Mọi người cần tài liệu có thể vào thêm link web của mình để tải nhéhttps://sites.google.com/site/thachvanmanh/Cần hỗ trợ gì thêm liên hệ Mạnh Tel : 0983.912.823Cảm ơn mọi người
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y BÀI GIẢNG ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y Người soạn: Đoàn Thị Kim Phượng Buôn Ma Thuột, năm 2011 1 Phần A ĐỘC CHẤT HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Toxicology) Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘC CHẤT HỌC Mục tiêu: Học xong chương này sinh viên nắm được một số khái niệm cơ bản trong chất độc như: độc chất học, độc tính, độc lực, ngộ độc, cách phân loại Quá trình động học, cơ chế gây độc; Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng gây độc của chất độc… 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Độc chất học a. Định nghĩa và đối tượng của Độc chất học Độc chất học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các chất độc bao gồm việc phát hiện ra các chất độc, đặc tính lý hóa học của chúng, những ảnh hưởng sinh học cũng như biện pháp xử lý những hậu quả do chúng gây ra. Trước đây, đối tượng của Độc chất học chỉ là một số ít chất độc được sử dụng để đầu độc người và vật nuôi. Ngày nay, Độc chất học hiện đại nghiên cứu tính chất lý hóa của các chất độc có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật và tổng hợp; cơ chế gây độc; mối tương tác giữa chất độc và cơ thể. Đối tượng của môn học là nghiên cứu về tính chất, tác dụng, ý nghĩa của chất độc, nguyên nhân gây ngộ độc, sinh bệnh học, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ngộ độc. Độc chất học thú y là một phần đặc biệt của Độc chất học, là môn khoa học nghiên cứu về các chất độc và tác động của chúng đối với cơ thể động vật. b. Sự liên quan của Độc chất học thú y với các môn học khác Là môn học thực nghiệm lâm sàng, Độc chất học thú y có liên quan đến hàng loạt các môn học: - Môn Hóa học và Dược lý học cung cấp những hiểu biết cơ bản về tính chất hóa học, động học, cơ chế tác dụng của các chất độc có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. - Môn phân loại Thực vật, Vi sinh vật và Động vật giúp nghiên cứu các độc tố thực vật, động vật, nấm và côn trùng. - Sinh lý bệnh: nghiên cứu về sinh bệnh học, về tiến triển của bệnh do ngộ độc - Hóa sinh: cơ thể bị ngộ độc gây ra nhiều biến đổi các chỉ tiêu hóa học, hàm lượng và chất lượng men, hàm lượng các hocmon giữ vai trò quan trọng trong trao đổi chất. Xác 2 định những biến đổi này bằng các phương pháp nghiên cứu hóa sinh là rất cần thiết để phân tích tiến triển của quá trình ngộ độc. - Bệnh lý học: cung cấp phương pháp mổ khám và phân tích các bệnh tích đại thể, vi thể giúp chẩn đoán ngộ độc. - Dịch tễ học: giúp phân biệt bệnh do ngộ độc với các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng. - Vệ sinh Thú y, Dinh dưỡng và thức ăn liên quan đến phương pháp phòng ngộ độc. c. Các lĩnh vực nghiên cứu của độc chất học - Độc chất học mô tả: Đánh giá nguy cơ do phơi nhiễm với chất độc hoặc môi trường thông qua các kết quả thu được từ các xét nghiệm độc tính. - Độc chất học cơ chế: Giải thích cơ chế gây độc, từ đó có thể dự đoán nguy cơ và cơ sở khoa học để điều trị ngộ độc. - Độc chất học lâm sàng: Nghiên cứu các bệnh do ngộ độc, nhiễm độc, cách chẩn đoán và điều trị ngộ độc, nhiễm độc. - Độc chất học phân tích: Nghiên cứu các phương pháp phát hiện và thử nghiệm chất độc và các chất chuyển hóa của chúng trong vật phẩm sinh học và môi trường. - Độc chất học môi trường: Nghiên cứu sự chuyển vận của chất độc và các chất chuyển hóa của chúng trong môi trường, trong chuỗi thực phẩm và tác dụng độc của các chất này trên cá thể và trên quần thể. - Độc chất học công nghiệp: Nghiên cứu về ảnh hưởng độc hại của môi trường lao động công nghiệp đối với người và vật nuôi. - Độc chất học pháp y: Các xét nghiệm độc chất và khám lâm sàng các trường hợp ngộ độc, nhiễm độc mang tính pháp lý. 1.1.2. Chất độc a. Khái niệm chất độc - Chất độc (tiếng Latin là Potio, tiếng Anh là Poisons hay còn gọi là Toxin) là những chất vô cơ hay hữu cơ, có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp. Gồm các chất rắn, lỏng, khí nhiễm vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sống của tế bào, các cơ quan, tổ chức. Tùy theo loại chất độc, mức độ nhiễm nặng hay nhẹ, tùy theo loài, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của cơ thể mà nó có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc khác nhau: Mức độ cao có thể gây tử vong, hoặc mức độ thấp có thể xuất hiện triệu chứng nhẹ, hay sau một thời gian dài tích lũy chất độc mới có biểu hiện triệu chứng ngộ độc. 3 b. Khái niệm Độc tính và Độc lực - Độc tính: được dùng để miêu tả tính chất gây độc của chất độc đối với cơ thể sống. - Độc lực: là lượng chất độc trong những điều kiện nhất định gây ảnh hưởng độc hại hoặc những biến đổi sinh học có hại cho cơ thể. *Một số khái niệm về liều lượng được sử dụng để xác định độc lực của chất độc: - ED 50 (Effective dose): liều có tác dụng với 50% động vật thí nghiệm. - Liều tối đa không gây độc (HNTP – Highest Nontoxic Dose): là liều lượng lớn nhất của thuốc hoặc chất độc không gây những biến đổi bệnh lý cho cơ thể. - Liều thấp nhất có thể gây độc (TDL – Toxin Dose Low): khi cho gấp đôi liều này sẽ không gây chết động vật. - Liều gây độc (TDH – Toxin Dose High): là liều lượng sẽ tạo ra những biến đổi bệnh lý. Khi cho gấp đôi liều này sẽ gây chết động vật. - Liều chết (LD – Lethal Dose): là liều lượng thấp nhất gây chết động vật. LD có các mức độ khác nhau như: LD 1 – liều gây chết 1% động vật; LD 50 liều gây chết 50% động vật; LD 100 – liều gây chết 100% động vật. c. Phân loại chất độc Có nhiều cách phân loại chất độc, tuy nhiên căn cứ vào nguồn gốc, đặc tính và bản chất của chất độc có thể có các cách phân loại sau: * Phân loại theo nguồn gốc chất độc: - Chất độc có nguồn gốc thiên nhiên: động vật, thực vật, vi sinh vật. - Chất độc có nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp. * Phân loại theo bản chất lý hóa của chất độc: - Các chất độc ở dạng rắn, lỏng, khí. - Các chất độc vô cơ: kim loại, á kim, acid, bazơ. - Các hợp chất hữu cơ: các hợp chất chứa carbon, các loại thuốc trừ sâu, aldehyt, các acid hữu cơ, các ester, các hợp chất chứa nito, các hợp chất chứa lưu huỳnh, Ancaloid, Glucosid. * Phân loại theo phương pháp phân tích chất độc (theo Stas – Otto): - Chất độc hòa tan trong nước hay các dung dịch acid, kiềm. - Chất độc hòa tan trong ether. - Chất độc có thể chiết tách được trong các dung môi hữu cơ. - Các chất độc là các kim loại nặng hay hợp kim. 4 * Phân loại chất độc theo độc lực Phân loại chất độc theo độc lực STT Phân loại Độc lực (LD 50 ) 1 Rất độc (extremely) < 1mg/kg 2 Độc lực cao (highly toxin) 1-50mg/kg 3 Độc lực trung bình (moderately toxin) 50-500mg/kg 4 Độc lực thấp (slightly toxin) 0,5 -5g/kg 5 Không gây độc (practically nontoxin) 5-15g/kg 6 Không có hại (relatively harmless) >15g/kg * Phân loại theo tác động của chất độc trên các hệ cơ quan của cơ thể: - Các chất độc tác động trên hệ thần kinh: Strychnine, Cyanid, Chì, thuốc trừ sâu Clo hữu cơ… - Các chất độc tác động lên hệ tiêu hóa: Asen, Selen, Canxi clorua, Sulfat Đồng… - Các chất độc tác động lên gan, mật: Aflatoxin, Tetracloruacarbon, Phenol, Đồng… - Các chất độc tác động trên thận: thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid, Tetracyclin, Sulfamides, kim loại nặng… - Các chất độc tác động trên hệ hô hấp: Carbonmonoxide, Kim loại nặng, Formaldehyt, thuốc trừ sâu phosphor hữu cơ… - Các chất độc tác động trên hệ tim, mạch: Digitalis, Digitoxin, Cafein, Cocain… - Các chất độc tác động đến máu: Aspirin, Benzene, Chloramphenicol, Chlorpromazine, Estrogen,… - Các chất độc tác động trên hệ sinh sản: Testosterone, Corticosteroid, Chì, Selen… - Các chất độc tác động trên da: Acid, bazơ, Formaldehyt, Iodine, muối Thủy ngân… * Phân loại theo tác dụng đặc biệt của chất độc: - Chất độc gây ung thư: + Các chất độc có nguồn gốc thiên nhiên: Aflatoxin B 1 , Ancaloid của một số cây độc. + Hợp chất ung thư hình thành khi chế biến thực phẩm: nitrosamine, các chất hydratcarbon đa vòng thơm, các amin dị vòng. - Chất độc gây đột biến: hầu hết các chất gây ung thư đều có tác dụng gây đột biến. - Chất độc gây quái thai: các hợp chất este phosphor hữu cơ, thuốc trừ sâu loại Carbamat, thuốc diệt nấm chứa Thủy ngân. * Phân loại theo nguồn gây độc - Các chất gây ô nhiễm không khí, nước và thực phẩm 5 - Các chất phụ gia trong thực phẩm - Các hóa chất trong công nghiệp và các dung môi - Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. - Các nguồn khác. 1.1.3. Ngộ độc a. Khái niệm ngộ độc Ngộ độc là trạng thái rối loạn những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể do chất độc gây ra. Chất độc ức chế một số phản ứng sinh hóa học, ức chế chức năng của enzyme. Từ đó chất độc có thể ức chế hoặc kích thích quá độ lượng các hormone, hệ thần kinh hoặc các chức phận khác của tế bào làm cho cơ thể có những triệu chứng, phản ứng khác thường. b. Phân loại ngộ độc Có nhiều cách phân loại ngộ độc. Trong thú y chủ yếu phân loại theo thời gian xảy ra ngộ độc. Tuỳ thuộc vào từng chất và phản ứng của cơ thể, tác dụng gây độc thường xuất hiện rất sớm. Tuy nhiên, có chất gây tác dụng chậm (Chloramphenicol gây thiếu máu suy tuỷ sau khi đã ngừng dùng thuốc hàng tuần), hoặc rất chậm, 20 - 30 năm sau khi tiếp xúc với hoá chất độc mới thấy xuất hiện ung thư. * Ngộ độc cấp tính Ngộ độc tính cấp tính là những biểu hiện ngộ độc xảy ra rất sớm sau một hoặc vài lần cơ thể tiếp xúc với chất độc. Tùy thuộc vào chất gây độc, đường xâm nhiễm chất độc, biểu hiện ngộ độc có thể xảy ra 1- 2 phút hoặc 30 phút đến 60 phút sau khi cơ thể hấp thu chất độc và thường là dưới 24 giờ. Đa số trường hợp ngộ độc cấp tính, sau khi điều trị kịp thời sẽ khỏi và không để lại hậu quả gì đáng kể, có trường hợp ngộ độc cấp tính chuyển sang dạng á cấp tính hoặc mãn tính. * Ngộ độc bán cấp tính (á cấp tính) Xảy ra sau nhiều ngày, có khi sau 1- 2 tuần. Sau khi điều trị, khỏi nhanh nhưng thường để lại những di chứng thứ cấp với những biểu hiện nặng nề hơn. Ví dụ ngộ độc oxit carbon. Ngộ độc á cấp tính có khi chuyển sang thành dạng mãn tính. * Ngộ độc mãn tính Ngộ độc mãn tính chỉ xuất hiện sau nhiều lần phơi nhiễm với độc chất, có khi là hàng tháng, hàng năm. Vì vậy, những biểu hiện của nhiễm độc thường là những thay đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức phận của tế bào, khó điều trị. Ví dụ: tác dụng gây ung thư, gây đột biến gen, gây quái thai, gây độc cho gan, thận, hệ thần kinh dẫn đến suy giảm chức năng không hồi phục. Ngộ độc mãn tính cũng có thể trở thành cấp tính trong những điều kiện nhất định (ngộ độc Chì). 6 Cùng một chất lại có thể biểu hiện tác dụng độc khác nhau tuỳ theo nhiễm độc cấp hoặc mãn tính: nhiều hydrocarbon gắn clor khi nhiễm độc cấp (liều cao) thì gây độc trên thần kinh trung ương, nhưng khi nhiễm độc mãn tính (liều thấp trong thời gian dài) thì lại có biểu hiện gây ung thư (gan), rất ít tác dụng độc trên thần kinh. * Tác dụng tiềm ẩn: là loại phản ứng không được thể hiện trong nhiều ngày, tháng hay thậm chí hàng năm (ví dụ như tác dụng gây ung thư và gây độc thần kinh của một số chất hữu cơ). Tác dụng tiềm ẩn thường xảy ra sau khi ngừng phơi nhiễm với chất độc một thời gian dài. 1.2. ĐỘNG HỌC CỦA CHẤT ĐỘC Động học của chất độc chuyên nghiên cứu các quá trình chuyển vận của chất độc từ lúc bị hấp thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn. Các quá trình đó là: Sự hấp thu (Absorption); Sự phân bố (Distribution); Sự chuyển hóa (Metabolism); Sự thải trừ (Excretion, Elimination). 1.2.1. Sự hấp thu chất độc Chất độc trước khi hấp thu vào cơ thể phải vượt qua nhiều “hàng rào” bảo vệ của cơ thể (da, niêm mạc, các mô…), vì vậy sự hấp thu của chất độc phụ thuộc một phần vào bản chất các hàng rào và một phần vào chính các đặc điểm phân tử của chất độc (độ lớn phân tử, tính hòa tan trong mỡ/ nước, pH, mức độ ion hóa,…). a. Chất độc hấp thu qua màng sinh học Chất độc có thể hấp thu qua màng sinh học bằng các phương thức sau: - Phương thức lọc: Những chất có trọng lượng phân tử thấp (100 – 200 dalton), tan được trong nước nhưng không tan được trong mỡ sẽ qua được các lỗ lọc trên màng tế bào (d=4-45A 0 ) do sự chênh lệch áp lực thủy tĩnh. - Phương thức khuếch tán thụ động: Cách vận chuyển này chiếm ưu thế đối với phần lớn các chất độc. Các chất ít bị ion hóa và có nồng độ cao ở bề mặt màng dễ khuếch tán qua màng. Đối với chất độc dạng khí, hơi (thuốc mê bay hơi), sự khuếch tán từ không khí phế nang vào máu phụ thuộc vào áp lực riêng phần của chất khí gây mê có trong không khí hít vào và độ hòa tan của khí mê trong máu. - Phương thức vận chuyển tích cực: Chất độc được chuyển từ bên này sang bên kia màng sinh học nhờ chất vận chuyển (carrier) đặc hiệu có sẵn trên màng sinh học. Nếu chất độc có cấu trúc hóa học tương tự chất nội sinh thì nó sẽ sử dụng chung carrier ví dụ Chì được vận chuyển bởi hệ vận chuyển Canxi. b. Phương thức hấp thụ chất độc 7 Nhiều chất độc gây chết vật nuôi là do bị Shock và tiếp theo là sự phá hủy cấu trúc tổ chức tế bào (thường là các acid và bazơ). Trong điều kiện tự nhiên, các tổ chức như phổi, ruột, da là những con đường tiếp nhận chính. Ngoài ra có thể qua đường mạch máu, phúc mạc, cơ. *Chất độc xâm nhập qua da Thông thường trên da có cấu tạo lớp sáp làm hàng rào ngăn chặn không cho vi sinh vật và một số chất độc hại ở môi trường xâm nhập vào trong cơ thể. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn cho mọi chất độc. Có những chất nhất là các loại thuốc trừ sâu, lân hữu cơ rất dễ dàng hấp thu qua da vào trong cơ thể gây ra ngộ độc. Những loại thuốc độc này thường có ghi cảnh báo trên nhãn bao bì. *Chất độc xâm nhập qua đường tiêu hóa Phần lớn chất độc xâm nhập vào thực phẩm, nước uống đều được hấp thu vào cơ thể qua hệ thống tiêu hóa. Đầu tiên các chất độc này kích thích lên lớp tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho lớp tế bào này tiết ra màng nhầy mucosa, nếu chất độc ít thì lớp màng nhầy này ngăn cản hấp thu vào bên trong tế bào cơ thể, không gây triệu chứng ngộ độc. Nhưng nếu như lượng chất độc nhiễm nhiều thì hấp thu vào được bên trong cơ thể sẽ gây ra các trạng thái ngộ độc. Tùy theo tính chất hóa học của chất độc mà có thể hấp thu ở dạ dày nhiều hay ở ruột nhiều. Những hợp chất độc hữu cơ có tính acid, hòa tan được trong chất béo sẽ hấp thu ở dạ dày (với pH thấp) tốt hơn ở ruột và ngược lại hợp chất kiềm hữu cơ thì hấp thu ở ruột tốt hơn ở môi trường dạ dày. *Chất độc xâm nhập qua đường hô hấp Những chất độc hại dễ bay hơi như một số khí gaz: CO, SO 2 , NO 2 …hay những chất độc bám trên các hạt bụi, hạt hơi nước nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí, khi động vật hoặc con người hít phải chúng có thể hấp thu qua lớp tế bào niêm mạc đường hô hấp vào trong cơ thể gây ra các trạng thái ngộ độc. Dạng khí gaz hấp thu dễ hơn các dạng hạt bụi hay hạt nước nhỏ. Thông thường những hạt có kích thước lớn (> 10µm) bị hệ thống lọc bụi của đường hô hấp giữ lại và thải ra ngoài theo dịch nhày tiết ra ở niêm mạc mũi. Trái lại những hạt nhỏ hơn (< 0,01 µm) dễ dàng vào trong phế nang, hấp thu qua niêm mạc phế nang. Những loại vi sinh vật bị hệ thống tế bào bạch cầu thực bào. Để đề phòng sự nhiễm độc qua đường hô hấp, người ta dùng mặt nạ chống độc khi tiếp xúc với các chất độc dễ bay hơi hay bay bụi. 1.2.2. Sự phân bố chất độc 8 Nếu chất độc được hấp thu qua niêm mạc ruột thì con đường đầu tiên là qua máu vào gan, gan thực hiện chức năng giải độc các chất độc. Chất độc sau khi được hấp thu vào máu, một phần sẽ gắn vào protein huyết tương, phần tự do sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô, vào nơi tác dụng, vào mô dự trữ, hoặc bị chuyển hóa rồi thải trừ. Do đặc tính hóa học khác nhau nên mỗi loại chất độc có ái lực đặc biệt với các mô. Ví dụ: Flo thường đọng lại ở xương và răng do tạo các hợp chất Florophosphat canxi; các kim loại nặng, tác dụng với gốc thio (-SH) có nhiều trong tế bào sừng (lông, tóc, móng); Chì được giữ lại trong huyết cầu; các chất trừ sâu có halogen (DDT, Lindan) gắn nhiều tế bào mỡ. Sự phân bố của cùng một loại chất độc trong ngộ độc cấp tính và mãn tính cũng khác nhau. Ví dụ: trong ngộ độc cấp tính, Chì thường thấy có nhiều ở gan thận, nhưng trong ngộ độc mãn tính lại thường thấy Chì ở tủy xương, tóc, huyết cầu. 1.2.3. Sự chuyển hóa chất độc a. Vai trò của sự chuyển hóa chất độc Chất độc thường là những phân tử tan được trong mỡ, không bị ion hóa vì vậy dễ thấm qua màng sinh học, thâm nhập vào trong tế bào và giữ lại trong cơ thể. Muốn thải trừ, những chất này phải được chuyển hóa thành các phân tử có cực, dễ bị ion hóa, do đó sẽ ít tan trong mỡ, khó gắn vào protein, khó thấm vào tế bào, dễ tan trong nước dễ bị thải trừ qua nước tiểu, qua phân… b. Các phản ứng chuyển hóa chính Các phản ứng chuyển hóa chất độc được chia làm 2 giai đoạn (2 pha) *Chuyển hóa giai đoạn 1 - Các phản ứng chính ở giai đoạn này gồm: + Phản ứng oxy hóa: là phản ứng rất thường gặp, được xúc tác bởi các enzyme của microsom gan, đặc biệt là hemoprotein, cytocrom P 450 . + Phản ứng thủy phân: do các enzyme esterase, amidase, protease,… + Phản ứng khử carboxyl (khử COO - ): decarboxylase. Qua phản ứng ở pha này, chất độc ở dạng tan được trong mỡ sẽ trở nên có cực, dễ tan trong nước. Nhưng về mặt tác dụng sinh học, chất độc có thể mất hoạt tính, hoặc chỉ giảm hoạt tính, hoặc đôi khi là tăng hoạt tính, trở nên có hoạt tính. *Chuyển hóa giai đoạn 2 Tiếp theo giai đoạn 1, các chất chuyển hóa vừa tạo thành sẽ liên hợp với các chất nội sinh trong cơ thể như acid glucuronic, acid acetic, acid sulfuric, acid mercapturic hoặc với glycocol, glutathion,… để tạo ra các chất liên hợp ít tan trong lipit hơn, tan tốt hơn trong nước, tính phân cực mạnh hơn, đo đó thải trừ tốt hơn qua thận, mật đồng thời hết độc hết tác dụng 9 Các phản ứng liên hợp chính: các phản ứng liên hợp với acid glucuronic, acid sulfuric, acid amin, phản ứng acetyl hóa, methyl hóa. Một số chất hoàn toàn không bị chuyển hóa, đó là những hợp chất có cực cao, không thấm được qua lớp mỡ của microsom; một số hoạt chất không có cực như ether, barbital. 1.2.4. Sự đào thải chất độc a. Đào thải chất độc qua thận Đây là đường thải trừ quan trọng nhất của các chất tan trong nước, có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 300 Dalton (Da). *Quá trình thải trừ Lọc thụ động qua cầu thận: hoạt chất dạng tự do, không gắn vào protein huyết tương được lọc ở đây. Bài tiết tích cực qua ống thận: quá trình này xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần, do phải có chất vận chuyển nên tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ. Tái hấp thu ở ống thận: là quá trình khuếch tán thụ động qua ống thận, quá trình này xảy ra ở ống lượn gần và ống lượn xa. Các chất tan trong lipid, không bị ion hóa ở pH nước tiểu tuy đã thải trừ trong nước tiểu ban đầu lại được tái hấp thu vào máu. b. Đào thải chất độc qua mật Sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa có trọng lượng phân tử lớn hơn 300 Da sẽ thải trừ qua mật để theo phân ra ngoài. Phần lớn sau khi bị chuyển hóa thêm ở ruột sẽ được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận. Một số chất sau khi thải trừ qua mật xuống ruột lại được tái hấp thu về gan theo đường tĩnh mạch gánh để vào lại vòng tuần hoàn, được gọi là chất có chu kỳ ruột – gan. Những chất này tích lũy trong cơ thể, làm kéo dài tác dụng (Morphin, Tetracyclin, Digitalis trợ tim,…) c. Đào thải chất độc qua phổi Các chất độc thể hơi, có tính chất bay hơi thải trừ qua phổi, bao gồm: - Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (Petrol Ether, Menthol) - Các chất khí: Halothan, Ether etylic. d. Đào thải chất độc qua sữa Các chất tan mạnh trong Lipit (các ancaloid; các thuốc mê, thuốc ngủ như Barbiturate, Chloralhydrat ; các hợp chất Clo hữu cơ; các thuốc kháng sinh như Tetracyclin, Chloramphenicol…) có trọng lượng phân tử dưới 200Da thường dễ dàng thải trừ qua sữa. 1.3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHẤT ĐỘC 1.3.1. Cơ sở phân tử của tổn thương tế bào do ngộ độc, nhiễm độc 10 [...]... hoặc trung hòa chất độc bằng các chất kháng độc a Nguyên lý trong điều trị đối kháng * Định nghĩa chất kháng độc: Chất kháng độc (chất đối kháng-antidot) là những chất có tác dụng đặc biệt, đối lập với tác dụng của một chất độc * Nguyên lý trong điều trị đối kháng Chất đối kháng thường được sử dụng khi vật nuôi bị phơi nhiễm với chất độc và có biểu hiện ngộ độc trên lâm sàng + Lựa chọn chất đối kháng... thực hiện sự khử độc (decontamination) ở vật nuôi bị ngộ độc - Liên quan đến loài giống, lứa tuổi vật nuôi b Các chất kháng độc (chất đối kháng-antidot) - Cơ chế giải độc * Các chất đối kháng hóa học Các chất đối kháng hóa học thường tương tác với chất độc hoặc trung hòa chất độc + Chất đối kháng liên kết với chất độc tạo thành phức hợp không qua được màng tế bào hoặc làm cho chất độc không gắn được... với chất độc qua da Trong tóc tích luỹ kim loại và một số hợp chất hữu cơ gây độc mãn tính * Các cơ quan quan trọng cần phải lấy mẫu để xét nghiệm chất độc: - Gan là cơ quan chính tham gia chuyển hoá và bài tiết chất độc - Thận là đường bài tiết quan trọng đối với nhiều chất độc - Dạ dày và ruột non phản ảnh ngộ độc do mới phơi nhiễm với chất độc qua đường miệng nhưng không quan trọng đối với những chất. .. trừ hoặc thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể) 2.2.1 Loại chất độc ra khỏi cơ thể Việc loại chất độc khỏi cơ thể bằng nhiều biện pháp càng nhanh càng tốt nhằm giảm tối đa sự hấp thu chất độc vào máu, đồng thời tăng thải chất độc ra ngoài Đối với vật nuôi bị ngộ độc qua đường tiêu hóa, biện pháp này có hiệu quả nhất trong vòng 2 giờ đầu bị ngộ độc, sau 4 giờ sẽ ít tác dụng a Loại chất độc bám trên da, mắt... ngộ độc những chất gây rối loạn nhịp tim như digitalis, quinidin, ngộ độc củ ấu Tàu, trứng cóc, lá ngón * Chụp X quang phổi: Ngộ độc các chất gây phù phổi, xẹp phổi * Các xét nghiệm độc chất: Phân tích chất độc bao gồm các xét nghiệm về: - Thực vật: xác định loại thực vật gây độc - Nấm: Xác định sự có mặt của nấm mốc gây độc và độc tố của chúng - Vi khuẩn: Xác định sự có mặt của vi khuẩn gây độc và độc. .. 500 g Xác định các chất độc phơi nhiễm qua đường miệng Một số chất độc có thể bị thoái biến ở dạ cỏ (ví dụ như Nitrate, độc tố nấm) Định lượng chất độc khó do có sự khác nhau về nồng độ và thiếu sự tương quan giữa hàm lượng chất độc trong dạ cỏ với hàm lượng chất độc trong mô Mẫu lấy từ vài vị trí trong dạ cỏ và được bảo quản lạnh 250 g Phát hiện các chất độc tích luỹ trong mỡ (ví dụ chất diệt cỏ clo... lại liều độc: Sự nhắc lại liều độc dẫn tới gây độc rõ hơn là sử dụng liều độc chỉ một lần Khi nhiễm độc lại làm cho chức năng cơ thể khó có thể hồi phục do tổ chức bị tổn hại Tuy nhiên cũng có trường hợp khi lặp liều gây độc nhiều lần dẫn đến sự điều chỉnh chống lại chất độc (liều á cấp tính) và miễn dịch thực sự Với các loại độc chất bài tiết nhanh, thì một liều độc mạnh có tác dụng gây độc mạnh hơn... ăn phải chất độc đó chưa đủ để khẳng định được nguyên nhân gây ngộ độc Đây mới chỉ là những gợi ý cho phương hướng điều tra tiếp theo, đó là: - Khẳng định được sự phơi nhiễm chất độc là đủ để gây ngộ độc - Ghi lại các triệu chứng lâm sàng, những biến đổi về trao đổi chất, biến đổi ở các mô điển hình trong quá trình vật nuôi phơi nhiễm với chất độc bị nghi ngờ - Xác định mức độ gây độc của chất độc đối... cho các xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc a Các nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra ngộ độc * Các mẫu bệnh phẩm: Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, cần lưu ý: - Máu là môi trường chính để vận chuyển chất độc trong cơ thể - Lấy mẫu chất nôn hoặc phân khi vật nuôi bị ngộ độc qua đường tiêu hóa Một số chất độc được đào thải qua phân - Nước tiểu là đường chính bài tiết nhiều chất độc, độc tố - Da và tóc rất quan trọng... từ phòng thí nghiệm độc chất học Huyết thanh cần được tách khỏi phần máu đông để kết quả phân tích không bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác trong máu Trong phân tích độc chất không chỉ xác định sự có mặt của chất độc mà còn phải xác định liều lượng và mức độ gây độc của các chất độc này 31 2.2 ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC Khi vật nuôi bị ngộ độc cấp phải xử trí và triển khai cấp cứu chống độc càng sớm càng tốt . lũy chất độc mới có biểu hiện triệu chứng ngộ độc. 3 b. Khái niệm Độc tính và Độc lực - Độc tính: được dùng để miêu tả tính chất gây độc của chất độc đối với cơ thể sống. - Độc lực: là lượng chất. niệm cơ bản trong chất độc như: độc chất học, độc tính, độc lực, ngộ độc, cách phân loại Quá trình động học, cơ chế gây độc; Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng gây độc của chất độc 1.1. MỘT SỐ. loại chất độc Có nhiều cách phân loại chất độc, tuy nhiên căn cứ vào nguồn gốc, đặc tính và bản chất của chất độc có thể có các cách phân loại sau: * Phân loại theo nguồn gốc chất độc: - Chất độc