) Trong đó 40% lượng lá dâu này qua tiêu hoá dùng để cung cấp

cho hoạt động sinh trưởng của con tằm cho hình thành sợi tơ của kén và hoạt động sống của con nhộng, ngài Vì thế sinh trưởng, phát dục của con tằm chịu ảnh hưởng

rất lớn vào tính chất vật lý và hoá học của lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995)

Theo kết quả của nhà nghiên cứu Nhâ ̣t Bản Anoymous (Tojyo Isao, 1996) thì

hàm lượng protein mà con tằm hấp thu được từ ngày thứ 3 của tuổi 5 trở về trước chủ yếu sử du ̣ng để cấu ta ̣o nên các bô ̣ phâ ̣n của cơ thể và tăng cường thể chất, nhưng từ ngày thứ 4 trở về sau chủ yếu là để cấu ta ̣o nên tuyến tơ và hơn 70% protein trong thành phần sợi tơ được tổng hợp trực tiếp trong lá dâu

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho tằm ăn đơn thuần 1 giống dâu và hỗn hợp nhiều giống dâu thì thấy tằm ăn hỗn hợp của 4 loại lá dâu khác nhau đã cho năng suất kén tăng 19,09%, ngài đẻ trứng hữu hiệu tăng 10,58%, số trứng đẻ/ổ tăng

16% so với chỉ cho tằm ăn 1 loại lá dâu (Hoàng Thị Lợi, Lê Thị Kim, 1986) Như

vậy khẳng định hàm lượng dinh dưỡng của các giống dâu khác nhau là rất khác nhau và bổ sung cho nhau khi hỗn hợp nhiều loại giống với nhau cho tằm ăn

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cùng một giống dâu, lá có độ thành thục khác nhau thì thành phần dinh dưỡng trong lá cũng khác nhau Cho tằm ăn lá dâu có độ thành thục không phù hợp với tuổi tằm (quá non hoặc quá già) ngoài việc làm giảm năng suất kén, năng suất và chất lượng trứng giống so với cho tằm ăn lá dâu đúng tuổi nó cịn làm tăng tỷ lệ ổ trứng không hưu miên từ 15-22% Do lá dâu non có hàm lượng chất đạm tổng số cao nhưng hàm lượng các chất béo và tinh bột thấp

(Nguyễn Thị Đảm và CS, 2008)

Như vâ ̣y có thể khẳng định: Chất lượng lá dâu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát du ̣c của tằm mà còn liên quan đến chất lượng tơ kén, trứng giống và đă ̣c biê ̣t là thế hê ̣ kế tiếp của tằm

Mặt khác điều kiê ̣n khí hâ ̣u ở Lâm Đồng chia làm 2 mùa rõ rê ̣t Ở mùa khơ thời tiết thích hợp cho ni tằm nhưng sản lượng lá dâu lại ít Còn ở mùa mưa ẩm

Trang 6

Hà Văn Phúc, 1995) Cho nên mu ̣c tiêu hiê ̣n nay trong sản xuất là giảm lá dâu ở

mùa mưa Để giải quyết được mục tiêu này ngoài kỹ thuâ ̣t đốn, chăm sóc, thì viê ̣c chọn ta ̣o giống dâu cho năng suất lá nhiều ở mùa khô có ý nghĩa rất quan tro ̣ng và cần thiết

1.2 PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DÂU 1.2.1 Phân bố và phân loại cây dâu

Tác giả Watt (1873) cho rằng cây dâu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn

Độ, chúng mọc ở sườn núi dãy Hymalaya (Jolly, M.S, 1987),(Zhu Fang Rong, u LE shan, 2011) Còn theo nhà thực vật học người Nga, N.I Vavilov thì cây dâu phát sinh tại vùng trung tâm Trung Quốc, Nhật Bản (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992) Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 2800 trước công nguyên (Tống Thị Sen, 2014); (Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, 2003); (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988) Cây dâu có tính thích ứng rất rộng:

từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới và nhiệt đới, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng khô cằn, từ vùng đất thấp đến tận những vùng núi cao và từ vùng ẩm ướt đến

bán sa mạc (Yu Jian Jun, Luo Guo Qing, 2011); (Interrational Sericultural commision (2016) Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Tơ tằm thế giới, cây dâu

được phân bố từ 5000 vĩ bắc và kéo dài đến 1000 vĩ nam (Hoàng Thị Lợi, Lê Thị Kim, 1986); (Zhen-si-zhi 1987); (Sen Guo-Xing Chai Xiao-ling, 1998); (Sun xiaoxia, Pan Y Le, Zhang mei Bo, 2012)

Trong hệ thống phân loại thực vật chính thức được công nhận, cây dâu thuộc: Ngành: thực vật (Spermatophyta); Lớp (class): cây hạt kín (Angiospermae); Lớp phụ (subclass): hai lá mầm (dicotyledoneace); Bộ (order): gai (Urticales); Họ (family): dâu (Moraceae); Chi (genus): dâu tằm (Morus); Loài (species): alba, multicaulis, rubra, indica, nigra,…vv Hiện nay có khoảng 68 lồi dâu thuộc chi Morus, phần lớn chúng phân bố ở châu Á và bắt nguồn từ 4 lồi chính: Morus alba,

M multicaulis, M bombycis và M Atropurpurea (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995); (Luo Guo, Yu Jian Jun, 2007); (Zhen-si-zhi, 1987) Hiện nay tại Việt Nam có

Trang 7

(Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988); (Sen Guo-Xing Chai Xiao-ling, 1998)

Năm 1885, Hoocker đã nghiên cứu mơ tả về đặc tính thực vật của cây dâu và cho rằng cây dâu có lá mọc cách, xẻ thuỳ hoặc không xẻ thuỳ, hoa đơn tính đồng chu

hoặc dị chu (Zhu Fang Rong, Hu Le Shan, Lin Qiang, 2005); (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) Năm 1917 - 1923, Koidzumi dựa vào chiều dài vòi nhụy và đặc điểm núm nhụy (Ullal S.R, M.N Narashimhana, 1987) Hotta (1938) phân loại cây

dâu thành 2 nhóm dựa vào hình dạng và hoạt động của nang kén trong lá, tuy nhiên năm 1954 ông phân loại dâu như Koidzumi và chia các loại dựa vào đặc điểm của thân lá

1.2.2 Yêu cầu sinh thái của cây dâu

1.2.2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng Đối với cây dâu, nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ đất có ảnh hưởng, quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển Cây dâu nảy mầm và sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 24 - 320C (Ren De Zhu, 2010); (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) Sự Sinh trưởng của cây dâu nhanh hay chậm

tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp Khi nhiệt độ không khí tăng trên 120C thì cây dâu bắt đầu nảy mầm, khi nhiệt độ quá cao cây ngừng sinh trưởng, đặc biệt nhiệt độ khơng khí trên 400C dẫn đến một số bộ phân của cây dâu bị chết Nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là 24 - 280C, dưới 130C và trên 390C cây dâu sẽ hạn chế sự

nảy mầm và sinh trưởng (Yu Ren Fu, Luo Guo Qing, 2009); (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992) Trong một năm, sự sinh trưởng phát triển của rễ dâu thay

đổi theo mùa, rễ bắt đầu hoạt động khi nhiệt độ bề mặt đất (xung quanh 30 cm) trên 50C và ngược lại rễ ngừng hoạt động khi dưới 50C Cây ra rễ mới khi nhiệt độ khoảng 100C và cây có thể hút dinh dưỡng khi nhiệt độ khoảng 250C Các nhà khoa học Ấn Độ cho rằng điều kiện tối ưu cho nảy mầm và sinh trưởng phải từ 130C trở lên, trên 37,70C cây ngừng sinh trưởng và nhiệt độ thích hợp từ 23,9 - 26,60C

Trang 8

bản lá to cho nên mức độ bị hại do nhiệt độ cao sẽ nặng hơn so với những giống dâu

cũ, giống địa phương có lá nhỏ (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995)

1.2.2.2 Ánh sáng

Dâu là loại cây trồng ưa ánh sáng, năng suất chất lượng lá có quan hệ mật thiết với điều kiện chiếu sáng Số giờ chiếu sáng 10 - 12 giờ/ngày là tốt nhất Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90 - 95% chất khô trong lá dâu là sản phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khoẻ và mập, lá dày, có màu xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng khơng đầy đủ thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt, hàm lượng nước trong lá cao, chất khô giảm, dinh dưỡng trong lá thấp (ở 300C với ngày nắng cường độ quang hợp của cây dâu là 2mg chất khô/100cm2 lá 1giờ, ngày trời râm cường độ quang hợp chỉ bằng 50% ngày nắng còn ngày mưa chỉ bằng 30% Khả năng tiếp nhận ánh sáng của vườn dâu khơng chỉ phụ thuộc hồn tồn vào cường độ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tán lá Vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn dâu (kỹ thuật đốn tỉa hợp lý) để giúp cho cây dâu có bộ khung tán hợp lý tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây dâu Ánh sáng không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng lá Khi tiến hành thí nghiệm ni tằm bằng lá dâu thiếu ánh sáng cho thấy các chỉ tiêu về tằm, kén như: sức sống tằm, phẩm chất kén đều giảm nguyên do hàm lượng protein, hydrat cacbon trong lá dâu giảm

1.2.2.3 Khơng khí

Trang 9

điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây Ngồi ra, trong khơng khí cịn chứa một số khí độc như bụi, khói than, khí thải do các nhà máy như: SO2, fluoride… Tằm ăn phải lá dâu có bám dính những loại khí này sẽ bị ngộ độc

(Nguyễn Thị Thu và CS, 2014) Vì vậy khơng nên quy hoạch vườn dâu gần các nhà

máy, đường quốc lộ lớn và đặc biệt là khơng nên gần khu lị gạch

1.2.2.4 Đất đai

Dâu là cây trồng thích ứng với nhiều loại đất: Đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua mặn… và có khả năng sinh trưởng được ở độ pH đất là 4,5-9, song đất thích hợp nhất cho cây dâu sinh trưởng và phát triển là loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đủ ẩm và thống khí Độ pH từ 6,5-7 (trung tính) Hàm lượng hữu cơ cao trên 4,0% Hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng N (0,36%), P (0,41%), K (0,06%) tổng số đạt mức khá, P dễ tiêu (18,78mg P2O5/100g đất), K (6,36mg K2O/100g đất) đạt mức trung bình

Theo Landauski thì cây dâu có khả năng chịu mặn kém, độ mặn ˃ 1% cây sẽ chết, cây chỉ sinh trưởng phát triển ở những nơi có độ mặn thấp, độ mặn < 0,2% cây

dâu sinh trưởng phát triển tốt (Hoang Ling - Zong, 1987) Còn Đỗ Thị Châm, Hà

Văn Phúc thì cho rằng đất cát pha và đất thịt có thành phần cơ giới tơi xốp, thuận lợi cho thân cành lá sinh trưởng mạnh cũng như nâng cao được chất lượng lá Tuy nhiên đất cát khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém hơn cho nên khơng thích hợp cho cây dâu Qua phân tích thành phần hóa học của lá dâu sinh trưởng trên đất cát cho thấy có hàm lượng nước, protein, lipit ít hơn nhưng hydrat cacbon, tro và

xenlulo lại nhiều hơn so với trồng trên đất sét (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995)

Tại Nhật Bản các vùng trồng dâu có độ cao từ 22 m đến 1.735 m, Liên Xô từ 400 - 2.000 m, điều kiện nhiệt đới như Ấn Độ dâu được trồng ở độ cao từ 300 - 800 m

so với mực nước biển (Ymashita T, Ohsawa R, 1990); (Zhong MingXia, 1987)

Choudhury cho rằng cây dâu có thể trồng ở độ cao 200 - 1200 m so với mực nước

biển, do vậy có thể trồng được ở nhiều vùng khác nhau (Nguyễn Thị Đảm, Ngô Xuân Bái, 2010) Như vậy độ cao so với mực nước biển của đất trồng dâu cho thấy

Trang 10

1.2.2.5 Dinh dưỡng

Cũng như những cây trồng khác, cây dâu cần được cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển Thành phần dinh dưỡng mà cây hấp thu chủ yếu là các nguyên tố đa lượng, bao gồm: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) và khoảng 13 nguyên tố vi lượng khác như: Bo, S, Mg, Zn, Cu, Fe Cây dâu hấp thu các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ nhất định, không thể thay thế nhau được, nếu thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng tới sinh lý của cây Trong 3 nguyên tố đa lượng, đạm là nguyên tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lá dâu, kali và lân ít có ảnh hưởng hơn, nó chỉ có tác dụng làm tăng hiệu lực của đạm, cải thiện thành phần dinh dưỡng lá làm tăng

phẩm chất lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995),(Nguyễn Thị Đảm, 2011)

- Đạm là thành phần chủ yếu của protein, là thành phần cấu thành nguyên sinh chất, men, diệp lục tố, các alkaloid Do vậy đạm có tác dụng rất quan trọng đến sinh trưởng phát triển của cây dâu cũng như năng suất và chất lượng lá Thiếu đạm gây nên hiện tượng cây mọc chậm, thấp cây Lá nhỏ, mỏng, sớm thành thục và có màu vàng Hàm lượng protein và nước giảm dẫn đến giảm năng suất và chất lượng lá Nếu bón thừa hoặc không cân đối, cây dâu sẽ có hiện tượng bị “lốp” và chất lượng lá giảm Đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu, khả năng đề kháng với điều kiện bất thuận của cây dâu sẽ giảm

- Lân là thành phần chủ yếu của hạch tế bào và nguyên sinh chất, lân tham gia vào quá trình tạo thành và phân giải các hydratcarbon Lân tập trung ở trong các mô phân sinh ở các vùng sinh trưởng Khi thiếu lân cây không biểu hiện ngay cho nên khó quan sát bằng mắt thường Thiếu lân, cây nảy mầm chậm, kéo dài, cây lùn Lá nhỏ, khơng bóng, lá già có hiện tượng đốm vàng nâu ở phần thịt lá, lá màu xanh thẫm và cuối cùng chuyển sang màu đỏ tía Khi cung cấp đủ lân, cây dâu sẽ tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thu của rễ dẫn đến nâng cao năng suất chất lượng lá

Trang 11

đường bột Khi thiếu kali thì kali sẽ từ lá già chuyển lên lá non làm cho lá già có màu vàng nâu, mép lá hơi cháy Ở vườn dâu bón kali thích hợp, lá sẽ mau thành thục, sức chịu đựng của lá và khả năng chống chịu bệnh được nâng cao

Ngoài các nguyên tố đa lượng, cây dâu còn hấp thu một loạt các nguyên tố vi lượng khác Tuy chỉ lấy một lượng rất ít, song các nguyên tố vi lượng cũng đóng vai trị rất quan trọng và khơng thể thiếu được trong đời sống của cây dâu Tác giả Bùi Trang Việt cho rằng, các nguyên tố vi lượng chiếm một lượng nhỏ, khoảng 10% khối lượng khô Thành phần vi lượng chủ yếu trong lá dâu là đồng (Cu) chiếm khoảng 0,52mg/kg, kẽm (Zn) là 3,21mg/kg, sắt (Fe) là 42,16mg/kg Chất khoáng vi lượng trong lá dâu tham gia vào quá trình trao đổi chất, điều hịa pH, hình thành áp suất thẩm thấu Lê Quang Tú cho rằng Bo có ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các hydrat cacbon và tổng hợp protein Khi thiếu Bo làm cho lớp vỏ nổi gỗ lên và sẽ gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của rễ dâu Trong điều kiện thiếu Bo rễ

chỉ vươn ra được 50 cm, nhưng đủ Bo rễ phát triển được 190 cm (Ito T, 1978) Lưu

huỳnh có quan hệ đến việc hình thành diệp lục tố, khi thiếu lưu huỳnh thời kỳ đầu lá non chuyển sang màu vàng, nặng hơn thì lá già có đốm vàng Magiê là thành phần cấu tạo nên các men và diệp lục tố, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp Trong trường hợp thiếu magiê, các mép của lá ở đoạn dưới và giữa cành chuyển sang màu vàng, phần thịt lá chuyển sang màu vàng nâu Kẽm có quan hệ đến việc tổng hợp các các kích thích tố và điều tiết tác dụng sinh lý của các loại men Nếu thiếu kẽm thì sinh trưởng của cây bị cản trở, màu xanh của lá chuyển thành màu vàng, thiếu nghiêm trọng thì một số bộ phận bị chết và dị hình

1.2.2.6 Nước và độ ẩm khơng khí

Trang 12

sử dụng để tiến hành quang hợp tổng hợp ra chất hữu cơ, phần lớn nước cịn lại thơng qua các tế bào khí khổng mà phát tán ra ngồi Thơng thường để tạo ra một gam chất khô cây dâu phải tiêu hao 280 - 400 ml nước Cứ 100 cm2 lá trong một giờ thì phát tán 1,8 gam nước Trong khi đó ở cây lúa để tạo thành 1 gam chất khô chỉ cần 178 - 284 ml nước Điều đó chứng tỏ cây dâu có nhu cầu nước rất lớn Dâu là loại cây trồng tương đối chịu hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây ngừng sinh trưởng

Ẩm độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ 70-80% (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc,

1995); (Nguyễn Thị Đảm và cộng sự, 2011)

Theo các nghiên cứu được tổ chức FAO (1976) phát hành cho thấy hàm lượng nước trong lá dâu biến động lớn, từ 60 - 80%, phụ thuộc vào hàm lượng nước có trong đất, tính chất vật lý và hóa học đất, giai đoạn sinh trưởng của cây, độ tuổi của lá và chăm sóc cho cây Qua nghiên cứu khảo nghiệm chất lượng lá của một số giống dâu có triển vọng tại Lâm Đồng, Nguyễn Thái Huy (2006) cho rằng lá dâu dùng cho tằm con trong mùa mưa có hàm lượng nước dao động từ 76,33 - 78,71%, trong mùa khô từ 72,45 - 74,56% và lá cho tằm lớn có hàm lượng nước trong mùa mưa từ 70,15 - 73,48%, mùa khô từ 68,23 - 70,88% Từ các kết quả nghiên cứu chế độ nước và ảnh hưởng của hạn đối với năng suất chất lượng lá dâu các nhà nghiên cứu đều đi đến thống nhất: Dâu là loại cây trồng tương đối chịu hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây ngừng sinh trưởng, ẩm độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ

70 - 80% (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995)

Ẩm độ không khí cũng có ảnh hưởng tới cây dâu, trong đó trực tiếp đến chất lượng lá Ẩm độ thích hợp từ 65 - 80%, ẩm độ đất và nhiệt độ khơng khí cao làm cho chất lượng lá tốt hơn, tuy nhiên nếu ẩm độ khơng khí q cao sẽ làm cho dịch hại phát triển mạnh Ngược lại, nếu ẩm độ khơng khí thấp sẽ làm bốc hơi nước tăng

làm cây mất nước và héo (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988)

Một số nhà nghiên cứu Ấn Độ cho rằng cây dâu có thể được trồng ở những nơi có lượng mưa tối thiểu là 500 ml mà khơng cần tưới, nhưng phải áp dụng những

Trang 13

kiện tưới thì khi ẩm độ thấp, tùy theo loại đất mà người ta tiến hành tưới theo chu kỳ 10 - 15 ngày một lần Ở các vùng trồng dâu trong điều kiện nhờ mưa thì ngay khi mùa mưa chấm dứt, vườn dâu được tiến hành cày và bừa để lấp các chỗ nứt nẻ trên

mặt đất và tránh thoát nước (Báo cáo đề tài độc lập cấp Nhà nước, 2003)

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Hiện nay, trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm Hàng năm sản xuất được 878.128 tấn kén tươi các loại Sản xuất biến động theo chu kỳ tăng 2 năm rồi giảm 2 năm, với biên độ tăng giảm khá lớn trên dưới 10% một năm

Những năm gần đây, xu hướng tăng là chủ yếu (Lê Quang Chút và Nguyễn Văn Lập, 1996)

Theo số liệu của Tổ chức dâu tằm thế giới năm 2016 thì sản lượng tơ trong các năm biến động tăng như sau:

Tên các nước 2001 2004 2006 2008 2010 2013 2015 Trung Quốc 58.600 85.000 87.800 98.620 115.000 130.000 152.000 Ấn Độ 15.875 14.620 16.525 16.525 21.005 26.480 31.030 Braxin 1.484 1.512 1.387 1.177 770 550 568 Uzbekistan 1.100 1.100 1.100 1.100 940 980 1.190 Việt Nam 2.000 2.250 2.250 2.250 550 475 452 Các nước khác 2.937 2.372 1.780 1.664 853 1.234 1.297 Tổng số 81.996 106.854 110.842 121.336 139.118 159.719 186.537

Trang 14

nước đứng thứ 7 trở thành nước đứng thứ 5 về sản xuất dâu tằm trên thế giới Tuy nhiên sản lượng kén tằm của Việt Nam mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 0,24% trong tổng sản lượng kén tằm của thế giới

1.3.1 Những nghiên cứu về giống dâu

Trồng dâu nuôi tằm có lịch sử phát triển rất lâu đời, song lại có ít những nghiên cứu về cây dâu Các nước có nghề trồng dâu ni tằm phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Xô, Bungari, Triều Tiên đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống dâu từ rất sớm Có một số phương pháp chọn tạo giống dâu sau:

1.3.1.1 Chọn lọc từ các giống dâu địa phương

Dâu là loại cây trồng thụ phấn chéo, do kết quả tạp giao tự nhiên từ bao đời nay và quá trình chọn lọc, đào thải của con người mà đã tạo ra quần thể cây dâu có rất nhiều dạng và phân bổ ở nhiều vùng có điều kiện khí hậu đất đai khác nhau Vì thế các giống dâu địa phương thường có tính thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở địa phương và có tính chống chịu với một số sâu bệnh Do vậy công việc đầu tiên của công tác lai tạo chọn lọc giống dâu mới là chọn lọc các giống dâu địa phương Giống được chọn lọc có thể sử dụng thẳng vào trong sản xuất hoặc làm nguyên liệu cho công tác lai tạo Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, thời gian cho kết quả khá nhanh Bằng phương pháp này Trung Quốc đã chọn lọc được giống dâu Luân Giáo 40, Kháng Thanh 10 và Nam 1 Giống dâu Luân Giáo 40 đã tham gia trong một

số tổ hợp lai để tạo ra các giống dâu lai F1 trồng hạt mới (Zhen FuZhao and Xiao gengShing, 2012) Tại Nhật Bản đã chọn ra giống Ichinose cho năng suất lá cao (Sugiyama Tashiro, 1972) vì thế đã được trồng rộng rãi ở các vùng sản xuất, đến

năm 1975 giống dâu này chiếm khoảng 54,9% tổng diện tích dâu của Nhật Bản

(Sugiyama Tashiro, 1972) Tại Ấn Độ đã chọn ra giống Kanva-2 trồng đại trà ngoài sản xuất (Mallikarjunappa RS and Bongale UD (1992) Ở Bungari đã chọn tạo ra

Trang 15

số nhược điểm như: lá nhỏ, mỏng, hoa quả nhiều, năng suất lá thấp Cho nên các giống dâu này chưa đáp ứng cho nhu cầu thâm canh trong sản xuất

1.3.1.2 Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Để vượt giới hạn năng suất lá của các giống dâu địa phương cần phải áp dụng phương pháp lai hữu tính để phối hợp với các giống dâu có năng suất cao Lai hữu tính là q trình tái tổ hợp gen để tích lũy những gen tốt của cả giống bố và giống mẹ Theo các nhà chọn tạo giống của Trung Quốc trong một số trường hợp khi lai hữu tính do có sự tương tác giữa các gen hoặc đột biến gen làm sản sinh một số đặc tính mới vượt xa các tính trạng của giống khởi nguồn ban đầu Những cá thể tốt như vậy thông qua phương pháp nhân giống vơ tính để duy trì bảo tồn các tính trạng tốt Do vậy lai hữu tính là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đối với cây dâu ở các nước trên thế giới Phương pháp lai hữu tính đã đem lại hiệu quả rất rõ là đã tạo ra những giống có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt, có tính kháng cao với một số loại sâu bệnh Bởi con lai F1 có những ưu điểm hơn hẳn với bố mẹ Nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học cho thấy khi lai giữa hai giống dâu có đặc điểm di truyền khác nhau đã sản sinh ra thế hệ lai F1 đồng nhất có ưu thế lai cao vượt được giống bố mẹ

- Tiến hành theo phương pháp trên, các nhà khoa học Nhật Bản đã lai giữa

giống Ichinose với giống dâu Kokuso 21 và tạo ra giống mới Nam-meng (Zhong Ming Xia, 1987) Giống mới có tỷ lệ nảy mầm cao, lá to, năng suất cao Cũng tại Nhật Bản

từ những năm 60 của thế kỷ 20 đã lai hữu tính tạo ra nhiều giống dâu mới có tính chịu lạnh, chịu đất nghèo dinh dưỡng, chịu sương muối Năm 1967, đã chọn tạo được giống dâu mới sinichinose, có ưu điểm sinh trưởng khỏe, cành dài, đốt ngắn năng suất và chất lượng lá cao, chịu thâm canh cao Năm 1976 thì chọn tạo được giống dâu mới

Nam-meng (Zhong Ming Xia, 1987)

- Tại Ấn Độ cũng là nước có cơng tác chọn tạo giống dâu phát triển, Viện Nghiên cứu và đào tạo Dâu tằm tơ Trung ương - Mysore và Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm Berhampore - Tây Bengal đã tạo ra được rất nhiều tổ hợp lai, trong đó có

Trang 16

black x M latifolia Kosen, Morus indica x M Latifolia (Sengupta.K and S B Dandin, 1989); (Jolly, M.S, 1987)

- Ở Liên Xô (cũ) năm 1968, Mulow đã tạo ra giống dâu cao sản Harkov 8 bằng việc lai giữa loài M alba x M multicaulis, đây là giống có khả năng kháng bệnh

thối cổ rễ và bệnh sương mai và giống Sanish 5 có khả năng chống bệnh bạc thau

(Пetkob, 1993) Các nhà chọn giống ở Nga đã chọn ra một số tổ hợp lai F1 có năng suất lá cao như: Sa-nhít 15 x Pi-ơ-nhe-ski, Pô-bet-đa x Pi-ô-nhe-ski (Sang ming Dong, 1987)

- Tại Trung Quốc, từ những năm 70 của thế kỷ trước các nhà tạo giống đã chọn tạo được giống dâu trồng bằng hạt như Kháng Thanh số 2, 603 (lai giữa giống

Hoa Đông số 7 với số 37) (Zhen Hua Chun and Wu Fu An, 2010);(Yu Ren Fu, Luo Guo Qing, 2011) Trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc cũng đạt

được rất nhiều thành tựu trong công tác lai tạo giống Trong đó có những giống lai F1 như Sa Nhị Luân (Sha2 x Luân giáo 109), Đường 10 x Luân 109, Bắc khu 1 x

Luân 540, Bắc khu 1 x Luân 109 (Zhu Feng Rong và CS, 2011)đây là những tổ

hợp lai F1 có năng suất vượt trên 10% so với các giống dâu đang sử dụng rộng rãi

ngoài sản xuất (Zhu Fang Rong, Hu Le Shan, 2012); (Lin Shou Kang, He Da Chan , 2013); (Selective report and mulberry varietiesof China, 1998); (Mulberry breeding program of China, 2011); Đặc biệt Viện Nghiên cứu Dâu tằm Quảng Đông đã tạo ra giống dâulai F1 tam bội thể (3n = 42) là Nguyệt san số 2 (Sun Xiao Xia, 2012) có

nhiều ưu điểm hơn các tổ hợp lai nói trên và được nhân giống rộng ở trong sản xuất

Sở Nghiên cứu Dâu tằm Tứ Xuyên đã tiến hành lai giống dâu số 49 x Hoa đông7,Hoa đông 37 x dâu Dầu để tạo ra giống dâu 603 có sản lượng lá cao kháng bệnh tốt (Wu Rehen Dn Ru, Chen Duo Xue, 2013) Từ năm 1990-2012, Trung Quốc đã lai tạo

được 414 tổ hợp lai F1, trong số đó 15 tổ hợp lai cho năng suất lá cao hơn 5% so

Trang 17

1.3.1.3 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Khoa học đã chỉ ra rất nhiều tác nhân gây nên đột biến trên cây dâu như bằng các chất hóa học (EMS, MMS, DS, colchicine ) hoặc các tác nhân vật lý (tia Gama, tia Rơngen, tia Neutron ) Nhật Bản là nước đã nghiên cứu gây đột biến ở cây dâu sớm nhất Một số nhà khoa học như Sugiyama và cộng sự (1972), Katagiro (1970), Hatama và cộng sự (1978) đã sử dụng tia gama xử lý hạt và hom dâu đã tạo ra một số đột biến gen biểu hiện sự thay đổi về hình thái từ lá xẻ thùy thành lá nguyên, độ dày phiến lá tăng lên Thông qua kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã xác định được liều lượng chiếu tia gama thích hợp cho từng loại ở cây dâu Cịn Isao Toyyo thì sử dụng chất hóa học colchicine để gây đột biến tứ bội ở cây dâu, từ

đó lai với giống dâu lưỡng bội để tạo ra các giống dâu tam bội thể (Toyyo, 1972, 1973) Các giống tam bội này cho năng suất lá tăng trên 20% so với giống dâu đối

chứng và chất lượng lá cũng tốt hơn Năm 1974 Sastry và các cộng tác viên (CSRTI-Mysore, Ấn Độ) tiến hành thí nghiệm xử lý hạt dâu Berhampore bằng dung dịch EMS với nồng độ 0,1%, 0,15%, 0,3%, 0,45% và 0,6% trong thời gian 6h, 12h, 24h ở điều kiện 50C và 250C Kết quả thí nghiệm đã chọn lọc ra các dịng đột biến có lợi, từ đây tiến hành làm thuần dòng thành những giống S30, S36, S41, S54 Những giống này có nhiều đặc tính tốt hơn giống Kanva-2 về năng suất chất lượng

lá, trong đó giống S54 là tốt nhất và được trồng rộng rãi trong sản xuất (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992)

Trong tạo giống đột biến trên cây dâu, tạo giống đa bội thể là phương pháp được áp dụng nhiều nhất bởi vì các giống đa bội có năng suất chất lượng lá vượt trội hơn so với các giống lưỡng bội và chúng còn là vật liệu tốt cho việc tạo giống tam bội thể Với hàng loạt tác nhân gây đột biến trên cây dâu, colchicine được sử dụng phổ

biến và có hiệu quả nhất do chúng luôn tạo ra những đột biến đa bội (Xiao Lian Zhang, 1995) Das B C and S Krishnaswami năm 1970 đã xử lý hạt của giống

Trang 18

dâu Das B C, D N Prasad and A K Sikdar (1980) tiến hành thí nghiệm xử lý

colchicine 0,4 và 0,6% lên cây con loài Morus indica với thời gian khác nhau Kết

quả cho thấy với nồng độ 0,4% trong thời gian 9h và xử lý 3 ngày liên tiếp thì số cây bị đột biến dưới dạng tứ bội thể là cao nhất Tương tự tỷ lệ đột biến tứ bội trên chồi

cao nhất ở công thức 0,2% trong 4h (Avhad, Sunil B., and Chandrashekar J Hiware, 2013)

Cùng với tạo giống đột biến bằng các chất hóa học, phương pháp tạo giống đột biến bằng các tác nhân vật lý cũng được áp dụng và đã tạo ra nhiều giống tốt cho sản xuất Tại Nhật Bản năm 1968, Hamaza đã tạo ra một dạng đột biến có lợi từ giống

Kairiomezumagaeshi, ông đã xử lý bằng tia Gama với liều lượng 5-10 Kr, tốc độ 5 Kr/h (Tojyo I.S, 1972-1973); (Katagiru Koitsu, 1970); (Sugiyama Tashiro, 1972) Kết quả

đã tạo ra giống đột biến có lá dày hơn 7%, chiều dài lóng ngắn hơn, năng suất tăng

12% so với giống nguyên và giống này đã được trồng ra sản xuất đại trà (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988) Viện Nghiên cứu Dâu tằm ở Giang Tô, Trung Quốc đã

xử lý bằng tia phóng xạ CO60 lên mầm dâu giống Ichinose để tạo ra đột biến số 1 có sản lượng lá cao Viện Nghiên cứu Dâu tằm ở Triết Giang - Trung Quốc cũng chiếu tia phóng xạ CO60 lên cây dâu con giống Ichinose và tạo ra giống tứ bội thể R81-1 và R81-2 có sức đề kháng tốt với bệnh vi khuẩn, chất lượng lá tốt, giống này

có giá trị để phục vụ làm nguyên liệu cho tạo giống (Kumari, N Vijaya, 2014); (Wu Rehen Dn Ru, Chen Duo Xue, 2013)

Tuy nhiên dùng phương pháp gây đột biến bằng các tia phóng xạ cịn bị hạn chế về khả năng định hướng của nó Vì thế tỷ lệ đột biến có lợi cịn thấp nên các nhà khoa học đã kết hợp gây đột biến với lai hữu tính Gây đột biến để tạo nguyên liệu khởi đầu sau đó lai hữu tính để tạo ra cây lai F1

Trang 19

dụng ưu thế lai F1 Sử dụng phương pháp này giúp phối hợp một số đặc tính tốt của bố mẹ để tạo ra thế hệ lai ưu tú mang đặc tính tốt của cả bố mẹ

Song song với phương pháp tạo giống dâu mới, công tác khảo nghiệm chọn lọc giống cũng là phương pháp được áp dụng rộng rãi Đây là phương pháp chọn giống đơn giản, nhanh chóng và có hiệu quả cao Ấn Độ đã đưa ra sản xuất các giống dâu chọn lọc trong tự nhiên có năng suất cao như Kanva-2, Mysore local Đặc biệt giống Kanva-2 có năng suất cao, chất lượng lá tốt và phù hợp với các vùng khí hậu, điều kiện

canh tác khác nhau (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992); (Jong Sung Lim, 1998) Cùng với chọn lọc tự nhiên, Ấn Độ cũng đã và đang tiến hành đẩy mạnh công

tác nhập nội giống và chọn ra được những giống dâu tốt như Kosen, Gosho-erami, Roso Từ hàng loạt giống khác nhau, các nhà khoa học Nhật Bản đã chọn ra rất nhiều giống dâu tốt như Ichinose, Kosen, Inaguwa vv, trong đó có giống Ichechai và

Mytuchi là giống được chọn từ hạt giống dâu (The Sericultural in the Japan, 1987)

Kết quả trên có được trước hết nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác Những năm gần đây, những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai có sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây dâu đã góp phần đưa sản lượng tơ kén trên thế giới ngày càng cao

1.3.2 Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu

1.3.2.1 Nghiên cứu về mật độ trồng dâu

Trang 20

tăng cường tổng hợp các chất hữu cơ cho cây Trước đây ở các nước có nghề dâu tằm thuộc vùng ôn đới thường trồng thưa, tạo hình cao nhưng nay đều chuyển sang trồng ở mật độ cao hơn, tạo hình thấp để có thể thu được sản lượng lá dâu cao và ổn định trong nhiều năm Tại Nhật Bản dâu thường được trồng theo mật độ 1,5 - 2,5 x 0,5m

Kết quả cho thấy năng suất lá và khối lượng cành tăng khi tăng mật độ trồng, sự khác nhau lớn giữa sản lượng lá và mật độ trồng vào cuối tháng 7, và sự khác nhau giữa khối lượng cành với mật độ trồng trong tháng 8 - 9 Tỷ lệ giữa năng suất lá và phát triển thân cành trong tháng 8 - 9 là tương tự nhau Tại Trung Quốc thường thu hoạch lá bằng phương pháp cắt cành do đó mật độ trồng thường rất dày, thông thường 0,9 x 0,9m; 0,45 x 0,45m hoặc 0,45 x 0,15m Theo kết quả nghiên cứu của Hoang Ling - Zong (1987) đã thí nghiệm 6 cơng thức mật độ trồng khác nhau, từ 3.600 đến 22.500 cây/ha cho thấy ở công thức trồng dâu với mật độ thưa khi tăng mật độ lên thì tổng số cành và sản lượng lá tăng, nhưng khi mật độ quá dày thì mức chênh lệch năng suất là không rõ Zhang yue - Li (1987) cho rằng vườn dâu được cấu thành từ quần thể của các cây dâu, sự phát triển của quần thể này sẽ quyết định đến sản lượng lá dâu Từ sự phân tích kết cấu của quần thể ruộng dâu và sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến sản lượng lá, tác giả đã biểu thị mối quan hệ giữa sản lượng lá với mật độ cây và mật độ cành như sau:

- Tổng số cành/đơn vị diện tích = số câytrên đơn vị diện tích x số cành của một cây

- Tổng chiều dài cành/đơn vị diện tích = tổng số cây x chiều dài cành bình quân - Sản lượng lá dâu/đơn vị diện tích = tổng chiều dài cành/đơn vị diện tích x khối lượng lá trên độ dài cành

Tại Ấn Độ, vùng khô hạn người ta thường trồng dâu với mật độ dày, khoảng 0,9 x 0,9m; 0,45 x 0,45m hoặc 0,45 x 0,15 m, khi trồng với mật độ dày người ta thường sử dụng phương pháp thu hoạch cắt cành để giảm công thu hái Theo nghiên

cứu của Kasiviwanathan K et al (2000) cho rằng khi trồng với mật độ cao và sử

Trang 21

cáo nên trồng với khoảng cách 0,9 x 0,9 m là phù hợp nhất Đồng thời khi nghiên cứu về mật độ trồng của 3 giống dâu (Kanva-2, Kosen và giống địa phương), kết hợp 3 khoảng cách (0,45 x 0,18, 0,45 x 0,23, 0,45 x 0,45 m) và 4 mức phân bón khác nhau Kết quả cho thấy năng suất của giống Kanva-2 cao nhất, khoảng cách trồng 0,45 x 0,18 m cho năng suất cao hơn 2 cơng thức cịn lại

1.3.2.2 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây dâu

Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu Chất lượng lá dâu có ý nghĩa quyết định trong việc sản suất tơ kén cũng như trứng giống tằm Muốn sản lượng tơ kén cao, trứng giống tốt thì lá dâu phải đầy đủ chất bổ dưỡng cho tằm, cho nên điều khiển được dinh dưỡng khống ở rễ cây khơng những thu được năng suất cao mà còn điều khiển được cả chất lượng sản phẩm thu hoạch Do vậy phân bón được coi là một yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm Mục đích trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm Mỗi năm ruộng dâu phải đốn 1-2 lần và thu hái 8-10 lứa lá Do vậy chất dinh dưỡng từ trong đất đã được cây dâu sử dụng nhiều Kết quả tính tốn cho thấy cứ thu hoạch 1500kg lá dâu thì lấy đi

20,5kg đạm, 3,68kg lân và 10,6kg kali (Wo Wen Lin, 1987) Do đó cần phải bón

phân để khơng ngừng bổ sung dinh dưỡng cho đất và duy trì sản lượng lá dâu ổn định Chính vì lẽ đó mà phân bón càng có vai trị rất quan trọng, đặc biệt là một số loại phân bón đa lượng NPK có hàm lượng N (đạm), P2O5 (lân), K2O (kali) là chủ yếu Các nhà khoa học thống nhất rằng lá cây dâu được thu hái thường xuyên cho nên dinh dưỡng cây dâu lấy được từ đất chủ yếu cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của lá Hàm lượng dinh dưỡng có trong lá có quan hệ với thành phần dinh dưỡng có trong đất, dựa trên hàm lượng dinh dưỡng mà cây dâu lấy đi và tỷ lệ có trong lá dâu chúng ta có thể tính tốn được lượng phân bón thích hợp cho cây dâu Trong lá dâu, hàm lượng đạm dao động trong khoảng từ 0,8 - 1,2%, lân khoảng

0,19 - 0,24% và kali từ 0,51 - 0,56% (Wang Lin Qua and Zhen Fu Zhao, 2011)

Trang 22

lượng đường, axit phốt-pho-ríc, kali, can-xi giảm Điều đó làm cho lá giàu dinh

dưỡng và kéo dài thời gian thành thục Theo FAO (Jong Sung Lim, 1998) “trong 3

nguyên tố đa lượng, đạm là nguyên tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lá dâu, kali và lân ít có ảnh hưởng hơn, nó chỉ có tác dụng làm tăng hiệu lực của đạm, cải thiện thành phần dinh dưỡng lá làm tăng phẩm chất lá dâu” Ở Ấn Độ và Nhật Bản nếu trồng dâu không bón N thì năng suất lá tương đương khơng bón phân, khơng bón lân năng suất giảm 6-10%, khơng bón kali năng suất giảm 3-12%, đồng

thời phẩm chất lá dâu kém ảnh hưởng đến sức sống tằm (Zhen-si-zhi, 1987)

Vai trò tác dụng của NPK đến năng suất và phẩm chất lá dâu đã được các nhà khoa học nghiên cứu rất kỹ nhưng bón với tỷ lệ và liều lượng nào là thích hợp thì cịn tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, điều kiện canh tác, thích hợp cho từng vùng và mục đích sử dụng Đối với một số nước có thời tiết trong năm chia ra làm các mùa khác nhau dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng cho cây dâu cũng khác nhau Để xác định lượng phân bón cho cây dâu, về mặt lý thuyết có thể dựa vào cách tính tốn nhu cầu NPK cho cây dâu, theo đó lượng phân vơ cơ bón cho cây dâu được phân bố sử dụng như sau:

- Lượng phân bón được chuyển hóa chứa trong cành, lá dâu dùng ni tằm - Lượng phân bón cần để sinh trưởng và phát triển ra cành mới

- Lượng phân bón bị keo đất hấp thụ mà cây không thể sử dụng được

Trang 23

tấn/ha, cộng với vôi sau đó lấp lại (Kikuchi H, 2004); (Zhang yue-Li,1987), (Kasiviwanathan K and M N Sitarama Iyengar, 2000)

Tại Trung Quốc, vào mùa xuân bón đạm (NH4)2SO4 với liều lượng 225 kg/ha, năng suất lá dâu đã tăng hơn 16% so với bón 150 kg/ha và trên 34% so với khơng bón Tương tự trong mùa hè, năng suất tăng 16,3% và 39% Khi bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ với lượng 22,5 tấn phân chuồng + 450 kg (NH4)2SO4 /ha làm cho năng suất tăng 25,4 % so với cơng thức bón 15,0 tấn phân chuồng + 300 kg (NH4)2SO4 /ha và 56% so với khơng bón trong vụ hè + vụ thu Khơng những thế mà năng suất còn tăng 17,3 % so với cơng thức bón 15,0 tấn phân chuồng + 300 kg (NH4)2SO4 /ha và 37,1% so với không bón ở trong xuân năm sau Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Dâu tằm Quảng Đơng thì thời điểm bón có liên quan chặt tới năng suất lá trong năm và thường chia ra làm 4 lần bón trong năm:

- Mùa xuân bón 25 - 30% lượng phân bón - Mùa hè bón 35 - 40% lượng phân bón - Mùa thu bón 15 - 20% lượng phân bón

- Mùa đơng bón khoảng 10 - 15% lượng phân bón cịn lại

Do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, nên việc bón phân cho cây dâu cũng khác nhau ở từng vùng Nghiên cứu về bón phân trên đất đồi dốc tại tỉnh Triết Giang, Trung Quốc người ta quy định đối với đất đồi dốc thì bón với liều lượng (300 N + 180 P2O5 + 240 K2O) kg/ha, cịn đất có tầng canh tác mỏng bón (255 N + 150 P2O5 + 210 K2O) kg/ha Theo Trương Tử Minh (1957) (dẫn theo Huo, Yong kang (2000) ruộng dâu tại Quảng Đông, Trung Quốc không bón đạm thì năng suất giảm đi 60%, khơng bón lân sẽ giảm 9% và khơng bón kali sẽ giảm 3% so với có bón đủ 3 thành phần NPK, từ kết quả này ơng đã đề nghị bón theo tỉ lệ NPK là 10 : 4,1 : 5,1 Với cách bón theo loại hình ruộng dâu các nhà khoa học Trung Quốc đã chia ra: ruộng dâu nuôi tằm lấy kén ươm thì bón theo 5 - 7 : 3 : 4, ruộng dâu dùng cho

tằm giống 5 : 3 : 4.Kết quả nghiên cứu của Huo, Yong kang et al (2000) cho rằng khi

Trang 24

dâu chuyên dùng cho tằm sản xuất trứng giống thì tỉ lệ là 5: 3: 4

Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dâu tằm Mysore (Ấn Độ) thì lượng phân vơ cơ bón cho cây dâu tùy theo từng vùng, điều kiện có tưới hay không tưới mà liều lượng phân vô cơ cho cây dâu có khác nhau Số liệu bình qn trong 5 năm năng suất lá dâu sẽ tăng 50% trong điều kiện có tưới, nếu kết hợp bón thêm phân vô cơ năng suất lá dâu sẽ tăng lên tới 120% Tại bang Kanakata, tùy theo điều kiện canh tác mà liều lượng, số lần bón khác nhau Trong điều kiện không tưới, người ta bón 5 - 10 tấn phân chuồng, cùng với lượng phân vô vơ là (100 N + 50 P2O5 + 50 K2O) kg/ha Phân vô cơ chia ra 2 phần bằng nhau, lần 1 bón sau khi đốn sát 1 - 2 tuần, với lượng (50 N + 50 P2O5 + 50 K2O) kg/ha, bón sâu trong rãnh dâu Lần 2 bón 50 kg N sau khi thu hoạch lá lứa thứ nhất (tháng 9,10) Còn trong điều kiện có tưới, phân chuồng bón 10 - 20 tấn/ha, phân vơ cơ bón với lượng cao hơn, khoảng 1400 kg/ha/năm, tương đương (250 N + 100 P2O5 + 100 K2O) kg/ha Phân vơ cơ chia làm 5 lần bón sau 5 lứa thu hoạch: Lần 1: (50 N+50 P2O5+50 K2O) kg/ha; Lần 2: 50 kg N/ha; Lần 3: (50 N + 50 P2O5 + 50 K2O) kg/ha; Lần 4: 50 kg N/ha; Lần 5: 50 kg N/ha

Ở vùng Kasmir, cơng thức bón phân vơ cơ cho dâu là 2000 kg NPK/ha/năm và theo tỷ lệ NPK là 6 : 3 : 4 và chia ra làm 2 lần bón: lần 1 bón (200 N + 100 P2O5+ 50 K2O) kg/ha cùng với phân hữu cơ, lần 2 bón lượng phân NPK cịn lại Khi trồng dâu không được tưới, các nhà khoa học đề nghị nên bón theo tỷ lệ 2 : 1 : 1; lượng bón khuyến cáo thích hợp nhất từ 300- 360 kg N/ha/năm

Trang 25

xuân khi cây dâu nảy mầm (tháng 3), lần 2 sau lứa hái thứ nhất (cuối xuân, tháng 5) và lần 3 khoảng 45 ngày sau lứa bón thứ 2 Lân chỉ bón 1 lần vào tháng 3 Kali bón bằng ¼ đạm và bón kết hợp với đạm Các nhà khoa học Xô Viết đã chứng minh rằng lượng phân bón NPK đối với cây dâu có ảnh hưởng đến kết quả lứa tằm

Đối với phân hữu cơ, các nghiên cứu ở những nước có nghề dâu tằm phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc đều khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng và thống nhất mức bón tối thiểu phải đạt 15 tấn/ha/năm Phân hữu cơ thường dùng bón cho dâu là phân rác và phân chuồng Ở Nhật Bản người ta dùng rơm rạ và cành

dâu khơ ủ với phân tằm làm phân bón cho dâu rất tốt (Sang Ming Dong, 1987)

1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa du nhập vào nước ta từ rất sớm Theo "Vân đài loại ngữ" của Lê Q Đơn thì nghề dâu tằm có sau nghề trồng lúa 1.200 năm trước đây nước ta đã phát triển nghề nuôi tằm, tuynhiên công tác nghiên cứu về cây dâu mới được phát triển từ sau khi hịa bình lập lại Kế thừa những thành tựu của thế giới, các nhà khoa học nước ta đã tạo nên những đột phá trong công tác chọn tạo giống dâu

Hiện nay Việt Nam có 96.691 hộ gia đình với 250.534 hộ nơng dân trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước Sản xuất dâu tằm nước ta đã giảm sút nhiều so với 5 năm trước Diện tích dâu cả nước giảm 60,4% trong 10 năm qua Trong đó, đợt giảm mạnh nhất là giai đoạn

khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 (Báo cáo đề tài độc lập cấp Nhà nước, 2003) Từ năm 2010 đến nay, giá kén tằm tương đối ổn định, người dân nhiều

nơi mở rộng diện tích, nhưng tại nhiều vùng có tập quán sản xuất nhỏ lẻ khơng hiệu quả, diện tích dâu tiếp tục giảm nên tổng diện tích dâu cả nước vẫn đang trong xu hướng giảm

Trang 26

lượng kén tăng 6,5% Năm 2013, sản lượng kén được kỳ vọng tiếp tục tăng Tuy nhiên Tổng cục thống kê mới đưa ra sản lượng ước tính sơ bộ là 6.359 tấn

Bảng 1.1 Diện tích dâu Việt Nam 10 năm qua (ha)

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng diện

tích

19.599 18.500 17.200 16.000 11.357 8.382 8.550 8.268 7.795 7.753

(Nguồn : Niên giám thống kê 2004 - 2013)

Bảng 1.2 Sản lượng kén tằm Việt Nam 10 năm qua (tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004 - 2013)

Hiện nay ở các vùng trồng dâu của nước ta phần nhiều đều trồng các giống dâu địa phương Các giống dâu này tuy thích ứng cao với điều kiện khí hậu đất đai nhưng lá nhỏ, mỏng, hoa qủa nhiều, năng suất và chất lượng lá không cao nên trong giai đoạn hiện nay các giống dâu cũ đều không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ

của sản xuất (Nguyễn Thị Đảm và cộng sự, 2011) Vì thế cần phải chọn tạo ra giống

dâu mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai ở từng vùng Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất ở mỗi vùng có khác nhau, nên yêu cầu chọn tạo giống cho từng vùng cũng khơng giống nhau, do đó nhiệm vụ chọn giống cũng khác nhau Ở Việt Nam, để có được những giống dâu cao sản có chất lượng lá phù hợp với giống tằm, phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu, các nhà tạo giống đã sử dụng nhiều hướng nhiều phương pháp khác nhau

1.4.1 Những nghiên cứu về giống dâu

1.4.1.1 Chọn lọc giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương

Công tác chọn lọc giống được các nhà tạo giống chú trọng phát triển Trước tiên là thu thập, so sánh bình tuyển các giống dâu địa phương nhằm chọn ra giống tốt để sử dụng ngay cho sản xuất Với rất nhiều giống dâu được thu thập trong cả

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lượng

Trang 27

nước, các nhà khoa học đã chọn lọc ra một số giống dâu có năng suất, chất lượng cao như Bầu đen, Bầu trắng, Lâm Đồng, Hà Bắc, Quang Biểu, Đa Liễu Trong đó nổi bật hơn là giống Bầu đen, giống này được trồng ở nơi có địa hình đất đồi khơ

hạn như vùng Lâm Đồng (Lê Quang Tú, 2012) Trong khi đó giống Hà Bắc được phát triển rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc (Vũ Văn Ban, 2012)

1.4.1.2 Nhập nội giống dâu

Đồng thời với công tác bình tuyển giống, nhập nội giống cũng được phát triển mạnh mẽ Bằng nhiều hình thức hợp tác quốc tế chúng ta đã thu thập được nhiều giống dâu có triển vọng từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,

Uzbekistan (Hà Văn Phúc, Phạm Văn Vượng, 1994) Từ đó các nhà khoa học trong

nước đã tiến hành khảo nghiệm chọn lọc ra những giống dâu tốt phù hợp với từng địa phương Từ năm 1993 Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc (nay là Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nơng lâm nghiệp Lâm Đồng) trong qúa trình thuần hóa các tổ hợp lai tam bội, đã chọn ra dịng có tính kháng bệnh cao với bệnh gỉ sắt và đặt tên là S7-CB Năm 1986 bằng con đường khơng chính thức Trung tâm nghiên cứu Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc đã nhập nội 14 giống dâu từ Ấn Độ như S30, S36, S41, S54, VA-186 Sau thời gian thuần hóa một số giống thể hiện triển vọng tốt như là giống VA-186 (tên gốc là Kanva2) Hai giống S7-CB và VA-186 này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép khu vực hoá năm 1993 Các giống dâu này tuy có năng suất cao hơn giống dâu địa phương nhưng khả năng ra rễ kém, dễ bị nhiễm bệnh, không thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai Do vậy chủ yếu trồng trong vườn tập đoàn giống để làm nguyên liệu cho công tác lai tạo giống dâu mới Mãi cho đến năm 1990 chúng ta nhập hạt giống dâu lai Sa Nhị Luân, Quế Ưu của Trung Quốc trồng nhiều tại các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Sơn La

(Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, 2012) Giống dâu này có ưu điểm

Trang 28

1.4.1.3 Tạo giống dâu bằng phương pháp gây đột biến

Trong lĩnh vực chọn tạo giống hiện đại người ta sử dụng một số tác nhân vật lý, hóa học để làm phát sinh những biến dị có tính di truyền ở cơ thể sinh vật, từ trong các biến dị đó chọn ra được các biến dị có lợi Giống mới được tạo ra gọi là giống đột biến Thời gian tạo giống nhanh, ít tốn kém Phương pháp này thường sử

dụng nhân tố gây đột biến như tia Gama, tia tím và một số chất hóa học (Vũ Văn Ban, Trịnh Khắc Quang (10/2009); (Hà Văn Phúc, 2003) Tuy nhiên phương pháp này còn

bị hạn chế về khả năng định hướng của nó Vì thế nên tỷ lệ các đột biến có lợi cịn thấp

a Đột biến do chiếu tia phóng xạ

Ở Việt Nam, từ năm 1970 mới bắt đầu Nguyên liệu chiếu là hạt giống dâu Hà Bắc Kết quả đã chọn ra được 3 đột biến ký hiệu là 1R10, 3R10, 2R7 Như vậy ở liều lượng chiếu từ 6.000R trở xuống không thu được một đột biến nào Đến năm 1986 tiếp tục chiếu xạ lên cây dâu, với liều lượng 8.000-10.000R Kết quả đã chọn ra được một cây đột biến là tứ bội thể (4n = 56) được ký hiệu là ĐB86 Đột biến này đã được sử dụng làm nguyên liệu khởi đầu để tạo ra giống dâu lai F1 VH9 và

VH13 (Hà Văn Phúc, 2002-2003) Như vậy tuy lịch sử nghiên cứu về chọn tạo

giống dâu bằng con đường gây đột biến phóng xạ cịn rất non trẻ Nhưng chúng ta cũng đã đạt được một số thành tựu khoa học rất có ý nghĩa về mặt lý luận, đặc biệt về thực tiễn sản xuất

b Tạo giống đa bội thể * Khái niệm:

Là hiện tượng biến đổi số lượng toàn thể bộ nhiễm sắc thể (n) của tế bào sinh dưỡng thành đa bội Trong hạch tế bào có 2 bộ NST thì gọi là lưỡng bội thể (2n), có 3 bộ NST thì gọi là tam bội thể (3n), có 4 bộ NST thì gọi là tứ bội thể (4n) Cơ thể có từ 3 bộ NST trở lên thì gọi là đa bội thể

* Đặc điểm của giống dâu đa bội thể và ý nghĩa trong chọn tạo giống:

Các giống đa bội thường có một số đặc tính chung như sau: - Cây cành to, đốt ngắn;

Trang 29

- Chất lượng lá tốt, hàm lượng đường và vitamin cao; - Lá sớm thành thục;

- Thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi đặc biệt là lạnh; - Hoa, quả to, kích thước hạt phấn lớn;

- Giống dâu tam bội thể phần lớn có hoa đực nhưng bất dục, cịn hoa cái thì khả năng hữu thụ kém

Qua các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng về phẩm chất lá dâu thì tốt nhất ở giống dâu tứ bội thể tiếp đến là tam bội thể; nhưng về năng suất lá thì cao nhất là giống dâu tam bội thể Vì thế trong sản xuất chủ yếu sử dụng giống dâu tam bội thể, còn tứ bội thể chỉ là nguyên liệu khởi đầu để lai tạo ra giống dâu mới

(Phạm Văn Dương, Lê Quang Tú, 2011)

* Phương pháp tạo giống dâu đa bội thể bằng Colchicine:

Nói chung, phương pháp này cho hiệu quả cao nhất (cả động vật và thực vật), hiện nay được dùng rất phổ biến Colchicine có cơng thức hóa học C22H25O5N là một loại kiềm thực vật, có độc tính cao, rút ra từ lá cây colchicum autumnale mọc ở bờ Địa Trung Hải, dễ tan trong rượu, benzene và nước Colchicine ngăn cản nhiễm sắc thể di chuyển từ mặt phẳng xích đạo về hai cực tế bào, làm tăng gấp đôi số

lượng nhiễm sắc thể trong tế bào (Hà Văn Phúc, Ngô Xuân Bái, 1998; (Nguyễn Thị Min, 2010) Người ta thường dùng Colchicine ở nồng độ 0,1 - 0,2% để xử lý hạt, bôi

lên đỉnh sinh trưởng của cây

Đối với cây dâu người ta thường dùng các phương pháp sau:

- Phương pháp ngâm hạt:

Đem hạt dâu ở trạng thái nẩy mầm ngâm trong dung dịch Colchicine nồng độ từ 0,4 - 0,8% trong 24 giờ Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ rồi gieo hạt vào đất

- Phương pháp nhỏ giọt ở đỉnh sinh trưởng cây con:

Trang 30

- Phương pháp nhỏ giọt ở đỉnh sinh trưởng của hom dâu:

Khi mầm đơng đã nẩy mầm thì dùng dao cắt bỏ phần ngọn của mầm rồi nhỏ Colchicine nồng độ từ 0,1 - 0,4% Thời gian và phương pháp nhỏ cũng tương tự như cây dâu có hai lá mầm

Kết quả là vào thập niên 1970 của thế kỷ trước, thời kỳ khởi đầu của công tác lai tạo giống dâu mới ở Việt Nam Thời kỳ này nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục dâu tằm và Bộ môn di truyền Trường đại học tổng hợp Hà Nội đã tiến hành gây tạo đột biến tứ bội thể bằng hóa chất Colchicine ở hạt của một số giống dâu Trong hàng vạn cây dâu con, chỉ chọn được một cây dâu có một số đặc điểm hình thái giải phẫu rất khác thường Sau khi kiểm tra nhiễm sắc thể trong tế bào của lá xác định cây dâu này là tứ bội thể có 56 nhiễm sắc thể và được đặt tên là C71A.Từ giống dâu đột biến tứ bội thể C71A, đã tiến hành lai hữu tính với một số giống dâu địa phương

để chọn tạo ra các giống tam bội thể Cụ thể là: C71A x Giống dâu chân vịt → Giống dâu số 7 C71A x Giống dâu Quang Biểu → Giống dâu số 11 C71A x Giống dâu Ngái → Giống dâu số 12

C71A x Giống dâu Đa liễu → Giống dâu số 28

Trong đó giống dâu số 12 có năng suất cao nhất, kế đến là giống dâu số7>giống dâu số 11>giống dâu số 28 đều cao hơn so với giống đối chứng từ 20-55% Tất cả các giống dâu tam bội trên đều trồng bằng hom

Như vậy rõ ràng là giống dâu tứ bội thể tuy có năng suất lá thấp hơn giống dâu lưỡng bội thể nhưng khi sử dụng làm nguyên liệu để lai tạo với các giống dâu lưỡng bội thể khác để tạo ra giống dâu tam bội thể thì sẽ cho năng suất lá cao hơn

1.4.1.4 Tạo giống dâu bằng phương pháp lai hữu tính

a Nguyên lý di truyền lai hữu tính

Lai hữu tính là q trình tái tổ hợp gen Thông qua sự tái tổ hợp gen để tích lũy những gen tốt của giống bố mẹ làm xuất hiện những loại gen tốt hơn giống bố

Trang 31

tính để duy trì bảo tồn các tính trạng tốt Do đó lai hữu tính được coi như một biện

pháp hữu hiệu để gây tạo các biến dị (Vũ Văn Ban, Trịnh Khắc Quang, 2009) b Quy luật di truyền một số tính trạng chủ yếu ở cây dâu lai F1

Cây dâu là cây thụ phấn chéo nên nó có tính tạp chủng cao Đặc điểm di truyền của cây dâu đã được đúc kết như sau:

- Sự di truyền về sức sinh trưởng: giống bố mẹ có sức sinh trưởng mạnh thì thế hệ cây con cũng sẽ sinh trưởng mạnh Sức sinh trưởng là đặc tính di truyền tính trội

- Sự di truyền về độ dài đốt: Nói chung độ dài đốt của cây dâu lai thường lệch về phía giống bố hoặc mẹ có đốt ngắn hoặc ở trung gian giữa giống bố và mẹ

Đốt ngắn là đặc tính di truyền tính trội (Hà Văn Phúc, 1996)

- Về tỷ lệ và thời kỳ nẩy mầm: Giống nảy mầm sớm thì thuận lợi cho việc ni tằm vụ xn Khi lai giữa giống dâu nảy mầm sớm với giống dâu nảy mầm muộn thì cây dâu lai sẽ nảy mầm sớm Đặc tính nảy mầm sớm là đặc tính di truyền

tính trội (Hà Văn Phúc, Trần Thị Nga, 1996) Còn tỷ lệ nảy mầm của cây dâu lai

thường ở vị trí trung gian giữa bố mẹ

- Về tính trạng của lá: Thơng thường khi lai hữu tính giữa cây có lá nguyên với cây dâu có lá xẻ thùy thì phần lớn cây dâu lai có hình lá xẻ thùy, cây có lá nguyên chiếm tỷ lệ thấp Như vậy hình thái lá xẻ thùy đặc tính di truyền tính trội

Trang 32

trội về giống bố (Vũ Văn Ban, Trịnh Khắc Quang, 2009); (Hà Văn Phúc, 1991); (Hà Văn Phúc, Ngô Xuân Bái, 1986)

c Nguyên tắc chọn lọc giống bố mẹ khi lai hữu tính

- Giống bố mẹ phải có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm Đặc biệt cần tập trung chọn các tính trạng trọng yếu cho mục tiêu tạo giống đề ra Chẳng hạn mục tiêu là tạo giống năng suất, chất lượng cao thì cần chọn những giống có các chỉ tiêu này để làm vật liệu khởi đầu

- Giống bố mẹ phải xa nhau về huyết thống, về điều kiện sinh thái thì tính biến dị di truyền càng lớn, ở đời sau càng xuất hiện nhiều cá thể mới

- Giống bố mẹ phải di truyền các tính trạng tốt ở đời sau: Ở Việt Nam cho thấy trong các tổ hợp lai hữu tính, khi lai giữa giống dâu lưỡng bội thể với giống dâu tứ bội thể thì thế hệ con lai F1 đều mang đặc tính ưu thế của giống tứ bội thể mà không

phụ thuộc giống nào sử dụng làm bố hay mẹ (Hà Văn Phúc và cộng sự, 1991) d Bồi dục chăm sóc giống bố mẹ

Việc bồi dục chăm sóc giống bố mẹ có ảnh hưởng rất rõ đến thế hệ cây dâu lai Nếu bố mẹ sinh trưởng phát triển khỏe kết hợp với việc bồi dục tốt theo mục tiêu tạo giống thì những đặc tính mong muốn sẽ được tăng cường ở thế hệ cây lai

đ Phương thức kỹ thuật lai

- Lai đơn giản còn gọi là lai đơn, nghĩa là lai giữa hai bố mẹ với nhau Đó là hình thức lai cơ bản và rất thơng dụng Tính trạng dễ ổn định, thời gian ngắn, hiệu quả nhanh

- Lai lại tức là sử dụng thế hệ cây lai F1 của hai giống bố mẹ lai trở lại với một trong hai giống bố mẹ Mục đích là để khắc phục một số nhược điểm của giống lai, tăng cường tính trạng tốt nào đó của giống bố hoặc giống mẹ để nhằm thu được con lai đạt mục tiêu tạo giống

Trang 33

e Bồi dục cây lai

Sau khi thu được hạt dâu lai, công việc tiếp theo là phải bồi dục chọn lọc mới có thể thu được mục tiêu tạo giống đặt ra Nếu hạt dâu lai từ khi gieo ở điều kiện tốt, trồng trong điều kiện tốt, chăm sóc tốt thì có thể thu được giống mới có triển vọng

Nguyên tắc bồi dục cây dâu lai tiến hành từ khâu gieo hạt, chăm sóc cây và bồi dục định hướng Thực chất của việc bồi dục là giúp cho cây sớm biểu hiện ra các tính trạng mà mình mong muốn

g Chọn lọc cây lai

Dâu là cây thụ phấn chéo, nên ở thế hệ sau các cây dâu lai không thuần Do vậy cần phải chọn lọc nhiều lần và thực hiện trong suốt q trình chọn giống mới có thể thu được cá thể đời sau ổn định Thơng thường có 2 phương pháp chọn lọc:

- Chọn lọc trực tiếp là dựa vào các tính trạng của mục tiêu chọn tạo giống để tiến hành chọn lọc Chẳng hạn căn cứ vào số cành, sức sinh trưởng, khối lượng lá để chọn giống có năng suất cao Phương pháp này vừa đơn giản, kinh tế, lại vừa hiệu quả hơn

- Chọn lọc gián tiếp là dựa vào các chỉ tiêu tương quan đến tính trạng của mục tiêu chọn tạo giống để chọn lọc Ví dụ căn cứ vào màu sắc, độ dày của lá để

chọn giống có phẩm chất lá cao (Hà Văn Phúc, 1994) h Ứng dụng ưu thế lai

Sau khi lai giữa hai giống bố mẹ có đặc tính di truyền khác nhau sẽ tạo ra thế hệ lai F1 Khi các đặc tính sinh trưởng, tính đề kháng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi, năng suất, phẩm chất lá của các giống lai vượt giống bố mẹ thì gọi là ưu thế lai Dâu là loại cây trồng lâu năm, thụ phấn chéo, nên thông thường áp dụng phương pháp nhân giống vơ tính để duy trì đặc tính vốn có của giống

i Kết qủa đạt được ở Việt Nam

Ở Việt Nam từ năm 1993 đã chuyển hướng sang chọn tạo giống dâu lai F1 trồng bằng hạt Trên 20 tổ hợp lai F1 đã được tạo ra, trong đó chỉ có 2 tổ hợp lai là

giống tam bội thể (Hà Văn Phúc và CS, 1994) Thông qua bồi dục chọn lọc và thí

Trang 34

VH9 (TB3 x ĐB86), VH13 (IA x ĐB86) và giống dâu lai GQ2 (Hà Văn Phúc, 2002); (Hà Văn Phúc, Vũ Văn Ban, 2006); (Nguyễn Thị Min, 2010); (Nguyễn Thị Min, Hà Văn Phúc, 2014) Hai giống trên được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT

công nhận và cho phép đưa vào sử dụng trong sản xuất Cùng với việc chọn tạo giống dâu mới trồng bằng hạt thì thời gian gần đây ở Việt Nam còn tạo ra giống dâu

lai nhị bội thể trồng bằng hom Cụ thể đã tạo ra nhiều tổ hợp lai như VA-186 x BĐ, VA-186 x BT, QB x BĐ Qua khảo nghiệm đánh giá cho thấy cặp lai VA-186 x BĐ(được đặt tên là giống dâu VA-201) có nhiều ưu điểm vượt trội so với những

giống đang trồng trong sản xuất hiện nay Năm 2009 giống dâu này được Bộ Nông

nghiệp & PTNT công nhận chính thức (Lê Quang Tú, Lê Qúy Tùy, 2009)

1.4.2 Những nghiên cứu chính về kỹ thuậtcanh tác dâu

1.4.2.1 Về mật độ

Tại Việt Nam, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, giống dâu, phương pháp tạo hình,

hệ thống trồng xen và các điều kiện khác mà mật độ trồng khác nhau (Lê Quang Tú, 2012) Tùy thuộc loại đất, phương thức canh tác và điều kiện đầu tư thâm canh mà

xác định mật độ trồng hợp lý Thông thường đối với các tỉnh miền Bắc, trong điều kiện trồng xen thì trồng thưa với khoảng cách hàng x hàng là 2,2 m, cây x cây là

0,17 m (Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường, 2015) Còn khơng trồng xen thì cây dâu

được trồng với mật độ dày hơn, khoảng 40.000- 50.000cây/ha với khoảng cách hàng x hàng là 1,0 m, cây x cây là 0,17 - 0,25 m Trong nghiên cứu gần đây, Phạm Văn Vượng, Hà Văn Phúc và cs (2004) đã xác định mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chất lượng lá dâu Dựa trên kết quả theo dõi tác giả cho rằng các giống dâu địa phương như Hà Bắc, Đa Liễu nên trồng với mật độ 45.000 cây/ha sẽ cho năng suất cao nhất Đối với một số giống mới chọn tạo như VH9, VH13 thì nên trồng với mật độ thưa hơn, khoảng 40.000 cây/ha Trong khi đó vùng Nam trung bộ, Tây Nguyên, nếu thu hoạch bằng phương pháp cắt cành thì người ta trồng dầy hơn vào khoảng 50.000 - 60.000 cây/ha Nếu thu hoạch bằng phương pháp

hái lá thường trồng mật độ 30.000 - 40.000 cây/ha (Vũ Văn Ban, 2012) Kết quả

Trang 35

cao cây có xu hướng giảm, tốc độ ra lá có biến động nhưng không tuân theo quy luật Tuy nhiên khi mật độ tăng thì khốilượng lá bình quân giảm Ở mật độ 60.000 cây/ha trọng lượng 01 lá của tất cả các giống là thấp nhất và giảm từ 2,04 - 11,31% so với mật độ 30.000 cây Từ kết quả theo dõi tác giả đã đưa ra mật độ trồng đối với các giống dâu mới như S7-CB, VA-201 thì nên trồng với mật độ 40.000 cây/ha (khoảng cách hàng x hàng là 1,0 m, cây x cây là 0,25 m) là thích hợp

nhất (Lê Qúy Tùy, 2013)

1.4.2.2 Về phân khoáng

Nghiên cứu ở nước ta cũng đã chỉ rõ vai trò và tác dụng của phân bón đến năng suất và phẩm chất lá dâu là rất rõ ràng Nhưng bón phân như thế nào? Tỷ lệ ra sao? Liều lượng bao nhiêu cho thích hợp để vừa có sản lượng lá cao, vừa cho hiệu quả kinh tế? Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học của nhiều quốc gia trồng dâu nuôi tằm trên thế giới nghiên cứu và đưa ra chỉ dẫn cụ thể Mục đích trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm Mỗi năm ruộng dâu phải đốn 1-2 lần và thu hái 8-10 lứa lá Do vậy chất dinh dưỡng từ trong đất đã được cây dâu sử dụng nhiều Kết quả tính tốn cho thấy cứ thu hoạch 1500kg lá dâu thì lấy đi 20,5 kg đạm, 3,68kg lân và 10,6kg kali Do đó cần phải bón phân để khơng ngừng bổ sung dinh dưỡng cho đất và duy trì

sản lượng lá dâu ổn định (Nguyễn Đức Dũng, 2010)

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu chế độ phân bón cho cây dâu dùng cho tằm kén ươm và kén giống, các nhà khoa học cho rằng: vùng đồng bằng Sơng Hồng bón theo tỷ lệ NPK là 4 : 1 : 1 cho ruộng dâu chuyên dùng nuôi tằm kén ươm Đối với ruộng dâu dùng cho sản xuất trứng giống thì bón theo tỷ lệ NPK là 1,8 : 1 : 1 Tùy theo loại đất và mức độ thâm canh mà có thể bón từ 2000 - 3000 kg phân NPK/ha Tại Lâm Đồng đối với tằm nuôi để lấy kén ươm nên bón NPK theo tỷ lệ 2:1:1, trong trường hợp ni tằm lấy kén giống thì tỷ lệ này là 5:3:4 trên nền phân hữu cơ 20 tấn /ha và tùy theo loại đất và mức độ thâm canh mà liều lượng khoảng

240 kg N (Lê Qúy Tùy, 2013-2014) Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả

Trang 36

lượng phân vơ cơ Kết quả thí nghiệm khi bón NPK theo tỷ lệ 2:1:1, ở liều lượng 650 kg Urê: 900 kg Lân văn điển: 250 kg Kaliclorua và 20 tấn/ha phân hữu cơ trong điều kiện có tưới đã nâng năng suất lên 28 - 30 tấn/ha

Việc bón phân như thế nào, bao nhiêu là đủ và không ảnh hưởng lớn tới tằm cũng nhưng phải có hiệu quả kinh tế là bài toán cần giải quyết? Cho nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bón phân là rất cần thiết, trong đó tính hiệu suất 1 kg NPK bón thêm và coi đây cũng là một trong những thông số giúp đánh giá khách quan hơn về hiệu quả kinh tế của việc bón phân vơ cơ cho cây dâu Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu suất 1 kg NPK bón thêm theo tỷ lệ 2:1:1 đạt giá trị cao nhất (28,8 - 29,41 kg lá dâu/kg NPK) khi tăng lượng phân từ 240N lên 300N/ha và giảm

mạnh khi tăng liều lượng từ 300 - 360N (4,3 - 8,4 kg lá dâu/kg NPK)

1.4.3 Tóm tắt một số vấn đề đã, đang được giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ các nghiên cứu trong nước

1.4.3.1 Những vấn đề đã, đang được đề cập và giải quyết

- Khẳng định cây dâu đã được trồng từ khá lâu tại Lâm Đồng và là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh Lâm Đồng

- Đã có một số nghiên cứu về chọn tạo giống dâu, tuy nhiên chưa nghiên cứu một cách cơ bản đồng bộ từ giống đến phát triển ra sản xuất

1.4.3.2 Những vấn đề tồn tại, hạn chế chưa đề cập và giải quyết

- Chưa xác định rõ giống dâu nào thích hợp nhất cho vùng sinh thái tại Lâm Đồng và đồng thời hiện tại cơ cấu giống cho vùng cũng quá ít

Trang 37

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Giống dâu

- 14 giống dâu được tuyển chọn trong nước và nhập nội đang trồng trong vườn tập đoàn giống tại Lâm Đồng

Bảng 2.1 Tên giống và nguồn gốc

TT Tên giống Nguồn gốc

1 BL05 Lâm Đồng

2 BT Lâm Đồng

3 Lâm Đồng

4 ACC152 Nhập nội từ Ấn Độ

5 Paraguar Nhập nội từ Ấn Độ

6 TL02 Nhập nội từ Thái Lan

7 Lâm Đồng

8 VA-1386 Nhập nội từ Ấn Độ

9 TQ-4 Nhập nội từ Trung Quốc

10 S5 Nhập nội

11 C30 Nhập nội từ Ấn Độ

12 Sha-2 Nhập nội từ Trung Quốc

13 ĐB05 Phía Bắc

14 ĐB06 Phía Bắc

Trang 38

2.1.2 Giống tằm

Nuôi tằm để kiểm định chất lượng lá dâu:

- Giống tằm lưỡng hệ lai TQ112 đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống chính thức theo Quyết định số 5218/QĐ/BNN-KHCN ngày 16/11/2000

- Giống tằm lưỡng hệ lai TN1278 đã được cơng nhận giống chính thức theo Quyết định số 319/QĐ-CN-GSN ngày 27/11/2009 của Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT

2.1.3 Vật tư các loại phục vụ thí nghiệm kỹ thuật canh tác

Phân bón: phân Urê 46% N; Supelân 16% P2O5; Kaly clorua 60% K2O

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sản xuất dâu tằm tơ - Hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng

2.2.2 Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu tại Lâm Đồng

- Những đặc trưng hình thái cơ bản của các giống làm vật liệu khởi đầu - Những đặc điểm nông sinh học của các giống làm vật liệu khởi đầu

2.2.3 Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới

- Tạo tổ hợp lai mới - Chọn lọc tổ hợp lai

- So sánh một số tổ hợp lai có triển vọng

2.2.4 Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới ở Lâm Đồng

- Khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới

- Khảo nghiệm sản xuấtcác giống dâu mới ởLâm Đồng

2.2.5 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm Đồng

- Xác định mật độ trồng thích hợp tại Lâm Đồng

Trang 39

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng

- Thu thập đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất dâu tằm: sử dụng phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp

- Điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng: sử dụng phương pháp điều tra nơng thơn có sự tham gia của người dân

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

2.3.2.1 Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng

Chọn lọc vật liệu khởi đầu dựa trên dữ liệu đánh giá các giống dâu trong tập đoàn, chọn ra được những giống dâu có các đặc tính nơng sinh học phù hợp mục đích chọn tạo Mỗi giống trồng thành 01 hàng, khơng nhắc lại Mỗi giống trồng 15 cây

2.3.2.2 Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới

Dùng phương pháp lai hữu tính bằng phương pháp lai đơn tức là tiến hành lai giữa hai giống dâu có tính di truyền khác nhau, sau đó tiến hành bồi dục chọn lọc cây lai Tức là chăm sóc cây lai trong điều kiện tốt và việc chăm sóc bồi dục cây lai cần phải dựa vào mục tiêu chọn tạo giống Do các giống dâu bố mẹ thường là khơng thuần chủng nên tính trạng của cây lai rất đa dạng Các tính trạng này biểu hiện ở các thời kỳ khác nhau Vì vậy cần chọn lọc nhiều lần mới có thể tìm ra được những cá thể tốt

- Phương pháp tiến hành chọn lọc:

+ Giai đoạn vườn ươm: Giai đoạn này do tính trạng của cây lai chưa biểu hiện đầy đủ, vì thế chỉ loại bỏ những cây q xấu, cịn thì giữ lại để chuyển trồng sang vườn chọn lọc lần 1

+ Chọn lọc lần 1: Tất cả các cặp lai đều được trồng thành từng luống Theo dõi năng suất từng cây Qua giai đoạn này sẽ chọn ra được một số cá thể tốt nhất, nhân giống vơ tính riêng rẽ cho từng cây

Trang 40

Sơ đồ chọn tạo ra tổ hợp lai TBL-03 và TBL-05:

- Kỹ thuật lai:

+ Khi hoa bắt đầu nhú mầm, tiến hành bao hoa cái Khi hoa cái bắt đầu nở, vịi nhụy có màu trắng thì sau 3 - 4 ngày bắt đầu thụ phấn Thụ phấn: Bỏ bao cách ly trên cành dâu, dùng bút lông chấm nhẹ vào lọ đựng phấn rồi búng nhẹ vào vòi nhụy Quản lý vườn lai: Khi thụ phấn xong, bao túi trở lại, sau 2 -3 ngày kiểm tra lại thấy đầu vòi nhụy chuyển sang vàng nâu và héo thì bỏ túi, nếu vịi nhụy vẫn tươi và màu trắng thì thụ phấn bổ sung rồi bao lại Thu hoạch quả: Khi quả chín sinh lý có màu tím đậm thì thu quả, tách lấy hạt, hong khô và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 - 50C

+ Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), với 3 lần nhắc lại Quy mô: 30m2 x 3 lần nhắc lại với mật độ:13.333 cây/ha (hàng x hàng 1,5 m; cây x cây 0,5m)

2.3.2.3 Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại Lâm Đồng

a Khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới

- Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc lại, ô thí nghiệm 25 m2 Theo dõi các chỉ tiêu ngẫu nhiên phân bố đều theo phương pháp đường chéo 5 điểm (tương ứng với theo dõi 5 cây/lần nhắc)

Ngày đăng: 16/02/2023, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w