Chính sáchpricematch
của Target:liệucóhiệu
quả?
Ban đầu đây chỉ là hình thức thúc đẩy mua sắm trong kì nghỉ
nhưng hiện nó đã được kéo dài ra quanh năm. Target gần đây
đã thông báo rằng các cửa hàng của họ sẽ áp dụng chínhsách
cạnh tranh giá (price match) với các hãng bán lẻ online lớn
như Amazon, Walmart và Best Buy. Chínhsách này cũng
được áp dụng cho cả Target.com. Ban đầu đây chỉ là hình
thức thúc đẩy mua sắm trong kì nghỉ nhưng hiện nó đã được
kéo dài ra quanh năm. Chỉ cần đến bất cứ cửa hàng nào của
Target, đưa đến bộ phận Dịch vụ khách hàng một bằng chứng
rằng các cửa hàng khác có giá rẻ hơn, bạn sẽ được mua hàng
với giá đó.
Các điều khoản trong chínhsáchpricematchcủa Target
Chính sách cạnh tranh giá có thể là một cuộc chơi rất nguy
hiểm. Best Buy đã mất 65,000 USD trong ngày Walmart
Facebook áp dụng khuyến mãi cho iPhone 5 vì họ phải bán
với giá 150 USD trong khi ở rất nhiều nơi iPhone đã hết
hàng. Do vậy, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chính
sách mới của Target. Phía ủng hộ cho rằng đây là một bước
tiến thông minh trong việc cạnh tranh với các đối thủ online,
bằng cách bán hàng ngang giá mà khách hàng lại được “sờ
tận tay, trông tận mắt” mặt hàng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản đối cho rằng chínhsách này
không hiệu quả trong thực tế. Lý do chính khiến khách hàng
mua sắm online không phải là sự tiện lợi hay giá rẻ mà chính
là thuế mua hàng. Đại bộ phận người mua sắm online không
trả thuế mua hàng. Ở một số nơi, thuế lên đến 10%, và với
mức như vậy dù áp dụng price-match thì các cửa hàng offline
cũng không thể cạnh tranh với cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra
, việc đối chiếu giá cũng không phải là tiện lợi gì khi khách
hàng có thể phải xếp hàng để chờ bộ phận Dịch vụ Khách
hàng giải quyết, xác nhận. Một nhà tư vấn về cạnh tranh giá
gợi ý Target nên áp dụng chiến thuật cạnh tranh ngang bằng (
apples to apples): nghĩa là nếu một khách hàng tìm ra giá rẻ
hơn từ một cửa hàng online, Target sẽ chỉ match giá với
order từ Target.com
Showrooming vẫn là một xu hướng đáng quan tâm trong
ngành bán lẻ vì chưa bao giờ số lượng người dùng mua sắm
qua web và di động lại nhiều như thế. ( Showrooming nghĩa
là đến cửa hàng để xem sản phẩm nhưng sau đó lại mua hàng
online từ nhà). Giữa năm 2012, một báo cáo của comScore
chỉ ra rằng 35% người dùng gắn bó với showrooming, điều
này dẫn đến việc họ mua hàng online để được hưởng giá rẻ
hơn. Các mặt hàng phổ biến nhất bao gồm cả những hàng
hóa có giá trị cao, như điện tử, nhưng điều đáng quan tâm
hơn đối với các cửa hàng bán lẻ là khách hàng cũng
showrooming với cả quần áo và phụ kiện Loại hàng hóa này
vốn trước đây không phải là nỗi lo của họ vì khách hàng
thường mua trực tiếp để có thử trước. Chínhsách cho phép
trả lại hàng từ các đối thủ online rõ ràng đã đem lại ảnh
hưởng lớn, biến nhà của khách hàng thành chính phòng thử
đồ. 72% thừa nhận rằng lý do đầu tiên khiến họ
showrooming là mong muốn mua được hàng với giá “hời”
hơn. 45% cũng nói rằng họ muốn xem mặt hàng trực tiếp.
24% mua hàng online vì cửa hàng offline đã hết hàng.
Như vậy, rất khó để nói chính xác động thái này có đem lại
hiệu quả mong muốn cho Target hay không. Hãy cùng chờ
xem trong thời gian tới!
. Chính sách price match của Target: liệu có hiệu quả? Ban đầu đây chỉ là hình thức thúc đẩy mua sắm trong kì nghỉ nhưng. đã thông báo rằng các cửa hàng của họ sẽ áp dụng chính sách cạnh tranh giá (price match) với các hãng bán lẻ online lớn như Amazon, Walmart và Best Buy. Chính sách này cũng được áp dụng cho. nào của Target, đưa đến bộ phận Dịch vụ khách hàng một bằng chứng rằng các cửa hàng khác có giá rẻ hơn, bạn sẽ được mua hàng với giá đó. Các điều khoản trong chính sách price match của