1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thƣơng mại và xây dựng phƣơng trung

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 518,84 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRUNG HÀ NỘI 2018 Luan van TÓM L[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TỐN – KIỂM TỐN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRUNG

Trang 2

TÓM LƯỢC

Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố tiền đề để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Việc tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nhưthế nào để đạt được hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối vớimỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nềnkinh tế thế giới Gia nhập WTO chính là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị trường,tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tuy nhiên bên cạnh đó sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn Vì vậy để có thể tồn tại và pháttriển thì các doanh nghiệp cần phải quản lý và sử dụng hiệu quả các yếu tố của quátrình hoạt động kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời tranh thủ tốiđa các nguồn lực bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng và củng cố vịthế của mình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của bảnthân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và các anh chịtrong Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy cô Trường Đại học Thương Mạiđã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tạitrường, đặc biệt là ThS Nguyễn Thị Mai, giảng viên Bộ mơn Thống kê – Phân tíchKhoa Kế tốn – Kiểm toán, người đã trực tiếp hướng dẫn em rất nhiệt tình, chỉ bảo vàđịnh hướng giúp cho em hồn thành bài khóa luận theo đúng yêu cầu.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các vị lãnh đạo và các anh chị nhân viên trongCông ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung đã tạo điều kiện cho em đượcthực tập tại công ty và giúp đỡ em trong việc hồn thành khóa luận.

Do hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian nghiên cứu nên bài khóa luận củaem khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cơđể bài khóa luận của em hồn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 3

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp .5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 6

1.1.1 Vốn kinh doanh 6

1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17

1.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh 17

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .19

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN .21

KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRUNG 21

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung .21

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung 21

Trang 5

2.2 Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH

thương mại và xây dựng Phương Trung 32

2.2.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 32

2.2.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp .34

CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRUNG 42

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung 42

3.1.1 Những kết quả đạt được 42

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 44

3.2 Các đề xuất, kiến nghị về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung 45

3.2.1 Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty .46

3.2.2 Các đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước 50

3.3 Điều kiện thực hiện .52

KẾT LUẬN 53DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2015, 2016Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm tại Công ty TNHH thươngmại và xây dựng Phương Trung

Bảng 2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung năm 2015, 2016

Bảng 2.4 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung năm 2015, 2016

Bảng 2.5 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định tại Công ty TNHH thương mạivà xây dựng Phương Trung

Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

Bảng 2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

Bảng 2.8 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STTTừ viết tắtNội dung

1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn2 VKD Vốn kinh doanh3 VLĐ Vốn lưu động4 VCĐ Vốn cố định

5 ĐKKD Đăng ký kinh doanh6 HTK Hàng tồn kho

7 TSCĐ Tài sản cố định

8 BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ9 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

10 DT Doanh thu

11 LN Lợi nhuận

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu1.1 Dưới góc độ lý thuyết

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì

vốn kinh doanh cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng Một doanh nghiệp muốn hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó chính là phải có vốn kinhdoanh Vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất, trả lươngcho nhân viên, mua sắm trang thiết bị cũng như mở rộng đầu tư nhằm tăng sức cạnhtranh trên thị trường

Tuy nhiên vốn kinh doanh mới chỉ là bước đầu để doanh nghiệp đi vào hoạt độngcịn để tồn tại và phát triển thì phải phụ thuộc vào trình độ quản lý và việc sử dụng vốncủa doanh nghiệp Vậy nên việc sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinhdoanh tốt nhất luôn luôn là câu hỏi được đặt lên hàng đầu đối với nhà quản trị

Vốn kinh doanh được sử dụng hiệu quả sẽ đảm bảo tính an tồn về tài chính cho doanhnghiệp, đảm bảo khả năng thanh tốn và qua đó giúp doanh nghiệp huy động vốn từcác nguồn tài trợ dễ dàng hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tàisản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sảnphẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động, giảm thiểu chi phí, hạgiá thành Khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mởrộng quy mơ sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống củangười lao động cũng ngày càng được cải thiện Điều đó giúp cho năng suất lao độngcủa doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và cácngành liên quan Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhànước.

Trang 9

1.2 Dưới góc độ thực tế

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, gianhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội kinh tế, thu hút ngày một nhiều các nhà đầu tư nướcngoài Nhưng cùng với những cơ hội là những thách thức gặp phải khi có quá nhiềudoanh nghiệp mới được thành lập khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường địi hỏi phải chuẩn bị chomình tiềm lực kinh tế vững chắc và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung,em nhận thấy trong hai năm gần đây công ty đang gặp một số hạn chế trong quá trìnhquản lý và sử dụng vốn kinh doanh như huy động vốn kém, các khoản phải thu và vaynợ còn khá lớn Điều này này đã làm giảm năng suất lao động, gây khó khăn cho việcthanh tốn lương cũng như việc xoay vốn để trang trải các chi phí phát sinh, từ đó làmgiảm hiệu quả kinh doanh cũng như giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.Có thể thấy rằng cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty là vôcùng cần thiết Những số liệu từ kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn có thể coi lànhững căn cứ và cơ sở đáng tin cho ban lãnh đạo của công ty ra quyết định trong việcsử dụng vốn kinh doanh trong các kì kế tiếp.

Tuy nhiên tại cơng ty hiện nay thì hoạt động phân tích kinh tế nói chung và hoạtđộng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng vẫn chưa có bộ phậnchuyên trách mà chỉ do kế tốn trưởng đảm nhiệm, các chỉ tiêu phân tích vẫn cịn sơsài Bên cạnh đó các báo cáo phân tích của công ty cũng chưa thực sự đem lại hiệuquả Từ những lý do trên em xin được đưa ra hướng đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung của khóa luận là phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại và xây dựng Phương Trung

Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

Trang 10

- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giai đoạn 2015-2016

- Đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân qua q trìnhphân tích; đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng

vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài được khảo sát, nghiên cứu tại Công ty TNHH thương mại và

xây dựng Phương Trung

+ Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích đề tài được thu thập

trong hai năm 2015 và 2016.

4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính ngườinghiên cứu thu thập Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên có độ chính xác cao,đảm bảo tính cập nhật nhưng lại mất thời gian để thu thập Dữ liệu sơ cấp có thể thuthập được từ việc quan sát, ghi chép hoặc điều tra trực tiếp thông qua phiếu điều trahoặc phỏng vấn.

Để có được thơng tin về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty, em đãsử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm Phương pháp này được thực hiện thôngqua việc phát các phiếu trắc nghiệm.

Trang 11

Ưu điểm của phương pháp này đó là có thể tiến hành lấy thông tin từ số lượng lớn đốitượng, thơng tin được thu thập đầy đủ và mang tính khách quan Tuy nhiên nội dungthơng tin thu thập có thể phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người điều tra.

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do người nghiên cứu trực tiếp thuthập Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu đã được xử lý hoặc là chưa được xử lý.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập những tài liệu, số liệusẵn có của cơng ty Do có sẵn và đã được cơng bố nên việc thu thập dữ liệu thứ cấpđược tiến hành nhanh chóng và khơng tốn chi phí Dữ liệu thứ cấp được thu thập thơngqua Báo cáo tài chính của cơng ty trong hai năm 2015 và 2016 và một số tài liệu khácliên quan, từ đó khái qt được tình hình và sự vận động tài sản cũng như nguồn vốncủa công ty Những dữ liệu này sẽ là một trong những cơ sở cho việc tiến hành phântích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và xây dựngPhương Trung.

Bên cạnh đó có thể tiến hành tham khảo các luận văn, chuyên đề nghiên cứu về đề tàiphân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các sách báo, tạp chí kinh tế,…để bổ sungthêm kiến thức

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vậtthông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiệntượng khác Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa cácsự vật, hiện tượng.

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu năm 2016 so với số liệu năm2015 Các hình thức so sánh được sử dụng bao gồm so sánh tương đối và so sánh tuyệtđối, từ đó thấy được sự biến động trong cơ cấu vốn kinh doanh cũng như hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của công ty qua các năm.

Phương pháp tỷ suất, hệ số

Trang 12

Trong bài luận áp dụng phương pháp này để tính các hệ số như: Hệ số doanh thu trênvốn lưu động bình quân, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân, hệ số doanh thutrên vốn cố định bình quân, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân…để thấy đượcmối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận lên vốn kinhdoanh, vốn cố định, vốn lưu động

Phương pháp biểu phân tích

Bài luận sử dụng các biểu phân tích để phản ánh số liệu một cách trực quan Biểu phântích được thiết kế theo các dịng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích,dùng để so sánh đối chiếu giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối liên hệ với nhau như so sánhsố liệu năm trước so với năm nay, so sánh chỉ tiêu bộ phận với chỉ tiêu tổng thể Cácbảng biểu giúp cho số liệu phân tích trở nên rõ ràng và có tính thuyết phục hơn, gópphần lớn trong việc đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty.

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngồi phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:Phần mở đầu

Chương I Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trongdoanh nghiệp

Chương II Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại và xây dựng Phương Trung

Trang 13

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh.

1.1.1 Vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, bất kì doanhnghiệp nào cũng cần phải có được một lượng vốn nhất định Vốn trong doanh nghiệpđược sử dụng với mục đích đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận, là tiền đề, là điều kiện tiênquyết của quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Để hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanhnghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm sao để có đủ vốn và phải sử dụng nó như thế nàođể đem lại hiệu quả cao nhất Vậy vốn kinh doanh là gì?

- Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất thì:

“ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại thặng dư, là một đầu vào của quá trình sảnxuất.”

- Theo cuốn “Kinh tế học vĩ mơ” của David Begg thì:

“ Vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào q trình sản xuất kinhdoanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dựtrữ các loại hàng hóa đã sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác Vốn tài chính làtiền hay các giấy tờ có giá của doanh nghiệp.”

- Theo “Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của Trường Đạihọc Thương mại, xuất bản năm 2008, trang 156 thì:

“ Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn được huy động để trang trải cho các khoản chi

Trang 14

- Theo “Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của Trường Đại họcThương mại, xuất bản năm 2008, trang 205 thì:

“Vốn kinh doanh là biểu hiện giá trị của những tài sản doanh nghiệp sử dụng tronghoạt động kinh doanh”.

Tóm lại chúng ta có thể khái quát về vốn như sau:“Vốn kinh doanh là biểu hiện

bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất

kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”1.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Phân loại theo tính chất sở hữu

- Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệpcó quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn của cácchủ sở hữu bỏ ra, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong q trình

kinh doanh Ngồi ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong

quá trình hoạt động kinh doanh như chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lạitài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp,…Số vốn này khôngphải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh tốn, khơng phải trả lãisuất Nguồn vốn chủ sở hữu có tác dụng tích cực trong việc phát triển khả năng tự chủtài chính của doanh nghiệp.

- Nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh ngồi vốn pháp định được hình thành từ nguồn đivay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời gian nhất định,

doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc Phần vốn này được doanh

nghiệp sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thếchấp…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay có hai loại làvốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.

Phân loại dựa trên đặc điểm chu chuyển vốn

- Vốn cố định

Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tài sản cố định, là số vốn đầu tư

Trang 15

mô của TSCĐ, sự tăng giảm của vốn cố định sẽ gây ảnh hưởng tới trình độ trang bị kỹthuật và cơng nghệ từ đó tác động đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hồn tồn vào q trình kinh doanh nhưng vềmặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh Khi tham gia vàoq trình sản xuất thì tài sản khơng bị thay đổi hình dáng hiện vật ban đầu nhưng tínhnăng và cơng suất bị giảm dần, tài sản bị hao mịn và giá trị sử dụng của nó cũng bịgiảm đi.

Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:

+ Hình thái hiện vật: là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanhnghiệp Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, cơng cụ…

+ Hình thái tiền tệ: Đó là tồn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưađược sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vịng lnchuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu.

- Vốn lưu động

Là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liêntục Tài sản lưu động của doanh nghiệp chia thành TSLĐ trong sản xuất như nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ,…và TSLĐ trong lưu thơng như sản phẩm hàng hóa chờ tiêuthụ, các khoản thu Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuấtvà tài sản xuất lưu thơng ln vận động, thay thế và chyển hố lẫn cho nhau, đảm bảocho quá trình sản xuất được diễn ra thuờng xuyên liên tục

Vốn lưu động tham gia hồn tồn vào q trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hìnhthái ban đầu sau mỗi vịng chu chuyển của hàng hoá

Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

- Vốn thường xuyên

Trang 16

- Vốn tạm thời

Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới một năm) bao gồm gồm cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ khác Doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phátsinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.3 Đặc điểm và vai trò của vốn kinh doanh

Đặc điểm của vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế, vốn kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức là hiện vật vàgiá trị Dưới hình thái hiện vật, vốn được thể hiện bởi các tài sản mà doanh nghiệpđang có Dưới hình thái giá trị thì vốn được đo bằng một lượng tiền nhất định.

Vốn kinh doanh bao gồm các đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn kinh doanh phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản cụ thể.

Vốn được thể hiện bởi các tài sản mà doanh nghiệp đang có bao gồm cả tài sản vơ hìnhvà tài sản hữu hình như cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất,quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế.

Thứ hai, vốn kinh doanh phải được duy trì ở một quy mơ tối thiểu nhất định Vốn phải

được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng.Do đó các doanh nghiệp cần tìm cách để thu hút nguồn vốn như đi vay vốn, góp vốn,phát hành cổ phiếu.

Thứ ba, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn vận động để sinh lời và đạt được

mục tiêu kinh doanh Dưới hình thái giá trị, vốn được đo bằng một lượng tiền nhấtđịnh Tuy nhiên tiền chỉ là một dạng tiềm năng của vốn Để tiền biến thành vốn thì sốtiền đó phải được vận động sinh lời Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc của qtrình vận động vốn ln được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Đồng tiền ở điểm kếtthúc phải có giá trị lớn hơn đồng tiền ban đầu thì doanh nghiệp mới sinh lời Trongtrường hợp khi kết thúc quá trình vận động, đồng tiền thu về có giá trị nhỏ hơn đồngtiền đầu tư ban đầu thì vốn khơng được đảm bảo và chu kỳ vận động tiếp theo của nósẽ bị ảnh hưởng.

Thứ tư, vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian, cần xét đến ảnh hưởng của thời

Trang 17

gian vì thị trường thì ln biến động, giá cả thay đổi, lạm phát thay đổi sẽ khiến giá trịđồng tiền ở mỗi thời kỳ là khác nhau.

Thứ năm, vốn kinh doanh phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý

chặt chẽ để việc sử dụng vốn trở nên tiết kiệm và hiệu quả Trong nền kinh tế thịtrường, chỉ có xác định rõ chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý và cóhiệu quả cao Bên cạnh đó cũng cần phải phân biệt quyền sở hữu vốn và quyền sửdụng vốn để tránh nhầm lẫn Tùy theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu vàquyền sử dụng là đồng nhất hoặc riêng rẽ Và dù trong trường hợp nào thì người sởhữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và được tơn trọng quyền sở hữu củamình Đây là một nguyên tắc để huy động và quản lý vốn.

Thứ sáu, vốn kinh doanh được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh

tế thị trường Người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn sẽ đi vay nhằmmua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu vốn Khi đó quyền sở hữu vốnkhông thay đổi nhưng quyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay nợ Ngườiđi vay được sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả một khoảngọi là lãi vay cho chủ sở hữu vốn.

Vai trò của vốn kinh doanh

- Vốn kinh doanh là cơ sở, tiền đề cho một doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuấtkinh doanh Vốn kinh doanh vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính kinh tế

Xét về tính pháp lý, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đảm bảo có một lượng vốnnhất định (vốn pháp định) theo từng ngành nghề kinh doanh của mình thì mới đượcđăng ký thành lập doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếulượng vốn không đạt điều kiện mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp đó sẽ bị chấmdứt hoạt động kinh doanh tức là phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Trang 18

tăng thu nhập cho người lao động Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăngcường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Vốn kinh doanh đóng vai trò đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạolợi thế trong cạnh tranh trên thị trường Vốn kinh doanh là một trong những điều kiệnđể các nhà quản lý phát huy tiềm năng về sức lao động, nguồn hàng hóa cũng như thựchiện các chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, giao lưu kinh tế với trong vàngồi nước Qua đó doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm các mối quan hệ, có nhiều cơ hộiđể phát triển sản xuất kinh doanh hơn.

Ngoài ra vốn kinh doanh cũng quyết định quy mô của doanh nghiệp, sau một vàichu kỳ kinh doanh nếu doanh nghiệp sinh lời nhiều thì có thể xem xét đến việc mởrộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệptrên thương trường.

1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh theo nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hộiđạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quảkinh tế có vai trị, ý nghĩa quyết định Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặtxã hội đạt được từ q trình hoạt động kinh doanh cịn hiệu quả kinh tế là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệphoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh tế đónggóp vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xãhội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sốngnhân dân.

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánhgiữa các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ khai thác sử dụng vốn củadoanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chiphí thấp nhất.

Trang 19

kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trongkỳ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng phải góp phần vào việc thực hiện tốt chỉtiêu kế hoạch lợi nhuận kinh doanh vì lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế đánh giákết quả tài chính đạt được từ các hoạt động kinh doanh Để đạt được mục tiêu lợinhuận, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh trong đó có chiphí vốn kinh doanh

 Từ những khái niệm nêu trên ta có thể thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốncó ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân từng doanh nghiệp nói riêng và đối với nềnkinh tế nói chung, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn sẽ đảm bảo được tính an tồn về tài chính cho doanh nghiệp, các doanhnghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh tốn, tăng tínhcạnh tranh, khắc phục cũmg như giảm bớt được những rủi ro trong kinh doanh Hiệuquả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cả các yếu tố của quá trìnhsản xuất kinh doanh cho nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả trên cơ sở sửdụng tốt các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh.

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi cả các nhân tố khách quan lẫnchủ quan.

Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được sự tácđộng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những nhân tố này có thểtạo ra cơ hội phát triển hoặc kìm hãm doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu củamình Vì vậy doanh nghiệp địi hỏi phải thường xun nắm bắt được xu hướng hoạtđộng của chúng để có phương hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp Một số nhân tốkhách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đó là:

- Hệ thống các chính sách pháp luật của Nhà nước

Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, giúp vận hành

Trang 20

xuất, trao đổi và phân phối sản phẩm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thiếtlập một trật tự kinh tế, giữ vai trò hướng dẫn, định hướng phát triển kinh tế Bên cạnhđó, pháp luật cịn tác động và ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và sự phát triển của cácquan hệ chính trị xã hội Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinhdoanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp nàyhoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệ thống pháp luật hoàn thiện vàsự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh chocác doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế vĩ mô

Doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường sẽchịu ảnh hưởng, tác động nhiều từ nền kinh tế Các yếu tố như lạm phát, lãi suất tíndụng thay đổi sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.Khi mà lạm phát xảy ra sẽ khiến đồng tiền mất giá, chi phí đầu vào tăng cao khiếndoanh nghiệp phải thực hiện các chính sách nhằm giữ giá hoặc giảm thiểu tối đa việctăng giá sản phẩm để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kháctrên thị trường.

Về lãi suất, khi mà lãi suất tăng thì doanh nghiệp phải vay tiền với lãi suất cao dẫnđến việc thiếu vốn đầu tư và sự tăng trưởng của công ty bị chậm lại do khơng có vốnđể mở rộng sản xuất, đầu tư kinh doanh Doanh nghiệp có thể sẽ phải chấm dứt một sốhoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thu hẹp thị trường để tập trung nguồn lực Ngượclại, khi lãi suất giảm thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ thuận lơitrong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thay đổi các cơ chế giao vốn, đánh giá lại TSCĐ, thay đổi chính sách thuế, chínhsách cho vay,…cũng có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạidoanh nghiệp Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương hướng phát triểncủa các ngành kinh tế cũng gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

- Môi trường kinh tế vi mô

Trang 21

nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành càng bị hạnchế

Trong giai đoạn ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các doanh nghiệp ngàycàng mọc lên nhiều hơn, công nghệ tiên tiến phát triển từng ngày, các sản phẩm trênthị trường ngày càng hoàn thiện nên sự cạnh tranh giữa các công ty là rất lớn Một sựthay đổi về giá hay tăng cường khác biệt hóa sản phẩm từ phía đối thủ cũng sẽ khiếndoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm thịtrường Vì vậy nên các nhà quản trị phải vô cùng thận trọng trong việc đưa ra cácchiến lược kinh tế.

Ngoài ra các rủi ro tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn cũng làm hư hỏng vậttư, mất mát tài sản của doanh nghiệp khiến hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút.

Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là toàn bộ các nhân tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanhnghiệp có thể kiểm sốt được sự tác động của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình Đánh giá đúng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị xâydựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hộikinh doanh Một số nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại doanh nghiệp có thể kể tới đó là:

- Đặc thù ngành, lĩnh vực

Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mình mà phải đảm bảotập trung được một lượng vốn kinh doanh nhất định Nếu doanh nghiệp thương mạiquy mơ nhỏ thì vốn nhỏ, ngược lại các doanh nghiệp như xây dựng, doanh nghiệp sảnxuất có quy mơ lớn thì u cầu lượng vốn lớn hơn Các nhà quản trị cần phải nắm rõquy mô, đặc thù ngành nghề kinh doanh để huy động vốn hợp lý, tránh sự thiếu hụtvốn làm ngừng trệ hoạt động kinh doanh cũng như tránh lãng phí vốn dư thừa Từ đódoanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất

Trang 22

thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suấtlao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, kỹ thuật tiên tiến sẽ tạo ra đượcsản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất Hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp do đó chịu tác động mạnh mẽ bởi tính hiện đại, cơ cấu,tính đồng bộ, khả năng làm việc theo thời gian của máy móc, thiết bị cơng nghệ Tuynhiên trong q trình sử dụng thì cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ bị hao mịn hữu hình vàhao mịn vơ hình, doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến việc nâng cấp, bảo dưỡng đểkhông ảnh hưởng đến năng suất lao động

1.1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được tínhtốn, xác định thông qua các yếu tố doanh thu thuần, lợi nhuận thuần và vốn kinhdoanh bình quân Vốn kinh doanh bình qn được xác định bởi cơng thức sau:

Vốn kinhdoanh bình quân=VKD đầu kỳ +VKD cuối kỳ

2

Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có thể kể tới đó là:- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân

Hệ số doanhthu trên vốn kinhdoanh bình quân=DoanhthuthuầnVốnkinh doanh bìnhquân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh bình quânthì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này tăng tức hiệu quả sử dụngVKD tăng và ngược lại.

- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinhdoanh=Lợinhuận thuầnVốn kinh doanhbình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh bình quânthì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số tăng tức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtăng và ngược lại.

Trang 23

doanh trên cơ sở so sánh giữa các kỳ hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác cùngngành nghề, qua đó đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động bình qn trong kỳ được tính bởi cơng thức sau:

Vốnlưu động bìnhquân=VLĐ đầu kỳ +VLĐ cuối kỳ

2

Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể kể đến là:- Hệ số doanh thu trên vốn lưu động

Hệ số doanhthu trên vốnlưu động=Doanhthu thuầnVốnlưu động bìnhquân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng vàngược lại.

- Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động

Hệ số lợi nhuận trên vốnlưu động=Lợi nhuận thuầnVốnlưu động bìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận Hệ số tăng tức hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

- Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay VLĐ=Giá vốn

Vốnlưu động bìnhquân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong một chu kỳkinh doanh Số vịng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại.

- Số ngày chu chuyển vốn lưu động

Số ngày chu chuyển VLĐ=Thời gian của kỳ phân tíchSố vịng quay của VLĐ trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian của một vòng quay vốn lưu động trongmột kỳ kinh doanh Số ngày chu chuyển càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốtvà ngược lại.

Trang 24

Vốn cố định bình quân trong kỳ được xác định bởi cơng thức sau:

Vốn cố địnhbìnhqn=VCĐ đầu kỳ +VCĐ cuối kỳ

2

Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể kể đến đó là:- Hệ số doanh thu trên vốn cố định

Hệ số doanhthu trên vốn cố định=Doanh thuthuầnVốn cố địnhbìnhquân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn cố định bình quân thìtạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này tăng tức hiệu quả sử dụng vốntăng và ngược lại.

- Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định

Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định=Lợi nhuận thuầnVốn cố địnhbìnhquân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn cố định bình quân thìtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số tăng tức hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngượclại.

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh1.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

- Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh nhằm đánh giá

tình hình tăng giảm vốn kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn qua các năm Thông qua việcphân tích ta có thể nắm được tình hình sử dụng, tình hình phân bổ vốn kinh doanh cóhợp lý hay khơng

- Nguồn tài liệu: Việc phân tích dựa vào số liệu từ các chỉ tiêu tài sản trên Bảng cân đối

kế tốn của cơng ty năm 2015 và 2016.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp biểu phân tích để tập hợp các chỉ tiêu

lại thành bảng, qua đó thấy được tỷ trọng của các chỉ tiêu so với tổng thể Sau đó ápdụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh giá trị và tỷ lệ % tăng giảm của các chỉtiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút ra được nhận xét về cơ cấu và sự biến độngcủa vốn kinh doanh qua các năm.

Trang 25

- Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động nhằm đánh giá

tình hình tăng giảm, cơ cấu vốn lưu động qua các năm Thông qua phân tích ta có thểđánh giá được cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động là tốt hay không tốt, có đápứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay khơng, từ đó đưa ra cácgiải pháp thay đổi cho thích hợp, xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn lưu động có hiệuquả hơn.

- Nguồn tài liệu: Việc phân tích dựa vào số liệu từ các chỉ tiêu “tiền và các khoản

tương đương tiền”, “đầu tư tài chính ngắn hạn”, “các khoản phải thu ngắn hạn”, “hàng

tồn kho”, “tài sản ngắn hạn khác” trên Bảng cân đối kế tốn của cơng ty năm 2015 và

2016.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp biểu phân tích để tập hợp các chỉ tiêu

lại thành bảng, qua đó thấy được tỷ trọng của các chỉ tiêu so với tổng thể Sau đó ápdụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh giá trị và tỷ lệ % tăng giảm của các chỉtiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút ra được nhận xét về cơ cấu và sự biến độngcủa vốn lưu động qua các năm.

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

- Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định nhằm đánh giá

tình hình tăng giảm, cơ cấu vốn cố định qua các năm Thơng qua việc phân tích ta cóthể đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh và chính sách đầu tư vốn cố định củadoanh nghiệp.

- Nguồn tài liệu: Việc phân tích dựa vào số liệu từ các chỉ tiêu “tài sản cố định”, “bất

động sản đầu tư”, “các khoản đầu tư tài chính dài hạn”, “tài sản dài hạn khác” trên

Bảng cân đối kế tốn của cơng ty năm 2015 và 2016.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp biểu phân tích để tập hợp các chỉ tiêu

lại thành bảng, qua đó thấy được tỷ trọng của các chỉ tiêu so với tổng thể Sau đó ápdụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh giá trị và tỷ lệ % tăng giảm của các chỉtiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút ra được nhận xét về cơ cấu và sự biến độngcủa vốn cố định qua các năm.

Trang 26

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được phân tích thơng qua hệ thống các chỉ tiêu baogồm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệuquả sử dụng vốn cố định.

1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận

thức, đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Qua đó tìm ra những nguyên nhân gây tăng giảm chỉ tiêu và đề xuất cácgiải pháp, chính sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Thơng qua phân tích có thể thấy được mối quan hệ giữa vốn kinh doanh bỏ ra và kếtquả thu được, hay nói cách khác là tính tốn xem với 1 đồng vốn bỏ ra thì thu đượcbao nhiêu đồng doanh thu thuần và bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần Từ đó thấy đượchiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu phân tích: Việc phân tích dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán và

Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2015 và 2016 Trên Bảng cân đối kế toánsử dụng các chỉ tiêu tổng hợp về tài sản, nguồn vốn kinh doanh Trên Báo cáo kết quảkinh doanh thì sử dụng các chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”và “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp tỷ suất, hệ số để tính các chỉ tiêu bao

gồm: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân, hệ số lợi nhuận trên vốn kinhdoanh bình qn Bên cạnh đó cịn áp dụng kết hợp phương pháp biểu phân tích để tậphợp các chỉ tiêu lại thành bảng và áp dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánhgiá trị và tỷ lệ % tăng giảm của các chỉ tiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút rađược nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua các năm.

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đánh giá tình

hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Đây cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp đề ranhững giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụngvốn lưu động, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nguồn tài liệu: Sử dụng số liệu từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh

doanh của công ty năm 2015 và 2016 Trên Bảng cân đối kế toán sử dụng các chỉ tiêu

Trang 27

chính ngắn hạn”, “các khoản phải thu ngắn hạn” để tính vốn lưu động bình qn TrênBáo cáo kết quả kinh doanh sử dụng chỉ tiêu “ doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ”, “ giá vốn hàng bán”, “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp tỷ suất, hệ số để tính các chỉ tiêu bao

gồm hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu độngbình qn, vịng quay vốn lưu động, số ngày chu chuyển vốn lưu động Bên cạnh đócịn áp dụng kết hợp phương pháp biểu phân tích để tập hợp các chỉ tiêu lại thành bảngvà áp dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh giá trị và tỷ lệ % tăng giảm củacác chỉ tiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút ra được nhận xét về hiệu quả sử dụngvốn lưu động của công ty qua các năm.

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá tình hình

sử dụng vốn cố định tại công ty Đây cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp đề ra phươnghướng, chiến lược kinh doanh trong các kỳ tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn cố định.

- Nguồn tài liệu: Việc phân tích dựa vào số liệu từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáokết quả kinh doanh của công ty năm 2015 và 2016 Trên Bảng cân đối kế toán sử dụng

các chỉ tiêu “tài sản dài hạn khác”, “tài sản cố định”, “bất động sản đầu tư”, “cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn” nhằm tính vốn cố định bình qn Trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh sử dụng số liệu của chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng vàcung cấp dịch vụ” và “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ”.

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp tỷ suất, hệ số để tính các chỉ tiêu bao

gồm: hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân, hệ số lợi nhuận trên vốn cố địnhbình qn Bên cạnh đó cịn áp dụng kết hợp phương pháp biểu phân tích để tập hợpcác chỉ tiêu lại thành bảng và áp dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh giá trịvà tỷ lệ % tăng giảm của các chỉ tiêu năm 2016 so với năm 2015, từ đó rút ra đượcnhận xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua các năm.

Trang 28

KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNGPHƯƠNG TRUNG

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến hiệu quảsử dụng vốn của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

2.1.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH thương mại và xâydựng Phương Trung

Khái quát chung về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNGTRUNG

- Mã số doanh nghiệp: 2500284360

- Ngày đăng ký kinh doanh: Đăng ký lần đầu ngày 15 tháng 08 năm 2007 Đăng kýthay đổi lần thứ 4 vào ngày 26 tháng 07 năm 2016 chuyển từ CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG TRUNG, Giấy chứng nhận ĐKKD số1902001230 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày15/08/2007.

- Địa chỉ: Đường 23B, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam- Điện thoại: 04.38169935

- Vốn điều lệ: 4.950.000.000 đồng ( Bốn tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng )- Người đại diện theo pháp luật của công ty: GĐ Trần Thị Lành

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng Nhànước

+ Thực hiện đúng các quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc kýkết các hợp đồng lao động và sử dụng lao động

+ Tìm kiếm và thực hiện ký kết hợp đồng với các đối tác,

Trang 29

- Ngành nghề kinh doanh: Thương mại và xây dựng Các ngành nghề kinh doanh củacông ty bao gồm: xây dựng nhà các loại; xây dựng cơng trình đường sắt và đường bộ;xây dựng cơng trình cơng ích; phá dỡ; bn bán thiết bị, linh kiện,…

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung đăng ký kinh doanh lầnđầu ngày 15 tháng 08 năm 2007 Đăng ký thay đổi lần thứ 4 vào ngày 26 tháng 07 năm2016 chuyển từ Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung, giấy chứngnhận ĐKKD số 1902001230 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh VĩnhPhúc cấp ngày 15/08/2007 Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với bao khókhăn của nền kinh tế biến động khơng ngừng, song cơng ty đã có những bước pháttriển đáng kể.

Ban đầu công ty kinh doanh với chức năng chính là bn bán thiết bị, linh kiện sau đómở rộng quy mơ và hoạt động thêm một số ngành sản xuất như: xây dựng nhà, lắp đặthệ thống cấp thoát nước, xây dựng hệ thống cơng ích,…Hình thành và phát triển quanhiều năm, cơng ty đã dần khẳng định được năng lực của mình Khởi đầu bằng việctham gia xây dựng những dự án nhỏ lẻ nhưng chỉ sau một vài năm công ty đã tham giađấu thầu đảm nhận nhiều dự án xây dựng lớn của huyện Mê Linh và đạt được nhữngthành tựu kinh doanh nhất định, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân viên.

Trong những năm gần đầy mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng cơng ty đã tích lũyđược nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường trong nước Với phương châm kinhdoanh “lấy chữ tín làm đầu, chất lượng, hiệu quả”, cùng với sự cố gắng không ngừngcủa mình, cơng ty đã gặt hái được nhiều thành công, dần khẳng định được thương hiệutrên thị trường.

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH thương mại và xây dựngPhương Trung

Cơng ty sử dụng mơ hình quản lý tập trung, đứng đầu là Ban giám đốc, dưới đó là cácphịng ban giúp cho Ban giám đốc điều hành tốt hoạt động của công ty Các bộ phậnchịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp của Ban giám đốc.

Trang 30

( Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự )

 Ban giám đốc: có trách nhiệm cao nhất trong cơng ty trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện điều hành công ty để đạt được các mục tiêucuối cùng Ban giám đốc cịn có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến sáng tạo của cấp dưới, cócái nhìn bao qt, theo dõi mọi hoạt động của cơng ty một cách khách quan và có tráchnhiệm tạo môi trường làm việc công bằng, thuận lợi cho các nhân viên.

Phịng Hành chính nhân sự: Phịng hành chính nhân sự phụ trách hành chính, tổ

chức và nhân sự, cụ thể như lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự trình Ban giám đốc, theodõi q trình thực hiện cơng việc của các phòng ban, đảm bảo và thực hiện các chế độcho người lao động,…

 Phòng Kinh doanh: tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần, nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu và phát triển sảnphẩm thi công, dịch vụ mới,

 Phịng Tài chính - kế tốn: Chức năng của phịng tài chính- kế tốn đó là quảnlý tài chính của cơng ty, điều phối vốn kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của côngty Lập và tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo định kỳ theo đúng nguyên tác quản lý,đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế, thanh tra, kiểm tra tài chính do Nhà nướcquy định.

 Kho: Lưu trữ và bảo quản vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của công ty.

2.1.1.3 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mạivà xây dựng Phương Trung qua 2 năm 2015, 2016

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợpvề doanh thu, chi phí và kết quả lãi, lỗ của các hoạt động kinh doanh trong cơng ty.Phân tích khái qt bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị cócái nhìn khái qt về tình hình kinh doanh của công ty thông qua các khoản mục nhưdoanh thu, chi phí, lợi nhuận Qua đó biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,

Trang 31

thấy được doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hay không và tìm ra nguyên nhân lợinhuận tăng, giảm là do tác động của doanh thu hay chi phí.

Dưới đây là bảng khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thươngmại và xây dựng Phương Trung qua hai năm 2015 và 2016.

Bảng 2.1 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2015, 2016 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Số tiền Tỷ lệ (%)(1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (5)=(4)/(2)*1001 Doanh thuBH&CCDV5,354,350,000 11,190,088,181 5,835,738,181 108.992 Các khoản giảm trừdoanh thu19,692,645 (19,692,645)3 Doanh thu thuần

BH&CCDV 5,334,657,355 11,190,088,181 5,855,430,826 109.764 Giá vốn hàng bán 4,442,665,297 10,071,928,067 5,629,262,770 126.715 Lợi nhuận gộp về

BH&CCDV 891,992,058 1,118,160,114 226,168,056 25.366 Doanh thu hoạt

động tài chính 240,043 739,486 499,443 208.067 Chi phí hoạt động

tài chính

- Trong đó: Chi phí lãivay

70,138,492 93,777,558 23,639,066 33.7068,250,333 90,326,742 22,076,409 32.358 Chi phí quản lý kinh

doanh 840,110,208 1,019,424,956 179,314,748 21.349 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh (18,016,599) 5,697,086 23,713,68510 Thu nhập khác 50,000,000 50,000,000

11 Chi phí khác 191,053,345 57,920,145 (133,133,200) (69.68)12 Lợi nhuận khác (191,053,345) (7,920,145) 183,133,200

13 Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế (209,069,944) (2,223,059) 206,846,88514 Chi phí thuế

TNDN

15 Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp (209,069,944) (2,223,059) 206,846,885

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016)

Trang 32

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 11,190,088,181 đồng trong khidoanh thu năm 2015 là 5,354,350,000 đồng Năm 2016 tăng 5,835,738,181 đồngtương ứng tăng 108.99% so với năm 2015 Trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thunăm 2016 bằng 0 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và công ty khơng cócác khoản giảm trừ doanh thu đã khiến cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịchvụ năm 2016 tăng 5,855,430,826 đồng, tương ứng tăng 109.76% so với năm 2015 Năm 2016 vừa qua công ty đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng cơng trình cơngích từ phía huyện Mê Linh Doanh thu tăng vượt bậc so với năm 2015 đã khẳng địnhnăng lực kinh doanh của cơng ty, có thể thấy rằng tiềm năng của cơng ty đang đượcphát triển mạnh mẽ.

- Giá vốn năm 2016 đạt 10,071,928,067 đồng trong khi năm 2015 đạt 4,442,665,297đồng; tăng 5,629,262,770 đồng tương ứng tăng 126.71% so với năm 2015 Do thịtrường có nhiều biến động, việc tăng giá xăng dầu, giá điện, lương cơ bản,… đã kéotheo việc tăng giá các nguyên vật liệu đầu vào xây dựng như tăng giá xi măng, sắtthép Chi phí tăng khiến giá vốn cũng tăng theo.

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 đạt 739,486 đồng trong khi năm 2015 đạt240,043 đồng; tăng 499,443 đồng tương ứng tăng 208.06% so với năm 2015 Chi phítài chính năm 2016 đạt 93,777,558 đồng còn năm 2015 đạt 70,138,492 đồng; tăng23,639,066 đồng tương ứng tăng 33.70% so với năm 2015, trong đó chi phí lãi vaynăm 2016 đạt 90,326,742 đồng còn năm 2015 là 68,250,333 đồng; tăng 22,076,409đồng tương ứng tăng 32.35% so với năm 2015

Do đặc thù ngành nghề mà thời gian thu hồi vốn của công ty khá dài, chờ giải ngânbên phía huyện cũng mất khá nhiều thời gian trong khi năm 2016 công ty lại tham giaxây dựng nhiều cơng trình Vì khơng đủ vốn nên cơng ty phải huy động vốn từ nhiềunguồn vay để đảm bảo tiến độ thi cơng, điều này đã khiến cho chi phí lãi vay của côngty tăng.

Trang 33

sát và quản lý thi công.

=> Năm 2015 công ty khơng có lãi, mức lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty bị âm nhưng sang năm 2016, công ty đã đạt được mức lợi nhuậnthuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 5,697,086 đồng.

- Thu nhập khác năm 2016 tăng 50,000,000 đồng so với năm 2015 Bên cạnh đó chiphí khác năm 2016 đạt 57,920,145 đồng còn năm 2015 đạt 191,053,345 đồng; giảm133,133,200 đồng tương ứng giảm 69.68% so với năm 2015 Các khoản thu nhập năm2016 có được là do cơng ty đã thanh lý bớt máy móc hỏng hóc để đầu tư trang thiết bịmới

Tuy nhiên xét trong năm 2016, mức tăng thu nhập khác là 50,000,000 đồng nhỏ hơnmức chi phí khác là 57,920,145 đồng; thu nhập khác khơng đủ bù đắp chi phí kháckhiến mức lợi nhuận khác của cơng ty bị âm là 7,920,145 đồng Từ đó khiến cho tổnglợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của cơng ty bị âm.

=> Năm 2016 tuy cơng ty có mức doanh thu cao nhưng giá vốn và các khoản chi phíbỏ ra khá lớn khiến cơng ty khơng có lợi nhuận Mặc dù công ty không đạt được lợinhuận tốt nhưng qua bảng số liệu trên ta có thể nhìn thấy mức lỗ năm 2016 đã giảm sovới mức lỗ năm 2015 Đây chính là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy rằng tình hìnhkinh doanh của cơng ty đang ngày một khả quan hơn.

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc sử dụng vốn kinh doanh ởCông ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung

2.1.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan

Các nhân tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc sử dụng vốnkinh doanh của công ty Một số nhân tố khách quan có thể kể đến như sau:

Hệ thống các chính sách pháp luật của Nhà nước

Trang 34

thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơng trình và hiệu quả sửdụng vốn đầu tư Công tác lập quy hoạch xây dựng được tập trung thực hiện và cónhiều đổi mới; cơng tác quản lý, kiểm sốt phát triển đơ thị theo quy hoạch và kếhoạch đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đảm bảo sự phát triển đơ thị hàihịa, bền vững Những quy định pháp luật đề ra đã hạn chế được việc gian lận trongkinh doanh, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, mở ra nhiều cơ hội cho côngty phát triển

Bên cạnh đó các văn bản pháp luật về điều chỉnh hợp đồng kinh tế, quy định trình tự,thủ tục giải quyết tranh chấp được ban hành đã giúp Công ty TNHH thương mại vàxây dựng Phương Trung bảo vệ được lợi ích của mình khi tiến hành hoạt động kinhdoanh Tuy nhiên các thủ tục hành chính của nước ta vẫn còn quá rườm rà gây nênnhiều bất cập trong việc xin giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng Điều này đãkhiến cho công ty gặp một số khó khăn trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh.

Mơi trường kinh tế vĩ mơ

Năm 2016 nhờ những chính sách hợp lý của Nhà nước mà thị trường tài chính, tiền tệvà tài sản ổn định.

- Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm sốt, giảm lãi suất để kích

Trang 35

phải trả cho Nhà nước, tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận sau thuế Giảm thuế suất đãgiúp công ty tiết kiệm được chi phí, từ đó có thêm vốn để đầu tư sản xuất.

- Chính phủ và Bộ, ngành đã có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩynhanh giải ngân vốn cho các cơng trình, dự án xây dựng Công ty đã dễ dàng hơn trongviệc xoay vốn trả lương cho người lao động cũng như chuẩn bị tiềm lực để tham giavào các dự án xây dựng tiếp theo Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách,quản lý trong đầu tư xây dựng và xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Nhà nước còn công bố định hướng, kế hoạchphát triển ngành xây dựng trong những năm tiếp theo giúp Công ty TNHH thương mạivà xây dựng Phương Trung đề ra định hướng cho sự phát triển của mình.

- Nhà nước cũng đã đẩy mạnh đàm phán và ký kết một số hiệp định thương mại tự dovới mức độ cam kết và mở cửa thị trường cao hơn Riêng trong năm 2015, Việt Namđã ký kết 3 Hiệp định thương mại tự do quan trọng với các khu vực thị trường lớn làHàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Liên minh châu Âu Đặc biệt, ngày04/02/2016, tại Auckland, New Zealand, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) Việc ký kết các hiệp định thương mại đã thu hút thêm nhiềunhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngày càng nhiều các xí nghiệp, nhà máy mọclên, cơ sở hạ tầng cũng cần cải thiện kéo theo ngành xây dựng phát triển, mở ra nhiềucơ hội kinh doanh cho Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung cũngnhư các doanh nghiệp cùng ngành nghề khác.

Các chính sách trên đã và đang giúp giảm chi phí vốn doanh nghiệp nói chung và cụthể là Cơng ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung trong lĩnh vực xây dựngnói riêng.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đạt được thì Nhà nước vẫn cịn một số hạnchế trong việc kiểm soát nền kinh tế gây ra khó khăn cho doanh nghiệp:

Trang 36

Môi trường kinh tế vi mô

Ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷtrọng lớn vào cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước Năm 2016, ngành xây dựng củanước ta có triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếutừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada.Mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ướcđạt 4-5 tỷ USD/năm, chưa kể đến các công ty trong nước cũng đầu tư xây dựng vàkhai thác lĩnh vực này làm cho ngành xây dựng ngày càng phát triển Giá trị sản xuấtngành xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 1,089.3 nghìn tỷ đồng,tăng 10.4% so với năm 2015, đạt 104% kế hoạch năm Giá trị sản xuất tăng hứa hẹnngành xây dựng sẽ càng phát triển, Công ty TNHH thương mại và xây dựng PhươngTrung sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn

Ngành xây dựng phát triển, thị trường cạnh tranh sôi động đã thu hút ngày mộtnhiều các doanh nghiệp lựa chọn xây dựng làm ngành nghề chính của mình Theo sốliệu ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện Việt Nam cókhoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa,tính trung bình cứ 2.2km2 có một nhà thầu xây dựng Doanh nghiệp trong nước đãnhiều, nước ta lại gia nhập WTO nên ngày càng có nhiều tập đồn xây dựng nướcngồi nhảy vào Việt Nam Ngoài việc cạnh tranh với các nhà thầu xây dựng trongnước thì Cơng ty THH thương mại và xây dựng Phương Trung còn phải cạnh tranh vớidoanh nghiệp xây dựng nước ngồi có kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất, khoa học côngnghệ phát triển Điều này khiến cho Công ty TNHH thương mại và xây dựng PhươngTrung phải chuẩn bị thật tốt về nguồn lực kinh tế và con người để có thể đứng vững vàcạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Đồng thời công ty cũng cần đềra các chiến lược kinh doanh hợp lý sao cho nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất,hạn chế tối đa chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.

2.1.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan

Trang 37

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung hoạt động mạnh mẽ trên lĩnhvực xây dựng Đây là ngành nghề địi hỏi cơng ty phải có một nguồn vốn kinh doanhrất lớn để có thể trang trải các chi phí phát sinh Trong thời buổi kinh tế thị trường cònnhiều biến động như hiện nay, cơng ty đã gặp tình trạng thiếu vốn do chủ đầu tư giảingân muộn Để có thể tiếp tục tham gia vào các dự án đấu thầu tiếp theo, công ty buộcphải đi vay vốn từ ngân hàng và phải chịu một khoản lãi vay nhất định Điều này đãkhiến cho lợi nhuận của công ty bị giảm, khả năng thu hồi vốn kinh doanh chưa tốtnên nguồn vốn được sử dụng chưa thực sự hiệu quả.

Thời gian hoàn thành sản phẩm của ngành xây dựng cũng thường kéo dài, đơi khi lêntới vài năm Trong q trình xây dựng các cơng trình có thể chịu sự tác động từ conngười hay là yếu tố thời tiết làm cơng trình chắp vá, thiếu đồng bộ Cơng ty đã gặptrường hợp cơng trình đang dở dang vì nhiều yếu tố tác động mà buộc phải phá dỡ,xây lại, thay đổi thiết kế làm lãng phí tiền bạc, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn khơng tốt.

Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất

- Trình độ đội ngũ cán bộ

Con người ln đóng một vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiểurõ được vấn đề đó nên cán bộ lãnh đạo trong cơng ty đều khơng ngừng nâng cao trìnhđộ học vấn Ban lãnh đạo của cơng ty đều có trình độ đại học trở lên, giàu tiềm năngvà được đào tạo tốt Hàng năm công ty đều tổ chức gửi cán bộ nhân viên theo học cáckhóa học nâng cao chun mơn và cải thiện kỹ năng mềm Nhờ vốn kiến thức cũngnhư kinh nghiệm tích lũy của mình, ban lãnh đạo công ty đã đề ra nhiều chiến lượckinh doanh nhằm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận cho công ty, giúp công ty ngàycàng phát triển và lớn mạnh.

Công ty đi vào hoạt động đã được khá lâu do vậy bộ máy tổ chức quản lý cơng ty kháhồn thiện, tuy nhiên q trình tổ chức hạch tốn trong cơng ty hiện chưa có bộ phậnthực hiện nhiệm vụ phân tích, quản lý và sử dụng vốn Điều này sẽ gây khó khăn chocơng ty trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn để có biệnpháp kịp thời.

Trang 38

Bên cạnh ban lãnh đạo thì người lao động cũng đóng góp một phần không nhỏ giúpcông ty phát triển Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp thì lựclượng lao động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanhnói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Một tập thể lao động có trình độ taynghề cao, hăng say lao động, có tinh thần hợp tác và đoàn kết là một lợi thế rất lớn đốivới bất cứ một doanh nghiệp nào Trình độ chun mơn của người lao động có ảnhhưởng lớn đến hiệu quả công việc, đối với cùng một cơng việc người có trình độchun mơn cao sẽ có thể hoàn thành được nhanh, đúng yêu cầu chất lượng hơn làngười có trình độ chun mơn kém hơn

Hiểu rõ những u cầu đó, Cơng ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung đãtìm kiếm và tuyển dụng được một nguồn lao động đảm bảo Năm 2016 công ty đã kýhợp đồng thêm với 2 kỹ sư xây dựng Các kỹ sư xây dựng được đào tạo khá bài bản vàcó trình độ cao, có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, đáp ứng được yêu cầu caocủa thị trường hiện nay Do đó các cơng trình ngày càng có chất lượng cao hơn, thờigian thi cơng ngắn hơn Bên cạnh đó, cơng ty cịn có đội ngũ cơng nhân dồi dào, có taynghề cao, có trình độ làm việc khá tốt, chịu được áp lực công việc nên có thể đảm bảođược tiến độ các cơng trình.

Tại cơng ty cũng đã thực hiện phân cơng cơng việc cụ thể theo đúng trình độ củangười lao động để nâng cao hiệu quả công việc dẫn đến nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh

 Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Trang 39

2.2 Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại và xây dựng Phương Trung

2.2.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Để phục vụ cho việc nghiên cứu về thực tế hiệu quả sử dụng vốn nhằm phát hiện racác hạn chế và từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiCông ty TNHH thương mại và xây dựng Phương Trung, em đã phát ra 5 phiếu điều tratrắc nghiệm cho ban lãnh đạo của công ty và các nhân viên trong phịng tài chính - kếtoán Kết quả phiếu điều tra thu về được tổng hợp và tính tốn thơng qua bảng dướiđây.

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm tại Công ty TNHHthương mại và xây dựng Phương Trung

STT Câu hỏi điều tra trắc nghiệm

Có KhôngSốphiếuTỷ lệ(%)SốphiếuTỷ lệ(%)1 Theo ông (bà), cơ cấu vốn của công ty đã

được phân bổ hợp lý?

3 60 2 40

2 Theo ông (bà), hiện nay các phươnghướng đầu tư, các chính sách quản lý vốncủa cơng ty có thực sự đạt hiệu quả haykhơng?

2 40 3 60

3 Theo ơng (bà), cơng tác phân tích kinh tếtrong doanh nghiệp có cần thiết haykhơng?

5 100 0 0

4 Theo ơng (bà), cơng ty có cần phân tíchhiệu quả sử dụng vốn khơng hay khơng?

5 100 0 0

5 Theo ông (bà), doanh nghiệp đã đạt đượchiệu quả kinh doanh?

3 60 2 40

6 Theo ông (bà), hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp có góp phần thực hiện tốt kếhoạch lợi nhuận hay không?

4 80 1 20

7 Theo ơng (bà), có cần thiết phải nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp?

Trang 40

Nhận xét:

Bảng tổng hợp phiếu điều tra trên đã cho thấy phần nào vấn đề sử dụng vốn và côngtác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty.

- Về vấn đề sử dụng vốn

Qua bảng tổng hợp phiếu điều tra trên ta thấy rằng có 60% ý kiến cho rằng cơ cấu vốncủa công ty đã được phân bổ hợp lý, 40% cho rằng chưa hợp lý Năm 2016, Công tyTNHH thương mại và xây dựng Phương Trung có nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nợphải trả Điều này chứng tỏ cơng ty có khả năng tự chủ tài chính, là yếu tố thuận lợikhi cơng ty muốn huy động vốn vay để phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên các chính sách quản lý vốn của công ty lại được đánh giá là chưa thực sựhiệu quả (60% ý kiến cho rằng công ty quản lý vốn chưa hiệu quả) Nhân viên phịngkế tốn cho biết rằng công tác thu hồi nợ của khách hàng được đánh giá là chưa thật sựtốt, công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ khiến một nguồn vốn kinh doanhkhông nhỏ của công ty đang bị chiếm dụng Điều này làm giảm đi đáng kể hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh, cơng ty cần có giải pháp khắc phục trong việc thu hồi nợ.

- Về công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Qua bảng tổng hợp phiếu điều tra ta thấy rằng ban lãnh đạo và nhân viên phịng kếtốn đều cho rằng cơng tác phân tích kinh tế là cần thiết đối với cơng ty Và trong qtrình phân tích kinh tế, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần được đặcbiệt chú trọng, có đến 100% ý kiến cho rằng cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng vốntại cơng ty đóng vai trị quan trọng và cần thiết giúp cơng ty nhận thấy mình đã sửdụng vốn tốt hay chưa để có những chính sách điều chỉnh thích hợp

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN