1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty may 10 ctcp

56 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài khóa luận 1 2 Tình hình nghiên cứu 2 3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3 4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương[.]

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài khóa luận 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .3

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .6

1.1 Một số khái niệm cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6

1.1.1 Hợp đồng .6

1.1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa .6

1.1.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7

1.1.4 Giao kết hợp đồng MBHHQT 8

1.1.5 Thực hiện hợp đồng MBHHQT .8

1.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT .11

1.3.1 Luật quốc gia .11

1.3.2 Luật quốc tế 12

1.3.2.1 Điều ước quốc tế 12

1.3.2.2 Tập quán thương mại quốc tế 13

1.3.2.3 Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 14

CHƯƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 16

2.1 Pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng MBHHQT 16

2.1.1 Giao kết hợp đồng MBHHQT trực tiếp .16

2.1.2 Giao kết hợp đồng MBHHQT gián tiếp .17

Trang 2

2.2 Pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng MBHHQT .20

2.2.1 Giao hàng và chứng từ liên quan 21

2.2.1.1 Giao hàng 21

2.2.1.2 Giao chứng từ liên quan 22

2.2.2 Nhận hàng 23

2.2.3 Thanh toán 24

2.2.4 Chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro từ người bán sang người mua 25

2.2.4.1 Thời điểm chuyển quyền sở hữu 25

2.2.4.2 Thời điểm chuyển rủi ro .27

2.2.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng MBHHQT .30

2.2.5.1 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 30

2.2.5.2 Các hình thức trách nhiệm 30

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 34

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT .34

3.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10 35

3.2.1 Khái quát hoạt động mua bán hàng hóa qc tế của Tổng cơng ty may 10 35

3.2.2 Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT ở Tổng công ty may 10 .36

3.2.2.1 Thực tiễn giao kết hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10 .36

3.2.2.2 Thực tiễn thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10 39

3.2.2.3 Một số tồn tại trong thực tiễn thực hiện giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQTtại Tổng cơng ty may 10 41

3.3 Một số đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT .41

Trang 3

3.3.1.1 Hoàn thiện, đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng

MBHHQT 42

3.3.1.2 Hoàn thiện quy định về khái niệm, nội dung hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế 43

3.3.1.3 Hồn thiện quy định về chủ thể hợp đồng mua bán quốc tế .43

3.3.1.4 Phê chuẩn các điều ước quốc tế về thương mại 44

3.3.1.5 Giảm bớt thủ tục hải quan 45

3.3.2 Đề xuất về phía Tổng cơng ty may 10 45

3.3.2.1 Đối với nghiệp vụ đàm phán và giao kết hợp đồng 45

3.3.2.2 Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT .46

KẾT LUẬN 47

PHỤ LỤC 48

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài khóa luận`

Từ trước tới nay, hoạt động thương mại ln giữ vai trị quan trọng và là nền tảngcho sự phát triển của mọi quốc gia Vì vậy, tất cả các nước trên thế giới đều nỗ lực nhằmthúc đẩy hoạt động thương mại trong và ngoài nước Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xuhướng đó, điều đó đã được thể hiện rõ trong q trình xúc tiến gia nhập tổ chức thươngmại quốc tế WTO trong năm 2006 Cùng với sự rằng sự giao lưu giữa các nước trên thếgiới ngày càng được mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và tồn cầu hóa nền kinh tế thếgiới thì hoạt động thương mại khơng cịn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà là phạm vitoàn cầu và khu vực Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi doanh nghiệptrong nước phải mở rộng các mối quan hệ xã hội Trong đó các bên thiết lập với nhaunhững quan hệ, chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất, hàng hóa… nhằm đáp ứng nhucầu các bên và đi đến lợi ích tối ưu nhất Việc thiết lập quan hệ đó được thực hiện thôngqua các hợp đồng mua bán hàng hóa

Từ lâu, hợp đồng mua bán hàng hóa đã trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu cho cácthương nhân, thể hiện hầu hết các quan hệ mua bán của các bên trong nhiều lĩnh vực Vớinhu cầu phát triển hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa càng đóng vai trị quan trọnghơn nữa khi mà hợp đồng mua bán hàng hóa khơng cịn bị bó hẹp trong phạm vi mộtquốc gia mà đã mở rộng thành những hợp đồng mua bán hàng hóa phạm vi quốc tế Vớiđà phát triển hiện tại của nền kinh tế nước ta, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ngàycàng phát triển và giữ vai trò quan trọng Trong hoạt động MBHHQT việc giao kết vàthực hiện hợp đồng MBHHQT là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết địnhxem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không, và cũng liên quan lớn đến việcthực hiện như thế nào, cũng như kết quả của việc giao dịch Vì thế một hợp đồngMBHHQT là thứ tiên quyết và tối quan trọng đối với các giao dịch quốc tế Tuy nhiêntrong quá trình giao kết thực hiện cịn gặp nhiều khó khan do pháp luật điều chỉnh hợpđồng MBHHQT của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, không đáp ứng được tốc độ hộinhập quốc tế nên cần phải có các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật nước tavề giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.

Trang 5

em đã chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty may 10 - CTCP” làm cơng trình nghiên

cứu cho khố luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Những vấn đề pháp lý về hoạt động MBHHQT nói chung và hợp đồng MBHHQTnói riêng đã được đề cập trong giáo trình của một số trường đại học như Giáo trình LuậtThương mại của Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…nhưng mới chỉ dừng lại ở việc trang bị các kiến thức cơ bản Bên cạnh đó cúng đã cónhiều cơng trình nghiên cứu chất lượng liên quan đến vấn đề này Những nghiên cứu nàyđã có những thành cơng nhất định, góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận và nâng cao hiệuquả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Một số tác phẩm đề cậpđến đề tài cần được quan tâm như:

Nguyễn Thị Tuyết Giang (2008), “Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế”, Luận văn thạc sĩ luật học Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn tập

trung vào các vấn đề lý luận chung liên quan đến xác định pháp luật áp dụng trong hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế, thực trạng pháp luật áp dụng trong các hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế và đưa ra một số giải pháp Bài luận văn chỉ đi sâu vào việc xácđịnh pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đề cập đếncác vấn đề như giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những bất cậpcịn tồn tại của pháp luật điều chỉnh nội dung này.

Nguyễn Văn Quang (2014), “So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980”, Luận văn thạc sĩ luật

học Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn khái quát chung về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980, so sánh các nộidung cụ thể của Công ước Viên 1980 với pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Có thể thấy bài luận văn đã đưa ra sự so sánh,đánh giá dựa trên quá trình phân tích cụ thể từng nội dung trong các quy định của pháp luậtViệt Nam và Công ước Viên 1980 Tuy nhiên bài luận văn của tác giả vẫn chưa đề cập đếnvấn đề áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thực tiễn.

Nguyễn Uy Pháp (2014), “Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế theo Cơng ước Viên 1980 – CISG”, Nghiên cứu khoa học sinh viên Bài nghiên

Trang 6

chung, bài nghiên cứu chỉ lựa chọn vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế theo Cơng ước Viên 1980 – CISG mà chưa phân tích các quy phạm pháp luật trongnước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Ngồi các tác phẩm nêu trên, cịn có nhiều luận văn, cơng trình nghiên cứu về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tuynhiên cá nhân em vẫn mong muốn bài nghiên cứu của bản thân có thể đem đến một khía

cạnh mới mẻ và rõ ràng hơn về vấn đề này, vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài "Pháp

luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - thực tiễn áp dụngtại Tổng công ty may 10 - CTCP" để thể hiện được những quan điểm, đánh giá riêng của

bản thân về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và thựctiễn thực hiện tại một công ty cụ thể.

3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình đầy biến động của nềnkinh tế nước nhà, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là mộtnhu cầu tất yếu Đây cũng là giải pháp góp phần bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệpthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; giảm thiểu các vi phạm hợp đồng xảy ra;dễ dàng hơn trong xác định trách nhiệm pháp lý; tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợithu hút các doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng hiện nay là vô cùng cần thiết

Bằng việc tham khảo các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đi trước khác và quá trình tìmhiểu, thực tập tại Tổng công ty may 10 cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viênThS Đỗ Hồng Quyên, đề tài nghiên cứu này tập trung vào phân tích một số nội dungpháp luật về hợp đồng MBHHQT, tìm hiểu về nội dung, hình thức, quá trình giao kết vàthực hiện của một hợp đồng MBHHQT, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng MBHHQT Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng thực hiện các quy phạm phápluật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT Sau đó đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật về giaokết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Tổng công ty may 10 và đề ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHHQT.

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

và thực tiễn thực hiện những quy định đó trong nội dung các bản hợp đồng MBHHQTgiữa Tổng công ty may 10 với các đối tác của Tổng công ty.

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khố luận là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễncủa pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT; trên cơ sở đó đề ra các giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHHQT để đảm bảo thực thi có hiệu quảtrên thực tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thịtrường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hợp đồng MBHHQT, hiệu quả củaviệc tuân thủ pháp luật về việc ký kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.

Phân tích, đánh giá, và trên cơ sở lý luận, thực tiễn tại công ty đề xuất những giảipháp nhằm giúp Tổng công ty may 10, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong việcký kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.

Đánh giá những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyênnhân dẫn đến để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp công ty nâng cao hiệu quả ápdụng pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.

Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau.

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, bài

viết tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế và các vấn đề liên quan (bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản củapháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; thực trạng pháp luật và thực tiễn ápdụng pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế tại Tổng cơng ty may 10 trong giao kết và thựchiện hợp đồng; một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

Không gian nghiên cứu: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trong

pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và các điều ước quốc tế… Tuy nhiên để thuận lợihơn cho việc nghiên cứu, bài khóa luận chủ yếu nghiên cứu pháp luật Việt Nam điềuchỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các điều khoảnvà Cơng ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; thựctrạng giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tai Tổng công ty may 10

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minhđề tài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp thu nhập, phân tích,tổng hợp, thống kê chọn lọc Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phầnkhác nhau của đề tài.

Phương pháp thu thập dữ liệu, thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các dữ liệu có

sẵn từ các phương tiện thơng tin đại chúng như: sách, báo, internet…Ngồi ra, đề tài cịn

sử dụng các báo cáo tổng kết của Tổng công ty may 10 – CTCP Thu thập thông tin sơ

cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách hỏi ý kiến của các chuyên gia, các anh chịcó kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thảo luậnnhóm với các sinh viên có chung vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, chọn lọc, tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu đã thu thập

được, tiến hành tổng hợp dữ liệu, chọn lọc những dữ liệu cần thiết để tiến hành phân tích,đưa vào bài.

Phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu: Dựa vào các dữ liệu đã thu thập và tổng

hợp có chọn lọc, tiến hành phân tích dữ liệu, so sánh với những thơng tin, dữ liệu, vănbản quy phạm pháp luật đã được ban hành để tìm ra những ưu, khuyết điểm của vấn đềnghiên cứu, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện cho đề tài khóa luận của mình.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: nhằm nắm bắt được những khó khăn,

vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực tiễn hoạt động giao kết và thực hiệnhợp đồng tại Tổng công ty may 10 – CTCP.

6 Kết cấu khóa luận

Ngồi phần lời mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, nội dung của bài khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và Pháp luật

điều chỉnh Hợp đồng MBHHQT

Chương 2: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy

định của pháp luật Việt Nam

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật điều chinh hợp đồng mua bán hàng hoá

Trang 9

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾVÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Một số khái niệm cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Hợp đồng

Thuật ngữ “hợp đồng” (contractus) có nghĩa là ràng buộc, xuất hiện đầu tiên ở LaMã vào khoảng thế kỷ V – IV trước công nguyên Sau khi đế quốc La Mã tan rã, cácnước châu Âu đã chấp nhận dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ La Mã Xuất pháttừ thuật ngữ “contractus”, trong tiếng Anh thuật ngữ này được gọi là “contract”, trongtiếng Pháp là “contrat”, tiếng Nga là “kontrakt”… Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiếnthuật ngữ này có thể gọi là “khế ước” và đến ngày nay từ “hợp đồng” đã trở nên gần gũihơn sau quá trình phát triển của hệ thống pháp luật nước ta.[1]

Về khái niệm hợp đồng, cũng có nhiều quan điểm khác nhau theo thời gian TheoBộ luật dân sự đầu tiên trên thế giới (Bộ luật dân sự Pháp năm 1804) thì: “Hợp đồng là sựthỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao một vật, làm hay không làm mộtcông việc” hoặc theo Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1994: “Hợp đồng là sự thỏathuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự”… Với Việt Nam, nếu như trước đây khái niệm “khế ước” cịn chưa để lại nhiềudấu ấn thì sau khi cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm “hợp đồng” đã thực sự thể hiện được vị trí củanó trong đời sống xã hội Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng dânsự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự”

Theo đó, có thể định nghĩa hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các chủ thểnhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

1.1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa

Trước hết, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua cónghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.[2]

Trang 10

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằmxác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa.Luật thương mại nước ta không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trongthương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sựđể xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo Điều 428 Bộ luật dân sự năm2005, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩavụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trảtiền cho bên bán Hàng hóa được hiểu là động sản cho nên hàng hóa thuộc tài sản và cóphạm vi hẹp hơn tài sản Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mạimột dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Có thể xem xét các đặc điểm của hợpđồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản Theo đó đặcđiểm của hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng ưng thuận và là hợp đồng song vụ cótính đền bù.

1.1.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Pháp luật quốc tế và pháp luật các nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối vớikhái niệm này song đều thống nhất chung một quan điểm rằng hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế là hợp đồng có tính quốc tế Một số cơng ước quốc tế đã định nghĩa về hợpđồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế như sau:

Điều 1 Công ước La Haye năm 1964 (Công ước về Luật thống nhất về thiết lậphợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình) quy định: “Hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thươngmại ở các nước khác nhau và hàng hóa trong hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới,hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”

Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế cũng gián tiếp định nghĩa về loại hợp đồng này khi quy định “Công ước này ápdụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hố được ký kết giữa các bên có trụ sởthương mại tại các quốc gia khác nhau”[3] Khác với Công ước La Hye năm 1964, các yếutố như địa điểm ký kết hợp đồng, việc dịch chuyển qua biên giới đối với đối tượng củahợp đồng không được Công ước Viên năm 1980 đề cập tới Công ước Viên năm 1980cho thấy tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được xác địnhbởi yếu tố duy nhất là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc giakhác nhau

Trang 11

giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hố có yếu tố nước ngồi mà thơng qua đó, thiếtlập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.

Ngồi các cơng ước qc tế, với hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng tồn tạinhững quan điểm khác nhau về tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Theo pháp luật Pháp việc xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa đượccăn cứ vào tiêu chí kinh tế hoặc pháp lý Về tiêu chí kinh tế, một hợp đồng được coi làhợp đồng quốc tế khi nó tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tươngứng giữa hai nước Về tiêu chí pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếunó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú củacác bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh tốn[4] Cịn ở Việt Nam, căncứ theo Luật thương mại năm 2005 thì mua bán hàng hố quốc tế được thực hiện dướicác hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyểnkhẩu[5]; qua đó gián tiếp bác bỏ quốc tịch khi xác định hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế.

Như vậy, hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế Việc sử dụng khái niệm này vẫn phải dựa trên căn cứ pháp lý là các nguồnluật khác nhau điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế

1.1.4 Giao kết hợp đồng MBHHQT

Giao kết hợp đồng dân sự là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theohình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, được pháp luật thừa nhận nhằm xácđịnh quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 389 luật dân sự quy định về nguyên tắc giao kết hợpđồng dân sự).

Giao kết hợp đồng MBHHQT là q trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các chủthể là thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau theo hình thức, nội dung,nguyên tắc, trình tự nhất định, được pháp luật thừa nhận nhằm xác định quyền và nghĩavụ dân sự.

1.1.5 Thực hiện hợp đồng MBHHQT

Trang 12

hợp đồng tại điều 412, đó là các nguyên tắc:

Một là, nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng, bao gồm thực hiện đúng đối tượng

của hợp đồng, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức thực hiện vàcác thỏa thuận khác mà các bên đã cam kết Việc thực hiện không đúng hợp đồng sẽ bịcoi là vi phạm hợp đồng, là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và có thể gây thiệt hại chocác bên tham gia.

Hai là, nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tácvà có lợi nhất cho các bên đảm bảo tin cậy lẫn nhau Nguyên tắc này có ý nghĩa nhằm

ngăn chặn sự tối nghĩa trong hợp đồng để làm lợi cho một bên Việc thực hiện hợp đồngkhông chỉ đòi hỏi sự trung thực của các bên mà còn cần đến tinh thần hợp tác giúp đỡ, tincậy lẫn nhau Nhằm đảm bảo hợp đồng thực hiện một cách thuận lợi nhất, tạo lợi ích lớnnhất cho các bên.

Ba là, nguyên tắc thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhànước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích của người khác Mặc dù cho phép các chủ thể

tự do tham gia quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, pháp luật quyđịnh nguyên tắc này nhằm giới hạn sự tự do của các chủ thể khi thực hiện hợp đồng nhằmkết hợp hài hịa giữa các lợi ích trong xã hội.

Thực hiện hợp đồng MBHHQT là thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được phát sinh trong

hợp đồng MBHHQT Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2 Đặc điểm cúa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1.2.1 Chủ thể

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các chủ thể của hoạt động kinhdoanh quốc tế, có thể là các thể nhân, pháp nhân, trong một số trường hợp nhất định, Nhànước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này Tính quốc tế của các chủ thể của hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thươngmại trong từng trường hợp Việc các bên có quốc tịch, có nơi cư trú hoặc trụ sở thươngmại ở các nước khác nhau được xét là một trong những căn cứ xác định yếu tố quốc tếcủa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Trang 13

1.2.2Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng được quy định rất khác nhautrong pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế Có hệ thống pháp luật u cầu bắt buộchình thức cảu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản nhưngcũng có hệ thống pháp luật khơng có bất kì u cầu nào về hình thức hợp đồng Theo đó,hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hìnhthức, kể cả bằng lời khai của nhân chứng Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý là ngay trongkhái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có cách quan niệm rộng, hẹp khác nhau vềnhững dạng vật chất nhất định chứa thông tin nào được coi là “văn bản” (thực tiễnthương mại quốc tế thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản: Bảnfax; điện tín, điện tốn; tài liệu mềm …)

Tuy nhiên, để tránh những hiểu lầm khi thực hiện hợp đồng, thông thường mọithỏa thuận đều được ghi lại thành văn bản, nhất là trong trường hợp mua bán hàng hóaquốc tế, khi các bên thường khơng có cùng tiếng nói, khơng cùng một hệ thống pháp luậtvà có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau

1.2.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là tổng hợp các quyền và nghĩavụ của các bên trong hợp đồng (bên bán và bên mua), được hình thành trong quá trìnhthương lượng, thoả thuận và đi đến kí kết hợp đồng Nội dung của hợp đồng MBHHQTphải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên.

Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồn luậtđiều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng Nếu khơngquy định trong hợp đồng thì việc xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng sẽ áp dụngquy tắc xung đột pháp luật: “luật nước người bán”; “luật nơi xảy ra tranh chấp”; “luật nơiký kết hợp đồng”; “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”.

Trang 14

1.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT

Trước khi giao kết hợp đồng MBHHQT, các chủ thể luôn phải tìm hiểu trong hồncảnh đó hợp đồng qui định họ có những quyền và nghĩa vụ gì, như thế nào? Nếu một hợpđồng MBHHQT khơng chặt chẽ thì khả năng xảy ra tranh chấp là rất lớn, các bên dễ viphạm hợp đồng Trên thực tế, một hợp đồng MBHHQT dù được soạn thảo hoàn chỉnh,chi tiết đến đâu cũng khơng tiên liệu trước được mọi tình huống có thể phát sinh trongq trình thực hiện Khi đó, những vấn đề phát sinh sẽ dựa vào cơ sở nào để giải quyếtnếu như trong hợp đồng không qui định hoặc qui định không đầy đủ Nếu là hợp đồngmua bán hàng hố trong nước thì thơng thường luật quốc gia là cơ sở Nhưng nếu là hợpđồng MBHHQT thì không đơn giản Để giải quyết vấn đề này, theo sự thoả thuận của cácbên tham gia hợp đồng, nguồn luật Điều chỉnh có thể là luật quốc gia, luật quốc tế, tậpquán thương mại quốc tế hay tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại.

1.3.1 Luật quốc gia

Luật quốc gia ở đây được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia Vídụ: Nếu pháp luật Việt Nam được áp dụng thì khơng chỉ áp dụng luật Thương mại mà làtoàn bộ pháp luật Thương mại, rộng hơn nữa là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT trong các trường hợp:

 Nếu Điều ước quốc tế mà quốc gia của chủ thể tham gia ký kết hoặc thừanhận có qui định về Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT, thì luật đó đươngnhiên được áp dụng mà khơng phụ thuộc vào sự đàm phán và thoả thuận của các chủ thể.

 Các bên thoả thuận trong hợp đồng MBHHQT cho phép áp dụng luật quốcgia.

 Nếu các bên không đạt được bất kỳ một thoả thuận nào về luật áp dụng thì cơquan thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ tự mình lựa chọn luật áp dụng căn cứ vào quiphạm xung đột của nước mình

 Trường hợp do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà cácbên có thể thoả thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi ký hợp đồng hoặc thậm chí sau khiđã phát sinh tranh chấp (khi đó các bên vẫn có quyền thoả thuận đưa tranh chấp ra xét xửtheo trình tự trọng tài và quyết định áp dụng luật quốc gia nào để giải quyết tranh chấpmà hợp đồng chưa qui định về cơ quan giải quyết tranh chấp).

 Có một vấn đề cần lưu ý là là tất cả các nước trên thế giới đều không chophép áp dụng pháp luật nước ngồi khi có lý do phải bảo vệ trật tự cơng cộng nước mìnhdù qui phạm xác định dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.

Trang 15

mua, luật của nước thứ ba hoặc luật của bất kỳ nước nào khác có quan hệ với hợp đồng,chẳng hạn như luật của nơi ký hợp đồng, nơi thực hiện nghĩa vụ….

Khi lựa chọn pháp luật của một nước thứ ba, phải có hiểu biết về luật pháp củanước đó Cần phải biết luật đó bảo vệ quyền lợi của người bán, người mua, luật đó có tráivới chế độ chính trị hay vi phạm quyền lợi của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng hay không

Ở Việt Nam, luật quốc gia có liên quan đến hợp đồng MBHHQT là luật Thươngmại 2005, bộ luật Hàng hải, bộ luật Dân sự 2005, luật thuế xuất nhập khẩu, … Ngoài racòn hàng loạt các nghị định, nghị quyết, qui định, thông tư như NĐ số 12/2006/NĐ-CPngày 23 tháng 1 năm 2006, Nghị định 187/2013/NĐ-CP nhằm qui định hoặc chi tiết hoáhướng dẫn việc thi hành các bộ luật này.

1.3.2 Luật quốc tế

1.3.2.1 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu làgiữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập những qui tắc pháp lýbắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hoặc từ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau Điều ước quốctế về thương mại có vai trị hết sức quan trọng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hố quốc tế, nó là cơ sở pháp lý quan trọng đối với hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế được thiết lập giữa các doanh nghiệp của các quốc gia đó, là cơ sở đểtăng cường mối quan hệ thương mại trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể mà các quốc giatham gia vì mục đích tăng cường hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế.

Mặc dù vậy, trong tư pháp quốc tế, Điều ước quốc tế không phải là nguồn luật chủyếu chiếm ưu thế, vì để ký kết một Điều ước quốc tế cần có những điểm tương đồng vềlợi ích trên cơ sở tương quan lực lượng giữa các quốc gia và còn những trở ngại về phongtục tập quán, nhưng đây là cách hữu hiệu nhất để giải quyết xung đột pháp luật, chúng cótác động chủ đạo và trực tiếp đối với hoạt động MBHHQT.

Điều ước quốc tế có thể phân chia thành Điều ước song phương và Điều ước đaphương hoặc cũng có thể phân chia thành Điều ước quốc tế Điều chỉnh trực tiếp và Điềuước quốc tế Điều chỉnh gián tiếp.

Trang 16

Đối với các Điều ước điều chỉnh trực tiếp như công ước Viên 1980, công ướcLahaye, … Sau khi đã tham gia Điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên phải thi hànhĐiều ước quốc tế có giá trị áp dụng bắt buộc trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia đó Các quiphạm luật quốc gia ban hành phải phù hợp với Điều ước quốc tế (nguyên tắc nội luật hố).

Trong lĩnh vực mua bán hàng hố quốc tế có một số điều ước quốc tế tiêu biểu:

- Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành viên

Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ

của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về

mua bán hàng hố quốc tế ngày 1/1/1980 Đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn công

ước này.

- Quy tắc La Haye ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hànghố quốc tế.

- Cơng ước Rơma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đượcký tại Rôm ngày 19/6/1980.

- Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế được ký ở MehicoCity ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc tế Liên Mỹ về tư pháp quốc tế tổchức tại Mehico City(6)

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mại song phương.

Trong đó phải kể đến: Hiệp định Bn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định

thương mại chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, điều khoảnliên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng Việc ký kết các hiệpđịnh thương mại, là thành viên của các công ước quốc tế sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi vàthống nhất cho hoạt động MBHHQT giữa các thương nhân Việt Nam với các thươngnhân nước ngoài(7)

1.3.2.2 Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được lặp đi lặp lại trong mộtthời gian dài được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng rãi trong những hoạt động

6 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án” NXB Thanh Niên 2004.Trang 23.

Trang 17

thương mại nhất định Thông thường thói quen thương mại được cơng nhận là tập qnthương mại quốc tế khi thoả mãn Điều kiện:

 Thói quen được phổ biến được áp dụng thường xuyên và có tính chất ổn định. Thói quen duy nhất về từng vấn đề ở từng địa phương, từng quốc gia haytrong từng khu vực.

 Thói quen có nội dung cụ thể rõ ràng dựa vào đó có thể xác định được quyềnvà nghĩa vụ của các bên.

Tập quán thương mại quốc tế trở thành nguồn luật để Điều chỉnh các quan hệ hợpđồng mua bán hàng hoá ngoại thương trong các trường hợp sau:

 Được các bên thoả thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng. Được qui định trong Điều ước quốc tế.

 Hoặc trong trường hợp hợp đồng khơng có qui định gì vấn đề đang tranh chấpvà Điều ước quốc tế liên quan với luật quốc gia được dẫn chiếu không qui định gì.

Điều 13 luật Thương mại Việt Nam 2005 qui định: “Trong trường hợp pháp luậtkhơng có qui định, các bên khơng có thoả thuận và khơng có thói quen đã được thiết lậpgiữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyêntắc qui định trong luật này và trong bộ luật Dân sự”.

Tập quán thương mại quốc tế chung và phổ biến là: Điều kiện thương mại quốc tế(Incoterms 2010), Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500), Quitắc về nhờ thu (URC).

Tập quán thương mại quốc tế là tập quán thương mại được nhiều nước công nhậnvà áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều khu vực Trong các hợp đồng xuất nhập khẩuthường dẫn chiếu tới tập quán thương mại quốc tế trong Incoterms do Phịng Thương mạivà Cơng nghiệp quốc tế biên soạn vào năm 1936, sửa đổi bổ sung vào các năm 1953,1967, 1980, 1990, 2000 và gần đây nhất là Incortems năm 2010 - qui định về Điều kiệngiao hàng, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, như: chi phí trong giao nhận hànghố giữa các bên, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua Ngoài ra ngườita còn áp dụng Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do phịngThương mại và Công nghiệp quốc tế ban hành.

1.3.2.3 Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại

Trang 18

được coi là nguồn của pháp luật, nhưng đối với một số nước như Anh, Mỹ thì tiền lệpháp được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật.

Trang 19

CHƯƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁQUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1 Pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng MBHHQT

Để đưa ra một bản hợp đồng hợp lý, đảm bảo quyền lợi các bên, các bên thườngphải trải qua một quá trình thương lượng, đàm phán Có thể trực tiếp và gián tiếp vớinhiều phương thức khác nhau, có thể bằng thư từ, điện thoại, fax, … Mỗi phương thức cóưu nhược điểm nhất định Vì vậy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọnphương thức thích hợp Việc ký kết theo phương thức gián tiếp hay trực tiếp thường tuântheo những bước nhất định tùy theo nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hốquốc tế có thể được giao kết bằng các phương thức trực tiếp, gián tiếp hoặc giao kết

thông qua thương mại điện tử

2.1.1 Giao kết hợp đồng MBHHQT trực tiếp

Giao kết hợp đồng MBHHQT bằng phương thức trực tiếp là việc các bên thamgia giao kết hợp đồng MBHHQT cử người đại diện để trực tiếp gặp nhau tại một địađiểm xác định để cùng bàn bạc, thương lượng và thoả thuận thống nhất về các nộidung của hợp đồng MBHHQT (nội dung hợp đồng MBHHQT phải tuân thủ theopháp luật Việt Nam) và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện cho thươngnhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quyđịnh, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lậptheo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện Phạm vi đại diện theo ủyquyền được xác lập theo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịchtrong phạm vi đại diện Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phảihoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi quy địnhcủa sự ủy quyền (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005).

Trang 20

Đối với hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bênđã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Các bên có thể sử dụng những chứng cứ hợppháp để chứng minh việc các bên đã thỏa thuận.

2.1.2 Giao kết hợp đồng MBHHQT gián tiếp

Giao kết hợp đồng bằng phương thức gián tiếp là việc các bên không trực tiếp gặp

nhau để bàn bạc, thoả thuận mà thực hiện trao đổi qua các tài liệu giao dịch như cơngvăn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng…có ghi rõ nội dung cơng việc cần giao dịch.Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn: Đề nghị giaokết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Những vấn đề này không đượcLuật Thương mại 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 sẽđược áp dụng, và áp dụng chung cho cả hợp đồng MBHHQT.

 Đề nghị giao kết hợp đồng: có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của một

Trang 21

lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lựctrong trường hợp: bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; hết thời hạn trả lờichấp nhận; khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; khi thơng báovề việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đềnghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời9.

 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự

trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung củađề nghị Theo điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định thì: Hợp đồng dân sự được giao kếtvào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết Hợp đồng dân sự cũngxem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng,nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lựckhi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhận đượctrả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận sau này được coi là đề nghị mới của bênchậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đến chậmvì lý do khách quan thì thơng báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng này vẫn cóhiệu lực.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thơng báo chấp nhận giao kết hợpđồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lờichấp nhận giao kết hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm đạt được sự thỏa thuậnđược xác định khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong mộtsố trường hợp sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng cóthể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lờichấp nhận giao kết hợp đồng (theo khoản 2 điều 404 BLDS năm 2005) Tuy nhiên theoCISG thì sự im lặng hoặc khơng hành động của người nhận được chào hàng không đượccoi là chấp nhận chào hàng (Điều 14 khoản 1).

Trang 22

định hợp đồng mua bán hàng hóa phải có những điều khoản chủ yếu nào Ngồi ra, CISGcịn quy định rất rõ tại điều 19.3 về nội dung của chấp nhận chào hàng, qua đó có thể xácđịnh được những sửa đổi bổ sung nào của chấp nhận chào hàng là cơ bản khiến cho chấpnhận chào hàng đó trở thành một chào hàng mới Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005khơng có quy định cụ thể như vậy Ngoài ra, do yêu cầu của thực tiễn thương mại quốctế, CISG còn đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng khi ngàycuối cùng của chào hàng lại rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ, trong khi luật Việt Namkhơng quy định gì về vấn đề này.

2.1.3 Giao kết hợp đồng MBHHQT qua thương mại điện tử

Bên cạnh hai phương thức trực tiếp và gián tiếp, trong thực tiễn hoạt động thươngmại còn có phương thức giao kết qua thương mại điện tử Ta nhận thấy rằng khi nói đếnhình thức hợp đồng MBHHQT điều 3 khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005quy định về “hình thức giá trị pháp lý tương đương văn bản” Thực chất điều này là nóivề hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký dưới dạng hợp đồng điệntử Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồngđược thiết lập dưới dạng thơng điệp dữ liệu” Nói cách khác, hợp đồng điện tử là hợpđồng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử như thư điện tử, điện báo, fax, telex,thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Điều này có nghĩalà pháp luật thương mại Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký bằng fax, thư điệntử có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản Theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13và Điều 14 Luật Giao dịch điện tử thì các thơng tin trong thơng điệp dữ liệu khơng bị phủnhận giá trị pháp lý chỉ vì thơng tin đó được thể hiện thơng điệp dữ liệu Thơng điệp dữliệu này có giá trị như văn bản, có giá trị như bản gốc và có giá trị làm chứng cứ.

Trang 23

Luật Giao dịch điện tử chỉ có một điều quy định về thừa nhận giá trị pháp lý của chữ kýđiện tử và chứng thư điện tử nước ngoài

Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng (thường được gửidưới dạng một đơn chào hàng) được chấp nhận Đối với hợp đồng điện tử, các vấn đề cóthể phát sinh khi một đơn chào hàng hoặc một sự chấp nhận bị mạo danh bởi một ngườinào đó khơng có thẩm quyền về mặt pháp lý để ràng buộc công ty với hợp đồng Trongmột số trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng đượcký bởi một chữ ký không đảm bảo an tồn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản,chữ ký là một bản quét chữ ký viết tay, v.v… Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệpcần có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu nhằm tránh những rủi rocó thể phát sinh Nếu doanh nghiệp khơng có sự xác nhận lại như thế hoặc khơng cónhững thủ tục ràng buộc, rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tincủa bên đối tác để gửi đơn chào hàng hoặc đơn đặt hàng giả Nếu thực hiện việc giaohàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo những đơn chào hàng, đơn đặt hàng đó, doanh nghiệpsẽ gánh chịu thiệt hại về vật chất do gặp rủi ro khơng lấy được tiền hàng.

Bên cạnh đó, đối với hợp đồng điện tử, vấn đề về lưu trữ chữ ký điện tử cũng là vấnđề phức tạp Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử cần phải có sự đảm bảo về việc bảomật cho các chữ ký dạng này được lưu giữ trong các máy vi tính vì trong trường hợp bấtkỳ, nếu một người nào tiếp cận được với chữ ký đó và dùng nó để ký hợp đồng thì doanhnghiệp khơng cịn cách nào khác là phải công nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử đã kýkết trước đối tác của mình, về mặt pháp lý, dù điều đó bất lợi cho mình Hoặc nếu doanhnghiệp để lọt mật mã vào tay người khác, người này có thể giả mạo doanh nghiệp để giaokết hợp đồng điện tử với đối tác Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thểsẽ chịu rất nhiều rủi ro như: mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng khơng phảido mình ký, đối tác khơng tin tưởng v.v…

2.2 Pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng MBHHQT

Các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng sau khihợp đồng được xác lập và có hiệu lực pháp lý Cùng với các nguyên tắc cơ bản trong hoạtđộng thương mại (Mục 2 Điều 10-15 Luật Thương mại 2005), nguyên tắc thực hiện hợpđồng dân sự (Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng MBHHQT nói riêng phải đượcthực hiện một cách trung thực, trên tinh thần họp tác cùng có lợi.

Trang 24

thư tín dụng nếu hợp đồng có thoả thuận phương thức thanh tốn này.

Các vấn đề cần quan tâm của quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT là : Giaohàng và chứng từ liên quan, nhận hàng, thanh toán, chuyển quyển sở hữu và rủi ro từngười mua sang người bán và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT.

2.2.1 Giao hàng và chứng từ liên quan

Theo điều 34 Luật thương mại 2005 quy định giao hàng và chứng từ liên quan đếnhàng hóa thì bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về sốlượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.Trường hợp khơng có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liênquan theo quy định của Luật này.

2.2.1.1 Giao hàng

Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồngBHHQT Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều nhằm mục đích thực hiệnnghĩa vụ giao hàng cho người mua Khi thực hiện giao hàng cần giao đúng địa điểm vàthời hạn như thỏa thuận.

 Giao hàng đúng địa điểm

Điều 35 LTM 2005 quy định về địa điểm giao hàng Theo đó thì bên bán có nghĩavụ giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu khơng có trong thỏa thuậnthì thực thi theo luật định Địa điểm giao hàng cần được xác định rõ trong hợp đồng muabán và địa điểm này thường tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở Ví dụ khi so sánh hai điềukiện giao hàng CIF và DDU, trong hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF trách nhiệmgiao hàng của bên bán được hoàn thành khi hàng hoá được giao lên tàu ở cảng đi Theođiều kiện DDU bên bán chịu mọi rủi ro cho đến tận khi hàng hoá tới cảng đến và thanhtốn tồn bộ cước phí tới tận điểm đích…

 Giao hàng đúng thời hạn

Trang 25

thuận trong hợp đồng hoặc khi được người mua chấp nhận  Trường hợp giao hàng trước hạn

Theo điều 38 LTM 2005 quy định, trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạnđã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bênkhơng có thỏa thuận khác Trên thực tế thì bên mua thường nhận hàng ngay khicó thể vì việc vận chuyển trong thương mại quốc tế ln có nhiều sự biến,không thể đảm bảo đến đúng hạn.

2.2.1.2 Giao chứng từ liên quan

Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa trởnên có giá trị hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy địnhcủa hợp đồng và luật áp dụng được coi là hành vi quan trọng trong nghĩa vụ củangười bán Việc giao chứng từ được thực hiện với các trách nhiệm sau:

 Giao chứng từ đúng thời gian

Giao chứng từ đúng thời hạn cũng quan trọng như giao hàng đúng thời hạn, bởinếu đã giao hàng mà khơng giao chứng từ thì hàng hóa khơng thể lưu thơng trênthị trường Giao hàng và giao chứng từ là hai việc độc lập nhưng cùng chungmột mục đích là làm cho hàng hóa được chuyển giao hoàn hảo cho bên mua.

 Giao chứng từ đúng địa điểm

Chứng từ cũng là một dạng vật chất, chính vì thế nó có thể bị phá hủy hoặc thấtlạc Bởi vậy, việc giao chứng từ cần thực hiện nghiêm ngặt, tức là địa điểm giaohàng quan trọng thế nào thì địa điểm giao chứng từ quan trọng như vậy Khichứng từ bị giao sai địa điểm thì nó sẽ bị thất lạc và khơng thể khắc phục nhưviệc giao hàng hóa sai địa điểm.

 Giao chứng từ trước thời hạn

Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hóa đến trước thời hạnthỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từnày trong thời hạn cịn lại Khi bên bán khắc phục thiếu sót mà gây bất lợi hoặcphát sinh chi phí bất hợp lý thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bấtlợi hoặc chịu chi phí đó.

Trang 26

quan đến hàng hoá từ Điều 31 đến Điều 34 của Cơng ước Theo đó, bên bán có nghĩa vụgiao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian Thời giannày là thời điểm mà các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồngthì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng sốlượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng Về địa điểm giaohàng, nếu các bên khơng thoả thuận thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều 31Công ước Ngồi ra, người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đếnhàng hoá đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng.Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thờihạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ vớiđiều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vơ lý nào

2.2.2 Nhận hàng

Theo điều 56 LTM 2005 quy định, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuậnvà thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng Vấn đề này cũng đượcquy định tại Điều 60 Cơng ước Viên 1980 Theo đó, bên mua phải thực hiện mọi hành vitạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá.

Nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ theo đó mà người mua phải chuẩn bị đầy đủ phươngtiện đồng thời thực hiện những thủ tục cần thiết để người bán thực hiện nghĩa vụ giaohàng và bên mua phải tiếp nhận hàng Khi người bán mang hàng đến địa điểm đúng quyđịnh và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụcủa mình là nhận hàng Để thực hiện việc sẵn sang tiếp nhận hàng hóa, người mua phảitiến hành chuẩn bị mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, chuẩn bị kho bãi…

Trang 27

Sau khi giám định hàng hóa, nếu hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, người muacó quyền từ chối nhận hàng, có thể từ chối cả lơ hàng hoặc một phần lơ hàng.

2.2.3 Thanh tốn

Thanh toán tiền hàng của bên mua cũng quan trọng như việc giao hàng của bênbán Theo khoản 1, điều 50 LTM 2005 quy định bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bênbán và nhận hàng theo thỏa thuận

 Phương thức thanh toán

Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh tốn, thực hiện thanh tốn theo trình tự,thủ tục đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật (Khoản 2, điều 50 LTM 2005) Tronghợp đồng MBHHQT, các bên tham gia hợp đồng chấp nhận thanh toán theo các phươngthức sau: Phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức thanh toán bằng cách ghisổ (Open Account), Phương thức nhờ thu (Collection of Payment), Phương thức uỷ thácthu mua (Authority to Purchase - A/P), Thư bảo đảm tiền (Letter of credit - L/C).

 Địa điểm thanh toán

Theo điều 54 LTM 2005 quy định trường hợp khơng có thỏa thuận về địa điểm thanhtốn cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:

1 Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếukhông có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

2 Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thờivới việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

Vấn đề này cũng được quy định tại điều 57 CISG như sau:

1 Nếu người mua khơng có nghĩa vụ phải thanh tốn tiền hàng tại một địa điểm quy địnhnào thì họ phải trả tiền cho người bán:

a Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:

b Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việcgiao hàng hoặc chứng từ.

2 Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.

 Thời hạn thanh toán

Trang 28

1 Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giaochứng từ liên quan đến hàng hoá;

2 Bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hốtrong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

Vấn đề thời hạn thanh toán được quy định tại điều 58 CISG như sau:

1 Nếu người mua khơng có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.

2 Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh tốn tiền hàng.

3 Người mua khơng có nghĩa vụ phải thanh tốn tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.

2.2.4 Chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro từ người bán sang người mua

2.2.4.1 Thời điểm chuyển quyền sở hữu

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định thời điểm chuyển quyềnsở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa pháp lý hết sức quantrọng, không những cho các bên của hợp đồng mà còn cho người thứ ba Ý nghĩa pháp lýcủa việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa thể hiện ở chỗ, sauthời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán hết quyền định đoạt hàng hóa, cịn người muacó được thẩm quyền của người chủ sở hữu đối với hàng hóa, tức là có thể bán lại chongười thứ ba, thế chấp ngân hàng hay trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏngthì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền yêu cầu người gây ra tổn thất hay cơng ty bảo hiểm(nếu hàng hóa có bảo hiểm) bồi thường thiệt hại Ngồi ra, sau thời điểm đó, hàng hóa trởthành tài sản của người mua và chủ nợ của người mua có thể có quyền yêu cầu đối với tàisản đó Cuối cùng, sau thời điểm đó, người mua phải chịu trách nhiệm trước người thứ bavề những tổn thất do hàng hóa gây ra.

Thơng thường, quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối vớihàng hóa từ người bán sang người mua là quy phạm có tính chất lựa chọn, tức là các bêncó quyền tự do thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu đối với hàng hóa là đối tượng của hợpđồng mua bán Pháp luật chỉ can thiệp khi khơng có sự thỏa thuận của các bên.

Trang 29

sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua phụ thuộc vào đốitượng của hợp đồng là hàng hóa đặc định (hàng hóa khơng thể thay thế cho nhau được)hay hàng hóa đồng loại (tất cả các loại hàng hóa có thể thay thế cho nhau).

Trong tất cả các hệ thống pháp luật, điều kiện cần thiết để quyền sở hữu đối vớihàng hóa đồng loại được chuyển từ người bán sang người mua là hàng hóa đó phải đượccá thể hóa cho mục đích của hợp đồng, tức là khi đối tượng của hợp đồng là hàng hóakhơng đặc định thì quyền sở hữu khơng thể được chuyển sang người mua trước thời điểmhàng hóa được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng Hành vi cá thể hóa được quy địnhtrong hợp đồng là việc xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt, đóng gói, đánh dấu bằng ký hiệu,mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đưa hàng há vào một tình trạng để có thểgiao cho người mua như là hàng đặc định Công ước Viên 1980 không trực tiếp quy địnhthời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đồng loại được chuyển sang người mua.Tuy nhiên, xuất phát từ quy định về thời điểm chuyển rủi ro, có thể hiểu rằng đối vớihàng hóa là hàng đồng loại quyền sở hữu khơng thể được chuyển sang người mua trướcthời điểm hàng hóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng.

Đối với hàng hóa đặc định, thời điểm quyền sở hữu đối với hàng hóa được phápluật các nước khác nhau quy định khác nhau Ví dụ, Điều 17 Luật Bán hàng năm 1979của Anh quy định, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hànghóa đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu được chuyển từ người bánsang người mua.

Theo điều 62 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nếu khơng có thỏa thuận kháchay pháp luật khơng có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từngười bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao Tuy nhiên, thờiđiểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì Luật Thương mại khơng quyđịnh rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên thực tế? Khi xem xét pháp luậtcủa một số nước trong những trường hợp này thì thấy có sự quy định rõ ràng hơn Ví du,Điều 459 Bộ luật Dân sự Liên ban Nga quy định rằng, trong trường hợp khơng có thỏathuận khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người muatại thời điểm người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình.

Trong trường hợp hợp đồng mua bán có thỏa thuận điều kiện bắt buộc mà thiếuđiều kiện này, người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua khơng thểnhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hóa chỉ được chuyển từ người bán sangngười mua khi điều kiện đó đã được thực hiện Ví dụ, các bên có thể thỏa thuận rằng chỉkhi nào người mua xuất trình cho người bán bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo đảmthanh tốn thì người bán mới giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua

Trang 30

đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ người bán sang người muatrước hết do các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ điều chỉnh trong trường hợp khơng có sựthỏa thuận của các bên.

Trong thực tế, trong một số trường hợp, quyền sở hữu đối với hàng hóa đượcchuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm giao hàng, tức là đồng thời với việcchuyển rủi ro; một số trường hợp khác quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từngười bán sang người mua sau thời điểm giao hàng Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hànghóa với điều kiện CIF, rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểm người bán hồnthành nghĩa vụ giao hàng của mình ở cảng đi, còn quyền sở hữu chỉ được chuyển giaocho người mua tại thời điểm người bán giao cho người mua các chứng từ vận chuyểnhoặc tại thời điểm người vận chuyển giao hàng cho người mua ở cảng đến.

2.2.4.2 Thời điểm chuyển rủi ro

Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnhvực trao đổi hàng hóa bởi vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến Hợpđồng vận chuyển và hàng hóa thường bị mất mát, hư hỏng trong q trình chun chở.Rủi ro là điều mà khơng ai muốn Vì vậy, việc xác định thời điểm, từ thời điểm đó ngườibán hết phải chịu rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đốitượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩathực tiễn hết sức quan trọng.

Có thể nói rằng, vì tính quan trọng của nó nên thời điểm rủi ro đối với hàng hóađược chuyển từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếđược xác định bởi những quy định đặc biệt Từ thời điểm rủi ro được chuyển sang ngườimua, người mua phải chịu mọi hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quátrình vận chuyển do những tình huống bất thường Để buộc người bán phải chịu tráchnhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minhđược rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi ro được chuyển sangngười mua.

Theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua liên quan đến hai sựkiện pháp lý hoàn toàn khác nhau: thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng.Pháp luật của một số nước quy định rủi ro đối với khách hàng được chuyển sang ngườimua đồng thời với việc chuyển quyền sở hữu (Điều 1138 Bộ luật Dân sự Pháp), pháp luậtcủa một số nước khác lại quy định rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểmngười bán hoàn thành nghĩa vụ được giao hàng theo quy định của hợp đồng.

Trang 31

ro Như vậy là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế Bởi việc gắn thời điểm chuyểnrủi ro với thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế trong nhiều trường hợp là không thể được Không phải lúc nào quyền sở hữuđối với hàng hóa cũng được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán thựchiện xong nghĩa vụ giao hàng của mình Ví dụ, theo hợp đồng bán CIF, người mua chịurủi ro kể từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển, cịn quyền sở hữu đốivới hàng hóa chỉ được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán giaochứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua, bởi vì chừng nào người bán cịn giữ vậnđơn chứng từ thì chứng từ đó có quyền định đoạt số phận của hàng hóa.

Điều 440 khoản 1 BLDS 2005 quy định rằng, bên bán chịu rủi ro đối với tài sảnmua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tàisản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác

Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định khá chi tiết việc xác định thời điểm mà rủi rođối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua Theo quy định của phápluật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng chobên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro sẽ được chuyển cho bên mua khi hàng hóađược giao cho bên mua (Điều 57); hoặc nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyểnhàng hóa và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi rođược chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyểnđầu tiên.

Có thể nói rằng các quy định tại Điều 57, 58 Luật Thương mại 2005 có sự tươngthích với quy định của Công ước Viên 1980 Điều 67 khoản 1 Công ước Viên 1980 quyđịnh rằng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận vận chuyển và người bán khơng có nghĩa vụphải giao hàng cho người mua tại một địa điểm xác định, rủi ro được chuyển sang ngườimua khi người bán giao hàng xong cho người vận chuyển thứ nhất để giao cho ngườimua phù hợp với các điều kiện của hợp đồng Nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng chongười vận chuyển tại một địa điểm xác định nào đó, rủi ro chưa được chuyển sang ngườimua khi hàng chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đỏa

Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt có thể nói là hết sức cơ bản Sự khác biệtnày thể hiện ở chỗ, Công ước Viên 1980 ngay tại Điều 67 (67.2) quy định rằng, rủi rochưa được chuyển sang người mua chừng nào hàng hóa chưa được đặc định hóa cho mụcđích của đối tượng hợp đồng bằng ký mã hiệu, thông qua chứng từ giao nhận được gửicho người mua Trong khi đó, quy định này lại nằm trong điều luật khác trong LuậtThương mại (Điều 61).

Trang 32

để giao mà không phải là người vận chuyển Theo quy định của Điều 59, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác, nếu hàng hóa do người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải làngười vận chuyển thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người muakhi: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; hoặc khi người nhận hàng đẻ giaoxác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua Có thể nói rằng, rất khó có thể tìmthấy quy định tương tự trong pháp luật của các nước cũng như trong Cơng ước Viên1980 Có một số điểm cần lưu ý ở đây.

Thứ nhất, người nhận hàng để giao theo quy định trên có mối quan hệ với ai, vớingười bán hay người mua Nếu người nhận hàng có quan hệ với người bán thì khơng thểcoi là họ đã được giao hàng cho người mua và vì vậy, việc bên mua phải chịu rủi ro khihọ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họnắm giữ Nếu người nhận hàng để giao có mối liên hệ với người mua thì rõ ràng ngườibán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, vì vậy, việc bênmua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.

Thứ hai, khó có thể xác định được rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cáchnào để người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

hoạt động thương mại nói chung, thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, có nhiềutrường hợp người bán buộc phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng đã nằm trênđường vận chuyển Trong trường hợp này thì việc xác định thời điểm rủi ro được chuyểntừ người bán sang người mua là một việc không đơn giản Để giải quyết trường hợp này,Điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định, người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hóatrên đường vận chuyển kể từ thời điểm giao kết hợp đồng Có thể nói rằng, quy định trêncủa Luật Thương mại cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người muatrở nên dễ dàng hơn.

Trang 33

vấn đề có thể được đặt ra khi nói đến thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa đượcchuyển sang người mua, đó là sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp người muachậm tiếp nhận hàng? Điều 61 khoản 1 Luật Thương mại 2005 quy định: Trong trườnghợp người mua chậm tiếp nhận hàng theo quy định của hợp đồng thì rủi ro sẽ đượcchuyển sang cho người mua từ thời điểm mà theo quy định của hợp đồng hàng hóa phảiđược đặt dưới sự định đoạt của người mua Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa với điềukiện giao hàng EXW (giao tại xưởng) quy định thời hạn giao hàng ngày 03.05.2015, đếntrước thời điểm đó, bên bán đã chuẩn bị sẵn hàng để giao cho bên mua bằng cách đểriêng hàng đúng bằng khối lượng được hợp đồng quy định và đã thông báo cho bên muavề sự chuẩn bị này một cách hợp lý Tuy nhiên, ngày 03.05.2015, bên mua không thựchiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng và đến ngày 05.05.2015, xảy ra hỏa hoạn, hàng bị cháy.Trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên muađược coi là ngày 03.05.2015.

Có thể nói rằng, quy định trên của Luật Thương mại 2005, thể hiện được sự tươngthích với pháp luật quốc tế về thương mại, cụ thể điều 69 khoản 1, điều 69 khoản 2 Côngước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Như vậy, có thể kết luận rằng, trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩavụ nhận hàng, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sangngười mua được coi là thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quyđịnh trong hợp đồng mà không phải là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàngthực tế.

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường áp dụng các điều kiệngiao hàng INCOTERMS và thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người muađã được quy định rõ ràng trong mỗi điều kiện giao hàng.

2.2.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng MBHHQT

2.2.5.1 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm

Muốn kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay khơng, cần phải xem xét các yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp đồng.

 Có thiệt hại thực tế về tài sản.

 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế 2.2.5.2 Các hình thức trách nhiệm

 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Trang 34

hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặcdùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu mọi chiphí phát sinh”.

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ khơng đúng hợpđồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loạitrừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứngdịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủngloại, loại dịch vụ khác thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều nàythì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thaythế theo đúng chủng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trảkhoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có, có quyền tự sửa chữa khuyết tậtcủa hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.Điều này được qui định giống với trong công ước Viên.

 Phạt vi phạm

Theo Điều 300 luật Thương mại: “Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị viphạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếutrong hợp đồng có thỏa thuận, trừ trường hợp miễn trách nhiệm qui định tại Điều 294 củabộ luật này” Quyền đòi tiền phạt vi phạm phát sinh do các hành vi: Không thực hiện hợpđồng và thực hiện không đúng hợp đồng.

 Bồi thường thiệt hại

Theo Điều 302 luật Thương mại Việt Nam 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bênvi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị viphạm.” Điều 303 của bộ luật này cũng quy định căn cứ để bồi thường thiệt hại: Có hànhvi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trựctiếp gây ra thiệt hại.

 Hủy hợp đồng

Đây là chế tài nặng nhất khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà không thể dung hịađược, hợp đồng đã giao kết khơng thể thực hiện được do hành vi vi phạm gây ra Nộidung này được qui định ở các Điều 49 khoản 1a, 1b: “1 Người mua có thể tuyên bố hủyhợp đồng:

Trang 35

hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:

b Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đãđược người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bántuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này”; Điều 64 khoản 1a, 1b:“1 Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

a Nếu sự kiện người mua khơng thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hayCông ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc.

b Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạnbổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tun bốsẽ khơng làm việc đó trong thời hạn ấy”; Điều 25: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bêngây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệthại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợpđồng, trừ phi bên vi phạm khơng tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minhmẫn cũng sẽ khơng tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.” của công ướcViên cũng như ở Điều 312 luật Thương mại Việt Nam 2005: “Huỷ bỏ hợp đồng

1 Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.2 Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụhợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3 Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, cácphần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4 Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủybỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” Hậu quả pháp lý do hủy hợp đồng gâyra được quy định tại điều 314 cũng của bộ luật này: “Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏhợp đồng

1 Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợpđồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện cácnghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khihuỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

Trang 36

thời; trường hợp không thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phảihồn trả bằng tiền.

3 Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”Theo những quy định của luật pháp quốc tế cũng như của Việt Nam, ta có thể rút ramột số quan điểm về hủy hợp đồng như sau:

 Hợp đồng khơng có hiêu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tụcthực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền vànghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

 Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mìnhtheo hợp đồng; nếu các bên có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiệnđồng thời; trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụphải hồn trả bằng tiền.

Trang 37

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠTĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC

TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 VÀ MỘT SỐ ĐỀXUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT

VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợpđồng MBHHQT

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam hiện nay,tuy có một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp vớixu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sungcác chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sáchvề phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự củacông dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và đáp ứng được các yêu cầu trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiệnquan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyềnquyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợpđồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm Việc khẳng định rõ và bảo đảm quyềntự do hoạt động của thương nhân là động lực chủ yếu khuyến khích các thành phần kinhtế tham gia tích cực vào hoạt động thương mại Tự do ở đây được thể hiện trong nội dungcủa hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận để tìm ra nhữngđiều khoản thuận lợi nhất cho các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ khi thực hiệnhợp đồng Các bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung mình mong muốn nhưng không tráipháp luật, đây là điều kiện rất thuận lợi cho thương nhân trong việc ký kết và thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một các chi tiết và chặt chẽ sẽ tạocảm giác yên tâm cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế Việcquy định như vậy thể hiện ràng buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đốivới bên cịn lại giúp cho các thương nhân có ý thức tơn trọng hợp đồng Thực tiễn hoạtđộng mua bán hàng hóa quốc tế ở nước ta từ khi thực thi LTM 2005 đã phát triển mộtcách đa dạng Ví dụ như số hợp đồng được giao kết giữa các chủ thể ở các quốc gia khácnhau ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giảiquyết thuận lợi do nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết và cụ thể trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế.

Trang 38

dẫn cụ thể nên gây khó khăn trong q trình thực hiện hoạt động MBHHQT cũng nhưhoạt đọng giao kết và thực hiệ hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp nói chung vàTổng cơng ty may 10 nói riêng.

3.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10

3.2.1 Khái qt hoạt động mua bán hàng hóa qc tế của Tổng công ty may 10

Tổng công ty may 10 (tên viết tắt: GARCO 10 JSC), được thành lập vào năm1946 Sau một thời gian hoạt động, đến tháng 1 năm 2005, cơng ty May 10 chuyển đổimơ hình hoạt động thành Công ty Cổ phần May 10 với 51% vốn cả Vinatex - Tổng Côngty Dệt may Việt Nam Sau đó vào năm 2010, Cơng ty Cổ phần May 10 chuyển đổi mơhình thành Tổng cơng ty May 10 - CTCP và giữ tên đó cho đến nay Cơ cấu tổ chức củacơng ty cũng theo đó thay đổi phù hợp với hình thức một cơng ty cổ phần.[10]

Là công ty đứng đầu trong ngành dệt may nước nhà với tôn chỉ đặt chất lượng sảnphẩm lên hàng đầu, công ty không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm củamình.Sản phẩm của cơng ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đã chinhphục được các thị trường khó tính và yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm như: NhậtBản, Mỹ, EU… Bên cạnh đó cơng ty khơng ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường ra mộtsố nước thuộc châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc…

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty hiện nay gồm:

(Bảng 1.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty)

MặthàngNăm201320142015Số lượng(cái)Giá trị ($)Số lượng(cái)Giá trị ($)Số lượng(cái)Giá trị ($)Váy 705.915 1.954.816 736.540 2.291.556 556.130 1.789.833Comple 356.218 5.305.422 313.200 4.826.310 289.000 4.473.300Quần 1.840.710 11.212.454 2.756.506 17.508.977 2.406.332 16.621.668Sơ mi 11.231.980 30.015.071 11.461.271 32.695.330 13.102.789 41.387.981

(Nguồn: Phịng tài chính – kế toán)

Trang 39

Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là một trong những lĩnh vực kinh doanhchủ yếu, đóng vai trị quan trọng của cơng ty Đối tác của công ty là các công ty dệt maylớn ở nước ngồi Vì đối tác là các cơng ty kinh doanh nước ngoài nên việc ký kết cũngnhư thực hiện hợp đồng MBHHQT được công ty rất chú trọng do Tổng công ty may 10nhận thức được bất cập có thể gặp phải với những hợp đồng MBHHQT do khác nhau vềnhiều yếu tố như luật pháp, tập qn… Các đối tác nước ngồi của cơng ty trong nhữngnăm qua hầu hết là những bạn hàng tin cậy, thiện chí đã hình thành được thói quenthương mại như về chào hàng, ký kêt, thực hiện hợp đồng Nội dung của các hợp đồngphù hợp với pháp luật hiện hành của cả hai bên tham gia ký kết Giá trị những hợp đồngngoại là rất lớn nên thanh toán bằng dolar là dưới hình thức mở L/C là chủ yếu Đa số cáchợp đồng đều thảo thuận áp dụng cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa Đây là mộtdấu hiệu cho thấy sự cẩn thận và kinh nghiệm của lãnh đạo công ty khi tham gia ký kếtcác hợp đồng MBHHQT Tuy nhiên, do hầu hết các đối tác mà công ty ký kết hợp đồngquốc tế đều là những đối tác tin cậy lâu năm, đã hình thành thói quen thương mại nên vấnđề về giải quyết tranh chấp không được quy định cụ thể, hay quá sơ sài trong các hợpđồng này Đây cũng là điều mà Tổng công ty may 10 cần chú ý khi tham gia ký kết cáchợp đồng quốc tế.

3.2.2 Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT ở Tổng công ty may 10

3.2.2.1 Thực tiễn giao kết hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10 Công tác tìm hiểu đối tác

Trang 40

(Biểu đồ 1.1 Cơng tác tìm hiểu thơng tin và quyết định kí kết hợp đồng MBHHQT)

 Phương thức giao kết hợp đồng

Tổng công ty may 10 thực hiện giao kết hợp đồng MBHHQT qua các phương thứcchủ yếu là giao dịch, đàm phán gián tiếp và trực tiếp.

Giao dịch, đàm phán gián tiếp: Là việc Tổng công ty và đối tác trao đổi thông tin

qua điện thoại, qua fax Phương thức giao dịch này giúp Tổng công ty đàm phán khẩntrương, tranh thủ được cơ hội làm ăn nhhưng cước phí điện thoại quốc tế cao, việc traođổi lại thường hạn chế về mặt thời gian (như sự chênh lệch múi giờ…), nên các bênkhông thể trao đổi một cách cụ thể, chi tiết được Tổng công ty áp dụng phương thức nàychủ yếu là với các đối tác lâu năm, thường xun, đã hình thành thói quen trong giaodịch Trước những cuộc tiếp xúc ban đầu, hay ngay sau khi gặp gỡ trực tiếp thì việc duytrì quan hệ cũng thường thơng qua thư tín dụng thương mại So với hình thức gặp gỡ trựctiếp, thì phương thức này tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả Tổng cơng ty và phía đốitác Khơng những thế, phương thức này cũng giúp Tổng cơng ty có thể giao dịch, trao đổivới nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau Điều này, giúp Tổng cơng ty có thể cân nhắc,suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều nhà cung cấp và có thể khéo léo bảo mật quyết địnhthực sự của mình.

Giao dịch, đàm phán trực tiếp: Phương thức này giúp Tổng cơng ty nhanh chóng

T HƠNG TIN

+ Địa vị và uy tín của đối tác.+ Khả năng tài chính.

+ Nhu cầu hàng hố

+ Ngồi ra là điệu kiện chính trị thương mại chung, luật pháp và chính sách bn bán, tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và giá cước

QUYẾT ĐỊNH

+ Đặt quan hệ với công ty nào.+ Lựa chọn, thoả thuận phương thức giao dịch, đàm phán.+ Lựa chọn hình thức giao hàng, phương thức thanh toán để đàm phán trong hợp đồng.

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w