1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.DOC

25 1,8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, tháng 11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổchức Thương mại Quốc tế (WTO) Tiếp đó năm 2007, tại Hội nghị thường niên của tổchức IAIS được tổ chức từ 14 đến 16/10 tại Hoa Kỳ, Bộ Tài chính (cơ quan quản lýBảo hiểm Việt Nam) đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội này.Điều này đã làm cho xu hướng hội nhập và mở cửa của đất nước ngày càng mạnh mẽ,kinh tế Việt Nam đã thực sự hòa nhập vào dòng chảy kinh tế của thế giới Cùng với rấtnhiều cơ hội mới thì cũng có rất nhiều thử thách và rất nhiều rủi ro đi cùng với sự hòanhập đó Chúng ta có thể thấy rằng ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tếgiữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia Bất cứ sự thay đổi nào củangành cũng ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác Mà đặc điểm nổi bật của ngànhdầu khí là ngành công nghệ cao, với số vốn đầu tư rất lớn, phạm vi hoạt động rộng vìvậy cũng gắn liền với rủi ro lớn Chính vì điều đó nên hầu hết các tập đoàn, các công

ty dầu khí lớn đều thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc để đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh của mình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ - tháng01/1996 Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam là công ty bảo hiểm trực thuộc tập đoànđược thành lập, công ty không chỉ dừng lại khai thác bảo hiểm trong ngành mà còn mởrộng phạm vi sang các lĩnh vực ngoài ngành và đến tháng 04/2007 sau khi cổ phần hóathành công Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt Hiệnnay tổng công ty đã có nhiều công ty thành viên và các chi nhánh trải dài suốt chiềudài đất nước Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – công ty Bảo hiểm Dầu khíĐông Đô đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước

Trong quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô – Tổng Công ty

Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn NgọcHương và được sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn Bảo Hiểm, ban lãnh đạo vàcác cán bộ nhân viên của công ty PVI Đông Đô đã tạo điều kiện cho em thực tập vàgiúp em hoàn thành báo cáo tổng hợp này Do kiến thức còn hạn hẹp nên báo cáo của

em còn nhiều thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy cô và các cán bộ nhân viên của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

Trang 2

Báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia thành 3phần:

Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

Phần 2: Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.

Phần 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY

CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY BẢO HIỂM

DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam:

Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập ngày 23/01/1996 theo quyết định số 12/

BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ - cấp giấy phép kinh doanh số

110356, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạtđộng kinh doanh Bảo hiểm số 07/TC/GCN ngày 02/12/1995 với tên giao dịch quốc tế:Petrovietnam Insurance Company (PVI) Công ty với tư cách là một doanh nghiệpNhà nước có đủ trình độ, kinh nghiệm trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khôngchỉ dừng lại khai thác trong ngành mà còn mở rộng phạm vi trong nhiều nghiệp vụkhác như: Bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật/ tài sản, bảo hiểmhàng không, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới…

Tháng 09/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cóquyết định cổ phần hóa PVI thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ) với mục đíchtăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng công ty thành một tổng công ty cổ phầnmạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của Tập đoàn Ngày 12/04/2007, TổngCông ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt theo quyết định số3484/QĐ-BTC ngày 05/12/2006 của Bộ Công nghiệp, giấy phép số 42GP/KDBH ngày12/03/2007 của Bộ Tài chính - đã đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ và sau đấy

là những thành công rực rỡ đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nướcnhà, trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam

Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

Tên Tiếng Anh: Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation

Tên viết tắt: PVI

Trụ sở chính: 154 Nguyễn Thái Học - quận Ba Đình- Hà Nội

Tex: 043 7335588

Fax: 043 7336284

Trang 4

E-mail: contact@pvi.com.vn

Website: http:// www.pvi.com.vn

Quá trình phát triển của PVI:

Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với 514

tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận Đây là giaiđoạn Công ty tạp trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên củamình

Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn do thiên tai, khủng bố,khủng hoảng kinh tế khu vực… Mặc dù vậy, với bản lĩnh và chiến lược kinh doanhhợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình với doanh thu đạt 187 tỷ đồng – tăng167% so với năm 2000 và được các nhà bảo hiểm, môi giới Quốc tế nhìn nhận với vaitrò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam Điển hình là PVI đã thuxếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt độngcủa xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro

Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình đểvươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt Công

ty cũng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO9001:2000 đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộđảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng

Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụbảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từTriều Tiên, Trung Quốc… Từ đó, PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triểnmạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước

Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sựkiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/09/2006, cùng với việc vốn và tài sảnđược nâng lên đáng kể

Ngày 12/04/2007, Công ty bảo hiểm dầu khí sau khi được cổ phần thành công cótên chính thức là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Ngày10/08/2007 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng 278% so với

Trang 5

năm 2006, chủ yếu do tài sản ngắn hạn và và các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn tăngmạnh, tăng lần lượt là 18,3 và 2,7 lần Doanh thu thuần của công ty tăng 64%, lợinhuận sau thuế của công ty tăng 468%.

Năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, tuynhiên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lãi Lợi nhuận sau thuế quí 3

là 108 tỷ đồng - tăng 170% so với quí 2 Đến 15/12/2008, PVI đạt doanh thu 2600 tỷđồng – hoàn thành 87,6% kế hoạch năm, tăng 139% so với cùng kỳ năm 2007

Với những thành tích đạt được, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huânchương Lao động hạng Ba, Giải Sao Vàng Đất Việt trong 3 năm 2005, 2006, 2008 vàGiải Cúp Vàng Thương Hiệu

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô:

PVI Đông Đô được thành lập tháng 04/2007, chỉ sau 09 tháng công ty đã đạt đượcdoanh thu 18 tỷ đồng Năm 2008 là một năm phát triển mạnh mẽ và vững chắc củaPVI Đông Đô với kết quả đến 31/12/2008 đạt 56 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 310% sovới năm 2007

Trang 6

Phần 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI:

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:

1.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Bắc

2.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải

3.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Bắc Trung Bộ

4.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đông Bắc

5 Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đà Nẵng

6 Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Trung Bộ

7 Công ty Bảo hiểm Dầu khí Tp Hồ Chí Minh

8 Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Vũng Tàu

9 Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Nam

10.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đồng Nai

11.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Khánh Hòa

12.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội

13.Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Định

14.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

15.Công ty Bảo hiểm Dầu khí Sài Gòn

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

1 Kinh doanh bảo hiểm gốc

 Bảo hiểm dầu khí

 Bảo hiểm hàng hải

 Bảo hiểm kỹ thuật

 Bảo hiểm tài sản

 Bảo hiểm trách nhiệm

 Bảo hiểm hàng không

 Bảo hiểm con người

 Bảo hiểm xe cơ giới

Trang 7

 Bảo hiểm y tế tự nguyện

 Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu

 Bảo hiểm nông nghiệp

 Bảo hiểm khác

2 Kinh doanh tái bảo hiểm

 Nhượng tái bảo hiểm

 Nhận tái bảo hiểm

3 Giám định tổn thất

4 Hoạt động đầu tư

 Kinh doanh giấy tờ có giá

 Kinh doanh bất động sản

 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác

 Uỷ thác cho vay vốn

5 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

 Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro

 Giám định, tính toán phân bổ tổn thất

 Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba

Trang 8

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:

Trang 9

2.2 Cơ cấu tổ chức của PVI Đông Đô:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN

NHẬN TÁI BẢO HIỂM NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM

BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC - NHÂN SỰ BAN KH VÀ PHÁT TRIỂN KD BAN TỔNG HỢP – PHÁP CHẾ VĂN PHÒNG

BAN QL RỦI RO & BỒI THƯỜNG BAN TIN HỌC – THÔNG ITN BAN QL BẢO HIỂM & ĐÀO TẠO

BAN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

BAN CHỨNG KHOÁN & DV TC

CTY TH/VIÊN TRONG NƯỚC

CT TH/V, VPĐD NƯỚC NGOÀI

CT CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PVI

CT CP ĐT & PHÁT TRIỂN PVI

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

BAN KIỂM SOÁT

Trang 10

7 Văn phòng khu vực Thanh Xuân.

8 Văn phòng khu vực Hoàng Mai

9 Văn phòng khu vực Ba Đình

10.Văn phòng khu vực Gia Lâm

11.Văn phòng khu vực Đông Anh

CÁC SẢN PHẨM:

1 Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt như giông bão, lũ lụt, sét đánh…

2 Bảo hiểm mọi rủi ro xây lắp công trình

3 Bảo hiểm tàu

4 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

5 Bảo hiểm ô tô, xe máy, máy móc thiết bị…

6 Bảo hiểm con người

7 Bảo hiểm trọn gói hộ gia đình

8 Bảo hiểm trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm

ĐẠI LÝ

Trang 11

2.3 Chức năng của các phòng ban:

Phòng tổng hợp:

Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp báo cáo ban giám đốc; quản lý và giải quyết công việc hàng ngày; tiếp nhận vàgửi công văn đi, đến; tổ chức và phục vụ các hội nghị cơ quan, tổng kết… phòng tổnghợp là cơ quan tham mưu của lãnh đạo công ty

Phòng tài chính - kế toán:

Phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý thuphí bảo hiểm gốc, chi trả tiền bồi thường; tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, quyếttoán kinh doanh lãi (lỗ), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Nhà nước…

Phòng Marketing:

Phòng Marketing có vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp bảo hiểm, là yếu tốtrước nhất quyết định kinh doanh có hiệu quả hay không Vì vậy phòng Marketingphải có chiến lược dài hạn, trung hạn và trước mắt rõ rang Phòng Marketing phải xâydựng chiến lược:

 Tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm

 Phải nghiên cứu, nắm bắt thị trường; khai thác thị trường để chiếm lĩnh thịtrường, nâng cao thị phần

 Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thời bổsung, hoàn thiện sản phẩm cũ cho phù hợp với khách hàng

 Tổ chức phân phối sản phẩm đến tay khách hàng hợp lý, thuận tiện…

Phòng định phí bảo hiểm:

Trang 12

Phòng định giá bảo hiểm thực chất là tính phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm.

Về nguyên tắc, phí bảo hiểm được Bộ Tài chính xét duyệt trên cơ sở định phí của cácdoanh nghiệp Phòng định phí bảo hiểm phải căn cứ xác suất rủi ro; các điều kiện, điềukhoản và chế độ bảo hiểm có liên quan đến sản phẩm đó, tình hình đầu tư trên thịtrường… để định phí bảo hiểm cho sản phẩm sẽ triển khai hợp lý, đảm bảo nguyên tắckinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Phòng thanh tra pháp chế:

Có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đếnhoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểmcũng như hồ sơ bồi thường Ban thanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện

ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảohiểm…

Phòng dịch vụ khách hàng:

Phòng dịch vụ khách hàng là bộ phận phục vụ khách hàng được bảo hiểm Bộphận này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng, đại lý… trong việc quản lý khách hàng cũngnhư phục vụ khách hàng theo yêu cầu

Dịch vụ khách hàng tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho khai thác bảo hiểm; làm cho kháchhàng vừa lòng vào hoạt động của doanh nghiệp nên sẽ tham gia tiếp và lôi kéo cáckhách hàng khác tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp

Phòng giải quyết khiếu nại và bồi thường:

Phòng có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm chokhách hàng; làm cho khách hàng hiểu rõ quyền lợi của họ được hưởng trong từng vụtổn thất của từng loại hợp đồng bảo hiểm

Phòng giải quyết tất cả các thắc mắc của khách hàng; từ đó xác định trách nhiệmbồi thường và tiến hành bồi thường nhanh chóng, đúng đối tượng và chính xác

Giải quyết khiếu nại và bồi thường tốt, thỏa mãn khách hàng sẽ là động lực hỗ trợkhâu khai thác phát triển có hiệu quả

Phòng đầu tư:

Trang 13

Phòng đầu tư có trách nhiệm xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phùhợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược kinh doanh; xác định nguồn lợi thuđược và phương pháp phân bổ nguồn lực…

Bộ phận thông tin – tin học:

Bộ phận thông tin – tin học có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về kinh tế chính trị cũng như hoạt động bảo hiểm của thị trường trong nước và quốc tế; nhữngthông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Những thôngtin đó phải được thu thập thường xuyên, xử lý và lưu trữ Lưu giữ thông qua hệ thốngvăn bản và máy tính

-Để phục vụ quản lý kịp thời, phòng phải xây dựng mạng lưới máy tính, phải tinhọc hóa các khâu quản lý… nhằm phục vụ tốt nhất việc chỉ đạo kinh doanh

Phòng nghiệp vụ:

Các phòng nghiệp vụ đảm trách công việc theo đúng chức năng, tên gọi của mình

2.4 Các sản phẩm:

Bảo hiểm Dầu khí:

PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm Dầukhí Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụbảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ dầukhí hoạt động tại Việt Nam

PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thịtrường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểmTài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và đangvận chuyển theo tiêu chuẩn quốc tế

Bảo hiểm hàng hải:

Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu cótải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trườngtrong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu Ngoài PVN, PVI

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.2 Tình hình kinh doanh: - Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.DOC
3.2 Tình hình kinh doanh: (Trang 20)
Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 - Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.DOC
nh hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w