1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc hiểu Thề nguyền - văn mẫu

3 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 9,8 KB

Nội dung

I - gợi dẫn 1. Đoạn trích nằm ở phần một của tác phẩm Truyện Kiều có tên “Gặp gỡ và đính ước”. Sau khi đi du xuân, gặp Kim Trọng, Kiều và Kim “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Tiếp đó, Kim Trọng dọn đến ở trọ gần nhà Thuý Kiều. Nhân […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Trang 1

I - gợi dẫn

1 Đoạn trích nằm ở phần một của tác phẩm Truyện Kiều có tên “Gặp gỡ và đính ước” Sau khi đi du

xuân, gặp Kim Trọng, Kiều và Kim “tình trong như đã mặt ngoài còn e” Tiếp đó, Kim Trọng dọn đến ở trọ gần nhà Thuý Kiều Nhân một lần Kiều bỏ quên chiếc thoa, Kim Trọng bắt được, hai người trao kỉ vật

và hứa hẹn chung thuỷ cùng nhau Rồi một hôm khi cả nhà Kiều đi mừng thọ bên ngoại, nàng đã chủ động sang nhà Kim Trọng Hai người tự tình với nhau đến tối mới chia tay Khi Kiều về nhà, thấy cha mẹ chưa về, nàng lại sang nhà Kim Trọng lần thứ hai Đoạn trích kể về buổi tối hai người gặp nhau tại nhà trọ của Kim Trọng, hai người hứa hẹn, thề nguyền chung thuỷ với nhau đến trọn đời

2 Cách đọc

Giọng đọc mượt mà, thể hiện cuộc gặp thề nguyền nên thơ và trang trọng của đôi tình nhân

II - Kiến thức cơ bản

Tuy đây là cuộc thề nguyền vụng trộm (chưa được phép của cha mẹ, xã hội lúc đó cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy) nhưng được Nguyễn Du miêu tả rất trang trọng Kiều có tình yêu sâu nặng, mãnh liệt với Kim Trọng, do đó bất chấp luật hà khắc của chế độ phong kiến, Kiều đã dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang nhà Kim Trọng Kim Trọng là người có học thức, có tình yêu chân thành với Kiều, do

đó, chàng đã tiếp đón Kiều rất trang trọng khiến cho cuộc gặp gỡ và thề nguyền có tính chất thiêng liêng Khi Kiều đến, Kim Trọng đã :

Vội mừng làm lễ rước vào,

Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương.

rồi cùng nàng ghi lời thề nguyền vào giấy : “Tiên thề cùng thảo một chương”, cùng làm các thủ tục của nghi thức thề nguyền : “Tóc mây một món dao vàng chia đôi”, cùng ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm đồng lòng đến trăm năm

Còn Kiều, khi sang nhà Kim Trọng, nàng đã chủ động :

Nàng rằng : “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.

Câu nói đó hàm chứa nhiều thông tin quan trọng Thứ nhất, nhà Kiều ngay gần nhà Kim Trọng trọ học

vậy mà nàng nói “Khoảng vắng đêm trường”, đó là cảm giác về không gian và thời gian tâm lí Thứ hai,

Kiều nói “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” ý nói vì tình yêu mãnh liệt mà Kiều phải chủ động dỡ rào

ngăn tường sang nhà Kim Trọng lần thứ hai Chữ hoa thông thường để chỉ người con gái, ở đây, Kiều dùng chữ hoa như một hàm ý tốt đẹp chỉ tình yêu sâu sắc mãnh liệt của mình dành cho Kim Trọng Tiếp

đó Kiều nói :

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?

chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu Với người phụ nữ nhạy cảm thì tâm lí lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực

Qua đoạn trích, có thể khẳng định Kiều là một người con gái mạnh mẽ, sâu sắc, mãnh liệt trong tình yêu

Vì tình yêu, vì khát vọng hạnh phúc mà nàng đã bất chấp cả lễ giáo – vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó

Trang 2

Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện những đặc sắc nghệ thuật nổi bật : biện pháp tu từ ẩn dụ, sử dụng tiểu đối, sử dụng nhiều từ láy giàu giá trị gợi hình và biểu cảm, sử dụng điển cố, điển tích Đặc biệt, từ láy

xăm xăm đi liền với động từ băng diễn tả bước chân nhanh nhẹn và lòng can đảm, sự hăm hở và mạnh mẽ

của Thuý Kiều khi dám dỡ rào, vượt tường sang nhà Kim Trọng để tình tự Đó là hành động biểu thị rõ rệt về khát vọng một tình yêu tự do chính đáng của thanh niên trong xã hội Đã có lời bình giữa thế kỉ XX rằng : “Gót sen thoăn thoắt của nàng Kiều còn làm ngơ ngác bao thiếu nữ ngày nay”

Đoạn thơ cho thấy sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Thuý Kiều dám vượt qua lễ giáo phong kiến, chủ động tìm đến với người mình yêu để thề nguyền và tình tự

III - Liên hệ

Đọc đoạn thơ (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) miêu tả cuộc giai ngộ giữa Thuý Kiều và Kim Trọng –

khúc dạo đầu trong bản nhạc tình yêu trong sáng, mãnh liệt Kim – Kiều :

Trông chừng thấy một văn nhân,

Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.

Nẻo xa mới tỏ mặt người,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Chàng Vương quen mặt ra chào,

Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa

Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Chung quanh vẫn đất nước nhà,

Với Vương Quan trước vốn là đồng thân.

Trộm nghe thơm nức hương lân,

Trang 3

Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều.

Nước non cách mấy buồng thêu,

Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.

May thay giải cấu tương phùng,

Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

(Theo Đào Duy Anh, Từ điển “Truyện Kiều”, NXB Khoa học xã hội, 1974)

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w