Thị trườngbấtđộng sản: “Tuộtdốc”cũnglà
điều tốt!
Thị trườngbấtđộng sản đang đối mặt với nhiều khó khăn, song với nhiều
người thực tế đó đôi khi lại là một “điềm lành” để có một thịtrường ổn định,
bền vững về sau.
Quan điểm đó được đúc kết từ thực tế nhiều năm qua trên thịtrường vốn có quá
nhiều điều không minh bạch, giá cả hàng hóa quá cao so với mặt bằng thu nhập
của người dân. Và khi mà thịtrường đang có dấu hiệu trở lại với những giá trị
thực vốn có của nó, không ít người cho rằng, đó là một điều cần thiết.
Rước nợ vì “ăn chênh”
Thị trườngbấtđộng sản, đặc biệt là đối với phân khúc đất dự án, biệt thự liền kề
trong vài năm gần đây đa phần đều có sự tham gia, chi phối của giới đầu cơ lướt
sóng. Hầu như không có dự án nào ra hàng mà không có sự tham gia của lực
lượng này nhờ các mối quan hệ hoặc đơn giản chỉ là lắm tiền, nhiều vốn.
Khi rót tiền vào bấtđộng sản, phần lớn trong họ đều mang một tâm lý chung là
nhà đất luôn nằm trong xu hướng tăng giá, nên chuyện lãi dăm bảy trăm triệu,
thậm chí cả tỷ đồng với mỗi căn hộ/mảnh đất là chuyện nằm trong tầm tay.
Thế nhưng, trong vòng một năm qua, thịtrường cả phân khúc nhà chung cư, đất
dự án đều tê cứng, giao dịch và giá đều có dấu hiệu suy giảm dần. Hầu hết các dự
án đình đám suốt từ Bắc chí Nam đều rơi vào tình trạng đình đốn, đầu vào lẫn đầu
ra đều khó khăn bởi những ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế và chính sách
tín dụng của nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho hay tại
Tp.HCM, thị trườngbấtđộng sản rơi vào trầm lắng suốt từ đầu năm đến nay, hầu
hết các dự án chung cư cao cấp, biệt thự đều đóng băng giao dịch. Những căn hộ
hàng trăm m2 từng được giới đầu cơ săn đón, giờ đây không ai ngó ngàng, trong
khi những khách hàng có nhu cầu thực thì lại không có khả năng thanh toán vì giá
quá cao.
Ở Hà Nội, tình hình cũng không sáng sủa hơn khi các dự án của các chủ đầu tư có
tên tuổi cũng giao dịch ảm đạm, thưa thớt. Một số dự án có tiếng như Indochina
Plaza, Times City, Madarin Garden sau một thời gian ra mắt hoành tráng rồi
cũng im hơi lặng tiếng trên thị trường.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Mạnh Dương, Giám đốc sàn bấtđộng sản Tân
Quang Minh, đa phần các nhà đầu tư, đầu cơ chung cư hiện nay gần như là cá mắc
cạn chính vì những căn hộ, lô đất mà người trong nghề vẫn hay gọi là “suất ngoại
giao”, “ giữ quan hệ”
Ngay như sàn của doanh nghiệp này, do chủ đầu tư hứa cho hưởng hết 6% tiền
chiết khấu nên doanh nghiệp này đã nhận về gần 20 căn hộ của một dự án trên phố
Minh Khai với số tiền đặt cọc gần hơn 5 tỷ đồng. Kết quả, sau gân 4 tháng nhận
về, hầu như không có một khách hàng nào hỏi thăm đến số căn hộ trên, cho dù
trước đó vài tháng dự án này được xem như hiện tượng trên thịtrường chung cư.
Cũng theo ông Dương, không chỉ các sàn, trung tâm môi giới ôm nợ vì đất cát, mà
khá nhiều nhà đầu cơ nhỏ lẻ, các quan chức cũng mắc cạn vì các suất ngoại giao,
ăn chênh.
Hiện tại sàn giao dịch của doanh nghiệp này đang có 10 suất biệt thự gửi bán với
giá chỉ chênh có 5 triệu đồng/m2 (giảm giá 10 triệu đồng/m2) so với giá của chủ
đầu tư nhưng vẫn không ai hỏi mua
. Thị trường bất động sản: “Tuột dốc” cũng là điều tốt! Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn, song với nhiều người thực tế đó đôi khi lại là một “điềm lành” để có một thị. mà thị trường đang có dấu hiệu trở lại với những giá trị thực vốn có của nó, không ít người cho rằng, đó là một điều cần thiết. Rước nợ vì “ăn chênh” Thị trường bất động sản, đặc biệt là. rồi cũng im hơi lặng tiếng trên thị trường. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Mạnh Dương, Giám đốc sàn bất động sản Tân Quang Minh, đa phần các nhà đầu tư, đầu cơ chung cư hiện nay gần như là