1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giảm nợ xấu bằng liệu pháp mạnh pptx

3 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 95,73 KB

Nội dung

Giảm nợ xấu bằng liệu pháp mạnh Chủ tịch HĐQT một NHTM cổ phần nhận định, sử dụng DPRR là một trong các biện pháp kỹ thuật để xử lý nợ xấu nhanh nhất. Theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải trích lập và duy trì DPRR tín dụng chung và DPRR cụ thể. Trong đó, DPRR chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. TCTD thực hiện trích lập và duy trì DPRR chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Bên cạnh đó, các TCTD còn phải thực hiện trích lập DPRR rủi ro cụ thể cho các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Trong đó, các khoản nợ nhóm 5 phải trích DPRR với tỷ lệ 100%. Như vậy, nếu trích đúng, trích đủ, quỹ DPRR của các TCTD là rất lớn. Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) trên cơ sở thống kê từ các TCTD cho thấy, tính đến 31/5/2012, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD vào khoảng 118.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,47% tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10 năm nay, con số nợ xấu theo lãnh đạo cơ quan này cho biết, đã lên tới 202.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,6% tổng dư nợ. Trong đó, các TCTD đã trích lập trên 67.000 tỷ đồng DPRR cho các khoản nợ xấu, một số tiền khá lớn nếu dùng vào việc xử lý nợ xấu. các TCTD chỉ được xử lý nợ xấu khi các khách hàng giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích; hoặc các khoản nợ thuộc nhóm 5. Do đó, trên thực tế, mặc dù nguồn dự phòng khá lớn, nhưng các TCTD cũng chỉ có thể dùng để xử lý các khoản nợ thuộc nhóm 5. Như vậy, trong trường hợp các TCTD muốn xử lý nhanh nợ xấu bằng cách sử dụng DPRR, tùy vào thực trạng của từng khoản nợ, các TCTD có thể phải nhanh chóng chuyển các khoản nợ nhóm 3 và nhóm 4 sang nợ nhóm 5 để xử lý. Tuy nhiên, việc chuyển nhóm như vậy gây ra hệ quả ngay lập tức, chưa nói về kỹ thuật điều chỉnh, chỉ nói về chi phí đã là rất lớn để tăng trích lập DPRR từ 20% và 50% áp dụng cho nợ nhóm 3 và 4 lên tỷ lệ dự phòng 100% áp dụng cho nợ được phân vào nhóm 5. “Đây là một thử thách rất lớn cho các TCTD. Từ nay đến cuối năm chỉ còn có 2 tháng để kinh doanh, nên việc trích lập lớn sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh của các TCTD trong năm 2012 và thậm chí có thể gây lỗ lớn cho các đơn vị này”, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính một công ty kiểm toán nhận định. Bên cạnh đó, có một vấn đề là nếu sử dụng tối đa DPRR cũng chỉ xử lý được không nhiều lượng nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên thực tế. Ông Trương Ngọc Anh, Chánh Văn phòng Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) cho biết: “Trong hơn 200.000 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng vừa qua có gần 70.000 tỷ đồng đã được trích lập DPRR”, nhưng thực tế nợ xấu còn có thể lớn hơn nhiều. Trong khi đó, một động lực để các TCTD nhanh chóng xử lý nợ xấu là khả năng bán và thanh lý các tài sản đảm bảo đi kèm của các khoản nợ được xử lý nhằm thu hồi phần nào thiệt hại do xử lý nợ xấu gây ra. Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản đảm bảo thực tế cũng đang là một ẩn số lớn do hành lang pháp lý còn nhiều rào cản. Do đó, việc khuyến khích xử lý nợ xấu và việc tạo ra thị trường mua bán tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đã được xử lý phải song hành. Đây được coi là giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu ở bất kỳ quốc gia nào. “Có thể nói, việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu là một biện pháp làm đẹp bảng cân đối kế toán của các TCTD, vì quỹ dự phòng hiện nay là kết quả của việc trích lập và tích tụ qua nhiều kỳ kế toán trước và nguồn dự phòng này gắn với mức rủi ro do bản thân TCTD đánh giá. Vế còn lại của quá trình giảm nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD là phải có nguồn tiền mới để ‘trục’ ra ngoài bảng cân đối kế toán của TCTD các khoản nợ xấu nhưng chưa được trích lập dự phòng đầy đủ”, tổng giám đốc một NHTM nói. Thực tế hiện nay cho thấy, trong toàn ngành ngân hàng, để xử lý triệt để nợ xấu có thể dẫn đến mất vốn vì không đủ tài sản đảm bảo và DPRR để xử lý. Mặt khác, một vấn đề nổi cộm hiện nay là tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chưa được báo cáo một cách đầy đủ, nên việc xử lý các khoản nợ xấu này sẽ khó khăn gấp nhiều lần do bị che giấu và thông thường, các TCTD chưa trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ này nên sẽ không có nguồn để xử lý. “Điều quan trọng đầu tiên là các ngân hàng phải báo cáo thật chính xác, minh bạch về con số nợ xấu. Điều này sẽ giúp việc trích lập DPRR đầy đủ và qua đó, việc sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu cũng có căn cứ hơn”, một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán nhấn mạnh . Giảm nợ xấu bằng liệu pháp mạnh Chủ tịch HĐQT một NHTM cổ phần nhận định, sử dụng DPRR là một trong các biện pháp kỹ thuật để xử lý nợ xấu nhanh. là giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu ở bất kỳ quốc gia nào. “Có thể nói, việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu là một biện pháp làm

Ngày đăng: 05/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w