1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

111 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 15,99 MB

Nội dung

Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Trang 1

mĩĩ ờlĩQ ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

'CHÓA KINH TẾ NGOẠI T H Ư Ơ N G

:ựM9m tịt lú mèm Nấc Ẳ Rập

SINH VIÊN THỰC HIỆN ỉ NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG

LỚP Ị NHẬT21K39P KTNT

GIÁO VIỀN HƯƠNG DÁN ỉ TS NGUYỄN Hữu KHẢI

HÀ Nội I 2004

Trang 2

m tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TE NGOẠI T H Ư Ơ N G

TOREICN TĨĨADE UNIVERSITỴ

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đê tài:

THỊ TRƯỜNG CÁC Tiểu V Ư Ơ N G Quốc Ả RẬP THỐNG NHẤT (UAE): cơ HỘI V À THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HANG XUẤT KHAU VIỆT NAM

Trang 3

Thị trường UAE: ca hội và thách thức đài với hăng xuất khẩu Việt Nam

ì GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẾ UAE Ì

1 Điều kiện tự nhiên và dân sạ Ì

1.1 Vị trí địa lý và địa hình Ì

Ì 2 Tài nguyên thiên nhiên 2

1.3 Khí hậu 2 1.4 Dân số và đặc điểm 2

2 Điều kiện chính trị, xã hội 3

2.1 Lịch sử, truyền thống và di sản văn hóa 3

2.2 Ngôn ngữ 4 2.3 Tiên tệ 5 2.4 Cơ cấu tổ chức chính quyền 6

2.6 Quan hệ đối ngoại 6

3 Khái quát tình hình kinh tế 7

3.1 Các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng cao 9

3.2 Vai trò cụa chính phụ trong nền kinh tế l i

3.3 Cân bằng cán cân thanh toán 12

2.2 Hàng rào thuế quan 18

2.3 Hàng rào phi thuế quan 19

3 Một sạ vấn để pháp luật cần lưu ý khi kinh doanh tại thị trường U A E 20

ra Sự CẨN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHAU SANG THỊ TRƯỜNG UAE ĐỐI VỚI

VIỆT NAM 21

1 Đôi nét về quan hệ Việt Nam-UAE 21

Nguyễn Hồng Phuang_Nhật 2_K39F KTNT

Trang 4

2 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường U A E đối với Việt Nam 22

2.1 M ờ rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 23

2.2 Thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước 24

2.3 Thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác 24

C H Ư Ơ N G l i : T H Ự C T R Ạ N G H O Ạ T Đ Ộ N G X U Ấ T K H A U H À N G H Ó A

C Ủ A V I Ệ T N A M SANG U A E T R O N G T H ộ I GIAN QUA 27

ì VÀI NÉT VẾ QUAN HỆ NGOẠI T H Ư Ơ N G CỦA UAE 27

1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 27

2 Quan hệ thương mại của U A E với một số nước và khu vực trên thế giói 28

2.1 Đ ố i tác nhập khẩu chủ yếu 28

2.2 Đ ố i tác xuất khẩu chính 33

3 Cơ câu mặt hàng 36

li THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHAU H À N G H Ó A CỦA VIỆT NAM SANG

UAE TRONG THộI GIAN QUA 38

1 Quy mỏ và tốc độ 38

2 C ơ cấu mặt hàng 41

2 Ì Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện 44

2.2 Hổ tiêu 46 2.3 Gạo 47 2.4 Cà phê 49 2.5 Rau quả và rau quả chế biến 50

2.7 Dệt may 53

2.8 Chè ™™™.ZZZI.ZZIIIIZZIII." „l55

2.9 Giày dép 56 2.10 Đ ồ gỗ 57 2.11 Hàng hóa khác 5g

ra MỘT số Đ Á N H GIÁ VẾ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU H À N G H Ó A CỦA VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯộNG UAE TRONG THộI GIAN QUA 58

1 Kết quả đạt được 58

3 Nguyên nhân di

Nguyền Hổng Phương_Nhật 2_K39F_KTNT

Trang 5

2 Nhu cầu của U A E và khợ năng đáp ứng của Việt Nam 69

2 Ì Nhu cầu của UAE 69

2.2 Khả năng đáp ứng của Việt Nam 72

3 Thuận lợi và khó khăn 76

1.2 M ở rộng quan hệ ngoại giao, ký kết hiệp định thương mại 80

1.3 Tăng cường xúc tiến thương mại ở góc độ nhà nước 81

2.2 Các doanh nghiệp cẩn đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lục nghiệp

vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu và người lao động 87

2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

1 Dân số UAE chia theo các tiểu vương quốc: 1998-2003 3

2 Tỷ giá của các đồng tiền quan trọng với tiền Dirham của UAE 5

3 Tăng trường GDP của UAE thời kỳ 1998-2003 7

4 Trao đổi thưng mại của UAE với thế giới 27

5 Đ ố i tác nhập khẩu của UAE thời kỳ 1998-2003 29

6 Xếp hạng các đối tác nhập khẩu lớn nhất của UAE 30

7 Đ ố i tác xuất khẩu cùa UAE thời kỳ 1998-2003 34

8 Dubai - Giá trị tái xuất sang các nhóm nước chính (phi dứu lửa) 35

9 UAE - Giá trị xuất nhập khẩu theo nhóm hàng (phi dứu lửa) 37

10 Kim ngạch XNK Việt Nam - UAE 39

l i Thống kẽ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - UAE 40

12 Các thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao của Việt Nam 41

13 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào UAE 43

14 UAE - Tổng dung lượng thị trường mặt hàng máy vi tính và các thiết bi ngoai v i 44

15 Tri giá xuất khẩu hàng điên tử, máy vi tính và linh kiên sang

U À E 1999-2003 45

16 Khối lượng và trị giá hạt tiêu xuất khẩu sang UAE 1999-2003 47

17 Khối lượng và trị giá gạo xuất khẩu sang UAE 1999-2003 48

18 Khối lương và tri giá cà phê hát xuất khẩu sang UAE

Nguyễn Hồng Phương_Nhật 2_K39F_KTNT

Trang 7

19 Trị giá rau quả xuất khẩu sang UAE 1999-2003 51

20 Trị giá hải sản xuất khẩu sang UAE 1999-2003 53

21 Trị giá hàng dệt may xuất khẩu sang UAE 1999-2003 54

22 Khối lượng và trị giá chè xuất khẩu sang UAE 1999-2003 55

23 Trị giá hàng giày dép xuất khẩu sang UAE 1999-2003 57

24 Trị giá sản phẩm gỗ xuất khẩu sang UAE 1999-2003 58

Nguyễn Hóng Phuơng_Nhật 2_K39F_KTNT

Trang 8

DANH MỤC Từ VIẾT TẮT

Từ Tiêng Anh Tiêng Việt

AED United Arab Emirates Dirham Đổng Dirham các tiêu vương quốc A

rập thống nhất AFTA Asean Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Asean

ASEAN Association of South East Asia

Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATC Agreement ôn Textiles and

Clothing Hiệp định về dệt và may mặc CIS Common Wealth of

Independent States

Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (ở Trung Á )

EU European Union Liên minh châu Âu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

FTZ Free Trade Zone Khu vực tự do mậu dịch

GATT General Agreement ôn Trade

Trang 9

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

L L C Limited Liability Company Công ty trách nhiệm hữu hạn MFA Multi Fiber Agreement Hiệp định đa sợi

MFN Most Favored Nation (Quy chế) tối huệ quốc

OPEC Organization of the Petroleum

Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa TIFA Trade and Investment Frame

Agreement

Hiệp định khung về thương mại và đầu

tư UAE United Arabic Emirates Các tiểu vương quốc Á rập thống nhái

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Nguyền Hồng Phưong_Nhật 2 K39F_KTNT

Trang 10

j£M IU ử đẩu

Hiện nay, hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu hướng chung của đại đa số các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng ấy Quá trình hội nhập này rất đa dạng, nhưng lĩnh vục hội quan trọng và chủ đạo nhất chính là sự hội nhập về kinh tế - thương mại, bời chính sách này góp phần lớn lao trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam trở thành một con rững của Châu Á và trên toàn thế giới

Khẳng định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu m à Đảng và Nhà nước ta đề ra cho thời kỳ 2001-2010 là: "Tiếp tục mờ rộng và đa dạng hóa thị

trường", trong đó quan điểm chủ đạo, xuyên xuốt là: "đẩy mạnh tìm kiếm các thị

trường mới" Trong số nhũng thị trường mới đã được xác định, Các tiểu vương quốc Ả

rập thống nhất (UAE) nổi lên như một thị trường thật sự mới mẻ và đầy tiềm năng UAE là một trong những thị trường phát triển nhất khu vực Trung Đông Nằm ở một vị trí chiến lược phía Tây Nam của khu vực vùng Vịnh, từ UAE hàng hóa có thể đến trực tiếp được 1,9 tỷ dân vùng Vịnh, khu vực Trung Đông, Đông Âu, Iran và bán đảo Ân Độ GDP trên đầu người của UAE không khác nhiều so vói các nước đúng đầu Tây Âu Nguữn doanh thu từ dầu khí rất lớn, vị trí chiến lược và lập trường chính sách đối ngoại trung lập đã làm cho nước này có tầm quan trọng đặc biệt trong khu vực

Với những đặc điểm thuận lợi như trên, UAE đã trở thành trọng tâm của chương trình xúc tiến vào thị trường Trung Cận Đông- Tây Nam Á- Bắc Phi của Chính phủ Việt Nam UAE với tiểu vương quốc Dubai được coi là tâm điểm của định hướng phát triển xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và thị trường

có sức mua lớn (như dệt may, giày dép, hương liệu) Những năm gần đây, kim

Trang 11

Thị trường UAE: cơ hội và thách thức đãi với hăng xuất khẩu Việt Nam

ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào UAE ngày càng tăng Trong ba năm qua, k i m ngạch xuất khẩu vào thị trường UAE tăng bình quân 3 5 % năm, riêng năm 2003, tăng khoảng 62% Tuy nhiên, xét trên quy m ô giao dịch của UAE với thế giói bên ngoài thì k i m ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn quá khiêm tốn Điều đó cho thấy những cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và dần khứng định vị trí của mình ờ thị trường UAE vẫn đang rộng mờ

Có thể thấy rằng UAE là một thị trường tiềm năng cẩn được nhìn nhận và nghiên cứu nghiêm túc để có những giải pháp thiết thực trong việc thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói tiêng cũng như tạo tiền đề cho việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân hai nước

Với lý do trên, em đã chọn viết khóa luận với đẻ tài: "Thị trường ƯAE: cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu Việt Nam" Đ ề tài tập trung nghiên cứu

thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào UAE thời gian qua, đua ra nhũng nhận định đúng đắn về những cơ hội mà chúng ta đã tận dụng được cũng như những thách thức chúng ta phải đương đầu tại thị trường mới mẻ nhưng đầy tiềm

năng này, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực giúp hàng hóa Việt Nam "gạ/ bỏ trở ngại, thẳng tiến Dubaỉ'

Bài khóa luận gồm 3 chương, với nội dung chính là:

CHƯƠNG ì: Tổng quan về UAE và sự cẩn thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường UAE

C H Ư Ơ N G li: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang UAE trong thời gian qua

C H Ư Ơ N G IU: Triển vọng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường UAE

Nguyên Hồng Phuang_Nhật 2_K39F_KTNT

Trang 12

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải, người thầy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Do đây là một để tài khá mới mẻ, thông tin khó tiếp cận và có những hạn chế nhất định về thời gian, khóa luận không thể tránh khủi một vài thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm của thây cô và các bạn

Hà Nội tháng 1112004

Sinh viên

Nguyễn Hồng Phương

Nguyễn Hồng Phương_Nhật 2_K39FJÍTNT

Trang 13

C H Ư Ơ N G ĩ TỔNG QUAN VẾ UAE VÀ sự CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHAU

SANG THỊ TRƯỜNG UAE

ì GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẾ UAE

VỊ trí địa lý và đìa hình

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nằm ờ trung tâm của vịnh Ả rập, giữa 22°, 26°, 30° vĩ Bắc và 51°, 56°, 30° kinh Đông Phía Bắc của đất nước được bao bọc bải vịnh Ả rập, phía Nam giáp Qatar và vương quốc Ả rập Xê-út, phía Tây giáp Oman và vương quốc Ả rập Xê-út, phía Đông giáp vịnh Oman Với tổng diộn tích 82.880 k m2

, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất gồm rất nhiều đảo lớn, nhỏ-chiếm diộn tích khoảng 5.900 k m2

Thủ đô Abu Dhabi là vùng rộng lớn nhất của UAE, chiếm khoảng 86,67% tổng diộn tích Dubai với diộn

tích 3.885 km2 là lãnh địa Emừ lớn thứ hai chiếm 5% diộn tích, còn lại Sharjah

3,3%, Ajman 0,3%, Umm A I Quvvain 1 % , Ras A I Khaimah 2,2% và lãnh địa Fujairah chiếm 1,5% Nhánh sông Dubai tạo nên một vịnh tự nhiên nhỏ chia thành phố Dubai thành 2 quận: Deira ở phía Bắc và Bur Dubai ở phía Nam Dubai được xem là trung tâm kinh tế và hải cảng quan trọng nhất của UAE UAE có 700 km đường bờ biển, trong đó 100 km thuộc vịnh Oman Ngoài khơi vịnh Ả rập là các đảo, nhũng bãi đá ngầm san hô hoặc đầm lầy muối Đặc biột, U A E có vị trí địa lý dọc theo vùng phía Nam đến eo biển Hormuz, một đẩu mối giao thông quan trọng của thế giới dầu thô

Những dải sỏi, đồng bằng và sa mạc càn cỗi là đặc tính của UAE Phía Đông

là các dãy núi nằm gần vịnh Oman giống như những xương sống xuyên qua Mussandam Peninsula Phía Tây chủ yếu là sa mạc với các ốc đảo rải rác

Ì

Trang 14

1.2 Tài nguyên thiên nhiên

UAE là một đất nước giàu tài nguyên với trữ lượng dầu lửa đứng hàng thứ ba thế giói (chỉ sau Ả rập Xê-út và Iraq), trữ lượng đẩu khí đúng hạng năm thế giới Ngày 6/6/1966, lần đầu tiên Công ty Xăng dầu Dubai phát hiện thấy có đẩu mỏ ở Fateh, ngoài khơi bừ biển Dubai cách đất liền 58 dặm Lợi nhuận thu được từ dầu

mỏ được được sử dụng để xây dựng và phát triển cơ sừ hạ tầng kinh tế Việc này đã đạt được nhũng thành tựu đáng chú ý và làm Dubai nổi bật trong những năm gần đây Tuy nhiên, tiểu vương quốc có trữ lượng dầu lớn nhất và do đó thịnh vượng nhất là Abu Dhabi với 9 5 % trữ lượng toàn liên bang

1.3 Khí hậu

UAE nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới và khô Từ tháng chín đến tháng

ba trừi ấm áp dễ chịu, tuy buổi tối có thể hơi lạnh Nhiệt độ trung bình ngày vào tháng Ì là 24° c Vào mùa hè, giữa tháng sáu và tháng chín, trừi trở nên rất nóng và

ẩm Nhiệt độ có thể lên tới 47° c trong suốt khoảng thừi gian từ tháng sáu đến tháng chúi Tuy nhiên, hâu hết nhà cửa và ô tô ở đây đều có máy điều hoa nhiệt độ UAE rất ít mưa, mưa rào chỉ xuất hiện vài lẩn mỗi năm vào các tháng mùa đông với lượng mưa trung bình vào khoảng 130 mm/năm Đôi khi ở Dubai cũng có bão cát

1.4 Dãn số và đặc điểm

Dân số của UAE tăng nhanh chóng trong giai đoạn 1975- 1998, từ khoảng

558 nghìn ngưừi lên đến 2.776 nghìn ngưừi với tốc độ tăng trung bình năm là 6,8% Tuy nhiên, mức tăng trưởng dân số hàng năm trong khoảng thừi gian trên có sự chênh lệch rất lớn, như từ năm 1975- 1978, mức tăng truồng dân số trung bình là 12,5%/năm nhưng năm 1997 chỉ ở mức 5,7%/năm Hiện nay, tốc độ tăng dân số trung bình của UAE giảm xuống còn 5,5%/năm

Dân số UAE là 4,041 triệu ngưừi (năm 2003), trong đó Abu Dhabi chiếm 1,2 triệu, Dubai hơn Ì triệu với nhiều sắc dân khác nhau như Nam Á (chủ yếu là Ân Đ ộ , Pakistan, Bangladesh, Sri Lanca), Viễn Đông (chủ yếu là Phillipinnes), A rập, châu Âu và ngưừi bản xứ có quốc tịch UAE Một số tài liệu viết rằng ngưừi bản xứ (quốc tịch UAE) chiếm 1 8 % dân số, nhưng con số thực tế có thể thấp hơn vì dân số

2

Trang 15

thực tế của UAE là trẽn 4 triệu người (tính cả dân sống bất họp pháp) Tỉ lệ nam giới tại UAE là 65%

Tuổi thọ trung bình của người dân UAE là 74,29 tuổi trong đó tuổi thọ trung bình của nam giới là 71.84 tuổi, của nữ giới là 76,86 tuổi

Hồi giáo là tôn giáo chủ yếu ở UAE Có đến 9 6 % dân cư theo đạo H ồ i (Shi'a 16%) Các tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Hindu chiếm khoảng 4%

Bảng Ị

Dân số U A E chia theo các tiểu vương quốc: 1998-2003

Đơn vị: nghìn người Các tiậu vương quốc 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Abu Dhabi 1104 1181 1266 1362 1470 1591 Dubai 822 885 952 1029 1112 1204 Sharịah 467 498 529 562 599 636 Aịman 151 165 179 196 215 235 Umm al-Qaiwan 42 45 49 52 59 62 Ras al-khaimah 159 165 172 181 187 195 Fụjairah 89 94 100 106 112 118

Tổng số 2834 3033 3247 3488 3754 4041

Nguồn: Bộ kế hoạch UAE (Ministry of Planning)

2 Điều kiện chính trị, xã hội

Các tiậu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), tiếng Ả Rập là A I Emarat A I Arabiyah A I Muttahidah, tên cũ Trucial Oman, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971 UAE là một liên bang gồm 7 tiậu vương quốc Ả rập hợp thành gồm thủ

đô Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ạjman, Umm A I Quwain, Ras A I Khaimah và Fujairah

2.1 Lịch sử, truyền thống và di sẩn văn hóa

Xã hội UAE được xây dựng trên nền tảng của các bộ tộc Các bộ tộc đó thường phân chia thành các bộ tộc nhỏ hơn, mỗi bộ tộc nhỏ này cũng đều có người đứng đẩu và họ phối hợp chặt chẽ với tộc trường trong mọi việc bao gồm cả chính

3

Trang 16

trị và các văn đề khác Bắt đầu từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, những làn sóng di trú liên tiếp diên ra đã đưa các bộ lạc Ả rập tới khu vực này Bộ tộc lớn nhất là Bani Yas, gồm hơn 12 bộ tộc nhỏ, đã từng có cuộc sảng du cư trên nhũng vùng cát rộng lớn m à nay là các tiểu vương quảc Abu Dhabi và Dubai

Từ những năm 1850 cho đến khi các tiểu vương quảc được thảng nhất vào năm 1971, chính quyền thực dân Anh duy trì ảnh hưởng ờ khu vực này M ỗ i tiểu vương quảc đều ký một hiệp ước riêng với Anh và thuộc quyền cai trị của một tộc truồng Hồi giáo là người của một trong các bộ tộc có ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực Ví dụ, bộ tộc A I Bu Falah của tổng thảng UAE đương nhiệm, Sheikh Zayed

bin Sultan A I Nahyan, là một nhánh của bộ tộc Bani Yas (danh hiệu Sheikh chi người trong hoàng tộc một cách tôn kính)

Sau khi người Anh rút khỏi khu vực, Sheikh Zayed bin Sultan A I Nahyan của Abu Dhabi và Sheikh Rashid bin Saeed A I Maktoum, tiểu vương đã quá cả của Dubai, đứng ra thảng nhất các lãnh địa độc lập riêng lẻ thành một liên bang duy nhất, thành lập nên UAE vào năm 1971

Trong gần 30 năm, tận dụng tải đa được nguồn lợi tức từ việc khai thác dẫu

và các nguồn tự nhiên khác cùng với sự lãnh đạo sáng suảt của H.H Sheikh Zayed bin Sultan A I Nahyan, UAE đã có những tiến bộ đáng kể trên tất cả các mặt Những bước tiến vượt bậc trong nền kinh tế đã biến vùng đất nghèo nàn, lạc hậu trước đây thành một đất nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp và cơ sỏ hạ tầng phồn thịnh

UAE là một nước giàu văn hóa và truyền thảng Cho đến nay, người dân của UAE vẫn còn giữ nhiều truyền thảng và những nét văn hóa đẹp từ xa xưa Sự hiểu biết sâu sắc về giá trị các di sản văn hóa dân tộc cũng như việc bảo tồn chúng đã cho người dân ở đây một cẩu nải mật thiết giữa quá khứ và hiện tại Điêu đó đã tạo

ra một nền tảng vững chắc để đi lên và đải phó với những thách thức của tương lai

2.2 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức ở UAE là tiếng Á Rập Ngoài ra, tiếng Persian, tiếng

Anh, Hindu, Urdu cũng được sử dụng ở đây Đặc biệt, các quan chức chính quyền

4

Trang 17

đều có khả năng sử dụng tiếng Anh Tiếng Anh được dùng rộng rãi và trờ thành ngôn ngữ chủ yếu trong kinh doanh Hầu như tất cả biển hiệu và biển báo trên các đường phố của Dubai đều được ghi bằng cả tiếng Anh và tiếng Á Rập

2.3 Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ Ả Dubai là đồng dirham UAE (Dh.) hay đổng Dirham tiểu vương quốc Ả Rập Emirati dirham (AED) - đây là cách gọi trên thị trường quốc tế Một dirham được chia thành các đơn vị nhẢ hơn là fil, Ì dirham = 100 fil Tiền giấy được phát hành theo các mệnh giá 5, lo, 20,50,100,200,500 và 1.000 dirham Tiền

xu có các mệnh giá 25, 50 fĩl và Ì dirham Giá trị của đồng dứham được cố định theo đồng Đôla Mỹ Tỷ giá trung bình của ngân hàng trung ương: 3,6725 (từ năm 1998); 3,6711 (1997); 3,6710 (1995-1996)

Bàng 2

Tỷ giá của các đồng tiền quan trọng với tiền Dirham của UAE

Đơn vị: Dh Ngoại tệ Tỉ giá

Trang 18

2.4 Cơ Cấu tổ chức chính quyền

U A E có hệ thống chính trị theo m ô hình liên bang Hiến pháp UAE hợp nhất bảy tiểu vương quốc và quy định cơ cấu của Chính phủ Liên bang UAE M ỗ i tiểu vương quốc vẫn duy trì quyền lực về chính trị và pháp lý của mình trừ khi Hiến pháp Lâm thời quy định ngược lại hoặc có các hiệp định đồng ý trao các quyền đó cho Chính phủ Liên bang Tuy nhiên Chính phủ Liên bang vẫn nụm giữ quyền hạn riêng trong một số lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, y tế và giáo dục trong khi mỗi tiểu vương quốc lại có quyển hạn riêng về một số vấn để trong đó có các vấn

đề liên quan đến công việc của chính quyền địa phương và tài nguyên quốc gia Mặc dù Hiến pháp Lâm thời cho phép mỗi tiểu vương quốc có cơ quan lập pháp và hội đổng bộ truồng độc lập với các đơn vị tương ứng của Chính phủ Liên bang nhưng không tiểu vương quốc nào làm như vậy Thay vào đó, công việc nội

bộ của mỗi tiểu vương quốc được điều hành bởi một cơ quan chính quyền địa phương do một vị chủ tịch hay tổng giám đốc đứng đầu Công dân UAE không có quyên bầu cử

Đứng đầu nhà nước UAE hiện nay là tổng thống Sheikh Zayed bin Sultan A I Nahyan (từ 2-12-1971), người đứng đầu Abu Dhabi (từ 6-9-1966) Phó tổng thống là Sheikh Maktoum bin Rashid A I Maktoum (từ 8-10-1990), người đứng đẩu Dubai Đứng đầu chính phủ là thủ tướng Sheikh Maktoum bin Rashid A I Maktoum (từ 8-10-1990) và phó thủ tướng Sheikh Zayed bin Sultan A I Nahyan (từ 20-11-1990)

2.5 Chế độ chính trị

UAE theo chế độ quân chủ lập hiến Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động Ở các tiểu vương quốc, dân bản xứ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt trên mọi lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và thương mại Tuy có nhiều quan hệ kinh tế với phương Tây, UAE vẫn duy trì được tinh thần độc lập dân tộc và rất tự hào là nước A rập đẩu tiên không bán dầu cho Mỹ trong chiến tranh Trung Đông tháng 10-1973

2.6 Quan hệ đối ngoại

Là nước nhỏ, UAE chủ trương quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng Gần đây, quan hệ giũa UAE và Iran lại trở nên căng

6

Trang 19

thẳng do vấn để tranh chấp 3 hòn đảo (Tomb lớn, Tomb nhỏ, Abu Musa) Ba đảo này nằm gân eo biển Hormuz, nơi có vị trí chiên lược rất quan trọng về quân sự, giao lưu hàng hải và nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu lửa Hai bên đã tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp, nhung đến nay vẫn chưa đạt kết quả

3 Khái quát tình hình kinh tế

Các tiểu vương quộc Ả rập thộng nhất có một nền kinh tế mở cửa vói thu nhập bình quân đầu người cao và thặng dư thương mại hàng năm lớn Tuy vậy, quyền lực chính trị và kinh tế ở mức độ cao thuộc về các tiểu vương quộc nói riêng Theo luật pháp của UAE, mỗi người đứng đầu một tiểu vương quộc đều có quyền kiểm soát đội với tài nguyên thiên nhiên, gổm dầu, trong phạm vi tiểu vương quộc của mình,

và quản lý các hoạt động thương mại Do có trữ lượng hydrocarbon và doanh thu không được phân phội công bằng, sức mạnh kinh tế, chính trị và mức độ phát triển

kinh tế giữa 7 vương quộc không tương đồng Abu Dhabi, trung tâm thương mại lớn

thứ hai và nhà sản xuất dầu lớn nhất, là tiểu vương quộc giàu có và thịnh vượng nhất, sau đó là Dubai, trung tâm thương mại của liên bang và khu vực sản xuất đẩu lớn thứ hai Các tiểu vương quộc khác, do ít hoặc không có dầu dự trữ, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp tài chính của liên bang

Nguồn: Bộ kế hoạch UAE (Minislry o/Planning)

7

Trang 20

Địa hình của UAE chủ yếu là sa mạc, núi non cằn cỗi và bãi cát Trước khi hai thác các quặng dầu, đầu nhũng năm 1960, UAE có một nén kinh tế bình thường gồm các ngành đánh cá, trồng chà là, động vật sống, thương mại quy m ô nhỏ khai thác ngọc trai Hiện nay UAE là một đợt nước giàu có, có tầm quan trọng về kinh tế đối với toàn cầu Trong năm 2003, GDP của UAE tâng 12,4%, đạt xợp xỉ 79,8 tỉ USD, GDP bình quân đẩu người đã vượt mức 20.000 USD Dự báo trong năm 2004, mức tăng trưởng này sẽ đạt 6,5%, đưa GDP nước này lên con số kỳ lục 85 tỉ USD, đứng thứ ba trong thế giới A Rập nhưng sẽ vượt lên thứ hai trong vài năm tói, chi sau

Ả rập Xê-út

Trước kia, GDP phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu và vì thế UAE có m ô hình kinh tế bờ biển trong suốt 20 năm qua, phát triển những năm 1970 và giảm đáng kể trong những năm 1980 Những thay đổi trong thu nhập quốc dân đã làm cho các cợp chính quyền phải tìm kiếm các cách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, đặc biệt ở Dubai, nơi dự trữ dầu đang giảm dần Những nỗ lực đa dạng hóa đã đạt được nhũng thành công đáng kể Chi tiêu chính phủ cho dự trữ dầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai cùng với quá trình đầu tư nước ngoài chuyển từ doanh thu dầu, đã tạo ra động cơ phát triển cho nền kinh tế Do giá dầu cao ổn định trong những năm gần đây (năm

2003, giá dầu thó đạt mức trung bình 28,11 USD/thùng), GDP của UAE liên tục tăng truồng N ă m 2003, lĩnh vực dầu của nền kinh tế chiếm khoảng 4 0 % GDP, chiếm khoảng 5 0 % kim ngạch xuợt khẩu và 9 0 % doanh thu tài chính của chính phủ Những con số này cho thợy mặc dù đa dạng hóa vẫn diễn ra mau lẹ nhưng UAE vẫn phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ

UAE là nền kinh tế lớn thứ hai trong Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC)1

' GCC gom 6 thành viên: Saudi Arabia Kuwaĩt UAE, Bahrain, Qatar và Oman

Nguyễn Hồng Phuơng_Nhậl 2_K39F_KTNT 8

Trang 21

nguôi mang quốc tịch UAE có việc làm đều làm việc cho liên bang hoặc chính phủ của các tiểu vương quốc Chính phủ cũng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho người nước ngoài, số người này chiếm khoảng 8 5 % dân số và 9 3 % lực lượng lao động Tỷ

lệ thất nghiệp của UAE dường như rất ữn định Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý

tỷ lệ thất nghiệp của người mang quốc tịch UAE có thể là một vãn đề cân giải quyết trong tương lai

3.1 Các Vinh vực kinh tế có mức tăng trưởng cao

3.1.1 Lĩnh vực dầu lửa

UAE có gần 98 tỷ thùng dầu dự trữ, hoặc khoảng 9,8% tững lượng dầu dự trữ trên toàn thế giới, và 5,8 tỷ m3

khí đốt dự trữ, xấp xỉ 4,6% tững lượng khí đốt dự trữ trên toàn thế giới Vì thế UAE là nưóc có nguồn dự trữ khí đốt lớn thứ tư thế giới sau Nga, Iran và Qatar Lượng khí đốt và dầu dự trữ chủ yếu tập trung ở tiểu

vương quốc Abu Dhabi, chiếm 9 4 % (tương đương 92,2 tỉ thùng) và 92% sản lượng

dầu của UAE hiện nay là 2,3 triệu thùng đẩu một ngày

Tỷ trọng đóng góp trong GDP của dầu giảm từ 44,2% năm 1990 xuống còn 21,7% năm 1998, giảm mạnh còn 3 4 % năm 2000 do giá dầu cao hơn mức bình thường Hiện nay, ước tính khu vực kinh tế dầu khí chỉ chiếm 2 0 % GDP của UAE (riêng Dubai dầu khí chỉ chiếm khoảng 1 0 % GDP do sự phát triển mạnh về thương mại và du lịch)

Theo quota từ 1/11/2003, UAE được OPEC cho phép sản xuất 2,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó quá nửa là để xuất khẩu, phần non nửa còn lại được sản xuất xăng dầu qua các Nhà máy lọc dầu trong nước Thị trường xuất khẩu đẩu thô lớn nhất của UAE là Nhật Bản (chiếm tỉ lệ 2 5 % ) , tiếp theo là Hàn Quốc, Thái Lan, Ân Độ, Pakistan, Sri Lanca, Bangladesh Nhật Bản cũng là khách hàng xăng dầu lớn nhất của UAE

3.1.2 Lĩnh vực phi dầu lửa

Các ngành công nghiệp phi dầu lửa tại UAE chủ yếu gồm xây dựng, luyện kim, hóa chất và nhựa, kim loại và thiết bị nặng, dệt may và chế biến thực phẩm Nền sản xuất UAE đang ờ trong giai đoạn tái cơ cấu nhằm phù hợp với các điều

9

Trang 22

kiện của WTO có hiệu lực từ năm 2005 m à UAE là một thành viên theo hướng tìm kiếm thị trường mói và tăng cường xuất khẩu

Một số nhân tố đã đóng góp cho sự tăng trường của lĩnh vực phi dầu lửa trong những năm gần đây Lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng 3,9% năm 2000 Những con số này bao gồm cụ đầu tư của chính phủ vào điện nước và cơ sở hạ tầng khác, phát triển của ngành dịch vụ tài chính và cầu mạnh của tái xuất Một hệ thống kinh tế mở cửa, hoạt động vốn tự do, và sự ổn định về tài chính cũng góp phần vào sự phát triển Sự ủng hộ của chính phủ thông qua khuyến khích và trợ cấp, cùng với chi phí của chính phủ cao cũng có một vai trò quan trọng

Lĩnh vực phi dầu lửa trong nền kinh tế của UAE đóng góp nhiều gấp 2 lần mức đóng góp trực tiếp của lĩnh vực dầu lửa vào GDP và điều này đã giúp đất nước tránh khỏi những tác động xấu của giá dầu không ổn định Trong tỷ trọng GDP, các ngành đóng góp lớn nhất sau dầu khí (34,2% năm 2000) theo thứ tự giụm dần, lần lượt là chế tạo ( 1 1 % ) , thương mại bán buôn và bán lẻ ( 1 0 % ) , dịch vụ chính phủ (9,6%), thương mại ( 8 % ) và xây dựng (7,4%) N ă m 2003, tỉ lệ này lẩn lượt là 4 0 % ,

Chính phủ UAE rất chú trọng phát triển nông nghiệp bằng nguồn ngân sách dồi dào Đến nay, UAE đã có trên 38.000 nông trại với tổng diện tích 2,7 triệu donums (Ì donums = 1.000 m2) Các loại cây trổng chủ yếu là rau xanh, chà là, cây cụnh Đàn gia súc tại UAE có 600.000 con cừu, 1,5 triệu con dê, trên 100.000 con bò và 250.000 con lạc đà Chăn nuôi gia cầm cung cấp 40 triệu con gà, 400

triệu quụ trứng mỗi năm và không bị ụnh hưởng bởi dịch cúm gà v é một truyền

10

Trang 23

thống lâu đời của đất nước là ngư nghiệp, UAE có trên 5.000 thuyền đánh bắt cá với 1.160 ngư dân

Từ đó nòng nghiệp UAE đã cung cấp được 8 3 % nhu cầu về rau, 1 0 0 % chà là (thậm chí còn xuất khẩu), 8 % các loại trái cây khác, 2 5 % thịt gia súc, 2 1 % thịt gia câm, 3 6 % về trúng, 8 7 % về sữa tươi và 1 0 0 % về cá (và xuất khẩu các loại cá) cho nhu cầu trong nước Nhìn chung, UAE mới tự túc được mỗt phần nhỏ nhu cầu sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp cho nhu cầu tại chỗ và tái xuất

3.2 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế

U A E có mỗt nền kinh tế hỗn hợp, với hầu hết sản lượng sản xuất ra thuỗc sở hữu của chính phủ các tiểu vương quốc Mặc dù phần lớn thuỗc về các doanh nghiệp tư nhân, chế đỗ luật pháp ưu tiên những người có quốc tịch UAE hơn nhũng người nước ngoài Ở cả Abu Dhabi và Dubai, các công ty dầu quốc tế duy trì lãi suất cổ phần trong phạm vi hoạt đỗng của họ

Chính phủ liên minh UAE đang có những bước lưỡng l ự hướng tới quá trình

tư nhân hóa Mỗt số ngân hàng đã thuỗc sờ hữu tư nhân Họ là mỗt trong số rất ít các ngân hàng bán cổ phần ra cho công chúng Chỉ những người mang quốc tịch UAE mới được phép sở hữu cổ phần ở các công ty liên doanh của UAE Người nước ngoài được phép sở hữu lên tới 4 9 % trong các còng ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) Công dân UAE có thể tham gia các công ty L L C này hoặc các công ty 100% vốn trong nước Những người ký hợp đổng và kinh doanh dịch vụ nước ngoài cần có sự đảm bảo của công dân UAE, mỗi người ở mỗt tiểu vương quốc họ tham

gia kinh doanh, sờ hữu đất đai của người nước ngoài bị cấm tuyệt đối

Chính phủ liên minh UAE đang cố gắng thiết lập mỗt khung pháp luật quy định tất cả các mặt hoạt đỗng kinh doanh ở UAE như là mỗt phân trong nỗ lực phát triển thành mỗt trung tâm thương mại của khu vực Những điểu kiện gần đây nhất cho khung pháp luật này là việc thông qua luật mới về bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ vào năm 2002

Không có bất kỳ mỗt hạn chế nào về xuất nhập khẩu đổng Dh hay ngoại tệ của người nước ngoài hay người mang quốc tịch UAE, trừ tiền tệ của Israel và tiền

l i

Trang 24

tệ của các nước bị trừng phạt theo nghị quyết của Liên hợp quốc Từ năm 1981, đổng Dh của UAE đã bị neo giữ với đồng USD ờ mức 3,671 Dh đổi Ì USD trong

nỗ lực nhằm ổn định đồng Dh và kiỏm soát lạm phát Theo định kỳ, đồng Dh được ổn định trong một giỏ tiền tệ, bao gồm cả đồng Euro

Trong những năm gân đây, UAE thường xuyên rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách N ă m 1994, thâm hụt ngân sách của UAE là 7,9% GDP nhưng đến năm

1998, con số này đã lên tới 16,6% Thậm chí với doanh thu cao từ dầu, con số này năm 2000 vẫn là 12,6% Tuy vậy, do một số thay đổi trong chính sách, thâm hụt ngân sách của UAE năm 2003 chỉ còn 3,6 tỉ USD, giảm 54,2% so với năm 2002 UAE không đánh thuế thu nhập Các ngân hàng nước ngoài trả một khoản thuế 2 0 % lợi nhuận của họ Các công ty dầu khí nước ngoài có thỏ chuyỏn nhượng

cổ phẩn trả thuế và đặc quyền của họ theo số tiền thu được Không đánh thuế tiêu thụ và miễn trừ thuế quan cho hầu hết các sản phẩm buôn bán trong phạm vi Hội đổng hợp tác vùng vịnh (GCC) Từ 1-1-2003, thuế nhập khẩu chung vào UAE là 5%

3.3 Cân bằng cán cân thanh toán

N ă m 2003, UAE thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 2,4 tỉ USD, tương đương 3 % GDP - chủ yếu do giá dầu cao Tổng kim ngạch xuất khẩu của UAE (bao gồm cả tái xuất) năm 2003 đạt mức 58,03 tỉ USD

Một vấn đỏ nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc biên soạn thống kê cán cân thanh toán của UAE là chính phủ không cung cấp các con số thống kê của nhiều giao dịch Những lỗ hổng lớn là tiền gửi của người lao động, thu nhập đầu tư và doanh thu xuất khẩu khí đốt, giao dịch đẩu tư trực tiếp nước ngoài và giao dịch vốn

3.4 Cơ sở hạ tầng

UAE có hệ thống cơ sờ hạ tầng phát triỏn và hiện đại Giao thông trên đất liền bằng đường bộ Một mạng lưới đường bộ trải nhựa nối liền các thành phố lớn

Các cấp chính quyền ở Abu Dhabi và Dubai tập trung đông ở các thành phố lớn Ở

UAE không có hệ thống đường sắt, cũng như mạng lưới giao thông hàng không nội địa, mặc dù chính quyền Dubai đang xem xét việc xây dựng một hệ thống tàu điện

12

Trang 25

ngầm Tất cả các tiểu vương quốc, trừ Ajman và Umn A I Quwain, có các sân bay hiện đại

Tất cả các tiểu vương quốc đều có cảng biển hiện đại cảng Jebel AU ở Dubai là cảng nhân tạo lớn nhất trên thế giới Hàng hóa được nhập khẩu bằng

đường biển và được phân phối bằng xe tải trong UAE và đến các khu vực lân cận ở

các nước láng giềng thuịc GCC Là mịt phần trong quá trình da dạng hoa nền kinh

tế khỏi thương mại dầu mỏ sang thương mại khu vực, Dubai đã phát triển các vùng

tự do ở 2 cảng biển lớn và sân bay quốc tế của mình Hiện nay có 12 khu vực tự do

mậu dịch ở UAE, mịt nửa trong số đó đặt tại Dubai Đáng chú ý, hai trong số 12

khu vực thương mại tự do này mới được khánh thành là trung tâm viễn thông Dubai

và trung tâm Internet Dubai Nhờ đó, thương mại điện tử của Dubai trong tương lai càng có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa

li THỊ TRƯỜNG UAE

1 Đạc điểm thị trường

UAE là mịt trong những thị trường phát triển nhất khu vực Trung Đông

Nằm ở mịt vị trí chiến lược phía Tây Nam của khu vực vùng vịnh, từ UAE hàng hóa có thể đến trực tiếp được 1,9 tỷ dân vùng Vịnh, khu vực Trung Đông, Đông Âu, Iran và bán đảo Ân Đị GDP trên đầu người của UAE không khác nhiều so với các nước đứng đầu Tây Âu N ă m 2003, kinh tế UAE khởi sắc, GDP tăng 12,4%, đạt xấp xỉ 80 tỷ USD, xuất khẩu và tái xuất đạt 58,03 tỷ USD, nhập khẩu 46,32 tỷ USD Điêu đáng lưu ý là UAE là nước có dân số nhỏ (4 triệu người) nên sức tiêu thụ tại chỗ hạn chế Mức nhập khẩu của nước bạn khá cao là do phục vụ cho nhu cẩu tái xuất Nguồn doanh thu từ dầu khí rất lớn, vị trí chiến lược và lập trường chính sách đối ngoại trung lập đã làm cho nước này có tầm quan trọng đặc biệt trong khu vực Sự ổn định về chính trị, sự phồn thịnh về kinh tế cùng với việc miễn thuế đối với đa số các mặt hàng đã tạo cho thị trường này mịt sự hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài UAE được coi là cửa ngõ để tiếp cận và thâm nhập các thị trường khác trong khu vực

13

Trang 26

Bên cạnh đó, 12 khu vực tự do mậu dịch đã trở thành các trung tâm thương mại lớn và cũng là khu vực năng động nhất hoạt động trong lĩnh vực tái xuất là sự

mở rộng của ngành thương mại truyền thống đồng thời là tác nhân chính cho sự phát triển thương mại tại đất nước này

Hoạt động thương mại truyền thống của UAE là các nhà buôn nước này đưa hàng hóa của các nhà sản xuất lớn đến các thị trường Nam Á, vùng Vịnh và Đông Phi Ngày nay, Dubai trở thành một cổng trung gian thương mại Đặc biẩt, tuy chỉ

là tiểu vương quốc lớn thứ hai trong UAE nhưng Dubai chiếm 7 0 % hàng nhập khẩu vào UAE và 9 0 % hàng tái xuất từ UAE Dubai cũng là thị trường trung chuyển lớn thứ 3 thế giới, sau Hồng Kông và Singapore Từ Dubai, hàng hóa nhập khẩu tỏa đi các nước khu vực Trung Đông, thậm chí sang cả châu Phi, châu Mỹ UAE phục vụ hầu hết các thị trường Bắc Phi, Nam Phi, Đông Phi, Trung Á, phần còn lại của vùng Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ trong vùng Trung Á Cũng chính vì tập quán kinh doanh truyền thống các bộ tộc hoặc các nhóm dân tộc từ nhiều vùng khác nhau với các sản phẩm có giá trị đã đòi hỏi các nhà buôn nước này phải có sự kiểm định và tin cậy, đặc biẩt là các yếu tố về mặt thời gian và do sự cách biẩt về không gian, đã dẫn tới một phong cách kinh doanh coi trọng các mối quan hộ cá nhân và ý thức về sự liêm chính

Tuy nhiên, mặc dù thông thoáng về chính sách thuế và thủ tục hải quan nhung viẩc làm ăn với thị trường UAE cũng không dễ dàng bởi tính cạnh tranh gay gắt là một đặc điểm lớn của thị trường này Hàng hóa từ Trung Quốc, Ân Đ ộ có chủng loại, mẫu m ã phong phú, được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá rẻ Bên cạnh đó, hàng từ Anh, Mỹ và các nước phương Tây có thương hiẩu nổi tiếng, chất lượng cao cũng coi UAE là nơi tiếp thị bán hàng vào khu vực

Tóm lại, UAE là một địa điểm có hoạt động thương mại sôi động, rất có triển vọng Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao có thể biến UAE, đặc biẩt là Dubai, trở

14

Trang 27

thành cửa ngõ để đưa hàng hóa Việt Nam vào khu vực, từ đó gia tăng được k i m ngạch xuất khẩu của nước ta

2 Chính sách thương mại và xuất nhập khẩu của UAE

2.1 Thủ tục hải quan

Hàng xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu của UAE phải qua nhiều thủ tục hải quan khác nhau UAE đã thông qua một điều luật mới về xuất nhập cảnh hàng hóa, nguyên vật liệu và quyên sở hứu trí tuệ Đó là Luật Hải quan Dubai số 4 năm 1998

có giá trị hiệu lực thay thế cho Luật Hải quan Dubai năm 1966 Luật này quy định tất cả hàng hóa nhập khẩu vào UAE đều phải khai báo hải quan trừ một số ngoại lệ sau: Hành lý cá nhân; hàng mua trong khu vực tự do Dubai với số lượng không vượt quá mức cho phép; hàng được miễn trừ khai báo theo các điều ước quốc tế; nhứng hàng hoa được cơ quan hải quan có thẩm quyền công bố chính thức trong từng thời kỳ nhất định Dưới đây là nhứng chứng từ bắt buộc phải trình khi thực hiện khai báo hải quan đối với tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu:

• Giấy phép kinh doanh thương mại

• Lệnh giao hàng của các hãng tàu và các hãng vận tải

• Hóa đem gốc của người bán

• Chứng nhận xuất xứ

• Phiếu đóng gói

Ngoài ra còn phải kèm theo các chứng từ khác tùy theo từng loại hàng hóa Như một quy định chung, hàng xuất khẩu từ Dubai được miễn thuế hải quan Hàng tạm nhập tái xuất được miên thuế với điều kiện phải xuất đi trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến và phải làm các thủ tục hải quan cẩn thiết Dưới đây là các cơ chế thủ tục hải quan khác nhau về xuất nhập cảnh m à nhứng người có dự định kinh doanh xuất nhập khẩu với Dubai nên quan tâm

a) Tiền ký quỹ

Đ ể đảm bảo cho hoạt động hiệu quả và linh hoạt của hệ thống hải quan, Dubai đưa ra quy định về tiền ký quỹ tương đương với số tiền thuế phải nộp của

15

Trang 28

mỗi lô hàng Khoản ký quỹ sẽ được hoàn lại sau khi các điều kiện nhất định được đáp ứng Dưới đây là các hình thức ký quỹ hải quan:

• Ký quỹ nộp thuế: Đây là khoản ký quỹ nộp thay cho tiền thuế trong các trường hợp có nghi vấn về khả năng thanh khoản hoặc chậm trả

• Ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc: Là khoản ký quỹ nộp cho cơ quan hải quan để hàng hoa được thông quan trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ cởa hàng hoa bị thất lạc nhằm tránh chậm trễ cho lô hàng

• Ký quỹ cho hàng tạm nhập: Là khoản ký quỹ nộp cho hàng tạm nhập tái xuất trong vòng 6 tháng như đã nói ở trên

• Ký quỹ cho hàng quá cảnh

• Ký quỹ cho hàng xuất từ khu vục tự do vào khu vực nội địa: Là khoản ký quỹ cho số tiền thuế có thể phải thu từ hàng hoa xuất từ các khu vực tự do vào Dubai Riêng trường hợp hàng hoa được vận chuyển bằng phương tiện cởa Cơ quan Quản lý cảng Dubai thì không phải ký quỹ

Yêu cầu hoàn trả tiền ký quỹ được tiến hành bằng cách nộp bản copy cởa giấy biên nhận ký quỹ cùng với các chứng từ liên quan khác bao gồm: Giấy biên nhận nộp thuế hải quan; các chứng từ bị mất phải x i n lại, minh chứng cởa việc vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường bộ Việc x i n hoàn lại tiền ký quỹ phải thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn quy định, tuy thuộc vào hình thức ký quỹ Ví dụ: đối với các khu vực tự do mậu dịch (Free Trade Zones): trong vòng 45 ngày nhưng hàng hóa phải được dời khỏi lãnh thổ trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn

Séc hoàn tiền ký quỹ sẽ được giao trong vòng 2 tuần kể từ ngày nộp

hồ sơ yêu cầu hoàn phí Các yêu cầu không được chấp nhận sẽ bị trả l ạ i cùng với một bản khuyến cáo khước từ với lý do từ chối yêu cầu

b) Thư bảo lãnh cởa ngán hàng

Đ ể tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hải quan Dubai chấp nhận việc sử dụng thư bảo lãnh cởa ngân hàng Thư bảo lãnh phải do một ngân hàng ở Dubai phát hành Có 3 trường hợp sử dụng thư bảo lãnh như sau:

Trang 29

Thị trường UAE: cơ hội và thách thức áõì vói hàng xuất khẩu Việt Nam

• "Thư bảo lãnh thuế quan": được dùng thay cho biên lai thuế quan - ngân hàng

Người nhận hàng xuất trình thư này cho cơ quan hải quan ngay khi lấy tờ phiêu

hải quan nếu bộ chứng từ cần thiết cho việc nộp thuế không hoàn chỉnh

Ngay sau khi nhận được chứng từ bị thiếu, người nhận hàng phải lấy "Biên lai

thuế quan - ngân hàng" hoặc "Biên lai thuế quan - tiền mặt" do cơ quan hải

quan cấp và nộp tói Bộ phận bảo lãnh trong Phòng Hải quan Trung tâm Nếu

quá 120 ngày m à người nhận hàng chưa xuất trình biên lai thuế quan, hải quan

được phép tói đòi ngân hàng

• "Thư bảo lãnh hạn định" được dùng thay cho các khoản ký quỹ bằng tiền mặt

cốa các đại lý thông quan và giao nhận trong các giao dịch ký quỹ tiền mặt

Loại thư bảo lãnh này được sử dụng đối với hàng quá cảnh, hàng xuất từ các

khu vực tự do hoặc DFSA vào nội địa theo đường bộ và hàng tạm nhập Đ ể được

sử dụng thư bảo lãnh phải làm đơn bằng cách kê khai "Tờ hướng dẫn thố tục thư

bảo lãnh hạn định" và nộp cho cơ quan hải quan Sau khi được cơ quan hải quan

chấp nhận phải có thư bảo lãnh cốa ngân hàng và bản cam kết theo mẫu chuẩn

Việc thông quan hàng hoa dùng loại thư bảo lãnh trên được thực hiện bằng

cách hoàn thành "đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định" do cơ quan

hải quan cấp sần Đon này phải xuất trình khi cấp tờ phiếu hải quan

• "Thư bảo lãnh đặc biệt" được dùng theo từng trường họp riêng lẻ liên quan tới

các quy chế đặc biệt về kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an toàn đóng thuế và

tuân thố các quy định liên quan, chẳng hạn như khi việc cấp tờ phiếu hải quan

bị đình lại

c) Hàng tam nháp tái xuất

Hàng hoa nhập cảnh vào Dubai được miên thuế hải quan nếu chúng được tái

xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến Đ ể được hưởng quy chế này, người

nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tiền ký quỹ hoặc thư bảo lãnh hạn định

cốa ngân hàng Ngoài ra người chố lô hàng tạm ntjậj> cẩn xtiất trình cho hải quan

Trang 30

* Hoa đơn

• Giấy chứng nhận xuất xứ

• Biên lai thu tiền ký quỹ (hoặc đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định)

• Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề của cơ sở kinh doanh Khi tái xuất hàng, người gửi hàng phải yêu cầu cơ quan hải quan (sau khi đã thông qua hối phiếu nhập khẩu) kiểm tra hàng hoa và giám sát viừc đóng hàng Sau

đó nhân viên kiểm tra sẽ dán niêm phong có ghi "Chứng nhận Hải quan hàng xuất/ nhập" do người gửi hàng chuẩn bị sẩn Sau đó người gùi hàng cẩn được chứng nhận

là đã xuất cảnh lô hàng, tốt nhất là bằng giấy chứng nhận hàng xuất/ nhập Có thể xin chứng nhận từ một trong các cơ quan sau:

• Các cơ quan hải quan của UAE (tại cảng hoặc sân bay)

• Các cơ quan hải quan ở nước ngoài

• Trạm biên giới UAE

• Con dấu của tàu và chữ ký của thuyền trường trong trường hợp gửi hàng bằng đường biển

Người gửi hàng có thể xin lại tiền ký quỹ trong khoảng thời gian 210 ngày tính từ ngày ghi trong hối phiêu nhập khẩu Viừc xin hoàn lại tiền đặt cọc mất khoảng 2 tuân

Hàng hoa nhập cảnh vào Dubai để tham gia triển lãm cũng có thể qua các thủ tục hải quan như hàng tạm nhập sau khi đã nộp tiền ký quỹ Nếu hàng đó được bán tại triển lãm thì sẽ không được miễn thuế nhập khẩu

2.2 Hàng rào thuế quan

U A E có chính sách thuế quan thông thoáng Thuế nhập khẩu thấp và có những trường hợp được miễn trừ Hàng tạm nhập tái xuất thường được miễn thuế Hải quan UAE áp dụng mức thuế phổ thông 5 % cho hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Dubai từ 1-1-2003 Riêng đối với rượu và thuốc lá, thuế suất là 100% Giá tính thuế là giá CIF (gồm giá hàng, cước vận chuyển và phí bảo hiểm) tại cửa khẩu UAE Thuế được thu khi hàng hoa được thông quan và được cấp giấy khai hải

18

Trang 31

Thị trường UAE: Cữ hội rà thách thức âm với hăng xuất khẩu Việt Nam

quan

Rất nhiều các sản phẩm thiết yếu bao gồm cả thực phẩm, dược phẩm, máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu dùng cho sản xuất công nghiệp cũng được miễn thuế Ngày 28/12/2002, Quyền Cục trưởng cục Hải quan Dubai, UAE Hamad Mohd A I Mazrooei ký ban hành Danh mục các mặt hàng miễn thuế khi vào Dubai và UAE Các mặt hàng được miễn thuế đáng chú ý đối với Việt Nam gồm có:

• Các loại hải sản tươi; hải sản đông lạnh có tôm và cua

• Các loại rau tươi và rau giủ ở nhiệt độ thấp (chilled)

• Các loại trái cây tươi và khô

• Cà phê rang rồi và chưa rang

• Chè đóng gói không quá 3 kg/bao; chè túi không quá 3 gam/túi

• Gạo

• Đường

• Thuốc men

• Sách báo, tạp chí

• Máy bay trực thăng, tàu thuyền

Các mặt hàng xuất khẩu chính khác của nước ta như may mặc, giày dép, đồ điện tử, đồ gỗ, đồ nhựa đều chịu thuế suất 5 % (có hiệu lực từ 1/1/2003)

Thuế nhập khẩu được trả vào thời gian hàng hóa được thông quan và được gửi kèm một hóa đơn hàng nhập Có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc bằng séc trong trường hợp được cho phép

2.3 Hàng rào phi thuê quan

UAE duy trì các hàng rào phi thuế quan trong thương mại bằng cách đặt ra nhủng tiêu chuẩn khất khe về đại lý, người đỡ đầu, nhà phân phối, sự thiếu các yếu

tố bảo vệ quyền sở hủu trí tuệ và đưa ra nhủng yêu cẩu nghiêm ngặt vói các mặt hàng lương thực

Trước hết, để kinh doanh bên ngoài các khu thương mại tự do tại UAE, một doanh nghiệp nước ngoài cần phải có một người đỡ đẩu, đại lý, nhà phân phối là

Nguyễn Hồng Phuang_Nhật 2_K39F_KTNT 19

Trang 32

công dân UAE Các nhà đỡ đầu, đại lý, nhà phân phối chỉ được độc quyền với các sản phẩm phi lương thực Theo luật đại lý, các sản phẩm lương thực không được có đại lý tại UAE Các đại lý và nhà phân phối không thể bị thay thế bởi các nhà cung cấp nước ngoài khi hệ không đồng ý

Ngoài ra, các mặt hàng thực phẩm nói chung cần có sự kiểm nghiệm khi nhập khẩu vào UAE Các sản phẩm đồ uống có cồn và thịt heo được quản lý rất chặt chẽ Nhà nhập khẩu cần có giấy phép đối với ngành hàng thực phẩm, sẽ đứng

ra làm thủ tục xin kiểm nghiệm Việc kiểm nghiệm thực phẩm thường được tiến hành tại kho nhà nhập khẩu

Bẽn cạnh đó, UAE đưa ra một danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu gồm: các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen; các loại chất có chứa ma túy (Hashish, Cocaine, Heroin,v.v.); tiền giả Các ấn phẩm, tranh, ảnh, con bài, sách, tạp chí và các tác phẩm điêu khắc không tuân theo giáo điều, đạo đức hoặc nhằm vào động cơ gây mất trật tự cũng đều bị cấm nhập

Các nhà nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu các mặt hàng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh được ghi trong giấy phép do nhà chức trách địa phương cấp

Tuy vậy, việc nhập khẩu hàng hóa vào Dubai không bị ràng buộc bởi quota, không gặp rào cản đặc biệt nào về chính sách nhập khẩu, thủ tục hải quan, phụ phí, chứng nhận xuất xứ, chất lượng, quy cách sản phẩm

3 Một số vấn đề pháp luật cần lua ý khi kinh doanh tại thị trường ƯAE

Có một đặc điểm thông thường m à các công ty nên chú ý trước khi hoạt động

kinh doanh ở UAE là hệ thống pháp luật của UAE rất khác so với các nước khác

Trước hết là việc trong kỷ nguyên hiện đại, công việc kinh doanh được điều hành tuân theo sự cưỡng chế của luật tôn giáo (Sharia) và phong tục truyền thống Luật sửa đổi trên cơ sở các quy phạm hiện đại mới ra đời và vẫn còn đang trong quá trình hình thành, là thông lệ kinh doanh trên cơ sở luật, như toa án và các thủ tục pháp lý khác

20

Trang 33

Thứ hai, mặc dù luật quy định một số thông lệ lánh doanh theo các điều lệ được chấp nhận thông thường; các thuật ngữ và định nghĩa thường được giải thích khác nhau Luật quy định thế này nhưng áp dụng vào thực tế có thể khác

Thứ ba, yêu cầu cấp giấy phép, đăng ký, bảo đảm, nhập cư và các luật lao động cũng như sự phiền hà cớa các cơ quan chức trách, yêu cầu hợp tác kinh doanh

và ưu tiên dành cho người địa phương trong giải quyết tranh chấp

Những vấn đề nêu trên cùng những khác biệt khác gây khó khăn nên các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm cơ hội làm ăn ỏ UAE cần có một công ty tư ván địa phương giúp đỡ Có nhiêu công ty luật có kinh nghiệm trong quan hệ với các khách hàng nước ngoài và có một số nhà tư vấn nước ngoài hoạt động ở thị trường UAE

ra sự CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHAU SANG THỊ TRƯỜNG UAE ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1 Đôi nét về quan hệ Việt Nam-UAE

Quan hệ chính trị ngoại giao là nền tảng cho các hoạt động kinh tế thương mại

và đây chính là một điểm mạnh trong quan hệ Việt Nam - UAE Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1-8-1993 Nước ta đã đặt Tổng lãnh sự quán, đại diện

thương mại và hàng không ở Dubai UAE không đặt đại sứ quán tại Việt Nam Thay

vào đó, đại sứ quán UAE tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam

Có thể nói rằng, quan hệ giữa Việt Nam với Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất là mối quan hệ hữu nghị, chia sẻ, cảm thông Từ góc độ chính trị - ngoại giao, nền thương mại sẽ có cơ hội nảy nở và phát triển Cho đến nay, Việt Nam và UAE

đã ký một hiệp định khung về hợp tác Kinh tế- Khoa học- Kỹ thuật và Thương mại Tháng 3-2001, Thương vụ Việt Nam đã được mở tại Dubai Tháng 7-2004, một Trung tâm thương mại Việt Nam đã được khai trương tại Dubai trong một nỗ lực cớa chính phớ Việt Nam nhằm tăng cường và thắt chặt hon nữa mối quan hệ thương mại giữa hai nưóc

21

Trang 34

Những năm gần đây, nhiều đoàn cấp chính phủ và nhà nước của Việt Nam và UAE đã thăm viếng lẫn nhau để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ sẵn có Quan hệ thương mại thực sự đã mở ra trong nhũng những năm cuối thập kứ 90 trở lại đây Bộ Thương Mại đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm và khảo sát thị trường UAE, hoặc cử đại diện tham gia các đoàn Chủ tịch nước, đoàn Chính phủ, đoàn công tác liên ngành Gân đây nhất là chuyến thăm Dubai của Bộ truồng Thương mại Trương Đình Tuyển Các doanh nghiệp nước ta cũng có nhũng nỗ lực nhất định trong việc thăm dò, khai phá thị trường UAE Ngoài việc tháp tùng nhũng đoàn lãnh đạo cấp cao, một số doanh nghiệp đã tích cực tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, đặc biệt tại Dubai Tại những cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế lớn quốc tế ở UAE đã bắt đầu có sự hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó thiết lập được một số quan hệ đối tác với các doanh nghiệp UAE

Chính sách của Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với UAE một phần là dựa trên phân tích về lợi thế so sánh rút ra từ các đặc điểm kinh tế chính trị của khu vực để rồi thể hiện sự vận dụng đó qua nội dung hiệp định khung về hợp tác Kinh tế- Khoa học- Kỹ thuật và Thương mại mà Việt Nam đã ký với UAE nhằm phát triển quan hệ kinh tế thương mại lẫn nhau, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tư nhân làm chỗ dựa để vận dụng điều hành các mối quan hệ kinh tế hay giao dịch thương mại sau này

2 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường U A E đối với Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, xu hướng hợp tác quốc tế và tham gia phân cõng lao động quốc tế không cho phép một quốc gia nào có thể phát triển được m à không có quan hệ với bên ngoài Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi đòi hỏi tất cả các nước đều phải cùng tạo lập một môi trường quốc tế năng động thì mới phát triển kinh tế được Với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại vói tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới", chính phủ Việt Nam chủ trương đổi mới, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng "đa dạng hóa và đa phương hóa

Hồng Phuang_Nhật 2_K39FJÍTNT 22

Trang 35

quan hệ kinh tế vói mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trẽn nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi"

Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với gần

170 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Việt Nam đã ký hiệp đờnh thương mại với trên 80 nước, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế song phương và đa phương Hiện nay, Việt Nam

là một thành viên tích cực của ASEAN, tham gia diễn đàn châu Á Thái Bình Dương, khu vực mậu dờch tự do ASEAN (AFTA) và đang trong quá trình đàm phán

để gia nhập WTO vào năm 2005

Chính vì vậy, việc tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại với UAE là một nhu cẩu tất yếu đối với Việt Nam vì nó sẽ đem lại cho chúng

ta rất nhiều lợi ích to lớn, cụ thể:

2.1 Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

U A E rất tích cực tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới như OPEC, GCC, WTO và đã ký kết nhiều hiệp đờnh thương mại tự do với nhiêu quốc gia có nền kinh tế mạnh Ngoài ra, Dubai thuộc UAE nổi tiếng là thờ trường trung chuyển lớn thứ 3 thế giới, sau Hổng Kông và Singapore Vì vậy, tăng cường quan hệ với UAE, Việt Nam đồng thời mở ra cơ hội họp tác kinh tế, vượt qua nhũng trà ngại vẻ quan thuế và đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thờ trường Trung Đòng cũng như các nước phát triển dễ dàng hơn Việc nâng cao tỷ trọng thờ trường UAE vừa giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng khả năng phòng ngừa biến

động đột ngột ở các thờ trường truyền thống Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ

trương của Đảng và nhà nước ta là "mờ rộng và đa dạng hóa thờ trường, đa phương hóa quan hệ với các đối tác, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất

cả các thờ trường đã có, mở các thờ trường mới" Nhờ đó, Việt Nam có cơ hội tăng cường hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường trao đổi và chia

sẻ kinh nghiệm xây đựng đất nước

23

Trang 36

2.2 Thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước

Khả năng tiêu thụ các sản phẩm Việt Nam trên thị trường UAE có nhiều triển vọng, với cơ cấu mặt hàng tiêu dùng phong phú, nhu cầu thị trường lớn Tuy vậy, UAE là một thị trường có tính cạnh tranh cao Vì thế, để có thể tăng k i m ngạch xuất khẩu và nâng cao được hiệu quả xuất khẩu hàng hóa vào UAE, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa vào UAE, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ có động lức dần đổi mới công nghệ của chính mình, có thêm kinh nghiệm quản lý và điều hành sản xuất, tăng thêm sức cạnh tranh khi tham gia thị trường khu vức khác

Nhờ đó, cơ cấu kinh tế nước ta sẽ dẩn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, việc sản xuất một lượng hàng hóa đủ lớn phục vụ nhu cẩu xuất khẩu đòi hỏi một lượng nhân công lớn, giải quyết được phẩn nào vấn đề thất nghiệp đang làm đau đầu các nhà làm chính sách Việt Nam

Không chỉ có thế, các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng tìm thấy ở đây một thị trường ẩn chứa nhiều cơ hội tiềm tàng Các sản phẩm dầu mỏ và phi dầu mỏ luôn là thị trường hấp dẫn với giá cả rất cạnh tranh đồng thời lại phù hợp nhu cẩu tiêu dùng trong nước như: dầu diezel, xăng cao cấp, các loại dầu nhờn, nhứa đường, phân bón

2.3 Thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác

2.3.1 Tạo điêu kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển

Trong thời gian trước mắt, triển vọng đẩu tư của Việt Nam vào UAE là không lớn Tuy nhiên, trong dài hạn, hoạt động này là cân thiết và chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam Khi tham gia đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết chặt chẽ với nhau, chung vốn đầu tư để chia sẻ

cơ hội và rủi ro Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn một số dứ án quy m ô vừa

và nhỏ để đầu tư hoặc tham gia đấu thầu quốc tế nhằm sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu nội địa UAE đồng thời xuất khẩu sang các nước thứ ba Trong thời gian dài hơn, thông qua việc thiết lập các cơ sở sản xuất, liên doanh tại thị trường

24

Trang 37

này, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tranh thủ được chính sách ưu đãi của các nước phát triển đối với hàng hóa xuất khẩu từ UAE như Mỹ, EU, Nhật Bên cạnh đó, trong tương lai, hy vọng rằng với nguồn tài chính hùng mạnh

từ xuất khẩu dầu mộ, UAE sẽ giúp đỡ Việt Nam về vốn để xây dựng một số dự án góp phần vào quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Các dự án đó có thể là liên doanh trong các lĩnh vực như: xây dựng nhà máy lọc dầu, nâng cấp các nhà máy x i măng, xây dựng các công trình thủy lợi

2.3.2 Hợp tác trong lĩnh vực chuyến giao công nghệ

Vì UAE có nền công nghiệp dầu khí phát triển nên việc hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ chủ yếu xoay quanh lĩnh vực lọc dầu Do UAE đang cố gắng trong sản xuất lương thực nên việc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai là rất khả quan Ngoài ra, Việt Nam và UAE còn có thể hợp tác trong một

số ngành công nghiệp khác như xi măng, giao thông vận tải

2.3.3 Thúc đẩy ngành du lịch phát triển

Ngành công nghiệp du lịch đang rất phát triển ở UAE và đóng góp một phần không nhộ vào GDP của quốc gia này Việt Nam hiện nay cũng đang xúc tiến các hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch trong và ngoài nước Có thể thấy cả Việt Nam

và UAE đều có những tiềm năng to lớn trong việc phát triển du lịch nên việc hợp tác giữa hai bên sẽ đem lại nhiều lợi ích

2.3.4 Thúc đẩy hợp tác xuất khẩu lao động

Các tiểu vương quốc Á rập thống nhất còn mở ra một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam vì thị trường này hiện nay đang thiếu nhiều nhân lực Điều này càng có ý nghĩa to lớn hơn khi gần đây, nhu cầu lao động Việt Nam tại một số thị trường như Đài Loan và Malaysia đang giảm mạnh Đ ã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đến Dubai tìm hiểu thị trường và tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Trong tương lai gần, dự kiến mỗi năm sẽ có hơn Ì 000 người lao động Việt Nam sang đây làm việc

25

Trang 38

Trên đây là một vài nét sơ lược giúp hình dung tốt hơn về UAE, một thị trường mới mẻ nhung đầy tiềm năng về con người và kinh tế Trong chương tiếp theo, chúng ta cùng xem xét thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào

26

Trang 39

C H Ư Ơ N G lĩ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHAU H À N G H Ó A CỦA VIỆT NAM

SANG UAE TRONG THỜI GIAN QUA

ì VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG CỦA UAE

1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của UAE Xuất khẩu của UAE đã tăng mạnh trong suốt thời gian qua và đạt mức 213 tỉ Dh (tương đương 58,03 tỉ USD) vào năm 2003 trong khi nhập khẩu đạt gần 170 tỉ Dh (tương đương 46,32 tỉ USD), tạo ra thặng dư thương mại là 43 tỉ Dh (Ì 1,71 tỉ USD) Trong

số đó, xuất khẩu đẩu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu lửa chiếm 4 5 % , tái xuất chiếm

3 4 % , hàng hóa xuất khẩu tị các khu chế xuất tự do chiếm 17% N ă m 2004, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu cùa UAE tiếp tục tăng mạnh

Nguồn: Phòng Thương mại và công nghiệp Dubai, Bộ KỂ hoạch UAE

Mặc dù có tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn nhưng thực chất, sức tiêu thụ tại chỗ của UAE lại khá nhỏ bé do nước bạn có dân số nhỏ, chỉ khoảng 4 triệu người Mức nhập khẩu của nước bạn khá cao là do phục vụ cho nhu cầu tái xuất Có thể nói rằng nền kinh tế UAE bùng nổ trong lĩnh vực thương mại tái xuất

N ă m 2000, tái xuất chiếm 2 4 % tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này thì đến năm 2003, tỉ lệ này đã lên tới 34%

27

Trang 40

Nằm ở vị trí yết hầu của khu vực vùng vịnh, UAE đã tận dụng lợi thế cùa mình để trở thành một trong những cổng trung gian thương mại năng động nhất của thế giói Từ Dubai, cỏng lớn nhất của UAE, hàng hóa nhập khẩu tỏa đi các nước khu vực Trung Đông, thậm chí sang cỏ châu Phi, châu Mỹ UAE phục vụ hâu hết các thị trường Bắc Phi, Nam Phi, Đông Phi, Trung Á, phẩn còn lại của vùng Trung Đông và các nước thuộc Liên X ô cũ trong vùng Trung Á

Dubai chiếm 7 0 % hàng nhập khẩu vào UAE và 9 0 % hàng tái xuất từ UAE Trên thực tế, tái xuất từ Dubai lớn hơn con số nêu trên rất nhiêu, vì một phần không nhỏ kim ngạch tái xuất đã không được thống kê đầy đủ khi vào Oman (có chung biên giói khó kiểm soát với UAE), các nước CIS (Liên Xô cũ) do tình trạng không khai báo Hỏi quan, cũng như nhiều nước khác Hơn nữa, có sự khác biệt số liệu giữa các cơ quan chính phủ liên bang UAE và các tiểu vương quốc, với các tổ chức nghiên cứu, tạp chí, các công ty tư vấn Ngay giữa các cơ quan chính phủ UAE như cỏng- Hỏi quan, Bộ Kế hoạch, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Ngân hàng Trung ương cũng có sự khác biệt về số liệu thống kê Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khuyến cáo về sự khác biệt cũng như sự chậm trễ trong việc công bố các

số liệu, tuy nhiên tình hình đó đến nay vẫn chưa được cỏi thiện

2 Quan hệ thương mại của U A E với một số nước và khu vực trên thế giới

UAE tiếp tục chính sách tăng cường quan hệ thương mại song phương và đa phương với tư cách là một thành viên của khối GCC cũng như một quốc gia có nén kinh tế rất cởi mờ Do là thị trường chung chuyển hàng hóa lớn thứ ba thế giới chỉ xép sau Hồng Kông và Singapore, UAE có một mạng lưới bạn hàng phong phú, ở khắp các châu lục Sau đày, xin giới thiệu vài nét sơ lược về các đối tác thương mại lớn của UAE

2.1 Đối tác nhập khẩu chủ yếu

Các nước công nghiệp phát triển tiếp tục duy trì vị thế là những nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường UAE K i m ngạch xuất khẩu của nhóm nước này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của UAE liên tục tăng trưởng đều đặn qua các năm và

Nguyễn Hồng Phuơng_Nhật 2_K39F_KTNT

Ngày đăng: 27/03/2014, 06:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình "Kinh tế ngoại thương" - GS .TS. NGƯT. Bùi Xuân Lưu (ĐHNT) - NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế ngoại thương
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. "Cục diện kinh tế thế giới năm 2001 và dỳ báo thương mại năm 2002"; "Cục diện kinh tế thế giới năm 2002 và dỳ báo thương mại năm 2003"; "Cục diện kinh tế thế giới năm 2003 và dỳ báo thương mại năm 2004" - Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục diện kinh tế thế giới năm 2001 và dỳ báo thương mại năm 2002; Cục diện kinh tế thế giới năm 2002 và dỳ báo thương mại năm 2003; Cục diện kinh tế thế giới năm 2003 và dỳ báo thương mại năm 2004
3. Tài liệu cơ bản của Vụ hợp tác kinh tế đa biên, bộ Ngoại giao về U A E 4. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - NXB Thống kê, 1999. 2000, 2001, 2002.2003 Khác
7. 217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới - NXB Thống kê, 2003 Khác
8. Báo cáo thị trường xuất khẩu của Tổng cục Hải quan gửi bộ Thương mại, 1999 - 2003 Khác
9. Thông báo số 9/2002 ngày 28/12/2002 của Tổng Cục Hải quan UAE) lo. Báo cáo công tác thị trư ờng xuất khẩu năm 2003 và định hướng năm 2004 k h u vỳc thị trư ờng Châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Thương mại 2004 Khác
16. I M F Country Report No.03/382 - December 2003; No.04/174 - June 2004 17. us Country Commercial Guide for the United Arabic Emirates - FY2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Anh  5,4776 - Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
ng Anh 5,4776 (Trang 17)
Bảng lơ - Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
Bảng l ơ (Trang 51)
Bảng li - Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
Bảng li (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w