Tiết 9 Ngày soạn 16/09/2018 Ngày soạn CHƯƠNG II RỄ Bài 9 CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ I Mục tiêu 1 Kiến thức Sau bài học này HS cần phải Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chù[.]
Trang 1Tiết 9:
Ngày soạn: 16/09/2018 Ngày soạn:……………
CHƯƠNG II: RỄ
Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
- Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm Lấy được ví dụ thực tế
- Nêu được cấu tạo và chức năng các miền của rễ 2 Kỹ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3 Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật 4 Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá
II Đồ dùng dạy - học:
1 Giáo viên:
+ Một số cây có rễ: cây rau cải, cây rau dền, cây cam, cây hành… + Tranh phóng to H9.1; 9.2; 9.3 SGK
+ Miếng bìa có ghi các miền, chức năng của rễ + Phiếu học tập:
Bài tập
Nhóm A B
Trang 22 Học sinh: Rễ một số loại cây
III Hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: Tế bào ở bộ phận nào của cây có khẳ năng phân chia? q trình phân bào
diễn ra ntn?
2 Bài mới:Mở bài:
Muốn cây xanh tốt người ta phải bón phân, tưới nước cho cây, cây có thể lấy được nước, chất dinh dưỡng là nhờ vào bộ rễ Vậy có mấy loại rễ, bộ rễ có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng lấy nước và muối khoáng? Bài 9
Hoạt động 1: Các loại rễ
Hoạt động của GV Hoat động của HS
- GV yêu cầu HS tập trung mẫu theo nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia rễ cây thành 2 nhóm hồn thành phiếu học tập
- Giúp đỡ các nhóm học trung bình và yếu - GV u cầu HS hồn thành bài tập 1 - Hướng dẫn HS chữa bài
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, GV treo tranh câm H9.1 để HS quan sát
- Tập trung mẫu, kẻ phiếu học tập vào vở Thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập
- Quan sát kỹ, tìm những rễ giống nhau đặt vào một nhóm
- Trao đổi, thống nhất ý kiến theo nhóm - Quan sát kỹ đặc điểm rễ cây ở từng nhóm A và B làm bài tập 2
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Trang 3- Gọi HS lên chữa bài tập chọn một nhóm hồn chỉnh nhất để nhắc lại cho cả lớp cùng nghe
+ Cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ xem mình đã phân loại đúng chưa, nếu chưa thì chuyển lại cho đúng
+ Yêu cầu HS làm bài tập 3
? Hãy nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
- Cho HS làm nhanh bài tập mục số 2
- Yêu cầu HS rút ra kết luận: Có mấy loại rễ, nêu đặc điểm của từng loại rễ?
- Tự sửa bài
- Đối chiếu, chuyển lại cho đúng
- Làm bài tập 3 rút ra đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm
- HS làm nhanh trả lời các nhóm khác bổ sung
- Rút ra kết luận
Kết luận: Có hai loại rễ là rễ cọc và rễ chùm:
- Rễ cọc: gồm 1 rễ cái to khoẻ, đâm thẳng và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân thành một chùm
Hoạt động 2: Các miền của rễ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cho HS độc lập nghiên cứu SGK và quan sát H9.3 Sgk
- Treo tranh câm các miền của rễ, đặt sẵn các miếng bìa có ghi các miền của rễ trên bàn để HS chọn và gắn vào
? Rễ có mấy miền, kể tên?
- Hoạt động đọc lập, đọc nội dung thơng tin, quan sát hình ghi nhớ kiến thức - HS lên bảng gắn các miếng bìa lên tranh cho phù hợp
Trang 4- Cho HS lên bảng gắn tiếp các miếng bìa có ghi các chức năng của rễ cho phù hợp với các miền
? Nêu chức năng chính các miền của rễ?
- HS lên bảng gắn các chức năng từng miền của rễ
- Trả lời câu hỏi
Kết luận: Rễ có 4 miền chính: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp
rễ
Yêu cầu HS kẻ bảng “các miền của rễ và chức năng của các miền” vào vở
Kết luận chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK 3 Kiểm tra, đánh giá:
- Rễ gồm mấy miền, nêu chức năng của mỗi miền? - Kể tên 5 cây có rễ cọc và 5 cây có rễ chùm mà em biết - Cho HS làm bài tập: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền:
a Miền trưởng thành b Miền hút c Miền sinh trưởng d Miền chóp rễ
4 Dặn dò: - Học bài, làm câu hỏi 1,2 SGK