CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11 BÀI 22 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ Câu 1 Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? A Bù đắp thiệt[.]
Trang 1CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11 BÀI 22: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ
Câu 1: Đâu khơng phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự B Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
C Khuếch trương cơng lao khai hóa của Pháp
D Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án:
Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông
Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp B Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân
C Phục vụ cho cơng cuộc khai thác, bóc lột và qn sự D Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương
Đáp án:
Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đơng Dương cịn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác Do đó để phục vụ cho cơng cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông
Đáp án cần chọn là: C
Trang 2A Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển B Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp C Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh
D Hệ thống đường giao thông được mở rộng
Đáp án:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, phát triển thiếu cân đối và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A Kinh tế tư bản chủ nghĩa B Kinh tế phong kiến
C Kinh tế nông nghiệp thuần túy
D Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
Đáp án:
Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập khơng hồn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?
A Tư bản nhà nước B Tư bản tư nhân C Tư bản ngân hàng D Tư bản công nghiệp
Trang 3Trong cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế tư bản nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất Vì thời kì này cơ sở hạ tầng ở Đơng Dương lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư một số vốn lớn, thời gian quay vịng vốn chậm Hơn nữa tình hình chính trị ở Đơng Dương cịn bất ổn => Tư bản tư nhân còn e ngại và nhà nước phải đi tiên phong mở đường đầu tư
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Tồn quyền Đơng Dương? A Rivie B Gácniê C Pôn Đume D Bơlắc Đáp án:
Năm 1897, thực dân Pháp cử Pơn Đume sang làm Tồn quyền Đơng Dương để hồn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam?
A Phương thức sản xuất phong kiến
B Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp C Phương thức sản xuất thực dân
D Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Đáp án:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận?
Trang 4B Phương thức bóc lột phong kiến C Phương thức bóc lột thực dân
D Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa
Đáp án:
Để tăng cường nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A Cầu Chương Dương B Cầu Long Biên C Cầu Tràng Tiền D Cầu Hàm Rồng
Đáp án:
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A Giai cấp công nhân và tư sản B Giai cấp tư sản
C Giai cấp tiểu tư sản D Giai cấp công nhân
Đáp án:
Trang 5- Giai cấp mới: công nhân
- Tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A 1895 - 1918 B 1896 - 1914 C 1897 - 1914 D 1898 – 1918
Đáp án:
Sau khi cơ bản hồn thành q trình bình định về quân sự, từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mơ lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
A Phát triển nhanh, cân đối
B Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực C Không phụ thuộc vào chính quốc D Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu
Đáp án:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc