Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
398,06 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Phương hướngđổimớivàpháttriểnkinh
tế nhànướccủanướctahiệnnay
Lời nói đầu
Từ đại hội VI đến nay, trải qua hơn 20 năm thực hiệnđổimới nền kinhtếnướcta
đã có những chuyển biến to lớn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ
dân trí ngày một được nâng cao, sức cạnh tranh và địa vị kinhtếcủa Việt Nam trong khu
vực và trên trường quốc tế ngày một được khẳng định. Nướcta đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế xã hội, tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 đạt 7,4%, lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm
1986 xuống còn ; 3% năm 2003; 5% năm 2005
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn thách thức. Đảng vàNhànướcta
chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách pháttriểnkinhtế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí củaNhànước theo định hướng
XHCN, đó chính là nền kinhtế thị trường định hướng XHCN. Trong đó kinhtế
Nhà nướcphát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà
nước định hướngvà điều tiết vĩ mô nền kinh tế. KinhtếNhànước là đòn bẩy nhanh tăng
trưởng kinhtếvà hỗ trợ các thành phần kinhtế khác cùng pháttriển
Xuất phát từ những thực tế nêu trên mà tôi nhận thấy việc xem xét nghiên cứu để
nhận thức đúng đắn vai trò chủ đạo của thành phần kinhtếNhà nước, có biện pháp để
phát huy có hiệu quả vai trò đó là hết sức quan trọng cần thiết hiện nay. Vì vậy mà tôi đã
chọn đề tài: "Phương hướngđổimớivàpháttriểnkinhtếnhànướccủanướctahiện
nay".
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINHTẾNHÀNƯỚC
1. Lý luận chung về kinhtếNhà nước.
1.1. Đặc điểm sở hữu củakinhtếnhànước
Trước hết chúng ta cần khẳng định kinhtếNhànước thuộc sở hữu nhà nước. ở nước
ta trong thời kỳ quá độ hiệnnay sở hữu toàn dân được nhận thức sáng tạo là sở hữu Nhà
nước. “Sở hữu Nhànước là hình thức sở hữu mà Nhànước là đại diện cho nhân dân sở
hữu những tài nguyên, tài sản, những tư kiệu sản xuất chủ yếu và những của cải của đất
nước”. Nhànước là chủ sở hữu còn các tổ chức, đơn vị kinhtếvà các cá nhân được
quyền sử dụng để pháttriểnkinh tế. ở đây có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử
dụng, chủ sở hữu với chủ kinh doanh. Điều đó vừa nâng cao được hiệu quả kinhtế - xã
hội vừa bảo đảm sự kiểm soát củaNhà nước. Theo Lênin, đây là hình thức sở hữu cao
nhất, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinhtế quốc dân. Nó phản ánh bản chất xã hội và xu
hướng pháttriểncủa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà thành phần kinh
tế Nhànước phải thuộc sở hữu Nhà nước, lấy sở hữu Nhànước làm cơ sở kinhtế để đảm
bảo thực hiện vai trò chủ đạo của mình.
1.2. Khái niệm về kinhtếNhànướcKinhtếnhànước lấy sở hữu nhànước về tư liệu sản xuất làm cơ sở kinh tế. Nó bao gồm
các doanh nghiệp nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhànước như đất đai, tài nguyên
khoáng sản, ngân sách, tài chính, các nguồn dự trữ quốc gia , các doanh nghiệp cổ phần
mà nhànước chiếm cổ phần khống chế. Như vậy, hệ thống kinhtếnhànước bao gồm 2
bộ phận cấu thành: các doanh nghiệp NhànướcvàkinhtếNhànước phi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhànước là tổ chức kinhtế do Nhànước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,
nhằm thực hiện các mục tiêu kinhtế - xã hội do Nhànước giao. Bao gồm DNNN hoạt
động công ích và DNNN hoạt dộng kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÀNH PHẦN KINHTẾNHÀNƯỚC
1. Tình hình chung về thành phần kinhtếNhànước
Kết cấu hạ tầng KT-XH pháttriển nhanh, quan hệ sản đã có những bước đổimới
phù hợp hơn với trình độ pháttriểncủa lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinhtếnhànước giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, doanh nghiệp nhànước được sắp xếp, đổimới thích nghi với cơ chế mới. Các
thành phần kinhtế khác cũng có những bước pháttriển mới.
Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP, thu hút được nhiều vốn
từ bên ngoài đầu tư vào trong nước( có những năm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lên
tới hơn 30%). Tình hình kinhtếphát triển, xã hội ổn định làm cho đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí nâng cao. Tuy nhiên trình độ pháttriển
kinh tếcủanướcta còn thấp xa so với mức trung bình của thời gian và các nước xung
quanh. Nền kinhtế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, chưa có chuyển biến đáng
kể trong việc đổimớivàpháttriển doanh nghiệp nhànước (DNNN).
Bên cạnh những tiến bộ trong việc pháttriển khu vực kinhtếNhànước còn có
những hạn chế. Sự pháttriểncủa khu vực kinhtếNhànướcvà đặc biệt là các DNNN còn
nhỏ bé về quy mô và dàn trải về ngành nghề. Nhiều doanh nghiệp cùng loại hoạt động
chông chéo về ngành nghề kinh doanh cấp quản lí và trên cùng một địa bàn tạo ra sự
cạnh tranh không đáng có trong chính khu vực kinhtếNhànước với nhau (trong ngành
viễn thông hiệnnay là một ví dụ: có sự cạnh tranh giữa các công ty viễn thông mà đa số
là những công ty viễn thông củanhànước hạ giá thành mà chất lượng chưa được tốt,
cách cạnh tranh tốt nhất là các doanh nghiệp nên khuyến mói ớt thụi và nờn tăng chất
lượng phục vụ để tránh gây thiệt hại cho khách hàng). DNNN còn dàn trải trên tất cả các
ngành nghề từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ gây tình trạng phân tán, manh mún về
vốn trong khi vốn đầu tư nhànước rất hạn chế, gây chi phối, xé lẻ các nguồn lực kể cả
các hoạt động quản lí nhà nước, không thể tập trung vào những ngành lĩnh vực chủ yếu,
then chốt. Trình độ khoa học kĩ thuật còn lạc hậu dẫn đến năng lực cạnh tranh kém và
thua thiệt trong hội nhập về kinhtế với khu vực và quốc tế. Hầu hết trong khu vực kinhtế
Nhà nước, đặc biệt là các DNNN có máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nhà nước, thuộc
nhiều thế hệ, nhiều chủng loại. Máy móc thiết bị củata lạc hậu so với khu vực và thế giới
từ 30-50 năm theo đánh giá của Ngân hàng thế giới WB.
2. Đánh giá tình hình hoạt động của DNNN trong thời gian qua.
Trong những năm vừa qua hoạt động của các DNNN giữ một vị trí quan trọng đối
với sự pháttriểncủa nền kinh tế. Nó là một bộ phận nắm giữ cơ sở vật chất chủ yếu,
huyết mạch chính của nền kinhtế quốc dân, nơi tập trung chủ yếu giai cấp công nhân và
cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của đất nước nơi đưa lại nguồn thu đáng kể cho ngân
sách Nhà nước.
Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhànước
thành Công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn liên quan đã tạo ra hành lang pháp lý
quan trọng cho việc sắp xếp, đổimới doanh nghiệp trong thời gian qua. Chính nhờ vậy
trong những năm qua, việc sắp xếp, đổi mứi doanh nghiệp nhànước đã đạt được những
kết quả nhất định.
Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là đối chiếu với tinh thần Nghị
quyết TW9 và Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ về đẩy nhanh đổimớivà sắp
xếp doanh nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại sau:
- Tiến độ sắp xếp, chuyển đổi DNNN còn chậm so với kế hoạch đề ra, cũng như so
với yêu cầu đổi mới, sắp xếp DNNN.
- Hiệu quả sắp xếp , đổimới DNNN chưa cao: Phương án sắp xếp DNNN tập
trung thu gọn đầu mối theo hướngmỗi Bộ, mỗi địa phương, mỗi Tổng công ty có một đề
án sắp xếp riêng, chưa kết hợp được sắp xếp theo ngành và lãnh thổ nên còn tình trạng
chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cơ quan quản lý trên cùng một địa bàn.
Các doanh nghiệp cổ phần hoá hầu hết có quy mô nhỏ( chiếm 84% tổng số DN cổ phần
hoá); số DN thuộc diện Nhànước nắm tối thiểu 51% cổ phần phát hành lần đầu còn
nhiều (chiếm 46,6% tổng số DN cổ phần hoá, trong đó kể cả các DN có qui mô nhỏ, chủ
yếu bán phần vốn hiện có, chưa mở rộng huy động thêm vốn nên số lượng cổ phần bán ra
ngoài còn thấp. Nên hạn chế khả năng tham gia góp vốn củanhà đầu tư tiềm năng, có
trình độ quản lý, đồng thời tạo thêm nguồn hàng mới cung cấp cho thị trường chứng
khoán để thúc đẩy thị trường vốn tại Việt Nam.
Việc giao, bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong thời gian qua đã tránh
được tình trạng giải thể, phá sản cho danh nghiệp và duy trì việc làm cho người lao động.
Nhưng qua hoạt động của các doanh nghiệp loại này cho thấy chưa có sự đổimớiphương
thức quản lý, khả năng đầu tư đổimới công nghệ và mở rộng thị trường hạn chế, hiệu quả
sản xuất kinh doanh thấp, tình trạng lao động xin nghỉ nhiều.
Nội dung, phạm vi quản lý vốn Nhànước tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các
cơ quan Nhànước còn can thiệp hành chính sâu vào hoạt động của DNNN.
- Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh chưa cao
+ Nguồn vốn thiếu, công nợ lớn, khả năng thanh toán hạn chế.
+ Khả năng cạnh tranh của DN thấp, chi phí sản xuất, giá thành cao
+ Chi phí quản lý tương đối cao so với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp(
như lãi vay, giao dịch, tiếp khách, tiếp tân, khách tiết, quảng cáo, xúc tiến thương mại )
Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các DNNN đã phản ánh trình
độ pháttriển sản xuất của nền kinh tế, phản ánh trạng thái chưa ổn định và quy mô nhỏ
của hầu hết các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, phản ánh tâm lý và
phương thức kinh doanh chưa thoát khỏi cung cách của sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là
chủ yếu. Đồng thời thực trạng đó phản ánh năng lực quản lý xã hội vàNhànướccủa các
DNNN chưa theo kịp, đáp ứng với sự pháttriểncủa nền kinhtế thị trường.
Chương III: Phươnghướngđổimớivàpháttriểnkinhtếnhànước ở Việt Nam hiện
nay.
1. Các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá DNNN:
* Sửa đổi tiêu chí, danh mục phân loại sắp xếp doanh nghiệp Nhànướcvà quy định
về tỷ lệ vốn Nhànước tham gia trong cơ cấu vốn phát hành lần đầu tại quyết định
58/2002/QĐ-TTg và Chỉ thị 01/2003/CT-TTg theo nguyên tắc:
- Nhànước chỉ nắm giữ 100% vốn ở những doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong
các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và một số doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong một số
ngành quan trọng của nền kinhtế như hệ thống truyền tải điện, trục thông tin, khai thác
quặng có chất phóng xạ, các doanh nghiệp hoạt động có tính chất đặc thù Nhànước cần
nắm giữ 100% vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp còn lại đều có
thể thực hiện cổ phần hoá hoặc đa dạng hoá sở hữu kể cả một số Tổng Công ty và doanh
nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng,
xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng,
bảo hiểm
- Bỏ quy định tỷ lệ cổ phần Nhànước nắm giữ để tạo cơ chế linh hoạt trong hoạt
động quản lý và đầu tư vốn củaNhànước tại các doanh nghiệp và tạo điều kiện khuyến
khích doanh nghiệp huy động vốn từ các thành phần kinhtế trong nướcvànước ngoài để
mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Sửa đổi cơ chế cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp tại Nghị định 64/2002/NĐ-
CP và Nghị định 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 49/2002NĐ-CP theo hướng:
- Mở rộng đối tượng cổ phần hoá bao gồm cả các tổng Công ty, các doanh nghiệp
có quy mô lớn và các nông, lâm trường quốc doanh; thu hẹp đối tượng Nhànước nắm giữ
cổ phần chi phối theo hướng không căn cứ vào quy mô vốn mà căn cứ vào tính chất
ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí của doanh nghiệp đối với sự pháttriểnkinhtếcủa
vùng, lãnh thổ. Nhànước chỉ công bố danh mục các doanh nghiệp Nhànước cần nắm giữ
100% còn lại thực hiện đa dạng hoá sở hữu bằng nhiều hình thức khác nhau theo lộ trình.
- Chuyển cơ chế giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp sang thực
hiện đấu thầu bán doanh nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất) gắn với điều kiện đảm
bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo môi sinh.
- Đổimớiphương thức định giá doanh nghiệp: bỏ cơ chế định giá thông qua hội
đồng, thực hiện định giá thông qua các tổ chức kế toán kiểm toán, thuê tư vấn tài chính
trong nướcvà ngoài nước đẻ tạo điều kiện nâng cao uy tín, tính công khai minh bạch và
nâng giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
- Đổimớiphương thức bán cổ phiếu đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng:
+ Đấu giá niêm yết qua trung tâm giao dịch chứng khoán (kể cả lần đầu đối với các
doanh nghiệp Nhànước có quy mô lớn, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết).
- Điều chỉnh chính sách đối với lao động dôi dư ở các doanh nghiệp sắp xếp lại theo
hướng có thời hạn để đảm bảo tính kịp thời và sự giám sát củaNhà nước, bổ sung quy
định khống chế về tỷ lệ lao động được áp dụng chính sách lao động dôi dư, cùng chính
sách ưu đãi về thuế để khuyến khích doanh nghiệp sắp xếp lại sử dụng nhiều lao động,
duy trì ổn định xã hội.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng
khoán (Nghị định 144/2003/NĐ-CP).
+ Giảm bớt can thiệp hành chính trực tiếp củaNhànước vào thị trường, chuyển
sang quản lý giám sát thị trường từ xa theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực đối với từng hình
thức phát hành và sản phẩm trên thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, phát hành
trực tiếp ra công chúng, v.v ).
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công
chúng đặc biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng; gắn việc phát hành cổ phiếu
với niêm yết công khai trên thị trường;
+ Pháttriển hệ thống trung gian tài chính trên thị trường như các Công ty chứng
khoán, các Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nướcvànước ngoài tham gia đầu tư vào cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp bán ra trên thị trường chứng khoán.
2. Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp:
- Ban hành cơ chế tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm bớt sự can thiệp hành chính của cơ quan Nhà
nước đối với doanh nghiệp
- Ban hành cơ chế, chính sách xoá bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý, bao cấp đối với các
DNNN như: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi
- Ban hành cơ chế bắt buộc các DN phải chủ động xử lý các tồn tại về nợ và tài sản
tồn đọng ngay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn với việc xác định rõ
trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp để tình trạng trên tái diễn; thiết
lập cơ chế kỷ luật thanh toán ở các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh
việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp thông qua Công ty mua, bán nợ,
tài sản tồn đọng và các định chế trung gian tài chính.
3. Đổimới công nghệ trong các DNNN ở Việt Nam
Sự đổimới về công nghệ có quan hệ không chỉ với máy móc, thiết bị mà còn cả về
phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất, kỹ năng, trình độ nghề nghiệp của người lao
động. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng hoạt động đổimới công nghệ trong các DNNN
cho đến nay chưa phải là rộng khắp và có chiều sâu. Năng lực cạnh tranh dựa trên công
nghệ của các DNNN còn yếu.
Một số giải pháp thúc đẩy đổimới công nghệ
- Sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổimới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế
toàn thể chiến lược pháttriển công nghệ gắn liền với chiến lược sản phẩm của các doanh
nghiệp.
- Tạo dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ việc chuyển giao, tiếp thu vàđổimới công
nghệ cho các doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn cụng nghệ phự hợp với trỡnh độ của lực lượng lao động của doanh
nghiệp và phải đạt được hiệu quả kinhtế cao. Điều này một số doanh nghiệp cũn chưa để
ý tới, nhưng việt Nam là nước thâm dụng nhân công và nhân công ở việt Nam được các
doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là khá rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên trỡnh độ của lao động Việt Nam cũn chưa cao, chính vỡ vậy phải lựa
chọn cụng nghệ mà phự hợp với lực lượng lao động .
4. Đổimới tổ chức quản lý DNNN.
- Đổimới quản lý Nhànướcđối với doanh nghiệp theo hướng: Nhànước ban hành
chính sách, chế độ giám sát theo các chỉ tiêu tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp,
không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Tăng cường tính công khai minh bạch về tài chính và hệ thống đánh giá rủi ro
qua các công cụ như kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính theo chuẩn mực và tiêu chuẩn
quốc tế với bước đi phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
- Thống nhất quản lý vốn củaNhànước đầu tư vào các doanh nghiệp theo hướng
xóa bỏ chia cắt về quyền sở hữu doanh nghiệp giữa các Bộ, địa phươngvà Tổng công ty;
Nhà nước giữ vai trò là nhà đầu tư vốn thống nhất thông qua một tổ chức đầu tư vổn
trung gian bằng việc thành lập Công ty
đầu tư tài chính Nhànước để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và tăng trưởng vốn
Nhà nước trong doanh nghiệp.
[...]... thức đúng đắn hơn về nền kinhtế thị trường và về vai trò của thành phần KinhtếNhà nước, để từ đó có những phươnghướngđổimớivà phát triểnkinhtếnhànước là một việc làm hết sức cần thiết.có những nhìn nhận khách quan về thực trạng thành công cũng như thất bại trong quá trình phát triểnkinhtếNhànước hiện nay để có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng...Kết luận Sau hơn 20 năm đổimới chúng ta đã thực hiện nhất quán: “Chính sách pháttriểnkinhtế nhiều thành phần” Các thành phần kinhtếkinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinhtế thị trường định hướng XHCN, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Trong đó kinh tếNhànước đã đang và sẽ là thành phần kinhtế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtế nước. .. Lý luận chung về kinh tếNhànước 3 1.1 Đặc điểm sở hữu củakinhtếnhànước .3 1.2 Khái niệm về kinhtếNhànước 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÀNH PHẦN KINHTẾNHÀNƯỚC 4 2 Đánh giá tình hình hoạt động của DNNN trong thời gian qua 5 Chương III: Phươnghướngđổimớivà phát triểnkinhtếnhànước ở Việt Nam hiệnnay 7 1 Các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần... Gia 3 Giáo trình kinhtế chính trị Mác-Lênin 4 Tạp chí cộng sản 5 Quản lý và điều hành ( Báo cáo Pháttriển Việt Nam 2005) 6 Tạp chí kinhtếpháttriển 7 Tạp chí con số sự kiện 8 Tạp chí kinhtế Châu á Thái Bình Dương 9 Tạp chí nghiên cứu lý luậnVà nhiều sách báo khác MỤC LỤC Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINHTẾNHÀNƯỚC 3 1 Lý luận chung về kinhtếNhànước 3... phần kinhtế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtếnướcta Từ những cơ sở lý luậnvà thực tiễn đã phân tích trên, chúng ta có thể thấy phát huy vai trò chủ đạo củakinhtếNhànước trong điều kiện hiệnnay là một nhiệm vụ rất quan trọng không những có ý nghĩa kinhtế mà còn có ý nghĩa chính trị quan trọng đảm bảo giữ vững bản xã hội chủ nghĩa củanước Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghiã xã hội... 7 1 Các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá DNNN: 7 2 Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp: 8 3 Đổimới công nghệ trong các DNNN ở Việt Nam 9 4 Đổimới tổ chức quản lý DNNN 9 Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12 . LUẬN VĂN: Phương hướng đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước của nước ta hiện nay Lời nói đầu Từ đại hội VI đến nay, trải qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh. phát triển kinh tế nhà nước của nước ta hiện nay& quot;. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1. Lý luận chung về kinh tế Nhà nước. 1.1. Đặc điểm sở hữu của kinh tế nhà nước Trước. việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bên cạnh những tiến bộ trong việc phát triển khu vực kinh tế Nhà nước còn có những hạn chế. Sự phát triển của khu vực kinh tế Nhà nước và