1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tín ngưỡng thờ quan công ở nam bộ

12 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Ngày nay, ở Trung Quốc, Quan Công được thờ cúng khắp nơi ở nhiều đền, miếu, chùa,…và trong gia đình, ở những cửa hiệu, công ty, khách sạn,…Do vậy, tín ngưỡng Quan Công là một trong những

Trang 1

Tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam

bộ (Từ góc nhìn giao lưu văn hóa)

Nói đến tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam bộ thì phải nói qua về sự có mặt của người Hoa ở đây Vào thế kỷ XVII, những lưu dân người Hoa đầu tiên có mặt theo các tướng cũ của nhà Minh như: Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu,… ,do không thần phục triều đình nhà Mãn Thanh, đến định cư ở vùng Chợ Lớn, Bình Dương, Biên Hoà, Mỹ Tho và Hà Tiên.

Sang thế kỷ XVIII, XI và nửa đầu thế kỷ XX, người Hoa lại tiếp tục sang đây trước những biến động chính trị ở Trung Quốc Dấu chân của họ có mặt hầu hết ở các địa phương Nam bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang,… Đến đây, họ chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán khá nhiều mặt hàng, nghề thủ công và vận chuyển hàng hoa, trồng rau màu… Tuy nói là một cộng đồng, nhưng người Hoa ở Nam bộ có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau đến từ bảy phủ ở Trung Quốc: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu ( tỉnh Phúc Kiến), Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tỉnh Quảng Đông), Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang) Việc nhiều miếu Hoa ở Nam bộ có tên gọi Thất phủ võ miếu, Thất phủ miếu hay Thất phủ cổ miếu,… nhằm thể hiện đầy đủ cộng đồng này Tuy nhiên cũng phải nói: Có nơi ở Nam bộ không đủ cộng đồng Thất phủ, nhưng họ

vẫn giữ tên gọi này vì :”Về người Hoa các phủ nêu trên tuy có sự thay đổi chút ít nhưng vẫn giữ nguyên thất phủ (con số 7) Cũng có thể gọi đó là con số mặc định của thần linh” [1] Như vậy, người Hoa, khi đến định cư ở Nam bộ, đãmang nhiều hành trang văn hoá từ quê cha đất tổ đến vùng đất mới lập nghiệp, góp phần cùng các dân tộc anh em khác xây dựng và phát triển nơi đây ngày một trù phú Một trong những hành trang quí giá ấy chính là tín ngưỡng thờ Quan Công mang nhiều nét nổi bật, tiêu biểu cho văn hoá tinh thần người Hoa cũng như sự giao lưu văn hoá Việt- Hoa.

Quan Công tên thật là Quan Vũ (160- 219), tự Vân Trường, quê ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) Ông là một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc (211-264) ở Trung Quốc, được xem là người giỏi võ

nghệ và được tôn là vị “tướng thần”, người anh em kết nghĩa của Lưu Bị-vua của nước Thục bên

cạnh nước Ngô, Ngụy tạo nên thế chân vạc chia ba Trung Quốc thời bấy giờ Có nhiều tác phẩm

Trang 2

sử học, văn học viết về thời kỳ Tam Quốc, trong đó có nhắc đến Quan Công với tư cách là một trong những nhân vật chính Trần Thọ-một người viết sử thời Tấn đã viết cuốn sử Tam Quốc Chí

và Bùi Tùng Chí (thời Nam Bắc Triều)viết cuốn Tam Quốc Chí Chú Vào thời Nguyên có quyển Tam Quốc Chí Bình Thoại khá nổi tiếng Mặt khác, trong dân gian Trung Quốc lưu truyền khá nhiều giai thoại về các nhân vật lịch sử thời Tam Quốc, trong đó có Quan Công Nổi bật nhất là nhà văn La Quán Trung (1330-1400) đã kế thừa toàn bộ thành tựu của những nhà văn trước, kể

cả từ dân gian, để viết nên bộ tiểu thuyết Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa hết sức nổi tiếng, trở thành một trong Bát Đại Kỳ Thư của tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ Minh-Thanh Nhìn chung, từ những giai thoại dân gian cho đến các tác phẩm văn học, sử học đều ca ngợi Quan Công với các phẩm chất: Trung nghĩa, thẳng thắn, hiên ngang, chính trực, văn võ toàn tài, có tiết tháo của người quân tử,… Những phẩm chất đó phù hợp với truyền thống văn hoá Trung Quốc- vốn dĩ chịu ảnh hưởng Nho giáo khá sâu đậm.

Ngoài ra, theo quan niệm của người Trung Quốc, có 2 vị thánh được tôn kinh là Văn Thánh (Khổng Tử) và Võ Thánh (Quan Công) Hai vị này biểu trưng cho quan niệm văn võ luôn song hành để phục vụ các triều đại phong kiến Từ thời Tống (962-1279), Quan Công được thần thành hóa và trở thành vị thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, được thờ cúng ở mọi

nơi Sách Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa có ghi rõ: “ Đến thời Tống

Chân Tông, Hà Đông có yêu ma hoành hành hút cạn nước Diêm Trì, lại sắp đưa quân Tây Nhung tới quấy nhiễu biên giới, tình thế vô cùng nguy ngập Chân Tông phái sứ thần đến núi Long Hổ ở Tín Châu cầu cứu Trương Thiên

Sư Trương Thiên Sư phái Quan Vũ đi trừ yêu Bảy ngày sau bầu trời phủ đầy mây đen, trời tối như mực, sấm chớp liên hồi, năm ngày sau trời quang đãng, yêu ma đã hàng phục Chân Tông bèn phong cho Quan Vũ là Võ An Vương, sai đến núi Ngọc Tuyền tế lễ”[2] Từ đó về sau, triều đình nhà Tống, nhà Minh (1368-1644) đã phong ông nhiều tước vị khác nhau như: “Sùng Ninh Chân Vương”, “Chiêu Liệt Võ An Vương”, “Nghĩa Dũng Võ An Vương” Đặc biệt, năm 1828, vào đời nhà Thanh, vua Đạo Quang (Thanh Nghị Tông) đã phong Quan Công một tước vị đặc biệt: “Trung Nghĩa Thần

Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Uy Hiển Quan Thánh Đại Đế” Việc phong tước

vị đại đế nhằm cổ vũ cho tinh thần “Mãn-Hán một nhà”, tạo tiền đề ổn định

xã hội Trung Quốc dưới triều đại này Các thương gia Trung Quốc bắt đầu thờ Quan Công vào cuối đời nhà Minh, nhà Thanh và thời Dân Quốc (1911-1949) Giai đoạn này với sự phát triển của kinh tế thương mại, cho nên tầng lớp thương nhân thờ Quan Công biểu trưng cho chữ “ Tín” trong buôn bán Ngoài ra, ông còn được xem là vị tài thần để bảo vệ và mang đến may mắn, tiền bạch cho họ Ngày nay, ở Trung Quốc, Quan Công được thờ cúng khắp nơi ở nhiều đền, miếu, chùa,…và trong gia đình, ở những cửa hiệu, công ty, khách sạn,…Do vậy, tín ngưỡng Quan Công là một trong những loại tín ngưỡng khá quan trọng, biểu hiện được giá trị văn hóa tinh thần của người

Trang 3

Trung Quốc Tín ngưỡng Quan Công còn có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, ở Đài Loan, Uc, Mỹ,…Bởi vì ở các nơi đó có nhiều người Hoa sinh sống Ngoài tên gọi Quan Công, dân gian Trung Quốc còn gọi ông

là Quan Đế, Quan Thánh Đế Quân, Quan Lão Gia,… Theo một số nhà

nghiên cứu cho rằng: “ Quan Công thờ tại gia đình thì là vị thần phù hộ cho

gia chủ( nam giới), thờ ở đền miếu là vị thần phù hộ cộng đồng, thờ ở Đạo quán là một trong ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên thượng đế chuyên trừ tà ma cứu độ chúng sinh, thờ ở chùa là Già Lam bồ tát hộ trì tam bảo” [3]

Đến Nam bộ, người Hoa lập miếu thờ Quan Công nhằm biểu hiện cho tinh thần trung nghĩa và sau đó chính là sự biểu hiện cho tấm lòng luôn hướng về quê hương cố cựu, không để bị mất truyền thống, mai một văn hoá của mình ở nơi đất khách Trong gia đình, người Hoa thờ Quan Công bằng tượng hoặc tranh kiếng ở nơi cao ráo, trang trọng và thường thờ chung với Phật Thích Ca, Quan Am, Cửu Thiên, Thiên Hậu,…Trong một số ngôi chùa Hoa, Quan Công được thờ trên chánh điện với tư cách là Già Lam Thánh Chúng hộ trì tam bảo Tại Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm và Giác Thiền Tự của người Hoa ở Thành phố Cà Mau, Quan Công tay cầm Thanh Long đao được thờ cùng Vi Đà Hộ Pháp, cả hai ông đứng chầu hầu Phật A Di Đà ở gian giữa chánh điện Đặc biệt, cũng tại gian này có hình 7 vị: Giữa là Phật A Di Đà, hai bên là Quán Thế Am và Địa Tạng, Văn Thù và Phổ Hiền, ngoài cùng là Quan Công và Vi Đà Hộ Pháp Như vậy, Quan Công không chỉ xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian đơn thuần của người Hoa mà còn đi vào Phật giáo Hoa Tông ở Nam bộ với tư cách là vị bồ tát hộ trì tam bảo và để lại dấu quan trọng trong cách bài trí những ngôi chùa này.

Người Hoa thường tổ chức ngày vía Quan Công vào các ngày 13 tháng 1 (vía hiển thánh – Quan Công qui y tam bảo ), 13 tháng 5 (vía sanh) và ngày

23 tháng 6 (vía tử) âm lịch hàng năm Tuy nhiên, có nơi người ta tổ chức lễ cúng lớn của miếu thờ Quan Công không theo các ngày này mà vào dịp rằm tháng 7 âm lịch kết hợp với lễ xá tội vong nhân Trường hợp Thất Phủ Võ miếu ở huyện Ba Tri- một ngôi miếu cổ (thế kỷ XIX) của người Hoa ở Bến Tre là tiêu biểu Đây thật sự là những ngày hội lớn đối với cộng đồng người Hoa lẫn người Việt ở đây Họ đến thắp hương nhằm tưởng nhớ và cầu mong Quan Công phù hộ đô trì cho tai qua nạn khỏi, làm ăn phát tài phát lộc, trao đổi thông tin ở nguyên quán, quan hệ giữa các hội quán với nhau ….Lễ hội

đã thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái với nhiều lễ vật phong phú như: Heo quay, vịt, xôi bánh, trái cây,… Nổi bật là các loại bánh đặc trưng của người Hoa như: Bánh quả đào, bánh tổ, bánh đậu xanh, bông lan,… trông đầy màu sắc, rực rỡ Riêng ngày Quan Công qui y (13/1 âm lịch) phải cúng chay, còn các ngày khác thì cúng mặn Đặc biệt, về lễ vật cúng Quan Công, người ta thường kiêng cúng gà bởi vì “ gà là ân nhân của Quan Công: nhờ tiếng gà gáy sớm mà Quan Công thức dậy – “quá ngũ quan trảm lục tướng” về với Lưu Bị” [4]

Trang 4

những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, trong các ngày lễ thường diễn ra múa lân, sư, rồng, tổ chức văn nghệ ( hát Tiều, hát Quảng), đấu thầu lồng đèn,… hết sức hoành tráng và linh đình nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng Trước đây, ở một số nơi còn diễn ra hình thức đám rước kiệu Quan Công đi diễu hành xung quanh đường phố thật rộn rã với ban nhạc, các đội múa lân, sư, rồng,…trước sực chứng kiến của nhiều người xem và ngày nay tục này đã dần phai nhạt Nổi bật hơn cả là hoạt động từ thiện của người Hoa như: Phát gạo, quyên góp cứu trợ,…được thường xuyên diễn ra vào những ngày lễ cúng hàng năm, mang những nét nhân bản sâu sắc Trong những ngày lễ vía này, ở một số ngôi miếu Hoa ở Nam bộ có sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo Qua khảo sát tại Thất phủ võ miếu (thị trấn Ba Tri- huyện BaTri- tỉnh Bến Tre), vào ngày lễ cúng, có sự xuất hiện của các nhà sư ứng phú sư) tụng kinh, đọc chú và điều hành nghi thức cúng cho ban tế tự Trong thức cúng ở ngôi miếu này có cúng chay (ngày rằm tháng 7) và cả cúng mặn (ngày 16/7 âm lịch) Ngòai ra, ở trong trung điện của ngôi miếu, vào dịp cng ny, có lập đàn với tranh thờ Địa Tạng Vương Bồ tát, hai bên là tranh Thập điện Minh vương Bên ngòai miếu là đàn chẩn tế cô hồn với tượng Tiêu diện đại sĩ -một hĩa thn của Qun Thế m

Bồ tát để cai quản cô hồn ngạ quỉ quậy ph Hai bên là tượng Phán Quan và Chúa On (tất cả đều làm bằng giấy và đốt sau khi cúng xong) Tượng Chúa

On trong lễ cúng gợi về vùng đất Bến Tre xưa còn lắm hoang vu, bệnh tật,

ôn dịch hoành hành, cho nên việc cúng tế và cầu mong bình yên mang ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ người Hoa mà còn người Việt Đặc biệt, người Hoa có nghi thức cúng “Lược phát” với củi, gạo, muối, nước nhằm tưởng nhớ những người Minh Hương đầu tiên đến vùng đất này Điều này mang đậm tính nhân văn của cộng đồng người Hoa này luôn hướng về tổ tiên của mình với tấm lòng thành, tri ân sâu sắc (5) Ở Thất phủ miếu (chùa Thất phủ) thuộc thị trấn Trảng Bàng (Tây Ninh), cộng đồng người Hoa vào ngày 13 và 15 tháng giêng có tổ chức lệ cúng kết hợp với ngày vía Quan Công quy y với ngày rằm tháng giêng, trong đó có rước các nhà sư đến tụng kinh cầu nguyện cho cộng đồng Việc kết hợp giữa tín ngưỡng và tôn giáo (Phật giáo) là minh chứng về một vùng đất Nam bộ xưa với khá nhiều thiên tai, bệnh tật, thú dữ hoành hành,…Do vậy, đây là một biện pháp để ổn định tâm lý của con người đi khẩn hoang, không chỉ ở người Việt mà còn ở người Hoa Mặt khác, sự kết hợp này chính là biểu hiện của tính dung hợp-một đặc trưng của văn hóa Việt Nam, cho dù đó là cộng đồng nào sinh sống trên mọi miền đất nước Trong những ngày lễ đầu năm, thường các miếu Hoa thờ Quan Công có tổ chức lễ “Khai ấn” và người Hoa thỉnh những tờ giấy đỏ được đóng dấu ấn về treo trong nhà để cầu bình an, phát đạt Ở Thành phố

Cà Mau, người Hoa còn đến miếu Quan Công để thỉnh lá bùa có màu vàng

Trang 5

ghi chữ : “Lệnh Hiệp Thiên Đại Đế an trấn bình an” về treo trong nhà bên cạnh lá bùa được thỉnh ở Thiên Hậu cung và Minh Nguyệt Cư sĩ Lâm Họ gọi chung đây là “Bùa Tam Thánh” Không chỉ trong những ngày lễ quan trọng mà vào ngày thường, người Hoa cũng đến miếu thắp nhang, cúng bái

để cầu tự, xin xăm, cầu bình an, sức khỏe cho gia đình,…

Nói đến tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam bộ mà không nói đến ngôi miếu thờ vị thần này là một sự thiếu sót lớn Những nơi thờ Quan Công thường được gọi với nhiều cách khác nhau: Miếu, cung, điện,…Ngoài ra, người Hoa và người Việt thường gọi miếu thờ Quan Công là chùa Ông bên cạnh chùa Bà- miếu thờ Thiên Hậu, thể hiện rõ nét triết lý âm dương vốn ăn sâu vào tâm thức của họ Ngôi miếu thờ Quan Công có lẽ xưa nhất ở Nam

bộ là Miếu Quan Đế ở Biên Hòa Sách Gia Định Thành Thông Chí cho biết

niên đại của ngôi miếu này: “ Tuế thứ Giáp Tý Chính Hòa ngũ niên tứ

nguyệt cát nhật” Tức là: Ngày tốt tháng tư năm Giáp Tý niên hiệu Chính

Hòa thứ năm (1684)[5] Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, được xem

là viết vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX, đã ghi nhận một ngôi miếu thờ Quan Công vùng Chợ Lớn:

“ Chói chói bấy chùa Ong Quan Đế

Nền trung ngãi cao danh ngàn thuở

Thăm thẳm thay miễu Đức Thánh Nhơn

Mối tư văn dựng để muôn đời”[6]

Cũng trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã khắc họa lại quang cảnh khu phố Hoa ở vùng Chợ Lớn thật sầm uất và náo nhiệt, trong

đó có miêu tả về những ngôi miếu Hoa và sinh hoạt tín ngưỡng ở đây, càng

không thể thiếu ngôi miếu Quan Đế: “Đầu phía Bắc đường phố lớn có ngôi

miếu Quan Thánh và ba hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu, chia đứng hai bên tả hữu, phía Tây đường phố lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía Tây có hội quán On Lăng, đầu phía Nam đường phố lớn về phía Tây

có Chương Châu hội quán Gặp ngày tết, đêm trăng, tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn đặt án tranh đua kỹ xảo trống như là cây lửa, cầu sao, thành gấm vóc, như hội Quỳnh Dao, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, ấy là một phố thị lớn và đô hội náo nhiệt”[7] Như vậy, ngôi miếu thờ Quan Công này của người Hoa ở vùng Chợ Lớn và những sinh hoạt tín ngưỡng của họ góp phần tạo nên diện mạo của đất Sài Gòn đô hội xưa, cách đây chừng 200 năm Ở vùng Chợ Lớn, có ngôi miếu thờ Quan Công với tên gọi Thất Phủ Quan Võ Miếu, được lập năm 1775, ở một vị trí quan trọng, trung tâm của

Trang 6

Chợ Lớn (nay là đường Triệu Quang Phục) Ngôi miếu này do người Hoa xây dựng để thờ chung cho cộng đồng mình từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh Trung Quốc sang đây,sau năm 1975 thì không còn nữa Đây được xem là ngôi miếu Hoa cổ nhất của vùng Chợ Lớn xưa Hiện vẫn chưa biết một cách cụ thể, chi tiết về kiến trúc và bài trí của miếu Hoa thời ấy, trong đó có các ngôi miếu thờ Quan Công Nhưng dù sao, những ngôi miếu Hoa ngày nay vẫn còn giữ được khá nhiều nét kiến trúc truyền thống qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa Nhìn chung, thường kiến trúc và cách bài trí miếu Quan Công giống như các ngôi miếu khác của người Hoa đều có cấu trúc chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”, gồm có: cổng, sân, cửa, tien điện, sân thiên tỉnh, đông sương, tây sương, trung điện và chính điện Riêng ngôi miếu Quan Đế của người Hoa ở Thành phố Cà Mau, được xây dựng khoảng những năm 1950,

có kiến trúc khác với lối truyền thống Ngôi miếu được xây dựng theo kiểu một một lầu, khá hiện đại và phù hợp với điều kiện của không gian đô thị Phía dưới là nơi sinh hoạt của Hội Tương tế người Hoa Cà Mau và Ngũ nghĩa đường có trách nhiệm phụ trách tang ma trong cộng đồng Tầng trên là phần chánh điện của ngôi miếu Trong các miếu Quan Công có nhiểu bức hoành phi, câu đối, bao lam được chạm khắc tinh xảo, công phu Các loại tranh treo hay vẽ trong miếu theo nhiều đề tài từ các điển tích văn chương cổ như: Tranh Nhị thập tứ hiếu, tranh Bát tiên, tranh Kết nghĩa vườn đào,… Ở Phước Minh Cung (thị xã Trà Vinh) có nhiều trang trí đắp nổi bằng xi măng khá lớn theo đề tài: Cửu long tranh châu, Ngư long hý thủy tạo cho ngôi miếu thêm phần rực rỡ, trang trọng Ngoài ra, trong các ngôi miếu còn có các đồ vật như: Bảo cổ thạch, đỉnh đồng, chuông đồng, tượng hổ hay sư tử chầu hầu bằng đá sa thạch, bát bửu, lư gốm, các bộ tam sự, ngũ sự,….Ở những ngôi miếu Hoa co, các vật dụng trang trí này phần lớn được mang từ Trung Quốc sang Tất cả được chạm trỗ khá tinh vi với đường nét sắc xảo, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống Trung Quốc Màu nổi bật trong miếu Hoa thường là màu đỏ với các hàng cột, kèo, lỗ bộ, lộng, bát bửu, trống được sơn phết tạo một không khí trang nghiêm Màu đỏ cũng là màu của sự thông đạt, may mắn Đặc biệt phải kể đến những bức hoành phi chạm đại tự, câu đối trên các bao lam treo trong miếu nhằm ca ngợi tài năng, công đức của Quan Công như : Đơn Tâm Quán Nhật “, “Vạn cổ nhất nhân”, “An Kim Hiệp Lực”, “Hào khí Duy Tân”, …

hay các câu đối:

Minh đức duy hình

Hữu ngã đồng nhơn”

Trang 7

Vạn cổ tinh chung chiếu nhật nguyệt

Thiên thu nghĩa dũng tráng sơn hà”

Trong các ngôi miếu Hoa ở Nam bộ thường có chiếc thuyền với những hình nhân nhỏ mà ở nguyên quán của họ không có Đây chính là sự tưởng nhớ về quá trình gian khổ vượt muôn trùng biển khơi của cha ông họ đến vùng đất mới Trên mái những ngôi miếu thường là ngói thanh lưu ly, hòang lưu ly với nhiều biểu tượng trang trí khác nhau như : Lưỡng long tranh châu, luỡng long chầu nguyệt, bát tiên,… Mái của miếu Hoa thường là kết cấu đầu đao dầy, tạo vòm uốn lượn xuôi xuống 2 mái phía trước và sau miếu như hình chữ U úp ngược Đối với hình

tượng con rồng được trang trí trên các ngôi miếu Hoa thì có sự độc đáo: “Con rồng trang trí trên các chi tiết kiến trúc ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa Nam bộ không dữ tợn so với con rồng trong chùa, miếu của người Hoa ở Trung Quốc, mà nó mềm mại, uyển chuyển hơn, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với con rồng thời Nguyễn được trang trí trong đình, chùa người Việt”[8] Võ Văn Hoàng đã nhận xét về nghệ thuật trang trí trong các ngôi miếu Hoa ở Nam

bộ, trong đó có các ngôi miếu thờ Quan Công: “Trên các bức tranh, bức bình phong tại một số đền miếu, hình ảnh làng quê Nam bộ cũng được các nghệ nhân để tâm trau chuốt, khắc họa rất

tỉ mĩ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ, như gửi gắm vào đó tất cả tâm tư, tình cảm và nỗi niềm của mình về một miền quê thanh bình, êm ả, với bụi tre, khóm trúc, với con đường mòn uốn lượn quanh co , với kênh rạch chằng chịt, với chiếc cầu tre lắt lẻo bắt ngang sông, với chiếc xuồng ba

lá, với cánh đồng bạt ngàn, với những giàn bầu sai quả, với chim, chuột, với ao sen rực rỡ, và có

cả bầy vịt trời đang bay lượn”[9] Như vậy, trong kiến trúc của những ngôi miếu Hoa có sự tiếp nhận các yếu tố của nghệ thuật trang trí giống như ở những ngôi đình, ngôi chùa người Việt và

cả những mô típ mang đậm tính dân gian Nan bộ Đây là một biểu hiện sinh động nhất về sự tiếp nhận văn hóa lẫn nhau của 2 cộng đồng Việt-Hoa trên một vùng đất mà bắt buộc họ phải gắn bó, đoàn kết, chia xẻ lẫn nhau trong quá trình cộng cư lâu dài Một điều đặc biệt nữa: Có sự khác biệt trong kiến trúc của các nhóm ngôn ngữ khácnhau, cụ thể như miếu của nhóm Quảng Đông

có đầu đao đuôi bằng, sắc cạnh thì trái lại miếu của nhóm Hoa Phúc Kiến (vùng biển) dễ dàng nhận ra ngay từ xa với mái miếu có hình thuyền, hai đầu đao vút cong Ngòai ra, cửa sổ và cửa cái của ngôi miếu thường là hình tròn như hai mắt của con hổ (con vật biểu trưng của cộng đồng Hoa) Trong những cái cửa đấy có 5 chắn song cửa làm bằng tre, trúc tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) hay ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khương, ninh) [10] Ở cửa chính của miếu thường có hình 2 vị môn thần được khắc hay sơn vẽ Theo quan niệm của người Hoa, hai vị môn thần này là Uất Trì Cung và Tần Thúc Bảo Xưa vua Đường Thái Tông khi còn chinh chiến, vì có chân mệnh thiên tư, nên tà ma thường quấy phá Uất Trì Cung và Tần Thúc Bảo là 2 vị tướng tài đứng canh cho vua Đường ngủ và làm cho tà ma không dám đến gần Cho nên, người Hoa thường khắc, vẽ hình 2 vị tướng này ở cửa chính của ngôi miếu để ngăn tà ma, trừ yêu quái muốn đến quấy phá Trong miếu, ở gian giữa chính điện, bên cạnh tượng Quan Công, người ta còn thờ hai vị tỳ tướng của ông là Châu Xương và Quan Bình Bộ tượng Quan Công với những qui ước đặc trưng: Mặt đỏ sậm, râu 5 chòm dài đến ngực, đầu đội mão Kim hoa, mình mặc áo giáp trụ có thuê hình rồng, bên ngoài khoác áo màu xanh lá cây Hai chiếc áo này một biểu trưng cho quan văn, một biểu trưng cho quan võ, ý nói Quan Công là con người văn võ toàn tài Bên phải đứng hầu là Quan Bình tay cầm Hiệp Thiên ấn, bên trái là Châu Xương tay cầm Thanh Long đao Không gian phần chánh điện ở các miếu Hoa hơi tối kết hợp với bộ tượng Quan Công

Trang 8

từ trên cao nhìn xuống tạo nên một không gian trang trọng, thâm nghiêm Có nơi như ở vùng

Tân Uyên người ta thờ Quan Công, Châu Xương, Quan Bình, Văn Xương, Linh Quan, gọi là Ngũ công vương phật [11] Ngoài thờ Quan Công, trong các miếu còn có thờ thêm: Thiên Hậu, Phước Đức Chính thần, Quan Am, Thanh Long, Bạch Hổ, Tề Thiên, Bao Công, Ngũ Hành Nương Nương, Hỏa Đức Nương Nương,… và càng không thể thiếu Mã Đầu tướng quân cùng ngựa Xích Thố Trong một số ngôi miếu Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long, có sự tiếp thu một số

vị thần của người Việt, người Khmer nhằm thể hiện sự tôn kính, cầu mong che chở từ những vị thần của các dân tộc anh em khác như: Neak Tà, Thành Hoàng Bổn Cảnh, Bà Chúa Xứ,… Có thể kể đến một số ngôi miếu thờ Quan Công ở Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu thường có Thành Hoàng Bổn Cảnh cùng phối tự Ở miếu Quan Đế (thị xã Sóc Trăng) trong khuôn viên miếu có một ngôi miếu nhỏ thờ Neak Tà- một vị thần phổ biến của người Khmer Trên bàn thờ, hình tượng Neak Tà là một khối đá cuội màu nâu sẫm bọc vải hồng Tất cả đã thể hiện: người Hoa đã

có sự tiếp thu các yếu tố văn hóa của các dân tộc anh em khác ở Nam bộ như : Việt, Khmer và trong sự tiếp thu đó có tín ngưỡng là một bộ phận khá quan trọng của văn hóa tinh thần con người, góp phần tạo cho tín ngưỡng ở Nam bộ phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau Đó chính là sự khoan dung văn hóa được hình thành trong một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của quá trình khẩn hoang, của sự đoàn kết các dân tộc cùng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược trong tiến trình lịch sử và có cả tính cách của con người Nam bộ, trong đó có cộng đồng người Hoa.

Ngay từ đầu đến Nam Bộ, người Hoa thường sử dụng ngôi miếu của mình làm nơi liên lạc, họp hội đồng hương( hội quán) và quyên góp làm từ thiện, cúng tế,… Một thí dụ là trường hợp mieu Quan Đế (quận 5- Tp.HCM) là cơ sở của Nghĩa An hội quán (người Hoa Triều Châu và

người Hẹ), trước 1975 miếu có 6 trường học lớn dành cho con em người Hoa, bệnh viện An

Bình, nghĩa trang thuộc tỉnh Bình Dương,… [12] Đây là một nét độc đáo trong văn hoá Hoa, phản ánh rõ nét tính cố kết cộng đồng cao, tinh thần tương thân tương ái… Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa miếu và hội quán là vấn đề quan trọng, bởi vì nó xác định được quá trình định cư

của người Hoa ở Nam bộ Trần Hồng Liên đã nhận xét: “Tùy vào tình hình và thực lực cụ thể của từng nhóm ngôn ngữ và khu vực họ đến định cư mà miếu và hội quán thành lập trước Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, chức năng tiên khởi của của hội quán với tư cách là nơi ăn ở tạm thời cho những người đồng hương, đồng tỉnh …là hình thức phổ biến ở Đông Nam Á” [13] Một số ngôi miếu thờ Quan Công nổi tiếng, có giá trị văn hoá lớn và được hàng ngàn khách thập

phương đến cúng bái như: Thanh An cung (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), Miếu Quan Đế (đường Nguyễn Trãi, quận 5, Tp.HCM ), Chùa Ong Gia Ninh Phước Kiến Nhị Phủ (thị xã Tây Ninh), miếu Quan Đế (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang), chùa Ong- Quảng Triệu hội quán (bến Ninh Kiều- thành phố Cần Thơ),…

Tín ngưỡng thờ Quan Công vốn là tín ngưỡng ngoại nhập chứ không phải tín ngưỡng bản địa của người Việt ở Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung Tín ngưỡng này của người Hoa được người Việt tiếp nhận và trở thành một trong những vị thần gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần của

họ trên mảnh đất Nam bộ Đặc biệt, không chỉ có người Hoa mà người Việt còn thỉnh Quan Công vào thơ ở trong nhà trên một “trang” thờ ở nơi cao

Trang 9

trong nhà cùng với các thần, phật khác như: Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Chúa Ngọc, Quan Am, Thích Ca,… Quan Công trở thành vị thần độ mạng cho nam giới trong gia đình người Việt Hình Quan Công được vẽ theo dạng tranh kiếng giống như bộ tượng Quan Công trong miếu hoặc Quan Công tay cầm Thanh Long đao đứng riêng, Quan Công xem án thư với nhiều kích cỡ khác nhau Tùy vào độ tuổi của vị gia chủ mà bộ tượng Quan Công khắc trên tranh kiếng được thay đổi: Thanh Long đao hướng ra ngoài hay vào trong, vị trí tả hữu của Châu Xương, Quan Bình Sau khi vị gia chủ mất hay

vì một lý do khác, bức tranh thờ Quan Công được mang gửi lại trong chùa, miếu gần nhà, thậm chí là những ngôi miễu nhỏ trong xóm, ấp ven đường để hương khói tiếp tục Quan Công không chỉ là vị thần thuộc phạm vi gia đình

mà còn là vị thần mang tính chất tính ngưỡng cộng đồng của người Việt Trong một số ngôi đình của người Việt , người ta còn thỉnh ông vào thờ cùng phối hưởng với thần Thành hoàng và các thần thánh khác của người Việt với bài vị khắc là “ Quan Thánh Đế Quân” hay tượng cốt, thậm chí có thể là một ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên đình Ở đình Bình Hòa- một ngôi đình cổ của Bến Tre có ngôi miếu thờ Quan Công khá lớn trong khuôn viên Hàng năm, Ban Quí tế đình tổ chức cúng vía Quan Công ở miếu vào ngày 13/5 âm lịch Một số ngôi chùa cổ ở Nam bộ cũng thờ Quan Công trong chánh điện với tư cách là Già Lam Bồ Tát độ trì tam bảo Chẳng hạn ở Sắc

Tứ Quan Am cổ tự- ngôi chùa cổ ở Thành phố Cà Mau trong chánh điện có tượng thờ Quan Công ngồi trên ngai một mình với một kiểu hơi khác với qui ước truyền thống: Râu 3 chòm, mặt áo giáp trụ xanh dương, khuôn mặt hiền

từ, phúc hậu Càng đặc biệt hơn, ở chùa An Phước (huyện Châu Thành- tỉnh Bến Tre) có ngôi miếu thờ Quan Công, bộ tượng Quan Công ở đây được thể hiện như sau: Quan Công ngồi trên ngai đầu đội mão đỏ, râu một chòm ngắn, mặc áo giáp trụ màu xanh lá cây, khuôn mặt hiền từ, nhân hậu, bên phải là tượng Quan Bình mặc áo thụng đỏ có đốm vàng(kiểu áo người Việt), khuôn mặt trắng và tròn, tay cầm ấn Hiệp Thiên, bên trái là tượng Châu Xương tay cầm Thanh Long đao Qua điều này đã chứng minh được: Người Việt ở đây đã tiếp thu tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa vào trong những thiết chế làng xã của mình là đình và chùa Họ thờ cúng một cách trang trọng, thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ một nhân cách lớn lao của Quan Công và tin tưởng sự phù hộ độ trì của ông đối với người Việt ở vùng đất mới Bộ tượng Quan Công ở chùa An Phước có sự thể hiện mang tính

“ cách điệu” và “ Việt hóa” cho phù hợp với thẩm mỹ, nhân sinh quan, đặc trưng của con người Nam bộ: Nhân hậu, hiền lành, mộc mạc, gần gũi,

….Cũng có thể vì lý do Phật giáo ở Nam bộ phần lớn thuộc dòng thiền Lâm

Tế từ Trung Quốc truyền sang, cho nên có Già Lam Bồ Tát được thờ trong các ngôi chùa cổ này Điều này hoàn toàn khác hẳn với cách bài trí tượng

Trang 10

thờ trong ngôi chùa miền Bắc và tạo nên đặc điểm của chùa Việt ở Nam bộ Riêng đối với cộng đồng ngư dân xã Bình Thắng (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) có ngôi miếu thờ Quan Công khá lớn Dân gian gọi là chùa Thanh Minh Ngôi miếu này trước kia được người Hoa thành lập, khoảng đầu thế

kỷ XX Sau này, ngôi miếu được ngư dân người Việt tiếp thu và thờ cúng Miếu có cấu trúc giống hệt như một ngôi đình người Việt gồm: Võ ca, võ qui, chánh điện Hằng năm, ngư dân địa phương tổ chức lệ cúng vào 11 và 12/5 âm lịch với các nghi thức: Cúng Tiền vãng, cúng Chánh tế, Xây chầu đại bội,…và có cả hát bội biểu diễn Đối với cộng đồng ngư dân Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), trong Dinh Ông Nam Hải có bàn thờ Quan Thánh với tượng: Quan Công, Châu Xương, Quan Bình và Mã Đầu Tướng quân cùng

ngựa Xích Thố Theo Đinh Văn Hạnh và Phan An cho biết thêm: “Ở Phước

Hải, ngoài lễ nghinh ông, ngày 21 tháng 6 hằng năm, ngư dân tổ chức lễ cầu ngư và cúng vía Quan Thánh là lễ lớn thứ hai”[14] Ơ lễ hội cúng biển của cộng đồng ngư dân Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), được

tổ chức vào các ngày 10, 11 và 12 âm lịch hàng năm, có nghi thức “ Nghinh ngũ phương” : Một số thanh niên có đạo đức tốt, dáng dấp cao ráo, khôi ngô, biết vũ công sẽ hóa trang vào vai Quan Công, Quan Bình, Châu Xương dẫn đầu đám rước thỉnh Ong Nam Hải từ miễu Bà Chúa Xứ đi khắp nơi trong thôn xóm để trù tà ma, tai nạn, tống đi mọi xui xẻo trong tiếng hò reo của ngư dân nơi đây Đây là biểu hiện của sự “chồng xếp” và giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa lớp văn hóa Việt và văn hóa Hoa trong quá trình cộng cư, trong đó văn hóa Việt là chủ thể chính, ở cộng đồng ngư dân Bình Thắng, Phước Hải và Mỹ Long Mặt khác, sự có mặt của tín ngưỡng thờ Quan Công bên cạnh các loại hình tín ngưỡng khác như: Ong Nam Hải, Bà Chúa Xứ, Thổ Địa, Bà Thủy Long, Bà Ngũ Hành,…tạo nên tính đa dạng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng ngư dân này

Ở một số ngôi từ đường của một số dòng họ lớn ở Bến Tre, người ta thường thờ tranh kiếng có hình Quan Công ở ngay giữa gian chính ngôi từ đường với ý nghĩa nhắc nhở tấm lòng trung hiếu, ngay thẳng, thủy chung đối với lớp con cháu mai sau Ngôi từ đường của dòng họ Thái Hữu- một họ có truyền thống lâu đời, có công khai khẩn vùng đất Ba Tri- Bến Tre[15] có tranh thờ Quan Công hàng trăm năm nay ở gian chính của từ đường Ở ngôi nhà cổ của họ Huỳnh ở xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú- Bến Tre) khá nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Huỳnh Phủ), ở gian giữa nha, phía tay phải có bàn thờ Quan Công với bản khắc gỗ màu đỏ ghi chữ nổi :

“ Quan Thánh Đế Quân” Trong những ngày sóc, ngày vọng, ngày vía Quan Công, ở một số nơi người Việt không chỉ bày lễ vật ơ trong nhà, thượng lên

Ngày đăng: 26/03/2014, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w