1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) pháp luật cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mimeco”,

49 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 417,21 KB

Nội dung

TÓM LƯỢC Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, trước hết phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp Trong thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc tạo dựng một cơ cấu tổ chức giúp thực hiện tốt hơn[.]

Trang 1

TÓM LƯỢC

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, trước hết phải có một cơ cấu tổchức phù hợp Trong thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc tạo dựng một cơcấu tổ chức giúp thực hiện tốt hơn những mục tiêu chiến lược dài hạn đề ra Tuy nhiêntrước những sự thay đổi của thời gian và hoàn cảnh khách quan, doanh nghiệp cũngcần có những thích ứng cho phù hợp với nền kinh tế mới nếu không muốn thua kémnhững đối thủ cạnh tranh Đặc biệt khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh,cơ cấu tổ chức cũng cần sự điều chỉnh nhất định Có thể thấy cơ cấu tổ chức đóng vaitrị như một khung xương vững chắc, là nền tảng để xây dựng doanh nghiệp vữngbền.Một cơ cấu tổ chức tốt và thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việctích cực hơn, hiệu quả hơn Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Khống sảnvà Cơ khí MIMECO, em đã có những tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức trong mộtcông ty cổ phần từ những kiến thức lý luận đến với thực tiễn thực hiện Được thànhlập từ năm 1993, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, công ty đã chuyển đổi từdoanh nghiệp TNHH sang công ty cổ phần, đánh dấu một bước ngoặt lớn Cơ cấu tổchức của công ty cũng thay đổi để phù hợp hơn với pháp luật quy định cũng như đápứng những điều kiện khách quan và chủ quan trong môi trường kinh doanh hiện tại.Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của cơng ty vẫn cịn tồn tại một số vấn đề bất cập,cơng tác điều hành cịn thiếu khoa học dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý và có ảnhhưởng đến các đơn vị xí nghiệp, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc thực hiệnsản xuất Các phịng ban nghiệp vụ của cơng ty giải quyết công việc thiếu chủ động,phối hợp chưa tốt giữa các bộ phận nên chưa kịp thời yêu cầu của cơng việc sản xuấtkinh doanh, do đó đơi lúc gây ra bức xúc cho các đơn vị xí nghiệp trực tiếp sản xuấtcủa cơng ty Chính bởi vì cơ cấu tổ chức có vai trị ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tạivà phát triển của mỗi doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần

Khống sản và Cơ khí, em đã chọn đề tài “Pháp luật cơ cấu tổ chức của công ty cổphần – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí-MIMECO”,

với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biệnpháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của cơng ty

Bài khóa luận của em gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Trang 2

Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của cơng ty Cổphần Khống sản và Cơ khí- MIMECO.

Tập trung đi vào phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về cơ cấu tổchức trong cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí Từ những thơng tin cụ thể chi tiếtvà những số liệu liên quan , ta có thể đánh giá, đưa ra những mặt làm được và chưalàm được đối với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong cơngty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Những kiến thức được đào tạo và trau dồi trong những năm học tập và rèn luyệntại trường Đại học Thương mại đã trở thành một hành trang vơ cùng q báu giúp emcó đủ tự tin và bước đầu vững chắc trong công việc Từ những chỉ bảo tận tình củathầy cơ cùng sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhà trường, đã tạo điều kiện thuận lời để em có thểhồn thành tốt nhất đợt thực tập cuối khóa.

Sau thời gian thực tập tại cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí, những kiếnthức trên sách vở trở nên thực tế và gần gũi hơn đối với một sinh viên năm cuối khoaKinh tế- Luật như em Từ đó bản thân em đã có thời gian tìm hiểu, học hỏi nhữngkinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp, làm quen dần với công việc trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình từ Nhà trường và các thầy cơ trongKhoa đã tận tâm chỉ dạy và dìu dắt chúng em trong suốt 4 năm học vừa qua Đặc biệt,em xin gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Trần Thị Thu Phương, một người cô hết sức tận tâmgiúp đỡ, chỉ bảo em hồn thành bài khóa luận Cuối cùng gửi tới những cán bộ nhânviên trong Công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí đã tạo điều kiện giúp đỡ em trongthời gian thực tập

Do hạn chế về kiến thức bài Khóa luận của em khơng tránh khỏi thiếu sót, em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 2

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN 5

1.1 Một số vấn đề lí luận về cơ cấu, tổ chức của công ty cổ phần 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần 5

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm cơ cấu, tổ chức của công ty cổ phần .6

1.2 Cơ sở ban hành, nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần 7

1.2.1 Cơ sở ban hành 7

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần .9

1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần 11

1.3.1 Nguyên tắc rõ ràng, thống nhất trong những quy định điều chỉnh cơ cấu tổ chức CTCP 11

1.3.2 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đảm bảo tính linh hoạt trong cơ cấu tổ chức 11

1.3.3 Nguyên tắc cân xứng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm 11

1.3.4 Nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và phân quyền 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHỐNG SẢN VÀ CƠ KHÍ- MIMECO 13

2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức CTCP 13

2.1.1.Tổng quan tình hình Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO 13

2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của công ty 13

2.1.2.1.Nhân tố chủ quan 13

2.1.2.2 Nhân tố khách quan .14

Trang 5

2.2.1 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về ĐHĐCĐ 15

2.2.2 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về HĐQT 18

2.2.3 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về BKS .21

2.2.4 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Giám đốc hay Tổng Giám đốc 22

2.2.5 Một số thực trạng điều chỉnh pháp luật khác 23

2.3.Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO 24

2.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí 24

2.3.2.Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong công ty .26

2.3.2.1 Hội đồng Quản trị 26

2.3.2.2.Ban kiểm soát 26

2.3.2.3 Ban Tổng giám đốc .27

2.3.3 Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức trong công ty 27

2.3.3.1 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức của cơng ty 27

2.3.3.2 Đánh giá về một số bất cập cịn tồn tại trong doanh nghiệp 28

2.4 Các kết luận qua nghiên cứu 29

2.4.1 Những mặt làm được 29

2.4.2 Những mặt chưa làm được 30

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CƠNG TY CỔ PHẦN KHỐNG SẢN VÀ CƠ KHÍ-MIMECO .333.1 Định hướng hồn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần 33

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần- Liên hệ thực tiễn với Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí .34

3.2.1 Từ phía pháp luật 34

3.2.1.1 Giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ 34

3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐQT .34

3.2.1.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về BKS 35

3.2.1.4 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Giám đốc, Tổng giám đốc 35

3.2.1.5 Một số giải pháp khác 35

3.2.2 Từ phía doanh nghiệp .36

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 37

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- LDN : Luật Doanh nghiệp- LDN 2005 : Luật Doanh nghiệp 2005- LDN 2014 : Luật Doanh nghiệp 2014

- DN : Doanh nghiệp

- CTCP : Công ty cổ phần- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn- HĐQT : Hội đồng quản trị- BKS : Ban kiểm soát

- ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông- HĐCĐ : Hội đồng cổ đông

- GĐ : Giám đốc

- TGĐ : Tổng giám đốc

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Loại hình cơng ty cổ phần là một tất yếu trong quá trình vận động của nền kinh tếViệt Nam như một sự tiếp thu văn hóa doanh nghiệp trong thời kì hội nhập Với chủtrương thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhà nước đề ra, pháp luật Việt Nam bên cạnhviệc xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng và khá chi tiết đối với loại hìnhdoanh nghiệp này, cịn mở ra cơ hội phát huy năng lực lao động trong hoạt động kinhdoanh sản xuất Sự ra đời của công ty cổ phần đã đáp ứng nhu cầu của các nhà doanhnghiệp có mong muốn huy rộng vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm mở rộng quy môsản xuất Tuy nhiên luôn song song cùng với những mặt tích cực mang lại, cơng ty cổphần cũng bởi chính đặc điểm này đã khiến cho việc quản lý bộ máy, cơ cấu tổ chứcdoanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn Nhận thức được vai trò quan trọng của cơ cấu tổchức trong CTCP, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có nhiều quy định điều chỉnh vềvấn đề này, tạo tiền đề pháp lý vận hành hiệu quả bộ máy doanh nghiệp.

Kế thừa Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời tiếp thu Luật Công ty từ những nướcđang phát triển, văn bản Luật Doanh nghiệp 2014 mới ra đời đã khắc phục được mộtsố nhược điểm trước đó tồn tại để có được những điều chỉnh phù hợp hơn trong quátrình phát triển của nền kinh tế thị trường mới Tuy nhiên, liệu những điều chỉnh nàyđã thực sự phù hợp, và thực tiễn thực hiện pháp luật trong những công ty cổ phần đãthực hiện đầy đủ theo? Những tranh chấp nội bộ, sự phối hợp thiếu đồng nhất trongviệc vận hành của cơ cấu tổ chức gây ra sự không hiệu quả trong cơng việc kinh doanh

thực sự là một bài tốn khó đối với doanh nghiệp Do vậy, lựa chọn đề tài: “Pháp luậtcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần– Thực tiễn thực hiện tại Cơng ty Cổ phầnKhống sản và Cơ khí - MIMECO”, em hi vọng có thể tìm hiểu rõ hơn về những vấn

đề cịn tồn tại từ lý luận đến thực tiễn đối với cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Pháp luật về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nói chung và đối với loại hình Cơng tycổ phần nói riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Dưới đây là một sốcơng trình nghiên cứu được kể đến, như:

Luận văn thạc sĩ

Trang 10

của một số nước trên thế giới, từ đó kiến nghị một số nội dung cần hoàn thiện vềCTCP ở Việt Nam, tiếp cận từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

- Luận văn thạc sĩ luật học: “Chế độ pháp lí về quản trị CTCP theo Luật Doanhnghiệp” của Trần Đức Lương Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thựctiễn của quy định pháp luật về quản trị CTCP của Việt Nam theo quy định của LDN2005 Trong luận văn này, tác giả đã đặt hai văn bản luật LDN 1999 và LDN 2005 lênbàn cân, so sánh và phân tích chỉ ra những điểm mới, tiến bộ của LDN 2005 về quảntrị CTCP và đề xuất các giải pháp đề áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Khóa luận tốt nghiệp

- Khóa luận tốt nghiệp: “Quản lí cơng ty cổ phần theo quy định của Pháp luậtViệt Nam-Thực trạng và giải pháp” của Thành Hiền Lương Bài luận văn xem xét trênnhững vấn đề cơ bản của hoạt động quản lí bao gồm: mơ hình quản lí CTCP, cách thứctổ chức các cơ quan quyền lực trong công ty và mối quan hệ giữa các cơ quan đó Bêncạnh việc đưa ra so sánh những mơ hình quản lí CTCP của Nhật Bản, Đức, Mỹ; ngườiviết đã bình luận và đưa ra mối liên hệ của chúng đối với mơ hình quản lí tại Việt Namđể từ đó tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam.

Sách báo, bài viết

- Sách: “LDN bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn” (2011) của TS Bùi XuânHải Cuốn sách này tập trung phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quyền của cổđông, cách thức và biện pháp bảo vệ cổ đông CTCP trên cơ sở có so sánh với phápluật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung LDN năm2005 nhằm tăng cường bảo vệ cổ đơng CTCP.

Từ những cơng trình nghiên cứu kể trên, nhận thấy vấn đề cơ cấu tổ chức củaCông ty Cổ phần mới chỉ được đề cập dưới góc độLuật Doanh nghiệp 2005, hiện nayđã hết giá trị hiệu lực, do vậy những vấn đề được nghiên cứu chưa bắt kịp được với cơsở thực tiễn và pháp lý cần thiết.

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần là một đề tài không mới đối vớicác nhà nghiên cứu Nhưng nhận thấy hầu hết những cơng trình nghiên cứu này chủyếu đặt trong cái nhìn của một nhà quản trị trong mối quan hệ quyền, lợi ích và nghĩavụ giữa bộ máy quản lý và người lao động và các vấn đề trên mới được đề cập dướigóc độ của LDN 2005 nên chưa làm rõ được những vấn đề cần hoàn thiện của hệthống pháp luật về cơ cấu tổ chức trong CTCP sau khi LDN 2014 được thông qua Vớisự ra đời của Luật doanh nghiệp 2014, mặc dù đã có những đổi mới nhưng vẫn cịnnhiều vấn đề cần hồn thiện và tồn tại những bất cập trong thi hành pháp luật Do vậy

Trang 11

Thực tiễn thực hiện tại Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO”làm đề

tài nghiên cứu, nhằm hướng tới giải pháp hoàn thiện giúp cho những quy định phápluật phù hợp hơn đối với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu là những quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của công tycổ phần trong các văn bản luật có liên quan, và thực tiễn thực hiện tại một doanhnghiệp cụ thể: Công ty Cổ phần và Khoáng sản- MIMECO Nhận thấy một cơ cấu tổchức hiệu quả phải dung hòa được những yếu tố bên ngoài cũng như nội bộ bên trongdoanh nghiệp Từ việc phân tích tác động của quy định pháp luật doanh nghiệp cùngvới việc đánh giá thực trạng áp dụng những quy định đó trong doanh nghiệp, bài luậnvăn đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ đa chiều dưới góc độ pháp lý, từ đóđưa ra những phân tích đánh giá vấn đề một cách xác đáng nhất có thể.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của CTCP trong một doanhnghiệp cụ thể từ lý luận cho đến thực tiễn thực thi.

- Phân tích đánh giá những vấn đề chung về cơ cấu tổ chức CTCP dưới góc độpháp lý Từ đó đưa ra thực tiễn thi hành, những điểm bất cập, hạn chế hoặc chưa phùhợp còn tồn tại xoay quanh vấn đề cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Việt Nam.

- Chỉ ra những yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định pháp luật vềcơ cấu tổ chức CTCP và đề xuất được một số định hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật điều chỉnh vấn đề này.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cơ cấu tổ chức củacơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí có trụ sở chính tại quận Hồn Kiếm-Hà Nội.

Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay.

Về nội dung: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi các quy định củaLuật Doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần.

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Từ những tài liệu thu thập được, em đã nghiêncứu tổng hợp, kế thừa và tiếp thu những quan điểm của các tác giả đi trước đối với đề tàinày Bên cạnh đó thơng tin từ những nguồn nội bộ doanh nghiệp ln thể hiện một cáchkhách quan nhất tình hình thực tiễn đang tồn tại trong doanh nghiệp Phương phápnghiên cứu tài liệu được thực hiện như một bước chuẩn bị cho bài khóa luận.

Trang 12

Mặc dù không được sử dụng phổ biến nhưng sự thống kê đem lại cho chúng ta một cáinhìn khách quan và tổng thể hơn cũng như đánh giá mức độ đối với một vấn đề đặt ra.

 Phương pháp phân tích nghị luận:Phương pháp này được sử dụng khá nhiềutrong bài khóa luận trong việc đưa ra những phân tích pháp luật và sự tác động của nótới cơ cấu tổ chức của CTCP.

 Phương pháp tổng hợp: Từ các nguồn thơng tin thu thập sau khi được xử lí,phân tích, việc tổng hợp đóng vai trị khơng chỉ là một kết luận mà còn như điểm nhấnlàm sáng lên những luận điểm đưa ra.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệutham khảo và phần mục lục, nội dung của bài khóa luận bao gồm:

Chương 1: Tổng quan pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của cơng ty Cổ phần

Khống sản và Cơ khí- MIMECO.

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị hồn thiện cơ cấu tổ chức trong cơng ty

Trang 13

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TỔ CHỨCCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 Một số vấn đề lí luận về cơ cấu, tổ chức của công ty cổ phần

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là CTCP): là một dạng pháp nhân có tráchnhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó.Vốn của cơng ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong quátrình hoạt động, CTCP được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường nhằm huyđộng vốn.

Khái niệm về CTCP được quy định tại Điều 110 LDN 2014 bao gồm những nộidung về vốn, cổ đông, quyền và trách nhiệm của cổ đông, tư cách pháp nhân và quyềnphát hành cổ phần của doanh nghiệp Từ những quy định pháp lí đó, có thể nhận thấy,CTCP có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.Mệnh giá của cổ phần thể hiện giá trị của nó và phản ánh trong cổ phiếu Một cổ phiếucó thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.

Thứ hai về số lượng cổ đơng, CTCP có số lượng cổ đơng tối thiểu là 03 và khơnghạn chế số lượng tối đa, có thể là tổ chức hoặc cá nhân Luật doanh nghiệp 2014 mởrộng phạm vi đối tượng tham gia góp vốn vào CTCP khi không giới hạn số lượng cổđông hay vướng phải rào cản về quốc tịch Các cổ đơng có thể mang bất cứ quốc tịchnào và trở thành một phần nhỏ của loại hình cơng ty này Tuy nhiên chính điều đókhiến việc sở hữu vố điều lệ của cơng ty bị phân tán và khó kiểm sốt Mâu thuẫn vềlợi ích sẽ tiềm tàng mối nguy về xung đột quyền lực giữa các cổ đông lớn hoặc nhómcổ đơng.

Thứ ba, tư cách pháp nhân của CTCP được công nhận kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trước đây gọi là giấy chứng nhận đăng kí kinhdoanh) xác nhận tư cách pháp lý, cho phép doanh nghiệp hoạt động độc lập, tự mìnhtham gia vào các giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ đối với công ty.

Thứ tư về chế độ chịu trách nhiệm của cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã gópvào doanh nghiệp CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập tự chịu trách nhiệm vềcác nghĩa vụ tài sản thay vì khoản nợ đó chuyển sang cho các cổ đơng.

Trang 14

phần vốn góp của cổ đơng trong CTCP có khả năng chuyển nhượng dễ dàng hơn, tạođiều kiện giao dịch thuận lợi.

Cuối cùng là đặc điểm về huy động vốn Khoản 3 điều 110 LDN 2014 quy định:“Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn” Như vậyđiều luật này không hạn chế quyền phát hành các loại chứng khốn của CTCP, đượcthể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm cácloại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọnmua, chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khoán.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm cơ cấu, tổ chức của công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phậnnhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện nhữngchức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêuchung của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần được quy định trong Điều 134 LuậtDoanh nghiệp 2014 quy định CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt độngtheo một trong hai mơ hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có quyđịnh khác:

 Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt và Giám đốc hoặcTổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng và các cổ đông là tổchức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì khơng bắt buộc phải có Bankiểm sốt.

 Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lậpvà có Ban kiểm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Các thành viên độc lập thựchiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hànhcông ty.

Từ những quy định về cơ cấu tổ chức trong CTCP và những đặc điểm riêng biệtcủa loại hình cơng ty này, nhận thấy đặc điểm về cơ cấu tổ chức của CTCP cũng cónhững tính chất sau:

Trang 15

quyền và mức độ khác nhau cho phép công ty cổ phần tạo lập được cấu trúc vốn linhhoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu quản lý công ty.

- Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là CTCP) là một trong những loại hìnhdoanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất và hồn thiện nhất, có sự phân chiaquyền lực rõ ràng nhất đồng thời cơ cấu tổ chức này chịu sự chi phối quyết định củacấu trúc vốn Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lýtrong CTCP dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong cơng ty Trong cơcấu tổ chức bộ máy quản lý trong cơng ty có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa cácbộ phận Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổđơng, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đaquyền lợi của các cổ đông Về cơ bản, bộ máy quản lý của doanh nghiệp đối vốn có sựphân chia quyền lực và cơ cấu hồn chỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh

- Mơ hình cơ cấu tổ chức của CTCP lớn mạnh Do công ty được quyền pháthành tất cả các loại chứng khoán đã tạo nên khả năng thu hút nguồn vốn lớn và nhanhtừ bất cứ ai, bất cứ lúc nào

1.2 Cơ sở ban hành, nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chứctrong công ty cổ phần

1.2.1 Cơ sở ban hànhCơ sở thực tiễn xã hội

Trong hoạt động kinh doanh cũng như đối với sự vận động nội tại trong doanhnghiệp, ln phải có một cơ cấu tổ chức hiệu quả; đặc biệt là sự cần thiết một bộ máyquản lý chuyên nghiệp, có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt doanh nghiệp vận hành linhhoạt Và bộ máy đó có hoạt động tốt hay không lại phụ thuộc vào việc nó có đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn.Một bộ máy cơ cấu tổ chức tốt không chỉ được đánh giá trên lýthuyết, mà phải qua thực tiễn, dựa vào kết quả công việc, năng suất lao động khi đưavào vận hành Nếu không đáp ứng được những điều kiện khách quan thực tiễn, bộ máyđó lại trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, thậm chí là nguyênnhân khai tử một doanh nghiệp Do vậy, sự hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức sao chophù hợp , hiệu quả là một vấn đề cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào.

Trang 16

ty Vì các thành viên có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đôngrất dễ gia nhập hoặc rút khỏi công ty Trong khi đó, bộ máy quản lý cơng ty phải hếtsức ổn định thì mới quản lý và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Với cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo và năng động như trên, CTCP là sự biểuhiện của sự dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế Nếu như doanh nghiệp tư nhân làmột biểu hiện của sự quản lý độc đốn, thì CTCP lại là biểu hiện của sự dân chủ.Quyền lực ở đây không nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về Đại hội đồng cổ đông,thuộc về tập thể các thành viên trong Hội đồng quản trị Theo đó, Hội đồng quản trịthực hiện quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định.

Hơn nữa, số lượng cổ đông của CTCP thường rất lớn nên điều hành CTCP phứctạp hơn nhiều so với các loại hình cơng ty khác như: Cơng ty TNHH, cơng ty hợpdanh, doanh nghiệp tư nhân Tính đa sở hữu cùng với một số lượng lớn các cổ đông làmột trong những tiền đề của sự tách bạch giữa sở hữu và quản trị điều hành công ty.Mỗi thành phần trong bộ máy đó lại có nhiệm vụ và chức năng riêng biệt hồn thiệnbộ máy quản trị cơng ty.

Cuối cùng, để đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanhtrong cơ chế thị trường khắc nghiệt như hiện nay, cũng như phát huy được hết vai trị,năng lực lãnh đạo và quản lí đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc hoànthiện cơ cấu tổ chức là một vấn đề cần thiết Công ty cổ phần với quy mô lớn, cơ cấutổ chức cần giảm thiểu độ cồng kềnh, giúp bộ máy hoạt động linh hoạt hơn trước mỗisự biến đổi của mơi trường bên ngồi.

Cơ sở pháp luật

Ở Việt Nam, loại hình CTCP ra đời muộn và chậm phát triển hơn so với cácnước có nền kinh tế tư bản Sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp này được quyđịnh đầu tiên qua hai văn bản quan trọng là: Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tưnhân, được Quốc hội khóa VIII thơng qua và ngày 21/12/1990 Đây được coi là cơ sởpháp lí đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp nóichung và đối với CTCP nói riêng Cho đến nay, trước những cú huých làm thay đổi cảkinh tế -xã hội, để phù hợp với hoàn cảnh đất nước, pháp luật điều chỉnh doanh nghiệpđã có rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung Gần đây nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời làsự kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 và có những điều chỉnh phù hợphơn, tạo bước đà hội nhập đối với doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia WTO

Trang 17

quanh vấn đề về vốn, cổ đông, cơ cấu tổ chức của CTCP cùng những quyền và nghĩavụ các bên liên quan.

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chức trong cơng ty cổ phần

Về mơ hình cơ cấu tổ chức quản trị công ty cổ phần

Đối với sự hoàn thiện cả về mặt vốn và tổ chức, CTCP cần phải có kết cấu chặtchẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi các cổ đông, tạo các điều kiện tốt nhất cho việcquản lý công ty dân chủ, có hiệu quả Trên thế giới, trước đó đã có nhiều mơ hình quảntrị cơng ty cổ phần như: mơ hình hội đồng hai cấp, mơ hình hội đồng một cấp Ở ViệtNam theo LDN cũ năm 2005, quản lý công ty cổ phần cấu trúc gồm: Đại hội đông cổđông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm sốt Nhưng tới mơhình tổ chức quản trị theo LDN 2014, có thể chia thành 3 mơ hình cơ bản: (1)Đại hộiđồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;(2)Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếuCTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phầncủa công ty; (3)Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giámđốc khi ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và cóBan kiểm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Nhìn chung, đối với 3 mơ hình cơcấu kể trên, các thiết chế trong cơng ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hộiđồng quản trị (thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/ Tổng giám đốc,có hoặckhơng có Ban kiểm sốt, và mỗi thiết chế đó có một nhiệm vụ, chức năng riêng.

- Đại hội đồng cổ đông (sau đây viết tắt là ĐHĐCĐ): gồm tất cả cổ đơng cóquyền biểu quyết; là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP (khoản 1, Điều 135 LDN2014); là sự tập trung cao nhất ý chí, nguyện vọng của cáccổ đơng cơng ty-các chủ sởhữu cơng ty ĐHĐCĐ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của doanhnghiệp gồm các vấn đề mang tính cơ bản, lâu dài, định hướng.

- Hội đồng quản trị (sau đây viết tắt là HĐQT): Cơ quan quản lý cơng ty, cótồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacông ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (khoản 1, Điều 149 Luật Doanh nghiệp2014) Theo đó, HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên, hoạt động theo chế độ tập thể, tứcmỗi thành viên khơng có thẩm quyền chung Các thành viên thực thi quyền của mìnhthơng qua các cuộc họp, các quyết định trong biên bản họp HĐQT.

Trang 18

- Giám đốc/Tổng giám đốc (sau đây viết tắt là GĐ/TGĐ): Hội đồng quản trị bổnhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giámđốc Họ đóng vai trị là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu tráchnhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốchoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ tương tự các quyền và nhiệm vụ tươngtự các quyền và nhiệm vụ của Giám đốc công ty TNHH, các quyền này tập trung vàoviệc thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp, triển khai các phương án, quyết định đượcthông qua HĐQT và ĐHĐCĐ Họ có thể làm đại diện theo pháp luật của công ty nêutrong điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là đại diện theo pháp luật Giámđốc hoặc Tổng giám đốc CTCP không chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ mà trướcHĐQT, cơ quan quản lý trực tiếp của công ty.Việc chịu trách nhiệm trực tiếp củaHĐQT tạo ra sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quyền lực cao nhất của công ty và cơquan điều hành công ty, khơng đặt giám đốc ở trong tình trạng ln phải trả lời chấtvấn của bất kỳ cổ đông nào Ngoài các nhiệm vụ được quy định trong luật và điều lệcông ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty cịn có thể có các quyền và nhiệm vụkhác theo quyết định của HĐQT Điều này nêu bật sự liên quan và phục tùng trực tiếpcủa họ đối với HĐQT.

Có thể nhận thấy, bằng cơ chế phân quyền, CTCP đã định rõ quyền hạn và nghĩavụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty như cổ đông, HĐQT, BKS, Giám đốchoặc Tổng giám đốc Các cơ quan này với những quy định riêng về quyền và nghĩa vụtạo lên một sự độc lập tương đối, đồng thời chi phối lẫn nhautrong những hoạt độngtác nghiệp.

Quy định về mô hình cơ cấu CTCP một mặt mở rộng quyền lựa chọn mơ hình tổchức doanh nghiệp của Cơng ty cổ phần mặt khác, mang pháp luật Việt Nam đến gầnhơn với pháp luật thế giới, giúp cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệpnước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thêm sự lựa chọn thích hợp.

Về trách nhiệm của người quản lý công ty

Trang 19

thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về doanh nghiệp mà họ và người cóliên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này đượcniêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của cơng ty.

Có thể nhận thấy nghĩa vụ “trung thực, cẩn trọng” của người quản lý xuất hiệnđầu tiên trong LDN năm 1999 Tại thời điểm đó, các nhà lập pháp Việt Nam đã “vaymượn” các nghĩa vụ (duties) của các thành viên Hội đồng giám đốc trong luật Anh-Mỹ được xem là một quy định tiến bộ Và tại thời điểm này, LDN 2014 được ban hànhcũng đã kế thừa nghĩa vụ này thể hiện tố chất thiết yếu cần có đối với người quản lýcông ty.

1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh vấn đề cơ cấu tổ chức của công tycổ phần

1.3.1 Nguyên tắc rõ ràng, thống nhất trong những quy định điều chỉnh cơcấu tổ chức CTCP

Các yêu cầu và thực tiễn quản trị công ty thường bị chi phối bởi rất nhiều nhữngvăn bản pháp lý liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Phá sản,Bộ luật Lao động, Do vậy sẽ nảy sinh nguy cơ chồng chéo thậm chí là mâu thuẫnnhau giữa các văn bản pháp lý trong cùng một vấn đề Điều này có thể làm vơ hiệu hóakhả năng thực thiện các mục tiêu, và nhiệm vụ của doanh nghiệp Từ đó, pháp luậtphải có những quy định rõ ràng, thống nhất tránh những lỗ hổng pháp lý xảy ra khikhông một cơ quan nào chịu trách nhiệm rõ ràng.

1.3.2 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đảm bảo tính linh hoạt trong cơ cấu tổchức

Cơ cấu tổ chức hữu hiệu tạo ra tính ổn định cho cơng ty để nó thực hiện thànhcơng các chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh hiện tại, đồng thời cũng cung cấp tínhlinh hoạt cần thiết để phát triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược tương lai Có thểnói tính ổn định của cơ cấu cung cấp cho công ty khả năng quản trị các công việc hàngngày một cách kiên định và có thể dự báo trước, trong khi đó tính linh hoạt của cơ cấucung cấp các cơ hội khai thác các khả năng cạnh tranh, phân bổ nguồn lực cho cáchoạt động nhằm định dạng lợi thế cạnh tranh của cơng ty để nó thành cơng trong tươnglai Do vậy, pháp luât điều chỉnh cơ cấu tổ chức phải tạo điều kiện cho doanh nghiệpxây dựng được một bộ máy có có tính linh hoạt trước những biến động khách quan.Không áp đặt doanh nghiệp đi theo một khuôn khổ nhất định, Luật Doanh nghiệp 2014cho phép lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý, và từ đó, doanh nghiệp có thể thiết kế mộtcơ cấu phù hợp.

Trang 20

Nói đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị khơng thể khơng nói đến quyền, nghĩa vụvà trách nhiệm giữa các bên, bởi vì ba khái niệm này thể hiện mối quan hệ phụ thuộclẫn nhau trong cơ cấu tổ chức nội bộ Những quy định không rõ ràng, thống nhất vàphù hợp sẽ dẫn đến tình trạng rối ren trong quản lý, lạm dụng quyền hành, , làm chobộ máy quản trị hoạt động không hiệu quả Pháp luật về cơ cấu tổ chức do đó phảiđiều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tương xứng với nhau Quyền hạn và quyềnlực thấp sẽ không đủ năng lực điều hành tổ chức công ty, quyền hạn, quyền lực cao sẽdẫn đến lạm quyền, vụ lợi Từ đó, pháp luật trao quyền cho mỗi cá nhân hay một nhómngười, phải lấy trách nhiệm, nghĩa vụ của họ làm thước đo Nghĩa vụ, trách nhiệm lớn,cần được trao quyền đủ lớn để hoàn thành hiệu quả công việc, và ngược lại.

Như vậy, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm phải được phân chia rạch ròi, rõ ràng,và hợp lý Và đó là một trong những căn cứ quan trọng để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộmáy quản trị trong doanh nghiệp, bảo đảm tình thống nhất phù hợp với thực tiễn.

1.3.4 Nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và phân quyền

Tập quyền là chính sách cơ cấu thể hiện sự tập trung ở mức độ nhất định quyềnquyết sách trong tay các nhà quản trị cấp cao trong hệ thống tổ chức.

Phân quyền là sự phân tán ở mức độ nhất định quyền quyết sách cho các cấptương đối thấp của hệ thống tổ chức.

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TỔ CHỨCCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHỐNG SẢN VÀ CƠ KHÍ- MIMECO2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức CTCP

2.1.1.Tổng quan tình hình Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO

Tên đơn vị: Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí.Tên viết tắt: MIMECO

Địa chỉ: Số 2-Đặng Thái Thân-P.Phan Chu trinh-Q.Hoàn Kiếm-TP.Hà NộiĐiện thoại: 04 - 3 826 5106

Fax:04 - 3 933 0806

Giấy phép thành lập 183/2004/QÐ-BCN (22/11/2004)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008346 (28/06/2005)Mã số thuế: 0100102580

Website: www.mimeco.vnEmail: ksck@mimeco.vn

Vốn điều lệ của Công ty là 20.328.950.000 VND

Ngày 20 tháng 5 năm 1993 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặngsố 243/QĐ/TCNSĐT Cơng ty Khống chất cơng nghiệp và Cơ khí mỏ được thành lập Năm 2004, Cơng ty Khống chất cơng nghiệp và Cơ khí mỏ được chuyển đổithành Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí (MEMICO) theo Quyết định số138/2004/QĐ-BCN của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp và được đăng ký kinh doanh tạiphòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của công ty

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý nhằm đưa ra một mơhình phù hợp với quy mô, hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả nhất mụctiêu chiến lược mà doanh nghiệp đề ra Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chịu tác độngbởi những nhân tố khách quan và chủ quan từ chính doanh nghiệp đó.

2.1.2.1.Nhân tố chủ quan

Sự thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 22

Chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu chiến lược đặt ra ngay từ những ngày đầu khẳng định tên tuổi lnđược coi là điểm đích, sứ mạng doanh nghiệp hướng tới Xây dựng bộ máy cơ cấudoanh nghiệp là một bước đi lớn trong hành trình đó, có thể đưa doanh nghiệp đến gầnhơn, nhưng cũng có thể khiến con đường đó trở nên xa hơn nếu như cơ cấu đó khơngđạt hiệu quả Tuy nhiên tác động đó khơng chỉ là một chiều mà cơ cấu tổ chức cịn cótác động ngược lại đối với những chiến lược mới Những chiến lược ngắn hạn màdoanh nghiệp đưa ra được lựa chọn trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội vàthách thức của môi trường bao gồm ngay từ trong cơ cấu doanh nghiệp.

Quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, phức tạp thì hoạt động của doanh nghiệp đócàng tỉ lệ thuận Đối với CTCP, việc quản lí cơng ty khơng hề là đơn giản Tổ chức cóquy mơ lớn thường có xu hướng chun mơn hóa, có nhiều cấp quản lý, nhiều luật lệvà quy định; bộ phận hóa cao hơn các tổ chức có quy mơ nhỏ Do đó, nhà quản trị cầnphải đưa ra một cơ cấu tổ chức hợp lý sao cho gia tăng tính kiểm sốt mọi hoạt độngcũng đồng thời phải tối giản hóa bộ máy quản lý, tránh cồng kềnh, phức tạp và khônghiệu quả Đây thực sự là một bài tốn khó đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong việcxây dựng và vận hành cơ cấu đó vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, nhằm đạtđược hiệu quả tối ưu.

Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên

Nhân lực ln là chiếc chìa khóa của bất cứ doanh nghiệp nào, và nó một mặtchịu ảnh hưởng từ cơ cấu tổ chức, một mặt lại có tác động ngược lại đối với cơ cấu tổchức đó Năng lực, kinh nghiệm và thái độ tốt thúc đẩy năng suất làm việc làm giảmsố lao động quản lý, giúp cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả, dễ dàng hơn và ngượclại Qua đó thể nhận thấy mối quan hệ hai chiều giữa trình độ, thái độ của công nhânviên và cơ cấu tổ chức.

Địa bàn hoạt động

Việc mở rộng, phân tán hoặc thay đổi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đềutạo nên sự thay đổi nguồn nhân vật lực trong lao động cũng như trong quản lý Cơ cấutổ chức từ đó phải có những điều chỉnh phù hợp nhằm vận hành hoạt động của công tyliên tục và tránh ngắt quãng, ngưng trệ.

2.1.2.2 Nhân tố khách quanCông nghệ

Trang 23

nghệ, vốn là một “yếu tố động”, thiết kế cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải đảm bảo sựlinh hoạt, thích ứng kịp thời nắm bắt được những đổi mới Từ đó, doanh nghiệp mớitận dụng được năng lực nội tại, và gia tăng cơ hội phát triển.

Môi trường kinh doanh:

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là điều kiện đủ cho doanh nghiệp thànhcông trên thương trường Do vậy mức độ phức tạp của mơi trường kinh doanh có ảnhhưởng trước tiếp đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Trong một mơi trường có nhữngbiến động, muốn có được thành cơng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy trongcơ chế quản lí Khi đó, một bộ máy cơ cấu gọn nhẹ sẽ phát huy được năng lực hiệu quảcủa nó.

Chính trị- pháp luật

Chính trị- pháp luật bao gồm những quy định quy tắc được đề ra buộc doanhnghiệp có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, hiệu quả giữa các tổ chứcthương mại Nhà nước không ngừng thu hẹp khoảng cách giữa chính trị-pháp luật làthực tiễn đòi hỏi song trước những biến động dù rất nhỏ trong nhân tố vĩ mô này cũngtác động rất lớn tới doanh nghiệp nói riêng và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nói chung.Do vậy một thiết chế luật pháp ổn định, thống nhất và hợp lý chắc chắn là môi trườnglý tưởng đưa bộ máy cơ cấu doanh nghiệp vận hành ổn định, đưa doanh nghiệp đứngvững trên thị trường.

2.2.Phân tích thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về cơ cầu tổ chứctrong công ty cổ phần

2.2.1 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về ĐHĐCĐ

- Về loại hình và thẩm quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ

LDN 2014 chia cuộc họp ĐHĐCĐ thành hai loại là ĐHĐCĐ thường niên vàĐHĐCĐ bất thường Cụ thể tại Điều 136 quy định: “Đại hội đồng cổ đông họp thườngniên mỗi năm một lần Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đơng có thể họpbất thường Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểmkhác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đơng được xác định là nơi chủ tọa thamdự họp”.

Trang 24

Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong cáctrường hợp: HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty; số thành viên HĐQT,BKS cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; theo yêu cầu của cổđơng hoặc nhóm cổ đơng quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này bao gồm “cổđông hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thờihạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn”; theo yêu cầu của BKS vàcác trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Cùng đó trường hợp HĐQT khơng triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc, hoặcsau 30 ngày BKS không thay thế HĐQT triệu tập họp thì Chủ tịch HĐQT và các thànhviên HĐQT hoặc BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệthại phát sinh cho cơng ty.

Như vậy có thể thấy thẩm quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ được ưu tiên theothứ tự: HĐQT, BKS, Cổ đông Cụ thể trong trường hơp HĐQT không triệu tập họp thìBKS có quyền triệu tập cuộc họp và cổ đơng, nhóm cổ đơng có quyền u cầu BKStriệu tập họp và trường hợp BKS không triệu tập thì những cổ đơng đáp ứng đủ điềukiện có quyền triệu tập cuộc họp Như vậy điều luật này trong luật Doanh nghiệp đãđảm bảo được quyền lợi của cổ đông yếu thế trong công ty.

Theo điều tra thực tế về quản trị CTCP do TS.Nguyễn Đình Cung thực hiện chothấy ĐHĐCĐ của đại bộ phận các CTCP (khoảng 96%) tại Việt Nam hiện nay thườnghọp thường niên mỗi năm một lần Một con số khá lớn khoảng từ 30-40% số CTCP tổchức họp ĐHĐCĐ mỗi quý một lần (1)

- Về việc dự họp

Điều 137 LDN 2014 quy định danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồngcổ đông dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty; được lập không sớm hơn 05 ngàytrước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch,số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cánhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyếtđịnh thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đơng là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại,số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.

LDN 2005 quy định chậm nhất là 07 ngày gửi thông báo mời họp,trong khi đó,định lượng về thời gian mà LDN 2014 tại Điều 139 quy định “Người triệu tập họp Đạihội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đơng trong Danh sáchcổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc ” Với việc tăng sốngày quy định như trên đã tạo điều kiện các cổ đơng có đủ thời gian xem xét chương trình

Trang 25

họp một các chi tiết, hoặc nghiên cứu, đưa ra những vấn đề cần thảo luận và có đủ thờigian để hiểu rõ và tuân thủ đúng trình tự và thủ tục trong cuộc họp lớn nhất của DN.

- Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ

Điều 138 quy định công tác chuẩn bị chương trình và nội dung cuộc họp thuộctrách nhiệm của người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng và những cổ đơng hoặcnhóm cổ đơng quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đềđưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông nếu như không bị từ chối khi rơi vàonhững trường hợp như quy định tại khoản 3 điều luật này, bao gồm:

a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã đảm bảo có tiếng nói cho cổ đơng và nhóm cổ đơngnhỏ Song ảnh hưởng từ những nhóm cổ đơng yếu thế này vẫn cịn hạn chế và bị chiphối bởi quyền lực từ nhà cổ đông lớn qua việc thông qua kiểm duyệt từ họ Cùng đó,những nội dung trình bày trong cuộc họp lớn này chủ yếu được người triệu tập cuộchọp nắm trong tay và chỉ đến khi cuộc họp diễn ra mới được công bố hoặc đem ra traođổi Thời gian kéo dài của một cuộc họp ĐHĐCĐ kéo dài thông thường từ nửa ngàycho đến 1 ngày, nhưng những vấn đề đòi hỏi phải xem xét kĩ lưỡng trước khi đưa raquyết định lại được biểu quyết trong một khoảng thời gian khá ngắn Do vậy, nênchăng cần thiết công khai hóa những vấn đề chính trước mỗi cuộc họp cho các cổ đôngxem xét trước khi buổi họp diễn ra thực sự?

- Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Hình thức thơng qua quyết đinh: bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản,Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định theo Điều 143 LDN 2014.

a, Quyết định của ĐHĐCĐ thông qua biểu quyết

Trang 26

đến những hệ lụy phức tạp, khó lường Trong đó, đáng ngại hơn cả là nguy cơ DN dễbị thâu tóm Với phần trăm tán thành chỉ là 51% tạo ra một tình huống chỉ cần thậmchí hai cổ đơng lớn có số phần trăm biểu quyết từ 51% có thể chi phối tồn bộ hoạtđộng của doanh nghiệp Tất nhiên, quyền lợi của những cổ đông nhỏ cũng không đượcbảo vệ, gây nên tranh chấp nội bộ và có nguy cơ gây mất ổn định cho DN.

Bên cạnh đó, luật cịn quy định phương thức bầu dồn phiếu khi biểu quyết bầuthành viên HĐQT và BKS Theo đó,“mỗi cổ đơng có tổng số phiếu biểu quyết tươngứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT và BKSvà cổ đơng có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặcmột số ứng cử viên Người trúng cử thành viên HĐQT hoặc KSV được xác định theosố phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhấtcho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty” Song đối với thể thức bầudồn phiếu, lại phát sinh tồn tại gây ra phe phái, chia rẽ trong HĐQT, dẫn đến nhiềuquyết định tại DN không thể thơng qua, hoặc q trình thơng qua kéo dài, ảnh hưởngđến lợi ích của DN và những người liên quan như: người lao động, chủ nợ,…

b,Quyết định thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

Tại khoản 4, khoản 5 Điều 144 quy định: “ĐHĐCĐ được thông qua nếu được sốcổ đơng đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệcông ty quy định Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổđơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đơng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghịquyết được thơng qua; trường hợp cơng ty có trang thơng tin điện tử, việc gửi nghịquyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty”.

2.2.2 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về HĐQT

HĐQT đóng một vai trị to lớn, vị trí then chốt trong cơ cấu tổ chứa quản lý củaCTCP, song lại tiềm ẩn nguy cơ bành trướng quyền lực ảnh hưởng tới sự công bằngtrong tổ chức Do vậy, pháp luật Việt Nam cần phải có sự gia tăng kiểm sốt chặt chẽ,tránh lạm quyền cũng đồng thời cũng tạo điều kiện để HĐQT phát huy năng lực quảntrị của mình.

- Về nhiệm kỳ và số lượng của thành viên HĐQT

Trang 27

Số lượng thành viên của HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên và được quy định cụthể tại Điều lệ công ty Trong thực tế, số lượng thành viên HĐQT ở nước ta phụ thuộcvào quy mô công ty và phần lớn thành viên HĐQT trực tiếp làm công việc của HĐQTđồng thời kiêm một số chức danh quản lý tại công ty Chủ tịch HĐQT kiêm chức vụGĐ hoặc TGĐ vừa cũng có thể là cổ đông lớn trong HĐCĐ Những quyết định điềuhành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do vậy đều bị chi phối bởi tầm ảnhhưởng từ họ Mặc dù mang hình thức cơng ty đối vốn, những cổ đông lớn được traoquyền lợi tương ứng với số vốn của mình, họ có quyền điều hành, quản trị cơng ty,song việc kiêm giữ nhiều chức vụ chưa hẳn là phương án tối ưu.

- Về cơ cấu tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT

LDN 2014 có sự phân biệt giữa thành viên trong HĐQT bao gồm cả nhữngthành viên độc lập, đây là một điểm tương đối khác so với LDN 2005 Do vậy, ở mỗinhóm thành viên lại có những tiêu chuẩn khác nhau

Theo Điều 151, LDN 2014, khoản 1 quy định thành viên HĐQT phải có cáctiêu chuẩn và điều kiện: (1)Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượngkhông được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;(2)Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty vàkhông nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy địnhkhác; (3)Thành viên HĐQT cơng ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công tykhác; (4)Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thànhviên HĐQT không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của GĐ/TGĐ vàngười quản lý khác của cơng ty; khơng được là người có liên quan của người quản lý,người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Trang 28

Sự phân định này bắt nguồn từ thực tế tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữamột bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lýđiều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn trong CTCP Nhữngngười quản lý thường không phải là cổ đơng nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại làngười điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợicá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đơng Do đó, LDN 2014 đã ucầu trong cơ cấu HĐQT cơng ty phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT độc lậpnhằm giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý cơngty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông nhỏ.

- Về công tác bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Hộiđồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốccông ty trừ trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếubiểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khốn khơng có quy định khác(LDN 2005 quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hộiđồng quản trị bầu, nếu Hội đồng quản trị bầu thì bầu trong số thành viên Hội đồngquản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc côngty nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác).Việc bãi bỏ quyền Đại hội đồng cổđông bầu trực tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị đã xây dựng một hệ thống Hội đồngquản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp.

Mặc dù giữ chức vụ cao, nhưng thực sự quyền của chủ tịch HĐQT có thể khơngmạnh, bởi cơ chế biểu quyết theo số người hiện diện Chủ tịch HĐQT về cơ bản làngười có được độ tín nhiệm cao trong bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý.

- Về quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT

Trang 29

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bên cạnh việc đề cao vai trò, năng lực của người quảntrị còn là sự ràng buộc pháp lý đối với mỗi quyết định, hành vi trái luật định.

- Về thể thức hoạt động của HĐQT

Tại khoản 3, Điều 149, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định HĐQT thông quaquyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác doĐiều lệ công ty quy định Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

- Về cuộc họp HĐQT

Điều 153 quy định: Chủ tịch HĐQT sẽ được bầu trong cuộc họp đầu tiên củanhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầucử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó Từ đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tậphọp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghịquy định tại khoản 4 Điều này Thông báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trướcngày họp phải được gửi đi bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hộiđồng quản trị Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghịthì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đềnghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị Cũng theođó, chủ tịch HĐQT thường là người chuẩn bị nội dung và chương trinhg họp đúng nhưquy định của pháp luật doanh nghiệp và được ghi lại qua những biên bản họp.

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thànhviên trở lên dự họp Trường hợp cuộc họp được triệu tập không đủ số thành viên dự họptheo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự địnhhọp lần thứ nhất, trừ khi Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn Trường hợp này,cuộc họp được tiến hành, nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.

2.2.3 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về BKS

- Về cơ chế bổ nhiệm thành viên BKS

Số lượng thành viên Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ củaKiểm sốt viên khơng q 05 năm và Kiểm sốt viên có thể được bầu lại với số nhiệmkỳ khơng hạn chế Thực tế chiếm số đông trong thành phần BKS là nhân lực của cơngty và đóng vai trị như một kiểm soát viên kiêm nhiệm, giám sát hoạt động nội bộ củacơng ty.

Đối với Trưởng Ban Kiểm sốt, các Kiểm soát viên bầu một người trong số họlàm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số và phải là kế toán viên hoặc kiểmtoán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợpĐiều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Trang 30

So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 165 ngoàinhững quyền và nghĩa vụ trước đó, đã bổ sung quyền của Ban kiểm sốt như sau: BanKiểm sốt có quyền tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc thamvấn và trao đổi chính thức và khơng chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu vớiHội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồngthành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty về các kế hoạch, dự án haychương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty.Nếu như trước đó, BKS chỉ có nhiệm vụ “báo cáo giải trình” và “tham khảo ý kiến”của HĐQT; với luật mới, BKS có thể mở rộng quyền hạn của mình, tham gia trực tiếpvào các cuộc họp, hạn chế sự phụ thuộc HĐQT Với sự bổ sung này, LDN 2014 đãphần nào xây dựng tốt hơn thể chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn và chuyênnghiệp hơn, và cân bằng lại quyền lực của HĐQT và Ban Giám đốc.

- Về chế độ hưởng lương và chịu trách nhiệm của Kiểm soát viên

Điều 167 LDN 2014 quy định rằng: “Kiểm soát viên được trả tiền lương hoặc thùlao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Đạihội đồng cổ đông quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằngnăm của Ban kiểm sốt” Cùng đó, khoản 6 Điều 168 quy đinh: “Trường hợp phát hiệncó Kiểm sốt viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồngquản trị phải thơng báo bằng văn bản đến Ban kiểm sốt; u cầu người có hành vi viphạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả”.

Nhận thấy mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong cơ cấu tổ chức giữa BKS,HĐQTvà HĐCĐ, các bộ phận ban ngành; không chỉ là một thành phần riêng rẽ độclập mà có tác động phụ thuộc và chi phối.

2.2.4 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Giám đốc hay Tổng Giám đốc

GĐ hoặc TGĐ là những cán bộ quản lý có nhiệm vụ điều hành hoạt động thườngnhật của công ty, do HĐQT bổ nhiệm và được sự ủy quyền từ HĐQT.

Đối với trường hợp tại khoản 2, Điều 134 LDN 2014 khi CTCP chỉ có một ngườiđại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể trở thành người đại diệntheo pháp luật của cơng ty Từ đó, Giám đốc, Tổng giám đốc được tạo điều kiện tối ưuthực hiện quyền điều hành những hoạt động thường nhật trong công ty một cách nhanhchóng kịp thời.Nhưng khi vừa được trao quyền đại diện lại vừa là người điều hành bộmáy tổ chức và trực tiếp chi phối các hoạt động chính của doanh nghiệp dẫn đến thựctrạng là TGĐ có địa vị pháp lí cao hơn so với HĐQT Điều này mâu thuẫn với quyđịnh GĐ, TGĐ “chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị” như pháp luật quy định.

Trang 31

đốc doanh nghiệp khác” Tuy nhiên, đến Luật Doanh nghiệp 2014 thì quy định này đãhoàn toàn được bãi bỏ, như vậy, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần đãđược quy định thoáng hơn, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho họ được tham giadưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

2.2.5 Một số thực trạng điều chỉnh pháp luật khác

- Về người đại diện:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổphần có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật (khoản 2, Điều 134).

Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, chophép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật chomình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanhnghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Có thể nói, đây là một trong những nội dung thay đổi cơ bản so với Luật Doanhnghiệp năm 2005 (TNHH và CTCP chỉ có duy nhất một người đại diện theo phápluật) Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy địnhmang tính đột phá trong việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng ngườiđại diện theo pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tậndụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật Đồng thời,quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợpngười đại diện duy nhất của doanh nghiệp lạm quyền hoặc bất hợp tác, không thựchiện các yêu cầu của cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nộibộ cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty Bằng cách có nhiều hơn 1 người đạidiện, sự lạm quyền như đã nói trên sẽ bị vơ hiệu hóa.

- Về cơng bố thơng tin và tính minh bạch

Hệ thống cơng bố thơng tin tốt nâng cao tính minh bạch là đặc điểm then chốtcủa việc giám sát công ty, và đóng vai trị chủ yếu đề các nhà đầu tư đánh giá được giátrị doanh nghiệp Một hệ thống cơng bố thơng tin chính xác, kịp thời có thể duy trìlịng tin của thị trường, cũng như thu hút nguồn vốn từ thị trường Ngược lại, công bốthông tin yếu kém và khơng minh bạch có thể dẫn đến sụp đổ lòng tin từ những nhàđầu tư và gây ra vô số hệ lụy xấu cho không chỉ doanh nghiệp mà cịn cả nền kinh tếbao quanh nó.

Trang 32

pháp luật có liên quan” và cơng bố trên trang thơng tin điện tử (nếu có) của mình cácthơng tin theo quy định.

Có thể thấy những quy định công bố thông tin không đặt gánh nặng hành chínhlên doanh nghiệp Và những doanh nghiệp cũng khơng buộc phải công bố thông tingây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của mình nếu như chúng khơng thuộc nghĩa vụ côngbố thông tin theo luật định Đề ra quy định để điều chỉnh tính minh bạch trong thơngtin như một biện pháp để quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp, hơn cả là tạo nênmột cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn cho nhà đầu tư trước quyết định đầu tư vàodoanh nghiệp.

Song thực tế, mức độ cơng khai hóa và minh bạch thơng tin ở các CTCP ở ViệtNam chưa đáp ứng được yêu cầu Kém cơng khai hóa là một trong số những vấn đềlớn của việc quản lý CTCP hiện nay Đối với những lĩnh vực phải bắt buộc chấp hànhtheo luật lệ, đa phần các công ty đều thực hiện rất tốt Tuy nhiên, nội dung thơng tincơng bố cịn sơ sài, nghèo nàn, ở mức tối thiểu Chủ sở hữu, các cổ đông không nắmbắt kịp thời thông tin nội bộ dẫn đến những quyết định sai lầm trong chính sách, hoặcbị thâu tóm quyền lực bởi những cổ đơng lớn Nhà đầu tư cũng khơng có được nhữngthơng tin chính xác, đầy đủ cho phép họ định giá mức độ năng lực công ty, tránh rủi ro“đầu tư chết”.

2.3.Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của cơng ty Cổphần Khống sản và Cơ khí- MIMECO.

2.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí

Trang 33

Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Khoáng sản và Cơ khí- MIMECO

- Hội đồng quản trịgồm 5 thành viên

1 Ông Tăng Nguyên Ngọc Chủ tịch HĐQT

2 Ông Trần Quốc Đệ Thành viên

3 Ông Nguyễn Thanh Tùng Thành viên

4 Ông Tăng Minh Sơn Thành viên

5 Bà Trần Thị Liên An Thành viên

- Ban Kiểm sốt cơng ty

1 Ơng Nguyễn Đình Biển Thành viên

2 Ơng Lê Chi Lăng Thành viên

Trang 34

- Ban Tổng giám đốc Công ty:

1 Ông Tăng Nguyên Ngọc Tổng giám đốc

2 Ông Trần Quốc Đệ Phó Tổng giám đốc

3 Đặng Xuân Quản Kế tốn trưởng

- Các phịng ban và đơn vị thành viên

Bao gồm 6 phịng ban

1 Phịng Hành chính- Nhân sự2 Phịng Tài chính- Kế tốn3 Phịng Kế hoạch- Vật tư4 Phịng Kĩ thuật- Cơng nghệ

5 Phịng Kinh doanh- Xuất nhập khẩu

6 Phòng Tiêu thụ sản phẩm- Phát triển thị trường

Đơn vị thành viên gồm:

1 Xí nghiệp Mangan Phiêu Lang- Làng Bài 2 Xí nghiệp cơ khí Phúc Yên- Vĩnh Phúc3 Xí nghiệp khống chất Hà Nam

4 Xưởng chế biến Khoãng sản Yên Viên Gia Lâm5 Nhà máy Hợp kim săt Long Bình An- Tuyên Quang6 Nhà máy Phân vi sinh Humic Thượng Lâm Mỹ Đức

2.3.2.Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong công ty

2.3.2.1 Hội đồng Quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của cơng ty MIMECO, có tồn quyền nhândanh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủyquyền HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kếhoạch kinh doanh hàng năm của MIMECO; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinhdoanh; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ MIMECO; đưa ra các biệnpháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.

Hội động quản trị MIMECO hiện có 05 thành viên bao gồm: 01 chủ tịch và 04thành viên; nhiệm kỳ là 05 năm.

2.3.2.2.Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của MIMECO do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan thaymặt cổ đơng để kiểm sốt một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt độngsản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành của MIMECO.

Trang 35

2.3.2.3 Ban Tổng giám đốc

Ban Tổng Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Cơng ty,chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT tồn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh vàthực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của MIMECO

Ban Tổng Giám đốc bao gồm 03 thành viên: 01 Tổng Giám đốc và 01 Phó TổngGiám đốc và 01 Kế toán trưởng.

Cơ cấu tổ chức của MIMECO được xây dựng theo một mơ hình cơ cấu khá phổbiến, và cho đến nay Cơng ty đã hình thành các đơn vị phịng ban riêng có nhữngnhiệm vụ và chức năng vừa độc lập lại vừa hỗ trợ lẫn nhau.

2.3.3 Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức trong công ty

Từ những thông tin về cơ cấu quản lý CTCP MIMECO nhận thấy đây là mơ hìnhcơ cấu được đánh giá là khá cơ bản đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay Bộ máy đơngiản phù hợp với quy mơ doanh nghiệp nhỏ và việc quản lí khơng quá phức tạp.Nhưng với MIMECO, doanh nghiệp ngày càng mở rộng những hoạt động sản xuấtkinh doanh cũng như địa bàn hoạt động, cơ cấu này khó có thể kiểm soát và phát huytối đa năng lực đơn vị thành viên Mặt khác, cơ cấu bộ máy hiện tại này tạo điều kiệncho việc thực hiện chế độ thủ trưởng và người lãnh đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm vềkết quả hoạt động công việc của người dưới quyền giúp những quyết sách có độ thốngnhất và hiệu lực cao nhưng lại làm hạn chế việc sử dụng những chuyên gia có trình độchun mơn.

2.3.3.1 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP Khống sản và Cơ khí đã tồn tại trong mộtthời gian dài hơn 10 năm từ sau quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang loạihình CTCP Sự biến đổi cơ cấu phịng ban khơng nhiều tạo nên tính ổn định tương đối,giảm được những chi phí mới về tuyển dụng, tổ chức , và đào tạo làm quen cơng việc mới.

Ưu điểm của mơ hình cơ cấu này cịn là tạo được sự chun mơn hóa cao Mỗibộ phận, phịng ban đảm nhận một cơng việc nhất định Vận dụng được năng lực quảnlí cũng như trình độ, kinh nghiệm của những cán bộ quản lí tại mỗi phòng ban đã giảmđược gánh nặng cho Giám đốc, Tổng giám đốc Rõ ràng mơ hình phân cấp quản lí nàycó thể tạo ra một mạng lưới xuống từng đơn vị thành viên, giám sát và điều hành mọihoạt động của doanh nghiệp Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí đang tiến hànhnhững biện pháp hồn thiện hơn cơ cấu tổ chức cũng như năng lực quản lí của đội ngũcán bộ doanh nghiệp.

Trang 36

còn xây dựng được tổ chức Đảng vững mạnh, cơng tác Đồn và Cơng Đồn lãnh đạo,đi đầu toàn doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện quan tâmtới đời sống người lao động Từ đó, doanh nghiệp phổ biến tốt những thơng tin, quyếtđịnh, chính sách mới tới đội ngũ lao động, giúp hoạt động cơ cấu tổ chức bộ máy quảnlý được dễ dàng, và tác động sâu rộng hơn.

2.3.3.2 Đánh giá về một số bất cập còn tồn tại trong doanh nghiệp

Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí- MIMECO với mơ hình tổ chức bộ máyquản lý và phịng ban đã tồn tại hơn 10 năm khó có thể thích ứng kịp với sự phát triểnhiện tại, cần có những bước đổi mới cho phù hợp Những chính sách chung của doanhnghiệp áp dụng một cách máy móc đối với tất cả các đơn vị thành viên, bó buộc trongmột khn khổ nhất định gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như thi hành Hơnnữa, những chính sách thường có độ trễ nhất định khi đưa vào thực tế nên khó đáp ứngđược sự thay đổi thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực vẫn là mộtvấn đề cần được xem xét Thiếu nhân lực dẫn đến hoạt động không hiệu quả Đội ngũnhân lực công ty thiếu, lại phải làm việc trong điều kiện các Chi nhánh ở xa nhau, khốilượng công việc nhiều, phức tạp gây ra sự ngừng trệ cơng việc, mắt xích phối hợp giữacác phòng chức năng và các đơn vị thành viên trở nên khó khăn hơn rất nhiều Đặcbiệt đối với trình độ chun mơn về kỹ thuật, cơng nghệ, địa chất, môi trường của bộphận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu cơng việc, vẫn cịn tình trạngchưa đàotạo được nguồn nhận lực quản lý cần thiết khi bổ nhiệm cán bộ vào các nhiệm vụ chủchốt Thực tế phần lớn họ tự tích lũy kinh nghiệm từ nhiều năm trong nghề chứ khôngqua trường lớp bài bản Các hiện tượng bỏ việc, lơ là và bao che cho nhau vẫn xảy ravà đang trở thành một vấn nạn Khó khăn trong việc khuyến khích, tạo động lực laođông cùng với việc chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộthích hợp với cơ chế thị trường đã gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh Việc chưa đào tạo được nguồn nhận lực quản lí cần thiết, khi bổ nhiệm cán bộvào các nhiệm cụ chủ chốt để thực hiện các cơng việc đó cịn chưa hợp lý dẫn đến cơcấu doanh nghiệp gặp phải rất nhiều vướng mắc.

Trang 37

Từ thực tiễn nhận thấy, công ty chỉ tuân thủ nguyên tắc về quyền cổ đông trênhình thức, đặc biệt là vấn đề cuộc họp ĐHĐCĐ Mặc dù đây là cuộc họp lớn và quantrọng nhưng hầu hết thủ tục từ giai đoạnc chuẩn bị cuộc họp cho đến diễn biến và kếtthúc cuộc họp, tình trạng khơng tn thủ đúng trình tự luật định vẫn xảy ra.

Đối với vấn đề xử lý vi phạm quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Banquản lý cấp cao vẫn chưa được thỏa đáng Hiện tượng bao che, thiếu minh bạch côngkhai xảy ra song song với tình trạng lạm quyền của các cổ đơng lớn đóng vai trò làquản lý cấp cao còn phổ biến.

Trước những bất cập đưa ra, cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí cần thiếtphải tái thiết lập một cơ cấu tổ chức phù hợp, có những điều chỉnh nội bộ cũng nhưthực thi theo đúng những quy định pháp luật, nhằm hạn chế tối đa những trở ngại trongvận hành và quản lý bộ máy doanh nghiệp.

2.4 Các kết luận qua nghiên cứu

2.4.1 Những mặt làm được

Luật Doanh nghiệp 2014 cơ bản đã tạo dựng môi trường kinh doanh tự do, tựnguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của pháp luật nói chung và một bộkhung cơ cấu tổ chức vững chắc đối với doanh nghiệp CTCP nói riêng Những quyđịnh đổi mới như: cho phép cơng ty TNHH, CTCP có thể có một hoặc nhiều người đạidiện theo pháp luật; cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mơ hình tổchức, quản lý; cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầuthành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát CTCP, , giúp doanh nghiệp chủ động,sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mơ hình, phương thức phù hợp với hoạt độngcủa mình.

Mặt khác LDN 2014 cũng chính thức thay đổi để đáp ứng đúng thông lệ quốc tếkhi giảm tỷ lệ cổ đông dự họp từ 65% xuống cịn 51% Khi có số cổ đơng dự họp đạidiện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết thì cuộc họp đại hội đồng cổ đơng sẽ đượctiến hành Đồng thời, cũng rút ngắn thời gian thực hiện thi hành thủ tục họp và mờihọp,đơn giản hóa những quy định mang tính chất hành chính trong cuộc họp ĐHĐCĐ.Hay quy định về thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trựctiếp doanh nghiệp; bãi bỏ việc Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch Hội đồngquản trị.

Trang 38

2.4.2 Những mặt chưa làm được

Tuy LDN 2014 đã có những bước tiến quan trọng trong việc quản lý cơ cấu tổchức trong CTCP song thực tế triển khai vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Về quyền của cổ đông

Thực tế cho thấy, các công ty mới chỉ tn thủ ngun tắc về quyền cổ đơng trênhình thức nhiều hơn là nội dung, nhất là vấn đề cuộc họp ĐHĐCĐ.Tình trạng cổ đơngkhơng được tiếp cận đầy đủ các tài liệu họp là phổ biến Thậm chí, thơng báo mời họpchỉ bao gồm các chỉ dẫn về địa điểm, thời gian mà khơng đính kèm các tài liệu khácnhư Báo cáo thường niên, trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại ĐHĐCĐ…Trường hợp các tài liệu có được đăng trên trang web của cơng ty thì nhiều khi cũngkhông dễ dàng tải về được và hầu hết khơng có phiên bản tiếng Anh, điều này đặc biệtgây khó khăn cho các cổ đơng là người nước ngoài.

Về quyền được tham gia, bỏ phiếu tại các ĐHĐCĐ: Các cổ đông ở xa, nhất là cổđông nhỏ thường khơng có điều kiện tham gia họp ĐHCĐ, phải ủy quyền cho các cánbộ của công ty bỏ phiếu mà khơng kiểm sốt được việc bỏ phiếu đó Tuy cổ đông đượcbiểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên về việc lựa chọn kiểm tốn nhưng các cơng tythường đưa ra một danh sách các ứng viên kiểm tốn để cổ đơng chấp thuận, sau đócơng ty được ủy quyền chọn từ danh sách này Thực chất, HĐQT mới là người chọnđơn vị thực hiện kiểm tốn độc lập chứ khơng phải cổ đông.

Về vấn đề đối xử giữa các cổ đông

Mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức có thể bắt nguồn từ việc khơng đảm bảo quyềnlợi nhóm cổ đơng thiểu số.Khơng thiếu những doanh nghiệp có xu hướng hạn chế việctham gia ĐHĐCĐ thường niên của những nhóm cổ đơng nhỏ Quyền lợi của nhóm cổđơng thiểu số khơng được bảo vệ và bị chi phối mạnh mẽ từ các quyết định từ cổ đơnglớn vẫn cịn xảy ra Nếu như nhóm cổ đơng thiểu số càng gặp nhiều bất lợi trong việcthể hiện tiếng nói của mình bao nhiêu thì hiện tượng lạm dụng quyền của các cổ đơnglớn lại càng phổ biến.

Hầu hết các công ty tại Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện để cổ đông thựchiện biểu quyết ở nước ngoài, gây ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền lợi của nhóm cổđơng là nhà đầu tư nước ngồi Đối với các cổ đơng nhỏ, các cơng ty khơng có biệnpháp khuyến khích, nâng cao năng lực của nhóm cổ đơng này, nhất là trong việc thamgia đóng góp nội dung cho chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ thường niên.

Trang 39

Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đông đang bị vi phạm, những doanh nghiệpkhông thiếu thực trạng lạm dụng quyền cổ đơng Có hai hiện tượng lạm dụng quyềnkhá phổ biến Một là, khi diễn biến ĐHĐCĐ không tiến triển như ý muốn, một số cổđơng sẵn sàng có những hành vi chống đối, vi phạm, cản trở chủ tọa điều khiển cuộchọp Hoặc hiện tượng thứ 2 xảy ra trong các doanh nghiệp có cổ đơng là cán bộ, cơquan Nhà nước sử dụng sức ảnh hưởng của mình can thiệp sâu vào vào cơng việc quảntrị nội bộ như: không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ thị bổ nhiệm, thay thế thànhviên HĐQT,

Thêm vào đó, thực tiễn thi hành LDN 2014 cho thấy cơ cấu HĐQT trong cácCTCP ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất tập quyền, nắm giữ và chi phối mọihoạt động của công ty từ ĐHĐCĐ cho đến TGĐ hay giám đốc Hoạt động thực tế củaHĐQT mang tính chất điều hành hơn là hoạch định chiến lược và giám sát thực thichiến lược hiệu quả Sự giám sát của cổ đông đối với HĐQT còn yếu do cơ cấu sở hữutập trung quyền lực, bên cạnh nguy cơ lạm dụng quyền hành để thu lợi ích cá nhân.Đối với BKS vẫn cịn mang tính hình thức chưa trở thành một thể đối trọng giúp cânbằng quyền lực giữa HĐQT, HĐCĐ và GĐ hoặc TGĐ.

Về áp dụng quy định thành viên HĐQT độc lập

Trên thực tế, trong mơ hình quản trị của một số cơng ty Việt Nam đã manh nhahình thành cơ cấu thành viên HĐQT độc lập.Song ở đa số các công ty cổ phần khác,những thành viên này hoặc chưa có, hoặc tính độc lập khơng rõ nét hoặc vai trò rất mờnhạt Bởi xét cho cùng, nếu khơng có quy định pháp lý thì những ơng chủ của các côngty này (cổ đông lớn đồng thời cũng là người quản trị, điều hành) chẳng có động lực gì đểbổ nhiệm những thành viên độc lập tham gia vào HĐQT để "soi xét", "giám sát" mình.Vì thiếu vắng những thành viên HĐQT độc lập trong thành phần HĐQT nên lợi ích củacác cổ đơng nhỏ ở các cơng ty cổ phần có lúc, có nơi vẫn cịn bị xem nhẹ.

Về nghĩa vụ, trách nhiệm của các cổ đông

Trang 40

Về quản lý, điều hành DN

Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đơngrất lớn, có nhiều người khơng quen biết nhau, thậm chí có thể có sự phân hóa thànhcác nhóm cổ đơng đối kháng nhau về lợi ích

Về cơng khai hóa thơng tin

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w