| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 31
Tình hìnhchămsócvàhỗtrợchonhững người
có HtạihaiquậnHảiChâuvàThanh Khê,
thành phốĐàNẵng,năm 2006
ThS. BS. Bùi Thò Thanh Mai (*), ThS.BS. Đỗ Mai Hoa(**),
ThS.BS. Lê Bảo Châu (***), BS. Phạm Thò Đào (****), BS. Ngô Thò
Kim Phượng (*****)
Hiện nay, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam (bao gồm cả thànhphốĐà Nẵng) vẫn tiếp tục gia tăng
và đang lan rộng vào cộng đồng dân cư bình thường. Điều này đòi hỏi nhữngngườicó H, gia đình
họ và toàn xã hội phải thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, chăm sóc, hỗtrợvà điều tròcho những
người cóH để giúp họ tích cực đối phó với căn bệnh AIDS, tăng cường chất lượng cuộc sống của
họ, và ngăn ngừa tình trạng lây truyền bệnh chonhữngngười khác trong cộng đồng. Nghiên cứu
này được thực hiện với hai mục tiêu chính:1) Xác đònh tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của người có
H, và 2) Tìm hiểu thực trạng chăm sóc, hỗtrợhọ từ phía gia đình và xã hội tạihaiquậnHải Châu
và Thanh Khê của thànhphốĐà Nẵng để từ đó đề xuất các khuyến nghò cho Hội Y tế công cộng
của Đà Nẵng tham gia hiệu quả vào công tác chămsócvàhỗtrợchonhữngngườicó H. Nghiên
cứu đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu đònh tínhvà điều tra tại cộng đồng. Nghiên
cứu cho thấy nhiều ngườicóHtạiĐà Nẵng vẫn còn bò kỳ thò và tự kỳ thò nên họ thường hay che
giấu tình trạng nhiễm của mình, làm chohọ bò hạn chế nhiều trong việc tiếp cận với nhữnghỗ trợ
cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề tư vấn, chămsócvàhỗtrợngườicóH ở Đà Nẵng còn
nhiều hạn chế, mặc dù các nguồn lực và sự hỗtrợchohọtại công đồng là sẵn có hoặc có khả năng
huy động được. Vì vậy, trong thời gian tới khi Hội Y tế công cộng tham gia công tác này, Hội nên
đóng vai trò làm cầu nối giữa nhữngngườicóHvà các nguồn lực này. Bên cạnh đó, Hội nên kết
hợp với ngành y tế để đẩy mạnh các chương trình can thiệp tiếp cận tại cộng đồng đối với người có
H, nâng cao chất lượng các dòch vụ tư vấn, chuyển tuyến, chămsóc sức khoẻ và các dòch vụ xã hội
đáp ứng ngày càng tốt hơn mong muốn/nhu cầu của ngườicó H.
Từ khoá: ngườicó H, chăm sóc, hỗ trợ, phân biệt, kỳ thò, tự kỳ thò
Care and support for people living with
HIV/AIDS in HaiChau and Thanh Khe
district, Da Nang city in 2006
The HIV/AIDS prevalence in Viet Nam (including Da Nang city) is currently increasing and spread-
ing out to community. Thus, it is crucial to implement activities such as self-care, care, support and
treatment for people living with HIV/AIDS (PLWHA) in order to help them fight HIV/AIDS, improve
their quality of life and prevent transmission to others in the community. This study was carried out
with two objectives: 1) Identify the health status and need of PLWHA, and 2) Understand the current
care and support for them given by their family and community in the district of HaiChau and Thanh
32 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Đà Nẵng là một thànhphố đô thò thuộc khu vực
duyên hải Miền Trung có tiềm năng và đang trên
đà phát triển về kinh tế xã hội. Ca nhiễm HIV đầu
tiên của thànhphố được phát hiện vào tháng 4/1993
và đến cuối tháng 10/2005, toàn thànhphốđã phát
hiện 694 ngườicó H, 289 bệnh nhân AIDS và 222
trường hợp tử vong do AIDS. Có 7/7 quận huyện và
54/56 xã phường đã phát hiện cóngườicó H. Do
vậy, nhu cầu được chămsóc về sức khỏe và tinh
thần của ngườicóH khá cao tạiĐà Nẵng. Để hỗ trợ
giải quyết vấn đề sức khoẻ này, đồng thời tăng
cường sự phát triển của Hội Y tế công cộng (YTCC)
thành phốĐàNẵng, Hội đã phối hợp với Trường đại
học Y tế công cộng xây dựng và thử nghiệm mô
hình chămsóchỗtrợngườicóHtại nhà tạihai quận
Hải ChâuvàThanh Khê. Báo cáo dưới đây là một
phần của nghiên cứu đánh giá ban đầu trước khi mô
hình trên được triển khai với hai mục tiêu chính: 1)
Xác đònh tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người
có H, và 2) Tìm hiểu thực trạng chăm sóc, hỗtrợ họ
từ phía gia đình và xã hội tạihaiquận trên của thành
phố Đà Nẵng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 4 và
tháng 5 năm2006tạiquậnHảiChâuvàquận Thanh
Khê thànhphốĐà Nẵng. HảiChâu là quận trung
tâm thànhphốĐà Nẵng. Toàn quậncó 12 phường
(mới tách thành 13 phường) với hơn 200.000 người.
Hải Châu là nơi có nhiều điểm tập trung dân cư và
có các đầu mối giao thông: sân bay, bến cảng, nhà
ga. QuậnHảiChâu còn tập trung nhiều điểm kinh
doanh, vui chơi giải trí và các dòch vụ khác. Thanh
Khê cũng là một quận trung tâm nằm sát Hải Châu,
có diện tích tự nhiên chỉ gần bằng quậnHải Châu.
Thanh Khê có 8 phường với tổng số dân hơn
160.000 người. QuậnThanh Khê nằm gần bờ biển
Khe in Da Nang city. Based on the findings from this study, recommendations were made to Da Nang
Public Health Association for its effective involvement in the care and support for PLWHAs in this
city. Qualitative research method and community survey were utilized in the study. The findings show
that almost PLWHAs in Da Nang were discriminated and self-stigmatized. Therefore, they often try
to hide their infection status, making it as a barrier for their access to necessary supports. The results
also reveal that although resources and supports for PLWHA in the community were available or mobi-
lizable, such activities as counseling, care and support for PLWHA in Da Nang were still limited. Study
findings suggest that the Public Health Association should play its role as bridging PLWHAs and those
resources/supports. In addition, the Association should co-operate with the health sector to promote
community-based intervention programs for PLWHAs, improve the quality of counseling, referral,
health care and other social services in order to better meet the need of PLWHAs.
Key words: People living with HIV/AIDS, care, support, discrimination, stigma, and self-stigma
Tác giả
* ThS. BS. Bùi Thò Thanh Mai: công tác tại Công ty tư vấn đầu tư y tế. Email: mai@cihp.org
** ThS.BS. Đỗ Mai Hoa - Phó trưởng bộ môn Quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học y tế công cộng.
Email: dmh@hsph.edu.vn
*** ThS.BS. Lê Bảo Châu - Giảng viên bộ môn Quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học y tế công cộng.
Email: lbc@hsph.edu.vn
**** BS. Phạm Thò Đào - Điều phối viên của Hội Y tế cộng cộng ĐàNẵng,Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng
Đà Nẵng. Email: daoaid@yahoo.com
***** BS. Ngô Thò Kim Phượng - Cán bộ của Hội Y tế cộng cộng ĐàNẵng, Trưởng Khoa PC AIDS Trung tâm y tế
dự phòng Đà Nẵng. Email: phuong_ngokim@yahoo.com.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 33
và có nhiều người dân sống bằng nghề đánh bắt
thủy sản trên biển.
Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng cả phương pháp
nghiên cứu đònh lượng và đònh tính. Nghiên cứu
đònh lượng nhằm đo lường thực trạng sức khỏe tinh
thần và thể chất của ngườicóH thông qua bộ câu
hỏi phỏng vấn ngườicóH về vấn đề dinh dưỡng, vệ
sinh phòng lây nhiễm và cách xử trí tại nhà một số
biểu hiện thường gặp đối với ngườicó H. Bộ câu hỏi
do nhóm nghiên cứu biên soạn dựa trên các bộ câu
hỏi có sẵn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
và được thử nghiệm tại Hà Nội vàĐà Nẵng. Điều
tra viên là cán bộ hội YTCC phường đồng thời là
cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống
HIV/AIDS được tập huấn về sử dụng bộ câu hỏi
phỏng vấn. Nghiên cứu đònh tính nhằm tìm hiểu
những thông tin sâu hơn về cuộc sống, tình trạng
tâm lý và nhu cầu được hỗtrợ của ngườicó H.
Đối tượng nghiên cứu là ngườicóH trong diện
được quản lý tạihaiquậnHảiChâuvàThanh Khê
của thànhphốĐà Nẵng. Theo báo cáo của Trung
tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng , số ngườicóH trong
diện quản lý trên đòa bàn haiquận là 135, tuy nhiên
do số người đang trong trại cải tạo và di biến động
lớn, nên số ngườicóHcó thể tiếp cận và phỏng vấn
được tối đa trong vòng 1 tháng là 34 người, trong đó
19 người ở quậnHảiChâuvà 15 người ở quận
Thanh Khê. Sau 1 tháng điều tra bằng phiếu hỏi, 14
người cóHtạiquậnHải Châu, nơi sẽ diễn ra can
thiệp được phỏng vấn sâu. Đây cũng là con số tối
đa có thể tiếp cận được trong số nhữngngườiđã trả
lời phiếu phỏng vấn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành các
cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với những
người thân chămsócnhữngngườicó H, và đại diện
của các ban ngành đoàn thể đang tham gia vào công
tác phòng chống HIV/AIDS trên đòa bàn thành phố
Đà Nẵng nhằm tìm hiểu về sự phối kết hợp của họ
trong công tác chămsócvàhỗtrợchonhững ngøi
có H, và các nguồn hỗtrợ về thể chất vàtinh thần
mà ngườicóHcó thể nhận được.
Kết quả phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được nhập
bằng phần mềm EPI Info 6 và phân tích bằng phần
mềm SPSS với mục đích xác đònh được thực trạng
sức khoẻ thể chất, tinh thần và các hỗtrợ hiện có
cho ngườicóH cũng như kiến thức và thực hành của
người chămsócngườicó H. Các cuộc phỏng vấn
được ghi băng, rải băng, mã hóa và phân tích bằng
phần mềm phân tích đònh tính Atlas ti 5.0 để xem
xét chất lượng cuộc sống của ngườicó H, sự chăm
sóc vàhỗtrợ của gia đình và cộng đồng với người
có Hvànhững nhu cầu/mong đợi của họ.
Báo cáo có sử dụng một số lời trích dẫn và để
đảm bảo tính bí mật và riêng tư, tên của những
người tham gia phỏng vấn đã được thay đổi nhưng
tuổi và giới vẫn được giữ như thực tế.
Nghiên cứu tuân thủ những qui đònh về đạo đức
nghiên cứu, đã được Hội đồng đạo đức của trường
Đại học Y tế Công cộng phê duyệt. Những người
tham gia nghiên cứu chỉ được phỏng vấn sau khi họ
được thông báo về mục đích nghiên cứu và đồng ý
tham gia. Bên cạnh đó, thông tin của người phỏng
vấn được đảm bảo chỉ sử dụng cho mục đích nghiên
cứu. Trước khi tham gia nghiên cứu, các điều tra
viên được đào tạo về đạo đức nghiên cứu và cách
thức hỗtrợcho đối tượng phỏng vấn khi cần.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thông tin chung về nhữngngườicó H
tại haiquậnHảiChâuvàThanh Khê
Tuổi trung bình của ngườicóH trong điều tra
trước can thiệp là 34.8 tuổi trong đó người cao tuổi
nhất là 56 vàngười ít tuổi nhất được phỏng vấn là
21. So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác
[5,6], số liệu này cho thấy sự tương đồng, những
người cóH thường là nhữngngười trẻ tuổi (73%
dưới 35 tuổi), do vậy họ thường đang ở độ tuổi có
đời sống tình dục mạnh và là lực lượng lao động
chính của gia đình, xã hội.
Trong tổng số 34 ngườicóH được phỏng vấn,
có 25 nam (73,5%) và 9 nữ (26,5%). Tuy có phần
giống như nhiều nghiên cứu khác là số nam thường
là nhiều hơn nữ trong số nhữngngườicó H, nhưng
số liệu này cũng thể hiện xu thế số nữ cóH đang
tăng nhanh hơn tạihaiquận này (số liệu toàn quốc,
nữ chỉ chiếm 14,6% trong năm 2006).
Tại hai quận, đa số ngườicóH được phỏng vấn
đã học hết cấp 2 hoặc cấp 3, chỉ có 1 người không
biết chữ và 3 ngườicó trình độ cao đẳng/trung
cấp/đại học. Có 18/34 (52.9%) ngườicóH tham gia
nghiên cứu đã kết hôn hoặc đang sống chung với
bạn tình. Chỉ có 1/34 trường hợp ly thân (2.9%) và
2/34 (5.9%) trường hợp vợ/chồng đã mất, số còn lại
13/34 chưa kết hôn (38%). Tỷ lệ người được phỏng
vấn chưa kết hôn ở quậnHảiChâu cao hơn ở quận
Thanh Khê. Một nửa số người được phỏng vấn đã
có con vàđa số hiện có 1 con.
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
3.2. Thực trạng sức khoẻ của ngườicó H
3.2.1. Sức khoẻ tinh thần: Khó chấp nhận
sống chung với HIV/AIDS
Gần 40% số người tham gia nghiên cứu được
thông báo nhiễm HIV trong khoảng từ năm 2003 trở
về đây, thậm chí có một số người vừa được thông
báo kết quả dương tính trong tuần trước khi được
phỏng vấn.
Hơn một nửa số người phỏng vấn (22/34) được
phát hiện khi xét nghiệm HIV trong thời gian ở
trung tâm 05-06 hoặc trong quá trình điều trò các
bệnh khác. Số còn lại tự nguyện đi xét nghiệm HIV
do thấy bạn chích hoặc bạn tình bò nhiễm. Tuy
nhiên, để quyết đònh có xét nghiệm hay không là cả
một quá trình đấu tranh tư tưởng của nhiều người.
Có người phải sau vài năm khi biết bạn chích chung
bò nhiễm mới đi xét nghiệm, cóngười được cán bộ
ở trung tâm 05-06 thông báo tình trạng nhiễm của
mình nhưng không chấp nhận, hoặc tỏ vẻ không tin.
Họ quyết đònh không đi làm xét nghiệm lại để
khẳng đònh tình trạng của mình.
Khi được hỏi về tình trạng tâm lý, kết quả này
tuỳ thuộc vào khoảng thời gian kể từ khi phát hiện
ra tình trạng HIV. Nhữngngười mới phát hiện ra có
tâm trạng rất lo âu, thậm chí có trường hợp trầm
cảm, nói rằng muốn tìm cái chết nhưngnhững người
đã phát hiện từ vài tháng trở về trước có tâm trạng
bình thản hơn, chấp nhận sự thật, cho dù trong lòng
vẫn suy nghó và buồn rầu về tình trạng của mình.
Tâm sự dưới đây của Hiền khẳng đònh điều này:
"Lúc đấy em cũng sốc lắm, đi xe máy mà
ngã Dần dần cố quên, bạn bè động viên, rồi em
cũng tìm đến công việc, và do mấy anh làm cùng
mấy anh động viên, những lúc rảnh thì cũng đến rủ
em đi chơi cho em đỡ buồn đỡ suy nghó, dần dần thì
em cũng quên, dần lấy công việc làm vui em cũng
cố là không nghó đến cái bò như thế nữa. Nhưng lắm
lúc mình vẫn cứ phải nghó đến, cũng không quên
được, những lúc buồn đầu mình vẫn nghó về cái đấy,
hoặc xem vô tuyến chiếu nhữngngười bò bệnh như
bọn em, em nghó là lúc nào đấy mình sẽ như kia
(Hiền, nam, phát hiện từ ba tháng trước).
3.2.2. Sức khỏe thể chất:
Quan sát ngườicóH trong quá trình phỏng vấn
cho thấy có tới gần 75% số đối tượng vẫn khỏe mạnh
như bình thường, có 7 trường hợp có vẻ ốm yếu nhưng
vẫn có thể đi lại và nói chuyện bình thường. Chỉ có 2
người có sức khỏe sút giảm rõ rệt, nói chuyện khó
nhọc hoặc phải nằm một chỗ, không tự đi lại được.
Khi hỏi về các vấn đề sức khoẻ trong một tháng qua,
tỷ lệ ngườicóHcó các dấu hiệu bất thường về sức
khỏe ở quậnHảiChâu cao hơn hẳn ở Thanh Khê
(79% ở HảiChâuvà 40% ở Thanh Khê). Sút cân và
sốt là hai dấu hiệu thường gặp nhất. Kết quả này cơ
bản phù hợp với kết qủa điều tra của Ban AIDS, Bộ
Y tế năm 2003[5] và Lê Trường Sơn năm 2005[4].
Dinh dưỡng: Hơn 80% số ngườicóH trong
nghiên cứu một ngày ăn từ 3 bữa trở lên. Số ăn từ
1-2 bữa/ngày chỉ chiếm có 6 người. Có 9 trường hợp
cho biết họ từng bò nhòn đói trong tuần qua, trong đó
có 5 người bò đói trên 2 lần/tuần. Lý do khiến họ
phải nhòn đói đa phần là do không có tiền mua thức
ăn. Có 2 trường hợp do công việc bận rộn nên không
kòp ăn. Vệ sinh dinh dưỡng của ngườicóH cũng là
một vấn đề cần chú ý. Có tới gần một nửa số người
có H được phỏng vấn cho biết trong tháng trước đó
họ có ăn các thức ăn sống như rau sống, gỏi cá và
gần 3/4 thì vẫn thường uống nước chưa đun sôi
(nước lã, đá làm từ nước lã).
Rèn luyện thể lực và lao động: Việc rèn luyện
thể lực trong nhóm ngườicóH tham gia phỏng vấn
dường như còn rất hạn chế. Có tới 82% đối tượng
phỏng vấn không bao giờ chơi một môn thể thao nào
và 65% không bao giờ tập thể dục. 14/34 người có
H được phỏng vấn (41%) cho biết họđã thay đổi
nghề nghiệp từ sau khi phát hiện bò nhiễm. Lý do
khiến họ thay đổi chủ yếu vì sức khỏe giảm sút,
không có khả năng tiếp tục công việc hiện tại nữa.
Chỉ có 1 ngườicho rằng họ phải chuyển việc vì bò
phân biệt đối xử. Hiện tại, hầâu hết họ là những
người không có nghề nghiệp và không có thu nhập
ổn đònh, sống chủ yếu dựa vào người thân, hoặc tham
gia làm những công việc tạm thời như xe ôm, thợ
xây, hoặc bán hàng rau tại các chợ. Rất nhiều người
phàn nàn rằng do thấy người nhanh mệt nên không
thể làm được việc như ngày trước. Hầu hết những
người cóHcó nhu cầu tìm được việc làm phù hợp,
không nặng nhọc nhưngcó thu nhập đủ cho cuộc
sống cơ bản của họ. Một ngườicóH tâm sự như sau:
"Nghề chính thì không có, chỉ có nghề phụ là đi
bốc vác hoặc phụ hồ. Lúc đầu thì khuân vác còn sau
thì bến xe giải toả rồi công việc cũng ít. Thời gian
mới về em làm việc nặng lắm. Sau đó một dạo em đi
chở hàng hoặc đi bốc vác hoặc là đi giữ xe cùng với
người ta. Với lại em thấy sức khoẻ mất hẳn đi, nhìn
bề ngoài thì thế này chứ hồi mới về cũng to lắm mà
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 35
càng ngày càng gầy càng ốm đi. Giờ em đi mua đồ
mang lên chợ trời bán buổi sáng kiếm 3 bữa. Cuộc
sống tạm đủ qua ngày. Em sống với mẹ già
(Thắng, 34 tuổi).
Điều trò nhiễm trùng cơ hội: Kiến thức của
người cóH về dự phòng nhiễm trùng cơ hội còn
nhiều hạn chế. Khi được hỏi về kiến thức phòng
chống nhiễm trùng cơ hội, đa số ý kiến chỉ nói được
là phải giữ vệ sinh sạch sẽ chứ cụ thể ra sao thì
không biết. Không cóngười nào nói được đủ cả 5 ý
(ăn sạch, uống sạch, ở sạch, vệ sinh cá nhân sạch
sẽ và uống thuốc dự phòng nhiễm trùng). Có 5
người nói rằng họ không biết nhiễm trùng cơ hội là
gì và làm thế nào để phòng nhiễm trùng thì lại càng
không biết.
Tỷ lệ ngườicóH trong nghiên cứu hiện đang
dùng thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội rất thấp,
chỉ là 3/34 người (8.8%) và đều thuộc quận Thanh
Khê. Còn lại gần 20 người là không dùng vàcó tới
11 trường hợp không biết gì về việc điều trò này.
Điều trò thuốc kháng vi-rút (ARV): Trong 34
trường hợp nhiễm HIV được phỏng vấn chỉ có 2
trường hợp đang uống thuốc kháng vi-rút (ARV) .
Nhiều người không hề biết thuốc kháng vi-rút là gì
hoặc có tác dụng gì.
Kết quả phỏng vấn ngườicóH về vấn đề điều
trò cũng phù hợp với thông tin thu được từ các cuộc
phỏng vấn các cán bộ y tế. Hiện tại, Đà Nẵng có
nhận được sự hỗtrợ của dự án LIFE/GAP do quỹ
PEPFAR tàitrợcho điều trò các bệnh nhiễm trùng
cơ hội. Còn nguồn thuốc cho điều trò ARV từ chương
trình mục tiêu quốc gia là 30 liều/năm. Tuy nhiên,
thành phố không có máy làm xét nghiệm CD4 nên
việc điều trò ARV hiện tại chỉ chủ yếu dựa vào thể
trạng lâm sàng của bệnh nhân. Vì vậy, nhiều bệnh
nhân có thể đã đủ tiêu chuẩn điều trònhưng không
được điều trò. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ phải tự chi
trả mọi chi phí khác như làm các xét nghiệm, mua
thuốc bổ xung, hoặc chi phí đi lại. Thêm nữa, điểm
điều trò nhiễm trùng cơ hội và ARV đều đặt tại bệnh
viện Da liễu của thành phố, một đòa điểm khá xa
trung tâm thànhphố (khoảng 10km), do vậy việc đi
lại đến bệnh viện này của các bệnh nhân, nhất là
các bệnh nhân có sức khoẻ yếu thường gặp rất nhiều
khó khăn.
3.3. Ý thức và hành vi phòng lây nhiễm
trong gia đình và cộng đồng:
3.3.1. Hành vi tránh chonhữngngười khác tiếp
xúc máu và dòch tiết của bản thân: Hầu hết người
có H được phỏng vấn đều có ý thức khá cao trong
việc phòng tránh lây nhiễm chongười khác, nhất là
những người hiện sống chung với mình. Không có
trường hợp nào dùng chung bàn chải đánh răng và
chỉ có một ngườicho biết họđã vô tình dùng chung
dao cạo râu với người khác. Ý thức phòng tránh lây
nhiễm chongười khác thể hiện ở việc tránh để
người khác tiếp xúc với máu mủ dòch tiết của người
có H. Trong số 34 người được phỏng vấn, 32/34
người cho biết họ không để dính máu, mủ dòch tiết
ra quần áo, chăn màn hoặc đồ dùng chung với gia
đình. Haingười còn lại, khi nghi ngờ có bò dính thì
cách xử lý của họ là giặt riêng với bột giặt như bình
thường. Như tâm sự của ông Hoà, 55 tuổi:
"Tính tôi thì cũng có ý thức, vì mình cũng được
trung tâm y tế dự phòng tư vấn nhiều rồi, những cái
gì mình cảm thấy cóhại là mình tìm cách mình
tránh. Ví dụ lỡ làm mà chảy máu là tôi chùi rửa vết
thương liền và lấy đồ cột lại, tôi không bao giờ để
dây ra, và mình tự biết chứ không để họ biết. Còn
thấy họ đổ máu thì mình lại tránh đi chỗ khác,
không phải là mình không muốn chămsóchọ nhưng
lỡ rủi do cái gì đó thì mình ân hận"
3.3.2. Quan hệ tình dục: Cuộc sống tình dục của
hầu hết ngườicóHđã thay đổi từ khi họ biết về tình
trạng nhiễm của mình. Chỉ gần một nửa số đối tượng
vẫn cóquan hệ tình dục với người khác và sử dụng
bao cao su để tránh lây nhiễm cho bạn tình. Qua
phỏng vấn sâu, rất nhiều người nghó là không thể
phòng tránh được cho bạn tình nên đã quyết đònh
kiêng hoặc hạn chế quan hệ. Cóngười nhận thấy
không có nhu cầu nữa, cóngườicho biết có nhu cầu
nhưng phải kiềm chế bản thân, vì sợ lây cho bạn
tình hoặc vì sợ bò ảnh hưởng đến sức khoẻ. Như trao
đổi với Thường:
"Từ khi mà biết tình trạng dương tính của mình
em không cóquan hệ tình dục nữa. Nói chung là ốm
đau như thế này nhiều khi nghó là gieo rắc cho họ
rồi cũng khổ, nên là không. Không thích. Không
biết sau này thì thế nào nhưng giờ thì không nghó
đến (Thường, nam, 22 tuổi).
Thậm chí cóngười ly thân với vợ vì sợ rằng nếu
quan hệ thì lây cho vợ, mà dùng bao cao su để
phòng tránh thì vợ sẽ phát hiện ra như trường hợp
của Nam:
"Mình thì có cảm giác bò cách đây gần một năm
rồi nên là cũng ly thân để tránh cho nó. Mình đã như
36 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
thế thì cũng muốn là để nó đi lấy chồng khác, nhưng
nó không chòu. Biện pháp phòng tránh thì biết rồi,
nhưng hai vợ chồng không bao giờ dùng bao cả mà
bây giờ dùng bao là nó đặt vấn đề ngay, không có
lý gì mà lại lấy bao ra dùng, ví dụ nó không đặt vòng
cơ thì dễ giải quyết. Ngày xưa hai vợ chồng vẫn như
thế, tự nhiên dùng bao nó lại đặt một cái dấu hỏi".
3.3.3. Sử dụng ma tuý: Tất cả nhữngngười được
hỏi đều trả lời là họ chưa bao giờ dùng hoặc là hiện
nay đã từ bỏ ma tuý. Trên thực tế, khó có thể khai
thác được đúng sự thật về việc sử dụng ma tuý tại
thành phốĐà Nẵng vì hiện tạithànhphố vẫn đang
triển khai "chủ trương 5 không" (Không cóhộ đói,
không cóngười mù chữ, không cóngười lang thang
xin ăn, không có giết người để cướp của, không có
người nghiện ma tuý trong cộng đồng).
3.4. Tham gia của nhữngngườicóH vào
các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Khi được hỏi về sự tham gia vào các hoạt động
tăng cường sự hòa nhập xã hội và phòng chống
HIV/AIDS thì chỉ có 8 trong tổng số 34 ngườicó H
cho biết họcó tham gia trong 3 tháng trở lại đây,
trong đó chủ yếu là tham dự các buổi hội họp hoặc
các hoạt động tuyên truyền về HIV tại đòa phương.
Nhiều người không tham gia vì không biết có những
hoạt động như vậy, vàcho rằng nếu có thì cũng
chưa biết sẽ đi hay không vì còn tuỳ thuộc vào việc
ai là người tham gia, ai tổ chức các hoạt động và nội
dung của các hoạt động đó như thế nào cho dù cũng
muốn tham gia. Ví dụ như tâm sự của Cường, thợ
thủ công:.
"Còn phải coi đối tượng đó như thế nào, làm ăn
đàng hoàng hay là như thế nào, có giúp đỡ lẫn nhau
hay không. Chứ còn sợ họ xì ke ma tuý rồi này nọ,
rồi sợ họ trước mặt thì thế nhưng sau họ làm lại
những cái khác thì mất công mình tham gia vào công
tác để mình lại trở lại (nghiện). Vì lẽ đó cho nên em
phải coi lại mới dám tham gia, chứ thực tế em cũng
muốn tham gia lắm".
Một điểm đáng lưu ý ở đây là mặc dù số đối
tượng phỏng vấn ở quậnThanh Khê ít hơn ở quận
Hải Châunhưng số người tham gia các hoạt động
tích cực này tạiquậnThanh Khê lại cao hơn ở Hải
Châu (ở Thanh Khê có 6 người trong khi ở Hải Châu
chỉ có 2 người). Như vậy, việc có tham gia hay
không còn tuỳ thuộc vào hoạt động phòng tránh
HIV triển khai tại các cơ sở đòa phương và cách thức
tổ chức các hoạt động này.
Trong số nhữngngười được phỏng vấn sâu tại
quận Hải Châu, có 6/15 người sẵn sàng tham gia
vào nhóm đồng đẳng, 3/6 người sẵn sàng đi tuyên
truyền chongười khác nhưng rất nhiều người (9/15)
không muốn gặp người khác, kể cả ngườicóH vì sợ
bộc lộ tình trạng nhiễm của mình.
3.5. Kỳ thò phân biệt đối xử và tự kỳ thò
Kỳ thò và phân biệt đối xử là một trong những
mối quan tâm lớn nhất của ngườicóHvàngười nhà
của họ. Hầu hết nhữngngười được phỏng vấn đều
nhắc đến sự kỳ thò. Họ sợ hàng xóm, họ hàng biết
được thì xa lánh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản
thân vànhữngngười thân. Nhiều người bán hàng sợ
"những người xung quanh biết sẽ không mua hàng"
của họ nữa. Nhữngngười khác lo sợ cho con cái họ,
họ sợ rằng "nếu mọi người biết tui bò bệnh, họ không
cho con họ chơi với con của tui nữa". Cóngười đã
từng bò kỳ thò bởi cán bộ y tế khi đi chữa bệnh " họ
thấy tui có chữ viết của khoa truyền nhiễm, họ xếp
sổ của tui xuống cuối cùng ". Và sự tự kỳ thò cũng
rất lớn. Sau đây là tâm sự của một ngườicó H, nam,
34 tuổi:
" Bệnh là bệnh thế kỷ, ai nghe cũng sợ. Thực
ra cũng nghe nhiều rồi, nói là bệnh HIV chỉ có lây
qua đường máu, đường tình dục chứ không lây qua
tiếp xúc. Nhưng nói là nói vậy thôi chứ người ta
nghe vô là người ta sợ rồi người ta xa lánh. Đồng ý
biết là không lây nhưng mà người ta nghe người ta
cũng sợ, xa lánh mình, hắt hủi mình. Mình nghe thấy
mình tủi, mình buồn, không hay cho bản thân mình.
Vì lẽ đó cho nên em âm thầm lặng lẽ bỏ qua
3.6. Sự hỗtrợ của gia đình và xã hội:
3.6.1. Hỗtrợ của gia đình: Người gần gũi và
chăm sóc thường xuyên nhất chonhữngngườicó H
thường là bố, mẹ, vợ, chồng và bạn tình của họ. Kết
quả phỏng vấn cho thấy trong sáu tháng qua, người
có H nhận được sự hỗtrợ của người ruột thòt, còn từ
vợ/chồng/ bạn tình hoặc người yêu là 44,1%. Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Trường
Sơn năm 2005[4] và điều tra tại 7 tỉnhnăm 2003[5],
nhưng cao hơn nhiều so với đánh giá công tác quản
lý, tư vấn vàchămsócngười nhiễm HIV/AIDS ở Đà
Nẵng của tác giả Đặng Văn Khoát và cộng sự năm
1998[2]. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu
trên được thực hiện cách đây chín năm, thời điểm
đó công tác truyền thông, tuyên truyền chưa làm
thay đổi quan niệm, nhìn nhận của gia đình về căn
bệnh này, đặc biệt là sự kỳ thò, phân biệt đối xử của
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 37
gia đình và cộng đồng đối với ngườicóH còn đang
gay gắt, công tác tư vấn chongườicóHvà gia đình
chưa tốt, nên ngườicóH sợ gia đình biết sẽ ruồng
bỏ kể cả vợ con[1,2]. Tuy nhiên, để tiến tới xoá bỏ
hoàn toàn sự xa lánh, ruồng bỏ của gia đình đối với
người có H, đòi hỏi chương trình phòng chống AIDS
cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa ở tất cả các
cấp và mọi nơi, mọi lúc về vấn đề chống phân biệt
đối xử với ngườicó H.
Nghiên cứu này còn cho thấy chỉ có 22,5%
người cóHcóngười nhà được tập huấn về cách
chăm sócchongườicó H. Chămsóctại nhà là một
hoạt động rất quan trọng trong lónh vực chăm sóc
hỗ trợngườicó H, dù có hay chưa có biểu hiện
triệu chứng nhiễm trùng cơ hội họ đều cần đến sự
chăm sóctại nhà của gia đình vàngười thân. Được
chăm sóctại nhà, ngườicóH sẽ được động viên,
hỗ trợ về mặt tinh thần, dinh dưỡng. Điều này sẽ
cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ sống lành mạnh
hơn, có ý nghóa hơn và đặc biệt là tạo động lực giúp
họ thay đổi hành vi nguy cơ, góp phần ngăn chặn
sự lây lan của dòch HIV/AIDS[6]. Vì vậy, cần đẩy
mạnh hơn nữa các hoạt động chămsóctại nhà,
cũng như tập huấn trang bò kiến thức tư vấn và kỹ
năng chămsóctại nhà chongườichămsóc trong
thời gian tới tạiĐà Nẵng.
3.6.2. Hỗtrợ từ bạn bè và đồng đẳng viên: Bên
cạnh đó, chỉ 8/34 người (23.5%) cóH nhận được
sự hỗtrợ từ bạn bè và đồng đẳng viên trong sáu
tháng qua.
3.6.3. Hỗtrợ của y tế: Kết quả điều tra còn cho
thấy, chỉ có 10/34 ngườicóH nhận được sự quan
tâm, hỗtrợ từ phía các cán bộ y tế, chủ yếu là y tế
phường trong sáu tháng qua. Tuy nhiên, điểm đáng
chú ý là nhữngngười nhận được hỗtrợ của cán bộ
y tế chủ yếu tập trung ở quậnThanh Khê với 9/10
trường hợp trong khi chỉ có một ngườicóH ở quận
Hải Châu nhận được sự giúp đỡ này. Tìm hiểu sâu
hơn về nhữnghỗtrợ cụ thể mà nhữngngườicó H
nhận được từ các cán bộ y tế cho thấy nhữnghỗ trợ
này chủ yếu là tư vấn xét nghiệm, khám chữa bệnh,
cung cấp bơm kim tiêm và bao cao su miễn phí. Về
nơi khám, chữa bệnh đầu tiên khi ốm đau, người có
H chủ yếu là đến trạm y tế phường (44,0%), còn lại
đến trung tâm y tế quậnvàthành phố, bệnh viện đa
khoa, bệnh viện da liễu và Hội chữ thập đỏ.
3.6.4. Chính quyền, đoàn thể và các tổ chức: Sự
hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức từ thiện đối
với đối tượng nghiên cứu còn rất hạn chế (chỉ có 2
người nhận được sự hỗtrợ từ các tổ chức này trong
vòng 6 tháng qua). Trong các cuộc phỏng vấn và
thảo luận nhóm, các tổ chức chính quyền cấp
phường/quận/thành phố, Sở Lao động thương binh
xã hội, Hội Phụ nữ và Hội Chữ thập đỏ có mô tả về
hỗ trợ của các đơn vò này với nhữngngườicóH trên
đòa bàn thànhphố như tặng quà, cấp gạo, cấp vốn
làm ăn, sửa chữa nhà cửa, động viên, thăm hỏi
Tuy nhiên, những hoạt động này chưa được thường
xuyên (có thể dựa vào thời gian hoạt động của dự
án nào đó) và không phải tất cả nhữngngườicó H
đều dễ dàng tiếp cận các hỗtrợ này. Nhữnghỗ trợ
này thường chỉ khu trú cho một số đối tượng đặc biệt
mà nhữngcơ quan, đoàn thể này quan tâm như
những người thuộc diện nghèo, phụ nữ, trẻ vò thành
niên. Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục để tiếp
nhận các hỗtrợ này hiện rất phức tạp, những người
có H phải mất nhiều thời gian và đi qua rất nhiều
khâu xét duyệt. Cộng thêm với sự phân biệt đối xử,
kỳ thò và tự kỳ thò như đã nêu trên, chỉ có rất ít người
có H dám bộc lộ với các cơ quan, đoàn thể để tiếp
cận nhữnghỗtrợ này.
4. Bàn luận
Nỗi ám ảnh về căn bệnh HIV/AIDS vẫn đè
nặng trong tâm tưởng của nhữngngườicóHtại Đà
Nẵng. Tình trạng này cũng đã được nhắc tới trong
nghiên cứu của Khuất Thu Hồng năm 2004 [1].
Chính nỗi ám ảnh này đã đẩy nhữngngườicóH thu
mình lại, không dám bộc lộ về tình trạng họ với
những người thân, với với nhữngcơ quan, ban ngành
liên quan. Tình trạng này hết sức phổ biến tại Đà
nẵng, có rất nhiều người mặc dù đã được xác đònh
có H, nhưngđã từ chối sự hỗ trợ, giúp đỡ của các
cán bộ y tế vì họ sợ lộ diện với nhữngngười khác.
Đây chính là rào cản lớn cho công tác phát hiện,
chăm sóc, hỗtrợchonhữngngườicó H, từ đó dẫn
đến tình trạng hết sức khó khăn trong công tác
phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tạo ra
phần "tảng băng chìm" của nhữngngườicóH tại
thành phốĐà Nẵng nặng nề hơn.
Mô hình các nhóm tự lực của nhữngngườicó H
hiện đang được coi là nguỗn hỗtrợ tích cực về mặt
tinh thần chonhữngngườicóH vì họ dễ dàng được
trao đổi chia sẻ với nhữngngười cùng cảnh ngộ.
Nếu được tổ chức tốt, các nhóm này không chỉ giúp
cho bản thân nhữngngườicóHcó được cuộc sống
tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn mà nhiều nhóm còn
có những hoạt động tích cực, hỗtrợchonhững người
38 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
khác, tham gia vào các hoạt động có ích khác cho
cộng đồng như tham gia các hoạt động tư vấn, tuyên
truyền phòng chống HIV/AIDS, chămsóc cho
những trẻ em vàngười lớn cóH khác, tham gia lao
động sản xuất[12] Tuy nhiên, hiện tạiĐà Nẵng
hầu như chưa thành lập được nhóm tự lực nào, chỉ
có một vài câu lạc bộ đồng cảm do Hội kế hoạch
hóa gia đình hỗ trợ. Do vậy, trong tương lai, cần có
cơ chế để khuyến khích nhữngngườicóH tự tổ chức
các nhóm tự lực và tham gia hỗtrợchămsócvà điều
trò chonhữngngườicóHtại nhà.
Chúng tôi thấy, trạm y tế phường là đơn vò dòch
vụ y tế tiếp cận sớm nhất với cộng đồng, do vậy cần
có sự hỗtrợvà tăng cường năng lực của các cán bộ,
đặc biệt là cho cán bộ chuyên trách để họcó thể đáp
ứng một phần lớn việc chămsóc về sức khoẻ cho
người cóHtại cộng đồng.
Mặt khác, ở Đà Nẵng đãcó sự tham gia phối hợp
của các đơn vò, tổ chức xã hội trong phòng chống
HIV/AIDS, nhưng sự tham gia đó còn chưa nhiều và
không thường xuyên. Các hỗtrợ mà các ban, ngành,
tổ chức và các nhà hảo tâm dành chonhững người
có H là sẵn cóvàcó thể huy động thêm được, còn về
phía nhữngngườicóH cũng mong muốn nhận được
những hỗtrợ đó, nhưng do cónhững rào chắn như sự
tự kỳ thò từ phía nhữngngườicó H, các thủ tục hành
chính phức tạp mà nhữngngườicóHtạithành phố
Đà Nẵng hiện chưa nhận được nhữnghỗtrợ mà họ
có thể nhận được. Để tăng cường công tác chăm sóc,
hỗ trợchongườicó H trong thời gian tới, cần có một
cơ quan là cầu nối để huy động những nguồn lực, hỗ
trợ này và kết nối giữa nhữnghỗtrợvà nguồn lực sẵn
có trong cộng đồng và nhu cầu chính đáng của những
người có H. Việc đẩy mạnh công tác vận động, kêu
gọi sự tham gia của các tổ chức xã hội, các cá nhân
và tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, nhóm
cộng đồng, ngườicóH cùng gia đình họ là hết sức
cần thiết để hìnhthành môi trường thuận lợi, không
phân biệt đối xử trong việc chăm sóc, hỗtrợ cho
người cóHtạithànhphốĐà Nẵng.
Vì vậy, trong thời gian tới khi Hội Y tế công
cộng tham gia vào hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, tư
vấn chonhữngngườicó H, Hội nên đóng vai trò
làm cầu nối để giúp huy động và tổng hợp những
nguồn lực và sự hỗtrợ sẵn có của các cá nhân, tổ
chức, ban, ngành đoàn thể trong cộng đồng. Đồng
thời, các thành viên của Hội nằmtại các tuyến cơ
sở (tuyến quậnvà phường) cần phát hiện những
nhu cầu cụ thể của từng ngườicó H, đôi khi còn
giúp họ nhận biết được những nhu cầu về sức khoẻ
tinh thần vàchăm sóc, điều trò bệnh (nếu như họ
chưa biết), từ đó giới thiệu và giúp họ nhận những
nguồn lực vàhỗtrợ trong cộng đồng phù hợp với
nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, Hội có thể giúp
những ngườicóHthành lập các câu lạc bộ hoặc các
nhóm tự lực để khuyến khích họ tự đóng góp và
tham gia các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn cho
bản thân vàchonhữngngười khác cùng cảnh ngộ,
và tham gia các hoạt động có ích khác cho xã hội.
Ngoài ra, Hội Y tế công cộng cũng nên phối hợp
với hệ thống y tế, là cơquancó vai tròvà trách
nhiệm chính trong hoạt động chămsóc sức khoẻ
nhân dân và cụ thể là chonhữngngườicó H, đẩy
mạnh các chương trình can thiệp tiếp cận tại cộng
đồng đối với ngườicó H, nâng cao chất lượng các
dòch vụ tư vấn, dòch vụ chămsóc sức khoẻ và các
dòch vụ xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn muốn/nhu
cầu của ngườicó H.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 39
Tài liệu tham khảo
1. Khuất Thu Hồng, N.V. ánh, và J. Ogden (2004), Tìm hiểu
về sự kỳ thò liên quan đến HIV/ AIDS ở Việt Nam, Viện
Nghiên cứu phát triển xã hội: Hà Nội. tr. 55.
2. Đặng Văn Khoát và CS (1998): Đánh giá công tác quản
lý, tư vấn, chămsócngười nhiễm HIV/AIDS tạithành phố
Đà Nẵng, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Kính (1995), Quản lý lâm sàng vàchăm sóc
người nhiễm HIV/AIDS, Nhiễm HIV/AIDS -Y học cơ sở
lâm sàng và phòng chống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
Trang 160-167
4. Lê Trường Sơn (2005), Thực trạng quản lý, tư vấn, chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình ở một số khu vực
trọng điểm tỉnhThanh Hoá năm 2004
5. Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế (2003): Báo cáo kết quả
lượng giá nguy cơ nhiễm HIV ở 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tónh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng năm
2002, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế (2005): Hướng dẫn phác
đồ điều trò HIV/AIDS, nhà xuất bản y học, Hà Nội
7. Bộ Y tế (2000), Ước tínhvà dự báo nhiễm HIV/AIDS ở
Việt Nam giai đoạn 2001- 2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
8. Chương trình dự phòng HIV/AIDS của tổ chức Sức khoẻ
Gia đình Quốc tế (FHI) tại Việt Nam (1999 - 2002): Điều tra
giám sát hành vi HIV/AIDS Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng,
TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
9. Cục phòng chống AIDS Việt Nam, Bộ Y tế (2005): Báo
cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2005.
10.http://www.isds.org.vn/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid
=109 ngày 15/3/2005
11. Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng (2005) Báo cáo Hoạt
động phòng chống AIDS tạithànhphốĐà Nẵng.
12. Văn phòng dự án Life - GAP, Bộ Y tế (2003): Chẩn đoán
điều tròvàchămsócngười nhiễm HIV/AIDS, nhà xuất bản
y học, Hà Nội.
13. Jick, T.D., Mixing qualitative and quantitative methods:
triangulation in action, in Qualitative Methodology, J. Van-
Maanen, Editor. 1983, Sage: Beverly Hills, California. p.
135-148.
14. MOH, Palliative Care in Vietnam: Findings from a
Rapid Situation Analysis in Five Provinces 2006, Ministry
of Health.
15. WHO, The use of antiretroviral therapy: a simplified
approach for resource-constrained countries. 2002, World
Health Organization.
16. WHO, Towards universal access: Scaling up priority
HIV/AIDS interventions in the health sector. 2007, World
Health Organization.
. NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 31 Tình h nh chăm sóc và h trợ cho những người có H tại hai quận H i Châu và Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, năm 2006 ThS. BS. Bùi Thò Thanh. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 2006 tại quận H i Châu và quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng. H i Châu là quận trung tâm thành phố Đà Nẵng. Toàn quận. thực hiện với hai mục tiêu chính:1) Xác đònh tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của người có H, và 2) Tìm hiểu thực trạng chăm sóc, h trợ h từ phía gia đình và xã h i tại hai quận H i Châu và Thanh