Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều - văn mẫu

7 4.9K 65
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều - văn mẫu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hoàn cảnh mà nàng đã bị đẩy vào: làm kĩ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy, ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hoàn cảnh mà nàng đã bị đẩy vào: làm kĩ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy, ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã hội cũ Kiều làm thế nào để giữ cho khỏi bị mai một được? Làm thế nào để viết về thực tế ấy – thực tế của cái cảnh “sống làm vợ khắp người ta” mà vẫn thể hiện được nhân cách của nhân vật, vẫn bộc lộ được thái độ trân trọng, sự cảm thông, vẫn nói lên được sự đau khổ, thương thân phận mình của nhân vật? Tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du đã thể hiện trọn vẹn trong đoạn trích “Nỗi thương mình”. “Rường cao rút ngược dây oan Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải rên lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ – gái làng chơi, đem tấm thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Nguyễn Du đã ghi lại tâm trạng của Kiều trong thời gian ấy. Có một điểm cần chú ý ngay từ đầu là trong nguyên tác của Thanh Tâm tài nhân thì trọng tâm của đoạn này: một mặt là bài ca kể về thân phận Thúy Kiều từ khi gia biến đến khi bị Sở Khanh lừa và phải đồng ý tiếp khách, mặt khác tập trung vào lời dạy của Tú Bà về nghề kĩ nữ. Đến Nguyễn Du, cách xử lí nghệ thuật đã có sự thay đổi hoàn toàn. Gốc rễ của cách xử lí nghệ thuật độc đáo ấy là cách nhìn mới mẻ và chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của nhà thơ. Từ câu thứ 5 của đoạn trích, trước đây được đặt tên là “Những nỗi lòng tê tái”. Trong sách giáo khoa mới, “Nỗi thương mình” chỉ vẻn vẹn 20 câu nhưng đã nói lên tất cả nỗi tê tái của Kiều nhưng quan trọng hơn là đoạn trích đã thể hiện một tiếng nói nhân văn sâu sắc và tiến bộ: ý thức về thân phận, phẩm giá của nàng Kiều – ý thức thương thân, xót thân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam. Có một bài toán “nan giải” đặt ra với Nguyễn Du: tác giả muốn tố cáo một cách sâu sắc nơi đã vùi dập Kiều, những thân phận như Kiều. Đó cũng là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến mà Kiều đang sống với tất cả sự nhơ nhớp, mục ruỗng của nó. Cái khó là: nói về cảnh lầu xanh nhưng làm sao cho sự miêu tả hiện thực đó không gây ra phản cảm với độc giả, không hạ thấp nhân vật, thể hiện được nhân cách, phẩm giá của nhân vật trong sự cảm thông của nhà thơ. Nguyễn Du đã thành công với những xử lí nghệ thuật độc đáo của mình. Đoạn trích có một kết cấu lôgíc với diễn biến tâm trạng: đoạn đầu giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều, “khi tỉnh rượu… nào biết có xuân là gì” đi sâu vào tâm tình, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy, và đoạn cuối tả cảnh để cực tả tâm trạng cô đơn, ý thức về thân phận, phẩm giá của Kiều. Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là cả một hiện thực tàn nhẫn mà Kiều phải chịu đựng: chốn lầu xanh với những đặc trưng của nó: “Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”. Bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức trở thành một công cụ nghệ thuật đắc lực. Bởi vì trên thực tế, nếu phải gọi sự thật bằng đúng cái tên của nó thì Kiều trong đoạn trích này là một cô gái lầu xanh. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ để thông báo về tình cảnh và thân phận của Kiều – mặc dù bốn câu đầu này, nhân vật không hề được miêu tả trực tiếp: “bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu. Nguyễn Du đã tìm được một góc nhìn và cách xử lí nghệ thuật đặc biệt: viết về cảnh lầu xanh nhưng lại dùng những từ và hình ảnh rất nhã. Cách xử lí nghệ thuật này giúp tác giả vượt qua một vấn đề nan giải, một mặt vẫn tả thực, không né tránh hiện thực và cảnh sống thực tế của nhân vật chính, mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật chính Thúy Kiều, qua đó thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật. Thái độ này là nhất quán trong tác phẩm. Quan sát kĩ hơn những chi tiết nghệ thuật mà Nguyễn Du cố ý bày ra sẽ nhận thấy sự mâu thuẫn ẩn chứa bên trong cảnh tượng. Những từ “đầy tháng, suốt đêm” là những từ chỉ số nhiều, cho thấy sự nhộn nhịp của lầu xanh, nơi mà Tú Bà “ăn nên làm ra”, lầu xanh như một chốn đang vào dịp “được mùa”, “đắt khách”. Cái xấu như đang ra sức bòn rút tất cả những giá trị của con người. Lầu xanh trở thành nơi chôn vùi không biết bao nhiêu số phận như Kiều. Cảnh lầu xanh thực chất cũng là một phần của bức tranh XHPK Trung Quốc thời Minh – Thanh thu nhỏ, cả thời đại mà Nguyễn Du sống, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Xã hội ấy cũng đã được nói đến qua những tác phẩm cùng thời: Phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Cung oán ngâm… Phép đối xứng kết hợp với nghệ thuật tách từ, đảo từ là một sáng tạo của Nguyễn Du. Đối xứng nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tách hai từ ghép để tạo thành một cụm từ mới, có tác dụng tăng thêm, cụ thể hóa hơn nét nghĩa: tại lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp. Tiếp theo là đối xứng trong từng câu thơ: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh… kết hợp với những từ chỉ số nhiều: đầy tháng, suốt đêm diễn tả cái xô bồ, gấp gáp của một cuộc sống ăn chơi, nhốn nháo, dung tục. Thường thì người ta dùng từ “trận” để nói về trận đánh, trận mắng chửi chứ không ai nói là “trận cười”. Bản thân cách dùng từ này đã đủ cho thấy nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng. Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã “bọc lụa” cho cảnh sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều. Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều người đàn bà, có thể họ an tâm, yên phận và cam chịu với nghề nghiệp để kiếm sống, trớ trêu thay Kiều lại là một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, giữa cái xót xa của hoàn cảnh là cái “giật mình” đầy nhân bản: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chương bấy thân Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì” Bắt đầu từ cái “giật mình” đoạn thơ mở ra cả một bức tranh tâm cảnh – có thể nói cách khác là bức chân dung tự họa tinh thần Thúy Kiều. Vẫn là không gian lầu xanh, thời gian là lúc “tỉnh rượu, tàn canh” – đêm khuya là thời gian của tâm trạng. Tại sao không phải là một thời điểm khác? Bởi vì triền miên trong những “cơn say, trận cười”, những “bướm lả ong lơi”, những khách làng chơi dập dìu tối ngày, chỉ đến khi tàn canh Kiều mới có thời gian để sống với tâm trạng thực của mình. Thời điểm này có lẽ là thời điểm dành riêng cho tâm trạng của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương cũng để cho nhân vật trữ tình của mình “tự tình” trong những khoảnh khắc như thế: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” Cái “giật mình” nói lên tất cả những nỗi niềm của Kiều: sự thảng thốt, ngạc nhiên, bẽ bàng, xót xa cho thân phận của mình, là sự tự ý thức chua chát về cảnh ngộ trớ trêu, nhục nhã trên cơ sở sự trỗi dậy của một nhân cách đẹp. Nhịp điệu thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 chuyển sang 3/3 cân đối diễn tả bước đi của thời gian, đến câu bát, nhịp thơ lại đột ngột thay đổi, phá cách 2/4/2 – một nhịp thơ thể hiện sự thảng thốt. “Giật mình mình lại thương mình xót xa” Câu thơ chứa đựng hai biến thái, hai nét tâm trạng tiêu biểu của Kiều trong hoàn cảnh éo le của nàng. “Giật mình” thể hiện tâm trạng thảng thốt, sự lặp lại 3 lần từ “mình” khiến âm điệu câu thơ trở nên nặng nề, như tiếng nấc đan xen với tiếng thở dài, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn. “Giật mình” mới là ý thức ban đầu nhưng “thương mình”, “xót xa” thì lại là sự ngẫm lại. Giật mình vì hiện tại nhục nhã, đớn đau, Kiều lần tưởng về quá khứ, nhưng nếu như quá khứ chỉ được nhắc đến qua một câu thơ thì lập tức hiện tại lại được nhấn mạnh qua nhiều câu thơ liên tiếp, hiện tại vẫn cứ níu giữ, vẫn cứ bám riết một cách quyết liệt và ghê tởm. “Thương mình” dường như là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ đoạn trích (chọn làm tên đọan trích) ở đây đã được Nguyễn Du để cho nhân vật đau đớn nhận ra. Nếu như trước kia trước mộ Đạm Tiên, Kiềuthương cảm, thương người mà khóc lên thì ở đây, trong chính tình cảnh trớ trêu này – sống đúng với thân phận trước kia của Đạm Tiên, Kiều chỉ còn biết thương cho chính mình và dường như cũng chỉ đủ sức để khóc thương cho chính số kiếp bèo bọt của mình. Ngay cả cái cảm giác tự mình phải thương lấy chính mình đã đủ làm nên một bi kịch. Cái “thương mình” này vừa thể hiện sự cô độc đến tuyệt đối, vừa thể hiện sự tủi phận cùng cực của Kiều, vừa thể hiện ý thức cá nhân mãnh liệt. Bản thân từ “mình” đã là một thứ ý thức cá nhân được phát biểu rất rõ ràng. Trước Nguyễn Du, ít có người phát biểu ra như thế. Hồ Xuân Hương từng để cho người phụ nữ bẽ bàng về thân phận mình qua những hình tượng: trơ “cái hồng nhan”, “chiếc bách”, chém cha “cái số hoa đào”… chứ chưa thể hiện trực tiếp như Nguyễn Du. Nhưng trớ trêu và xót xa thay, 3 lần “mình” mà vẫn cô đơn, vắng lặng biết bao nhiêu. Đó chính là tiếng lòng Kiều phát ra rồi lại dội lại, người nói cũng là người nghe trong cái âm hưởng tự thương thân xót xa, nó nhói lên như một vết thương, một nỗi đau thường trực, cộng hưởng tạo cho câu thơ một dư ba da diết. Rồi trong cái âm điệu thương thân kia là bao nhiêu hồi ức dội về, hồi ức tươi sáng va đập thực tại tăm tối đọa đày: “Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân” Một loạt câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm, với những hình ảnh đối lập diễn tả sự thảng thốt của Kiều về thực tại và số kiếp của mình. Tự Kiều đến giờ vẫn không thể hiểu vì sao quá khứ và hiện tại lại thay đổi nhanh như thế. Có một qui luật tâm lí là khi chán chường với hiện tại, người ta thường chạy trốn vào quá khứ tươi đẹp, ở đây Kiều đã hồi tưởng về quá khứ nhưng quá khứ ngắn ngủi ấy không đủ để cứu vớt nàng ra khỏi thực tại đau buồn. Ngay kết cấu của các câu thơ đã thể hiện điều đó: cứ một câu nói về quá khứ thì lại liền sau đó là ba câu tả thực tại phũ phàng. Sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và hiện thực còn được Nguyễn Du cực tả bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Cụm từ “bướm chán ong chường” (hô ứng với “bướm lả ong lơi” ở trên) và “dày gió dạn sương” là hai sáng tạo về từ của Nguyễn Du: đảo trật tự và tách từ. Các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối trong các câu thơ nối tiếp nhau: Khi sao… Giờ sao… Mặt sao… Thân sao… Sự đối xứng này đào sâu thêm nỗi xót xa, nó mở rộng thêm sự đối xứng “mình” và “mình” tạo nên sự đối lập giữa hai cực cuộc đời: sướng và khổ, bình yên và dập vùi sóng gió. Hai từ “khi” và “giờ” là hai khoảng thời gian đối xứng mà ở đó, Kiều càng tiếc cái xưa kia chừng nào thì lại càng thấy cái nay thê thảm chừng ấy. Những từ ngữ tương phản gay gắt: phong gấm rủ là/tan tác; dày gió/dạn sương; bướm chán/ong chường… và cách so sánh: “như hoa giữa đường” gợi lên sự đối lập tuyệt đối giữa quá khứ và hiện thực, giữa cá nhân và hoàn cảnh. Nếu “bướm lả ong lơi” là tả cái khách quan bên ngoài – chỉ bọn đàn ông lắm tiền háo sắc thì “Bướm chán ong chường” ở đây lại chỉ tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. Nhưng có lẽ điều mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh hơn ở trong những câu thơ này không phải là sự tố cáo và lột trần trực tiếp cái xã hội thối nát mà chính là sự đề cao giá trị con người, đề cao khát khao chính đáng về tình yêu và hạnh phúc. Từ “xuân” do vậy, không chỉ mùa xuân, tuổi trẻ, mà chỉ hạnh phúc lứa đôi, tình yêu. Trong cuộc sống “làm vợ khắp người ta”, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm. Cả một trường tự vựng nói về cảnh lầu xanh, bên cạnh đó lại là cả một trường từ vựng nói về tâm trạng, nỗi đau của Kiều – bản thân câu chữ đã mang đầy ý nghĩa về một sự đối lập, sự mâu thuẫn giằng xé của Kiều khi tiếng nói về nhân phẩm đang gào thét giữa thực tại. Đoạn thơ là lời than hay là câu hỏi đối thoại nội tâm của Thúy Kiều? Là lời than hay câu hỏi thì cũng chỉ gợi lên ở cái ấn tượng về sự cô độc tột cùng. Đoạn thơ đậm chất ngôn ngữ nửa trực tiếp, là lời tác giả thể hiện giọng điệu, suy nghĩ của nhân vật, như lời độc thoại nội tâm. Điều đó cho thấy nhân vật ý thức sâu sắc về cuộc sống tủi nhục, đau khổ của mình. Đó cũng chính là sự tự ý thức sâu sắc về phẩm giá, nhân cách bản thân, về quyền sống bản thân, khát khao muốn thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nếu như Kiều trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân là người nhập tâm rất tốt các bài học tiếp khách của Tú Bà, với đầy đủ các ngón nghề thì Kiều của Nguyễn Du: ghê sợ chính mình. Đó cũng là chỗ thể hiện tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du: xót xa cho nhân vật, ông ném ra một tiếng nói gay gắt: tài sắc đã trở thành một món hàng, một phương tiện giải trí của bọn lắm tiền háo sắc, lầu xanh là nơi những con người như Kiều bị đày đọa. Bị chi phối bởi thuyết “tài mệnh tương đố” cho nên Kiều của Nguyễn Du tuy suốt đời ý thức về quyền sống và hạnh phúc nhưng chưa bao giờ được hưởng chúng một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, lên tiếng khẳng định và để cho nhân vật ý thức về quyền sống của con người, đó đã là một đóng góp của Nguyễn Du về tư tưởng trong văn học lúc bấy giờ. Cùng thời có Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm cũng đã nói đến điều này nhưng đến Nguyễn Du thì có tầm khái quát hơn: “Đau đớn thay phận đàn bà; lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Sống giữa cảnh trụy lạc, truy hoan ngày đêm, sớm tối nhưng Kiều chỉ biết có đau buồn và tủi nhục. Cái bi kịch lớn nhất của Kiều là ý thức về phẩm giá cá nhân quá mạnh, không cho nàng bằng lòng, cam chịu với thực tại, lúc nào ở Kiều cũng văng vẳng tiếng thét đòi nhân phẩm, đòi thoát ra khỏi chốn đoạn trường. Cũng như trước lầu Ngưng Bích, trong thân phận là gái lầu xanh, trước cảnh vật, Kiều luôn là một người mang đầy tâm trạng: “Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Đòi phen nét vẽ câu thơ Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai?” Kiều chưa bao giờ hòa hợp được với cảnh ngộ: Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì” Từ khát khao một tình yêu, hạnh phúc chân thực, Thúy Kiều nghĩ đến các hành động giải tỏa nỗi lòng. Nàng tìm đến bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, có đủ: phong – hoa – tuyết – nguyệt, bức tranh sinh hoạt có đủ: cầm – kì – thi – họa. Nêu lên những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tao nhã, nên thơ ấy lại như một sự giễu cợt, mỉa mai, chua chát. Vì dù ngụy trang khéo đến mấy, cũng không thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong của chốn “buôn thịt bán người”. Đoạn thơ vì thế đồng thời hướng vào tâm trạng Kiều: Kiều luôn phải tách mình thàn hai nửa: một con người bề ngoài vui gượng, giả tạo và một con người thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn. Cảnh không thể vui vì lòng người nặng trĩu nỗi tê tái. Cảnh là sự sắp đặt cố tình thành ra giả tạo. Khi gió tựa hoa kề, khi cung cầm thi họa, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy và nghẹn ứ trong lòng nàng. Ý thức về nhân phẩm một khi trỗi dậy là lại bị giày xéo, khiến nàng không nguôi bẽ bàng, nhục nhã về thân phận. Hai từ “đòi phen” được lặp lại trong tám câu thơ càng thể hiện rõ hơn đó là một nỗi đau thường trực, chưa lúc nào thôi dằn vặt Kiều. Nỗi sầu của Kiều lan tỏa sang cảnh vật. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Câu thơ quen mà lạ, bởi vì Nguyễn Du đã khái quát tâm lí chung của con người thành qui luật, nói lên mối quan hệ gắn bó giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Thực ra trong Truyện Kiều, lấy thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người, Nguyễn Du vận dụng cả hai cách: thiên nhiên hô ứng và thiên nhiên đối ứng. Hô ứng: cảnh buồn cùng tâm trạng. Đối ứng: cảnh đẹp, tao nhã, trong sáng như mỉa mai, chế giễu, dằn vặt nhân vật. Dù là tương đồng hay tương phảm thì mục đích cuối cùng cũng là để nhấn mạnh, lột tả đầy đủ, chính xác và xúc động cái thế giới nội tâm – vốn là một thế giới rất khó khám phá ở nhân vật. Chiều sâu của ý thơ vẫn là cái nhìn đầy chất nhân văn của nhà thơ. Tìm cách giải thoát cho mình khỏi nỗi buồn đau, Kiều tìm đến thiên nhiên nhưng cảnh nào cũng buồn vì lòng nàng chẳng bao giờ nguôi; tìm đến các thú chơi tao nhã nhưng chơi gì cũng nhạt vì lòng nàng chẳng có bạn tri âm. Kiều hốt hoảng nhìn lại hiện thực quanh mình lần nữa, có đủ cả Phong hoa tuyết nguyệt nhưng tại sao nàng vẫn thấy vô cảm, lạc lõng? Kiều lệch hẳn ra khỏi cái chốn bùn nhơ ấy. Thân xác tuy trở thành hàng hóa, đồ chơi, tấm thân mà xã hội và lầu xanh có thể lấy đi được nhưng tâm trạng của Kiều chỉ còn trơ lại là sự vô cảm, ghê sợ – một tâm hồn thanh cao mà xã hội không bao giờ cướp được. “Vui gượng” nói lên tất cả sự lệch pha, sự lạc lõng, cô độc cũng là sự mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước hoàn cảnh. Sự luôn luôn dằn vặt và mâu thuẫn ấy lại chính là nét đẹp của nàng. Tâm sự này, tâm trạng này, Kiều của Thanh Tâm tài nhân không hề có được. “Ai tri âm đó mặn mà với ai”. Sống trong cảnh nhơ nhớp, phải tiếp khách làng chơi, trải qua những cơn say, trận cười quanh năm suốt tháng, phải lả lơi… là điều bất đắc dĩ, Kiều không bao giờ muốn thậm chí không bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc đời mình lại bi kịch như thế. Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại sau cùng với Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác và tâm hồn. Ấy vậy mà tại sao vẫn còn chỗ cho câu chuyện về tri âm, tri kỉ? Dễ hiểu vì sao sau này khi Từ Hải đến lầu xanh với con mắt khác người và nhìn ra ở Kiều một tấm lòng tri kỉ, Kiều đã “cảm khái” đến như thế nào. Thì ra, sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng một tấm lòng, một người hiểu mình, hơn cả là mong chờ một hạnh phúc thực sự. Một lần nữa ngôn ngữ nửa trực tiếp lại khiến cho câu thơ có những lớp nghĩa sâu sắc. Sự lẻ loi của Kiều cũng chính là sự lẻ loi của Nguyễn Du. Sự khát khao tri âm của Kiều cũng na ná như tấm lòng của Nguyễn Du trước mộ Tiểu Thanh với câu hỏi cháy lòng: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Cũng vì câu chuyện tri âm đó mà Nguyễn Du sau này đã để Kim Trọng nói một câu rất chính xác về Kiều trong ngày hội ngộ: “Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay” Hoặc là lời nhận xét: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường” Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn tỏ ra khắt khe trong việc xét đoán Kiều bằng nhiều cách gọi: con đĩ, tà dâm… Nguyễn Du giữ lại một cái cốt lõi trong câu chuyện “nôm na mách qué” của mình, đó là một ý thức, một số phận, một tấm lòng. Nguyễn Du không né tránh việc nói về thân phận nhân vật chính là kĩ nữ giữa chống bùn nhơ và cái cách ông miêu tả là phân tích tâm lí một cách tàn nhẫn (từ dùng của Phan Ngọc): nhân vật tự soi mình, tự đau khổ và giày vò chính mình. Câu nói của Kim Trọng thể hiện tấm lòng rộng mở của Kim Trọng nhưng cũng là của Nguyễn Du – nhà thơ có tấm lòng nhân đạo vượt xa cách nhìn đầy kì thị của xã hội phong kiến để nhìn đúng một người phụ nữ rơi vào thân phận bị cả xã hội coi thường. Bản thân đoạn trích không nói lên quan niệm về chữ “trinh” của Thúy Kiều, ngược lại, toàn nói về lầu xanh và những nhơ nhớp mà Kiều phải chịu đựng, phải trải qua, biết là nhục nhã, ê chề nhưng không thể chống lại. Sẽ tốt hơn cho Kiều nếu như nàng chấp nhận số phận (vì chính Kiều được Tú Bà rao giá rất cao – chứng tỏ là một gái lầu xanh đắt giá: Lầu xanh mới rủ trướng đào, càng treo giá ngọc càng cao phẩm người). Đằng này Kiều luôn sống trong sự đau đớn, xót xa, trong ý thức về phẩm chất, trong sự “giật mình” và “thương mình” khôn nguôi. Tuy nhiên cái mà người đọc nhận ra sau cùng ấy chính là tấm lòng trinh bạch của nàng hiện sau câu chữ, như thể một tấm gương mà chỉ cần cơn mưa gột rửa bụi mờ, sẽ hiện lên trong sáng vô ngần. Không nói về chữ “trinh”, về phẩm giá của Kiềuvẫn làm hiện lên điều đó với tất cả sự trân trọng, đó không chỉ là tấm lòng mà còn là tài nghệ của Nguyễn Du. Đặc sắc về nghệ thuật trong toàn đoạn trích “Nỗi thương mình” chính là nghệ thuật tả nội tâm nhân vật bao gồm: bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình, các hình ảnh đối lập, ngôn ngữ nửa trực tiếp, biện pháp đối xứng với mật độ dày đặc trong 20 câu thơ. Thành công của Nguyễn Du chính là ở chỗ đã chọn được một góc nhìn, một cách xử lí nghệ thuật vừa tinh tế, mới lạ lại vừa thể hiện cho ra được cái màu sắc của thi pháp trung đại. Nổi bật hơn cả là các phép đối tinh diệu: Tiểu đối trong cấu trúc bốn chữ được dùng khá phổ biến: bướm lả/ong lơi, lá gió/cành chim, dày gió/dạn sương… Tiểu đối ở phạm vi câu thơ: Cuộc say…, sớm đưa…tối tìm…, khi tỉnh rượu, lúc tàn canh… Đối giữa 2 câu thơ lục bát: Khi sao…giờ sao…, mặc người… Đối 2 khổ thơ 4 câu với nhau như: đòi phen… đòi phen. Nguyễn Du đã mạnh dạn vượt ra khuôn khổ “văn dĩ tải đạo” để đề cao cái tôi, đề cao ý thức cá nhân con người. Truyện Kiều là một truyện thương thân, xót thân thấm thía nhất cũng bởi Nguyễn Du không ngần ngại đề cập đến nỗi đau, tâm trạng ê chề, khát khao hạnh phúc thực sự, ý thức về nhân cách của người phụ nữ chốn lầu xanh. Ở một góc độ nào đó, đoạn trích là tiếng kêu cứu của những con người bị dìm xuống đáy xã hội. Nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là chú ý đến thân phận cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người ta biết “xót thân”. Nguyễn Du là người đầu tiên tìm đến và chia sẻ tình cảm này, tạo nên một trào lưu nhân văn chủ nghĩa: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm… Cuộc phục hưng này của văn học dân tộc có điểm giống cuộc phục hưng của Văn học phương Tây thế kỉ 19: khám phá ra con người cá nhân, con người trần thế. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, biết đau khổ trước thân phận và thực tại, biết ê chề, bẽ bàng vì sự nhơ nhớp, biết thương lấy chính mình và biết khát khao tình yêu, hạnh phúc, khát khao giữ gìn nhân phẩm – đó là bi kịch, là nỗi đau của Kiều nhưng đồng thời cũng là vẻ đẹp đáng quí của nhân vật. Nếu không có những nỗi đau ấy, nhưng bi kịch tinh thần ấy, Kiều đã không phải là một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”, một nàng Kiều là hiện thân cho sự trinh tiết, cho cái đẹp trong sự ngưỡng vọng, trân trọng của Nguyễn Du. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • phan tich noi thuong minh • phan tich doan trich noi thuong minh • phan tich bai tho noi thuong minh • phân tích nỗi thương mình • noi thuong minh truyen kieu • nỗi thương mình • phankieu462 • nỗi thương mình • www phan tich doan trich noi thuong minh • phan tich noi thuong minh cua nguyen du, . thuong minh • phan tich bai tho noi thuong minh • phân tích nỗi thương mình • noi thuong minh truyen kieu • nỗi thương mình • phankieu462 • nỗi thương mình • www phan tich doan trich noi thuong minh •. câu thứ 5 của đoạn trích, trước đây được đặt tên là “Những nỗi lòng tê tái”. Trong sách giáo khoa mới, Nỗi thương mình chỉ vẻn vẹn 20 câu nhưng đã nói lên tất cả nỗi tê tái của Kiều nhưng quan. như cũng chỉ đủ sức để khóc thương cho chính số kiếp bèo bọt của mình. Ngay cả cái cảm giác tự mình phải thương lấy chính mình đã đủ làm nên một bi kịch. Cái thương mình này vừa thể hiện sự

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan