Chống“chảymáu” tài
nguyên câythuốc
Ngoài các loại khoáng sản, gỗ quý bị “chảymáu” qua biên giới, từ nhiều
năm qua, nguồn tài nguyêncâythuốc ở Việt Nam cũng liên tục bị khai thác
để bán theo con đường “tiểu ngạch”, chủ yếu qua Trung Quốc. Nếu có
những tài liệu theo dõi, thống kê đầy đủ thì khối lượng và giá trị kinh tế của
các loại tàinguyên này bị thất thoát qua biên giới không phải nhỏ.
Theo báo cáo của Hội Đông y Cao Bằng, tại các cửa khẩu Tà Lùng, Sóc
Giang, Trà Lĩnh… mỗi ngày có hàng chục tấn dược liệu các loại được đưa
qua biên giới. Mỗi năm ước tính ít nhất có khoảng 300.000 - 500.000 tấn
dược liệu bị khai thác để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính trong 20 năm qua,
số dược liệu bị bán qua biên giới ít nhất cũng khoảng trên dưới 10 triệu tấn,
với giá trị kinh tế khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong số đó, những câythuốc
bị khai thác trong mấy năm gần đây là cây sói rừng, bòng bong, si đỏ, cỏ
nhung
Cây sói rừng
Tại các huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Bình Gia, Lộc Bình, Tràng Định…
(Lạng Sơn), người dân đua nhau đi thu hái một loại cây mọc trên rừng màu
xanh sẫm, hình dáng giống như cành si nhưng mảnh dẻ. Người dân trong
vùng gọi là cây chè dại, hoặc duối dại để bán cho khách Trung Quốc đặt
mua, với giá 1.000 đồng/kg khô, còn cả rễ. Ở thị trấn Điềm He (huyện Văn
Quan), trung bình mỗi ngày có tới 60 tấn cây chè dại bị nhổ bán. Đây là một
loại câythuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể chữa các bệnh
đường ruột và rửa vết thương.
Chưa hết, gần đây các trang web và các báo trong nước rầm rộ đưa tin "Săn
cây kim cương ở Đông Trường Sơn","Ngăn học sinh bỏ học đi hái cây kim
cương”. Cây kim cương, còn gọi là lan gấm, hay thạch tằm, mọc nhiều trong
rừng già thuộc tỉnh Kon Tum. Theo trưởng thôn A Jơn, loại cây này trước
đây mọc đầy quanh nhà nhưng bà con không ai để ý. Nay do nhiều người
tìm hái nên giờ phải vào tận rừng sâu mới có. Ban đầu giá 250.000 đồng/kg,
khoảng 2 tháng nay rộ lên tin đồn loại cây này chữa bệnh rất tốt nên được
mua với giá cao, 520.000 - 650.000 đồng/kg, khiến nhiều người dân đổ xô
vào rừng săn tìm. Hỏi về tác dụng của loại cây này, già làng Vi Xây (xã Đăk
Tăng, huyện Kon Plông) lắc đầu: "Ồ mình không biết nó dùng để chữa bệnh
gì. Chỉ thấy mấy người buôn bán hỏi mua để bán sang Trung Quốc, Đài
Loan, có bao nhiêu họ cũng mua hết, giá 600.000 đồng/kg cây tươi, còn khô
thì giá 7 triệu đồng/kg. Ai mà tìm trúng cây kim cương có thể kiếm được cả
triệu đồng mỗi ngày".
Từ khi cây kim cương bị săn lùng ráo riết, nhiều học sinh ở huyện Kon
Plông bỏ học vào rừng hái cây kim cương. Các thầy cô giáo phải tìm đến
từng nhà để kêu gọi học sinh trở lại lớp. Các trưởng thôn phải tổ chức họp
dân cùng già làng để quán triệt, nghiêm cấm học sinh, nhưng xem ra không
có hiệu quả.
Trước thực trạng này, cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo phải cử cán bộ đến
các xã trọng điểm để phối hợp cùng chính quyền địa phương ngăn chặn tình
trạng học sinh bỏ học vào rừng hái cây kim cương, đồng thời yêu cầu các
trường trên địa bàn huyện tăng cường kiểm tra, tuyên truyền vận động học
sinh không vì cây kim cương mà bỏ học.
Cây lan gấm (cây kim cương)
Điều cần chú ý là những câythuốc nói trên bị khai thác theo kiểu tận thu
trong tự nhiên, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, không có biện pháp bảo
tồn và phát triển bền vững, nên đã bị cạn kiệt nhanh chóng.
Chính quyền sở tại các cấp khá lúng túng trong việc xử lý vấn đề này. Nếu
cứ tái diễn việc khai thác, buôn bán ồ ạt như hiện nay thì nguy cơ những cây
thuốc quý ở các địa phương sẽ bị tuyệt chủng. Điều đáng nói nữa là nguồn
tài nguyên này được sử dụng ở trong nước rất ít, trong khi đó phần lớn được
các lái buôn Trung Quốc mua với giá rất rẻ so với giá trị thực của nó. Và đến
khi chúng ta nhận ra được giá trị sử dụng của nó thì chắc không còn nguồn
dược liệu quý đó nữa!
Mọi người cần chung tay để bảo vệ nguồn tàinguyên của chúng ta không bị
cạn kiệt, các cấp có thẩm quyền nên vào cuộc sớm, có các biện pháp bảo tồn
hữu hiệu, đừng để nạn "chảy máu”tàinguyên nói chung và câythuốc nói
riêng tiếp diễn.
. Chống “chảy máu” tài nguyên cây thuốc Ngoài các loại khoáng sản, gỗ quý bị “chảy máu” qua biên giới, từ nhiều năm qua, nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam cũng liên. vệ nguồn tài nguyên của chúng ta không bị cạn kiệt, các cấp có thẩm quyền nên vào cuộc sớm, có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu, đừng để nạn "chảy máu” tài nguyên nói chung và cây thuốc nói. vào rừng hái cây kim cương, đồng thời yêu cầu các trường trên địa bàn huyện tăng cường kiểm tra, tuyên truyền vận động học sinh không vì cây kim cương mà bỏ học. Cây lan gấm (cây kim cương)