Nợxấulàcủacảnềnkinhtế
Thời gian qua, dư luận xã hội có vẻ hơi quá khắt khe và có phần phiến diện khi
đánh giá về hoạt động ngân hàng. Vấn đề nợxấu cũng vậy, xã hội chỉ biết đổ lỗi
cho hệ thống ngân hàng. Như vậy là không khách quan và không chính xác. Mà
khi chưa có cái nhìn chính xác về bản chất, nguồn gốc nợ xấu, thì cũng khó có thể
đưa ra được giải pháp đúng để xử lý nợ xấu.
không lại tùy thuộc vào bên đi vay, đó là DN. Bản thân các DN cũng rất muốn sử
dụng đồng vốn an toàn, hiệu quả; làm sao để đồng vốn có khả năng sinh lời cao.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan là khó khăn, biến động bất thường
của kinhtế trong và ngoài nước, một số rủi ro về mặt chính sách vĩ mô khiến hoạt
động của DN không được như mong muốn. DN hoạt động không hiệu quả nên
không có tiền để trả nợ và lãi ngân hàng, từ đó phát sinh nợxấu cao nhiều hơn so
với thời điểm khác. Thực tế, tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng vậy, khi nền
kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng, nợxấucủa hệ thống ngân hàng thường có
xu hướng tăng cao và tăng nhanh.
Vì vậy, nói nợxấucủa hệ thống ngân hàng là chưa chính xác, mà đây chính lànợ
xấu của DN, của nềnkinh tế, còn hệ thống ngân hàng chỉ là nơi hứng chịu, giữ hộ
DN khối nợxấu đó.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các ngân hàng không có lỗi. Nếu các
ngân hàng tuân thủ nghiêm các quy định, quy trình cấp tín dụng, kiểm tra sát sao
việc sử dụng vốn của khách hàng , thì sẽ hạn chế được nhiều nợ xấu.
Có ý kiến cho rằng, nợxấu hiện nay là không quá đáng lo, khi theo NHNN,
các khoản nợxấu đều được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Hơn nữa, giá trị
tài sản đảm bảo của các khoản nợxấu bằng 135% giá trị của các khoản nợ
xấu? Ý kiến của ông như thế nào?
Về lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế cũng còn rất nhiều vấn đề.
Thứ nhất, hiện con số nợxấu theo công bố của NHNN lớn hơn rất nhiều (202.000
tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ), gấp gần 2 lần con số thống kê của các tổ chức
tín dụng (117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ). Điều đó cho thấy, không ít
tổ chức tín dụng (TCTD) không minh bạch, thậm chí cố tình che giấu nợ xấu.
Khoảng 85.000 tỷ đồng không được các TCTD đưa vào nợ xấu, cũng có nghĩa
chừng ấy nợxấu chưa được trích lập dự phòng rủi ro. Đó là chưa kể việc phân loại
nợ xấucủa Việt Nam hiện nay còn cách khá xa so với chuẩn quốc tế, chủ yếu dựa
vào các định lượng về số ngày quá hạn trả nợ đơn thuần, nên chưa chính xác.
Thứ hai, giá trị tài sản đảm bảo được tính tại thời điểm nào? Theo như tôi hiểu thì
các TCTD thường “áng chừng” tại thời điểm phát sinh món nợ, tức là trước thời
điểm món nợ ấy chuyển thành nợxấu một khoảng thời gian khá dài. Như vậy, đến
nay, giá trị tài sản đó có thể đã không còn như tính toán ban đầu. Hơn thế, đa phần
tài sản đảm bảo là bất động sản, trong khi chỉ tính từ đầu năm đến nay, giá nhiều
loại bất động sản đã giảm tới 30 - 40%.
Thứ ba, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ rất phức tạp. Mặc dù pháp luật
cho phép ngân hàng được quyền trực tiếp nhận tài sản về hoặc bán tài sản cho bên
thứ ba hoặc nhận trực tiếp tài sản khấu trừ nợ, nhưng trên thực tế, ngân hàng
không thể trực tiếp làm được điều đó, bởi pháp luật quy định là phải sang tên qua
thủ tục công chứng. Trong khi để công chứng được, theo quy định của Bộ luật
Dân sự, hợp đồng mua bán tài sản phải là chủ tài sản hoặc chủ tài sản ủy quyền.
Song nhiều chủ tài sản cố tình gây khó khăn, không chịu bàn giao tài sản hoặc
không ủy quyền cho ngân hàng, thậm chí họ còn phản đối. Do vậy, bế tắc và cuối
cùng ngân hàng phải làm cái việc bất đắc dĩ là đưa nhau ra tòa, mất rất nhiều thời
gian (có thể vài năm) và chi phí.
Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để xử lý khối nợxấu này?
Là nợxấucủacảnềnkinhtếnên cần có sự chung tay của toàn bộ nềnkinh tế, kể
cả Nhà nước, chứ không thể “phó mặc” cho các ngân hàng tự lo. Trong bối cảnh
hiện nay, giải cứu DN chính là giải pháp tốt nhất để giải cứu nợ xấu.
Theo đó, về mặt chính sách vĩ mô, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho DN
như các giải pháp giãn, giảm, miễn thuế vừa qua, Nhà nước cần có giải pháp tăng
sức cầu củanềnkinh tế. Khi cầu đầu tư, tiêu dùng tăng sẽ khơi thông được đầu ra
cho sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, cần xem xét miễn thuế thu nhập cá nhân cho
cán bộ, công chức, người lao động trong một thời gian để kích thích sức mua.
Về phía ngân hàng, có thể lựa chọn các DN tốt để hỗ trợ với cơ chế ưu đãi lãi suất
để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nhằm kích thích sức mua. Với
những DN có thể tồn tại, phát triển, thì ngân hàng nên kịp thời bơm vốn để thúc
đẩy sản xuất - kinh doanh.
Về phía DN, cần cơ cấu lại hoạt động của mình để tiết giảm chi phí, giảm giá
thành, tăng năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, thị trường thực sự không cần sự tồn
tại của những DN quá yếu. Do vậy, cơ chế phá sản, giải thể DN cần được mạnh
dạn áp dụng. Ở đây, cần nhìn nhận việc phá sản của DN là một vấn đề bình thường
trong nền kinhtế thị trường. Sự phá sản của một DN yếu sẽ tạo điều kiện cho
những DN còn lại, cũng như những DN mới ra đời.
Ngoài ra, ngành tòa án nên có cơ chế phối hợp, hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc
xử lý tài sản thế chấp. Loại bỏ những nhận thức xung đột về khía cạnh hình thức
của giao dịch bảo đảm trong thời gian qua để xử lý bản chất giao dịch theo hướng
cho phép ngân hàng nhanh chóng xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Thời gian qua xuất hiện hiện tượng cho vay đảo nợ. Theo ông, liệu đây có phải
là giải pháp để cứu nợ xấu?
Cứu theo nghĩa làm sạch bảng cân đối tài sản của các TCTD thì có thể, chứ xử lý
dứt điểm nợxấu thì không. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn là rất lớn, do sự
thiếu minh bạch về thông tin. Các tổ chức, DN quốc tế nhìn vào Việt Nam sẽ khó
phân biệt được thực giả về tình trạng nợ xấu.
Ông có thể phân tích rõ hơn vấn đề này?
Đảo nợ tức là cho vay mới để trả nợ cũ. Như vậy, tổng dư nợ không thay đổi, song
thời điểm phát sinh khoản vay có thay đổi, kéo theo thời điểm trả nợ cũng thay
đổi. Do đó, có những khoản nợ nếu để nguyên sẽ phải xếp vào nợ quá hạn, nợ xấu;
nhưng vì cho vay đảo nợnên thành nợ nhóm 1. Nghĩa là bảng cân đối tài sản của
các TCTD sẽ “sạch sẽ” hơn và các TCTD cũng không phải trích lập dự phòng rủi
ro cho món nợ này, giúp cải thiện các con số về lợi nhuận.
Song việc làm này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thời gian qua, có một số ngân hàng
tìm đến công ty luật, do họ gặp phải những vấn đề trong quá trình cho vay đảo nợ.
Thông thường, khi cho vay đảo nợ, ngân hàng lập hồ sơ để tất toán khoản nợ cũ,
đồng thời lập hồ sơ vay nợ mới. Thế nhưng, khi lập hồ sơ tất toán xong nợ cũ thì
khách hàng không chịu ký khế ước để nhận nợ mới. Do đó, nợ cũ về danh nghĩa
đã hạch toán sổ sách xong, nhưng nợ mới thì chưa tính. Cuối cùng, ngân hàng lại
nhờ đến công ty luật.
Cũng có trường hợp ngân hàng đi đường vòng, không cho DN A vay để đảo nợ,
mà cho DN B vay; sau đó, DN A lấy khoản tiền ấy để đảo nợ và ngân hàng hạch
toán khoản nợxấu sang DN B. Như vậy, khoản nợxấu đã được chuyển cho khách
hàng mới, mặc dù tình trạng xấu không thay đổi. Tuy nhiên, trong quá trình đó có
thể phát sinh nhiều vấn đề, ví dụ sơ suất liên quan đến tài sản bảo đảm. Trước đây,
nợ xấu thật nhưng tài sản bảo đảm lại có, nhưng khi chuyển sang người thứ ba thì
quá trình gán ghép tài sản bảo đảm vào các khoản nợ mới lại có vấn đề, dẫn đến
tranh chấp.
. nhanh. Vì vậy, nói nợ xấu của hệ thống ngân hàng là chưa chính xác, mà đây chính là nợ xấu của DN, của nền kinh tế, còn hệ thống ngân hàng chỉ là nơi hứng chịu, giữ hộ DN khối nợ xấu đó. Tuy nhiên,. phải làm cái việc bất đắc dĩ là đưa nhau ra tòa, mất rất nhiều thời gian (có thể vài năm) và chi phí. Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để xử lý khối nợ xấu này? Là nợ xấu của cả nền kinh tế. che giấu nợ xấu. Khoảng 85.000 tỷ đồng không được các TCTD đưa vào nợ xấu, cũng có nghĩa chừng ấy nợ xấu chưa được trích lập dự phòng rủi ro. Đó là chưa kể việc phân loại nợ xấu của Việt Nam