| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 17
Tổn thươngHIV/AIDScủalaođộngđilàm
ăn xavàhậuquảđốivớinhữngngườiở lại
PGS. TS. Đặng Nguyên Anh(*)
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về di dân và sức khoẻ tập trung xem xét ngườidi cư và ít chú
trọng đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe và phúc lợi củanhữngngườiở lại. Bài viết này
nhằm tìm hiểu tác động về mặt sức khỏe củalaođộngđilàmănxa từ góc độ cộng đồng đòa phương.
Thoát ly đilàmcủa quần thể laođộng nông thôn và nguy cơ phơi nhiễm đốivới các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS khi xa nhà có thể tác động đến người thân và gia đình
khi họ về thăm nhà hoặc quay về sống tại quê hương. Vấn đề rất đáng quan tâm là sự lây nhiễm
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà ngườiđilàmănxa đem về cho vợ/chồng của
mình ở quê nhà. Người phụ nữ nông thôn và nhất là người vợ thườngở vò trí bò động, dễ tổn thương
đối với HIV do từ người chồng đilàmănxa đem về. Đốivới nhiều gia đình, đó là những mối quan
hệ giằng xé giữa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDSvới tình yêu, tình cảm vợ chồng, thu nhập và nguồn
sinh kế mà di cư đilàmănxa đem lại. Bài viết kết luận bằng một số đề xuất khuyến nghò phù hợp
đối với chính sách và chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu cần được bảo vệ và các kỹ năng phòng
chống HIV/AIDS trong cộng đồngdi cư cũng như cộng đồngởlại quê nhà, theo hướng xây dựng các
mô hình di cư an toàn.
Từ khóa: Di cư, phơi nhiễm.
The HIV/AIDS Vulnerability of Labour
out-Migrants and its Consequences on
the Left-behind
Most previous studies on migration and health have focused on the migrants themselves. Little is
known about the health and well-being of those who remained in the source communities. This paper
is aimed at exploring how labour migration and its health risk effects can be assessed at a local con-
text. The out-migration of the rural labours and their exposure to STDs, including HIV/AIDS, can
put families at risk. Of foremost concerns are the HIV/STD transmissions which the migrants pass
on to their left-behind spouses. Women and wives are in a passive and vulnerable position of con-
tracting HIV from migrant husbands. For many families, there exist tensions between the HIV/AIDS
risk, love, affection, income and secured livelihoods brought about by out-migration. The paper con-
cludes with relevant recommendations for policies and programs, aiming at building models of safe
mobility.
Key words: Migration, exposure
Tác giả:
PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai -
Hà Nội. Email: danganhphat@yahoo.com.
18 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Tính đến ngày 30/10/2006, số bệnh nhân nhiễm
HIV tích luỹ đã được thông báo chính thức tại Việt
Nam là 112.444 trường hợp, trong đó số đã chuyển
sang giai đoạn AIDS là 19.152 ca và số đã tử vong
vì AIDS là 11.555 ca. Tuy nhiên con số ước tính
trên thực tế cao gấp ba lần và theo dự báo, sẽ có tới
1 triệu ca nhiễm HIV vào năm 2010. Mặc dù tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS trên cả nước vẫn dừng lạiở mức
0,44% song tình trạng lây nhiễm HIV đã lan ra cộng
đồng và có xu hướng trẻ hoá. Các trường hợp nhiễm
HIV đã được ghi nhận tại tất cả 64 tỉnh thành của
cả nước, trên đòa bàn của 50% xã phường hiện nay.
Đa số bệnh nhân nhiễm HIV trong nhóm tuổi 20-29
(chiếm 55,3%) trong đó nam giới chiếm 85% số
nhiễm phát hiện được. Trong những năm gần đây,
lây truyền HIV diễn ra dễ dàng hơn và trở nên phức
tạp hơn [5]. Bên cạnh con đường lây truyền chính
qua tiêm chích ma tuý (51,4 %), nam giới là khách
làng chơi còn quan hệ với gái mại dâm hoặc có tình
dục đồng giới và truyền virut cho vợ hay bạn tình
của mình, rồi đến lượt mình những bạn tình này lại
có thể có quan hệ tình dục vớingười đàn ông khác.
Đó là chưa kể đến tình trạng để có tiền tiêm chích
hoặc được bao thuốc miễn phí, gái mại dâm sẵn
sàng đi khách và quan hệ với nhiều bạn tình, từ đó
HIV/AIDS lan rộng ra cộng đồng.
Trong tất cả các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
nói trên thì di biến động dân số lại ít được xem xét
(UNAIDS và WHO) [7]. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS khá phổ biến trong nhóm người có tiền
sử đilạivàdi biến động nhiều. Hầu hết những người
đi làmănxa quê hương khi về thăm nhà, vợ chồng
đoàn tụ theo đònh kỳ. Đốivới nhóm laođộngđi làm
ăn xa, sau những lần trở về và ra đi theo mùa vụ,
lao độngdi cư có thể để lạitổnthương HIV cho
những người thân ởlại quê hương. Tuy nhiên, có rất
ít những nghiên cứu giám sát dòch tễ học ở châu Á
được tiến hành trong nhóm ngườilaođộngdi cư
(UNAIDS[8]. Tại Việt Nam, tình hình nhiễm HIV
trong nhóm dân số di cư và các yếu tố dẫn đến sự
tổn thương HIV còn ít được biết đến. Laođộngdi cư
sống vàlàm việc ởnhững nơi có tỷ lệ nhiễm HIV
cao như trung tâm đô thò, khu công nghiệp, biên
giới, cảng biển, vùng mỏ, đào đãi vàng Trong
hoàn cảnh đilàmăn có tiền, lại không có sự kiểm
soát của cộng đồng hay gia đình ở bên nên một số
người có điều kiện quan hệ với gái mại dâm, có bạn
tình, sử dụng và tiêm chích ma tuý. Trong khi đó,
do vò thế pháp lý yếu thế tại nơi đến nên lao động
di cư thiếu những kiến thức phòng tránh các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả
HIV/AIDS và ít có điều kiện tiếp cận các dòch vụ y-
tế công cộng. Điều này càng làm trầm trọng thêm
những rủi ro và nguy cơ tổnthươngđối với
HIV/AIDS trong nhóm dân di biến động.
Cơ sở nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu một
số yếu tố gây nên tổnthươngvới HIV trong nhóm
lao độngdi cư, kiếm sống ở nơi khác và tác động
đến nhữngngười thân ởlại từ góc độ lây nhiễm
HIV/AIDS. Đây là chủ đề còn ít được biết đến, song
có ý nghóa lớn đốivới việc xem xét các chính sách
phát triển nông thôn cũng như tạo cơ sở khoa học
cho những hỗ trợ can thiệp nhằm ngăn chặn tốc độ
lây lan của đại dòch AIDS ra ngoài cộng đồng.
2.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá này sử dụng phương pháp
đònh tính để thu thập số liệu với các kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung (FGD), phỏng vấn sâu cá nhân
(IDI). Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực
hiện vớinhữngngười đã từng đilàmănxavà với
những ngườidi biến động đang trong thời gian thăm
nhà. Để có thể thu thập được những thông tin toàn
cảnh về đời sống gia đình, người thân (vợ/chồng;
mẹ đẻ) của họ cũng tham gia thảo luận. Tất cả các
đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích
cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để đối
tượng tham gia tự nguyện và cung cấp các thông tin
chính xác. Tính riêng tư trong việc thu thập thông
tin đều được đặc biệt nhấn mạnh, và thực hiện
nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu. Các
cuộc thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu cá
nhân chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý tham
gia củađối tượng. Các thông tin được giữ kín, không
gắn với tên củangười được phỏng vấn.
Những ngườiđồng ý tham gia phỏng vấn có
nam, có nữ, đã xây dựng gia đình và chưa kết hôn,
người đilàmănxa cũng như ngườiở lại. Độ tuổi của
người trả lời từ 18-54, nhưng số đông chủ yếu trong
nhóm tuổi dưới 35 tuổi. Nhiều người đã có một quá
trình đilàmănxa nhà, đến nhiều tỉnh thành và vùng
miền khác nhau. Thành phần tham gia phỏng vấn
đảm bảo sự đa dạng về giới tính, tuổi vàđôi khi
trong điều kiện cho phép cả về nghề nghiệp. Kiến
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 19
thức, thái độ, quan niệm về việc nhiễm và lây
truyền HIV được tìm hiểu kỹ trong quá trình thu
thập thông tin.
Bảng 1 tóm tắt thông tin về đối tượng tham gia
phỏng vấn. Tổng số, có 5 cuộc thảo luận nhóm và
15 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được thực hiện, với
tổng số 48 đối tượng có đặc trưng nhân khẩu xã hội
khác nhau. Một số đã từng đilàmănxa trước đây,
nay quay về quê nhà sinh sống. Một số khác đang
về thăm nhà, và tất nhiên không thể thiếu được
những người vợ/chồng củađối tượng hiện đang đi
làm ăn xa.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Laođộngđilàmăn xa
Điều kiện sống, nơi ăn chốn ởcủalaođộng đi
làm ănxa là nhân tố gây tổnthươngđốivới sức
khoẻ. Đại đa số sống tại nhà trọ hoặc lều quán dựng
ngay tại nơi làm việc. Trong nhiều trường hợp, 10-
15 nam giới có thể ở chung một diện tích 20m
2
và
ăn ngủ luôn trên sàn nhà. Thường thì nơi ở không
có nhà vệ sinh. Giếng khoan là nguồn nước sinh
hoạt chủ yếu khi làmở thành thò hoặc sông suối ở
nông thôn. Do công việc khá nặng nhọc và điều
kiện sống thiếu thốn tại nơi đến, một số người bò sốt
rét hay sốt cao. Đốivớilaođộng nữ ở trọ thì các
điều kiện sinh hoạt cũng không khá hơn là bao.
Công trình phụ ởnhững điểm ngụ cư này thường là
nơi tắm chung và sẽ không còn chỗ nếu đi tắm
muộn. Đốivới một số nghề laođộng phổ thông như
chò em bán chuối rong hay nam giới đạp xích-lô chở
hàng thì ngườilaođộng phải thức giấc từ sớm để có
thể kòp đến các chợ đầu mối họp vào ban đêm hoặc
rạng sáng. Không phân biệt nam nữ, tất cả đều sẵn
sàng chấp nhận những điều kiện sinh hoạt thiếu
thốn để giữ nghề và có đủ tiền cho gia đình.
Người laođộng không chỉ trải nghiệm những gì
xảy ra trong cuộc sống khi xa nhà mà còn thay đổi
cả những hành vi của mình. Kết quả từ nhiều cuộc
thảo luận vớingườilaođộngđilàmănxa cho thấy
họ có những thay đổi hành vi cùng vớidi cư như
uống rượu, hút thuốc, một số thử hít heroin, ma tuý,
đánh bài: "Vào những ngày mưa to, khi không đi
làm được cả nhóm chơi bài, góp một ít tiền. Những
người trẻ chưa có gia đình thì đi vui vẻ. Bọn trẻ
không tiết kiệm được nhiều tiền như chúng tôi, vì
chúng nó đi uống, hát karaoke, và chơi gái”. (Nam,
công nhân xây dựng, 39 tuổi, 2 con).
Nam thanh niên đã có gia đình cũng gặp hoàn
cảnh như vậy khi họ sống xa vợ con. Với các trường
hợp này, sống xa nhà cũng là cơ hội tránh được sự
kiểm soát của cha mẹ, gia đình, láng giềng, trong
khi đó, trong túi lại có tiền mặt. Việc bạn bè mời
mọc rủ nhau ra quán ăn uống và sau đó chơi bời là
khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt, nhữngngườiở thuê
nhà riêng thường cho biết họ có quan hệ tình dục với
gái mại dâm hoặc bạn tình dễ dàng hơn do không
phải lo lắng e ngại bạn bè cùng quê biết.
Còn vớilaođộng nữ khi xa nhà, tuy nguy cơ
dính dáng đến ma tuý, cờ bạc hay tệ nạn xã hội là
rất thấp, song chò em làm các nghề như bán hàng
rong, gánh thuê, lau chùi nhà cửa, giúp việc quán
xá lại gặp phải những rủi ro khác. Nguy cơ mà chò
em thường đề cập là sự quấy rối vàlạm dụng tình
dục củanhững ông chủ thuê mướn laođộng và
những kẻ xấu. Bản thân laođộng nam cùng khu trọ
cũng lợi dụng những phụ nữ xa nhà. Qua trao đổi
thảo luận, kết quả còn cho thấy một số nữ thanh
niên trẻ bò rơi vào cạm bẫy và trở thành người phục
vụ tại các quán cà phê mà nhiều khi không hay biết
rằng nguy cơ tổnthương HIV là rất lớn:
"Cô em sống ở thành phố Hồ Chí Minh, cô ấy
gọi em vào bán càfê cho cô ấy. Em sống cùng gia
đình cô nhưng buổi tối thì phục vụ khách khi quán
bắt đầu mở. Cũng đã xảy ra chuyện ấy với khách
đến quán. Cô ấy trả em rất cao và em quyết đònh bỏ
nghề thêu trong xí nghiệp”. (Nữ, 26 tuổi, độc thân).
3.2. Trải nghiệm củanhữngngườiđi làm
ăn xa về vấn đề sử dụng ma tuý
Nhiều laođộng khi đilàmănxa đã thử sử dụng
ma tuý cùng với nhóm bạn, mà đa số là do bò rủ rê,
lôi kéo, tò mò, do áp lực của công việc và đặc biệt
là do sống xa gia đình. Lúc đầu là thử hút, và sau
khi đã quen rồi chuyển sang tiêm chích. Một trường
hợp người được hỏi đã cho biết hành vi của mình
thay đổi chỉ sau 1 năm làm việc: Đầu tiên là hút thử
với bè bạn, hút 3 lần một ngày, sau đó chuyển sang
chích heroin 1-2 lần/ngày giá cao khoảng 300.000
đồng/ngày. Sau đó gia tăng cường độ, chích 5-6
lần/ngày sử dụng loại thuốc đen rẻ tiền chỉ mất
20.000 đồng/ngày . Đốivớingười nghiện chích, lần
đầu tiên là chích cocain/heroin, sau khi đã làm quen
với hút thuốc phiện. Song do hút thì cần phải có chỗ
để hút, nên dễ bò công an phát hiện, do đó họ đều
có xu hướng chuyển sang tiêm chích:
"Năm 1996, khi mà ma tuý bò cả xã hội lên án,
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
việc hút trở nên không thuận tiện nữa vì chẳng có
nơi nào bán cả, nên chúng em đã chuyển sang
chích”. (Nam, tiêm chích, HIV+, 28 tuổi, 1 con).
Thông thường, nhữngngười tiêm chích dùng
chung bơm kim tiêm lần đầu phải giúp nhau tìm
tónh mạch (ven) mới. Điều này dẫn đến nguy cơ sử
dụng chung bơm kim tiêm ngay từ trong lần đầu
tiêm chích. Tuy nhiên lý do cho thấy thật đa dạng,
và trong hoàn cảnh rất khác nhau:
"Vì mắt cháu kém nên không thể tự tìm tónh
mạch cho mình được. Cháu phải nhờ bạn giúp,
chẳng biết chúng nó dùng xi lanh mới hay cũ nữa”
(Nam, tiêm chích, 23 tuổi, độc thân).
"Khi 5 đứa bọn em cùng chờ để chích thì chỉ có
3 xi lanh thôi, nên một người phải rửa bơm kim tiêm
bằng nước trước khi chích. Về sau cứ hai người
chung một bơm kim tiêm”. (Nam, tiêm chích, 42
tuổi, đã kết hôn).
3.3. Sử dụng bao cao su và nhận thức về HIV
Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài, bao cao
su được sử dụng chủ yếu như là biện pháp tránh thai
và ít được tuyên truyền như một phương tiện để
ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Trong
nhiều giai đoạn thăng trầm của chương trình Dân số
- Kế hoạch hoá gia đình, vòng tránh thai vẫn là biện
pháp tránh thai phổ biến được tuyên truyền sử dụng
ở nông thôn. Có nhiều bằng chứng cho thấy từ các
nghiên cứu khác là bao cao su ít khi được sử dụng
trong nhóm khách làng chơi [6]. Nam giới mua dâm
sẵn sàng trả thêm tiền cho gái để không phải sử
dụng bao cao su hoặc bản thân gái mại dâm cũng
tuỳ khách quen hay sơ mà sử dụng [1,2]. Tỷ lệ sử
dụng bao cao su và sử dụng thường xuyên của gái
mại dâm được báo cáo là không quá 20% ở một số
tỉnh được tiến hành khảo sát như Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang[4].
Kết quả phỏng vấn tiến hành tại Vũ Tây, Thái
Bình cho thấy tỷ lệ sử dụng bao cao su thấp trong
nhóm laođộng nam đilàmănxa mặc dù hầu hết ý
thức được rằng bao cao su có thể giúp ngăn ngừa
được HIV và các bệnh xã hội. Nam giới phản ứng
khá gay gắt với việc dùng bao cao su để phòng lây
truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình
dục bởi vì trong ý kiến của họ “bao cao su không
thích hợp vớinhữngngười chung thuỷ như chúng tôi"
(Nam giới, 39 tuổi, 2 con). Đây là một nghòch lý phản
ánh nhận thức và kiến thức phòng chống HIV/AIDS
của laođộngđilàmănxa còn thiếu và yếu.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhiều nam
giới trong nhóm laođộngđilàmănxa cho biết họ
đã có quan hệ với gái mại dâm và bạn tình. Rất ít
đối tượng sử dụng bao cao su và không ai thừa nhận
đã sử bao cao su thường xuyên khi có quan hệ tình
dục với gái mại dâm: "Gái bán dâm không dám yêu
cầu khách hàng sử dụng bao cao su bởi vì họ được
trả tiền. Khi chúng tôi uống rượu say, chúng tôi
không sử dụng bao cao su. Nhiều khi đã ở trong rồi
thì rút ra để đi bao cũng không có tác dụng gì”
(Nam giới, buôn bán nhỏ, 28 tuổi).
Tuy có những hành vi nguy cơ cao như vậy song
tất cả đều mong muốn mình không bò dính vào bệnh
tật vàlại càng không muốn để vợ con biết chuyện
vui vẻ khi xa nhà. Vấn đề là ở chỗ không một ai
trong mẫu khảo sát cho biết có sử dụng bao cao su
khi về thăm nhà. Điều khá ngạc nhiên là đối với
người vợ ởlại quê hương, hầu hết các chò đều biết
rằng đàn ông không chung thuỷ khi làmănxa nhà.
Không một trường hợp được phỏng vấn nào cho
rằng chồng mình có sử dụng bao cao su khi có quan
hệ tình dục với gái mại dâm: "Tôi xin đánh cuộc
rằng họ không bao giờ sử dụng vì ngay cả với vợ họ
còn không dùng nữa là vớingười phụ nữ mới gặp thì
họ càng không sử dụng bao cao su”. (Nữ nông dân,
26 tuổi, 2 con). Nhận đònh này phản ánh sự hiểu
biết của chò em đốivới hoàn cảnh và cuộc sống của
người chồng khi làmănxa nhà. Dường như trong
suy nghó của chò em, việc đàn ông tìm đến gái mại
dâm khi cô đơn là có thể chấp nhận được: "Tôi để
cho anh ấy đi, điều quan trọng nhất là anh ấy mang
tiền về nhà. Xa nhà, xa vợ con, tôi không ngăn anh
ấy đến với các thú tiêu khiển được, ngay cả chuyện
quan hệ nam nữ”. (Nữ nông dân, 32 tuổi, 2 con).
Tuy nhiên, chò em lại luôn tự nhủ và tin rằng
nếu người vợ chung thuỷ với chồng thì bản thân họ
sẽ không bò nhiễm HIV. Một số hiểu rằng họ có thể
bò nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ
người chồng nhưng không ai nghó đến việc lây
nhiễm HIV. Điều này cho thấy kiến thức và hiểu
biết của chò em về căn bệnh này còn rất hạn chế.
Công tác tuyên truyền và thông điệp truyền thông
HIV/AIDS chưa thực sự sâu rộng đốivới chò em phụ
nữ nông thôn cũng như đốivới cộng đồngở lại. Hạn
chế này còn được thể hiện qua tâm sự của một số
chò em về những khó khăn trở ngại về mặt xã hội
và chương trình khi tiếp cận với bao cao su: "Em đã
đặt vòng, vì vậy mà không được nhận bao cao su từ
chương trình cộng đồng. Ngoài ra, em không dám
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 21
mua bao cao su khi chồng đi vắng, mẹ chồng em sẽ
căn vặn ngay, và thậm chí anh ấy cũng nghi ngờ
lòng chung thuỷ của em”. (Nữ nông dân, 26 tuổi, 2
con). Rõ ràng là trong bối cảnh ở một số làng quê
hiện nay, việc tiếp cận và sử dụng bao cao su có
những khó khăn nhất đònh. Chò em phụ nữ khó có
thể chủ động sử dụng bao cao su nếu như thiếu sự
hợp tác của nam giới: "Chồng em thường về nhà
ban đêm, vì vậy em không có cách nào để chuẩn bò
trước được. Anh ấy cũng phản đối rằng tại sao lại
phải dùng bao cao su nếu như anh ấy chung thuỷ với
em”. (Nữ nông dân, 25 tuổi, 1 con).
Tương tự như vậy, một đối tượng khác nói đến
trở ngại trong việc sử dụng bao cao su mỗi khi người
chồng về thăm nhà: "Anh ấy thường về muộn mà
không thông báo trước gì cả. Mà không dễ dàng gì
cho em lấy được bao cao su khi quan hệ, cho nên bọn
em không sử dụng nó trong tất cả các lần”. (Nữ
nông dân, 31 tuổi, 2 con).
Nhìn chung, nhữngngười vợ ởlại đều nghe đến
tên căn bệnh HIV/AIDSvà đa số đều biết AIDS là
không thể chữa trò được. Một số có thể kể tên được
một số cách phòng chống lây nhiễm cơ bản song
không ít người vẫn tin rằng, HIV có thể lây qua
đường ăn uống cùng nhau, cắt tóc, bắt tay với người
nhiễm HIV, v.v Nếu so với phụ nữ thì nam giới có
kiến thức về HIV/AIDS tốt hơn, do được đilại và
giao tiếp nhiều hơn, trình độ học vấn cao hơn và
được tiếp cận với nhiều thông tin hơn. Tuy chò em
thừa nhận họ không biết rõ hoặc hiểu rõ về
HIV/AIDS, song tất cả đều mong muốn có được cơ
hội tìm hiểu kiến thức về đại dòch này.
Tâm thế củanhữngngườiởlại về người
thân đilàmăn xa
Chò em phụ nữ ởlại quê hương cho biết rằng
chồng con của họ khi xa nhà có thể vui vẻ ăn nhậu
với bạn bè, kể cả đi hát karaoke. Nhiều người vợ
còn tin rằng chồng họ có quan hệ tình dục với gái
mại dâm khi xa nhà. Một người phụ nữ biểu lộ quan
điểm của mình về nhóm này: "Ham muốn của cánh
nam giới [những người chồng] tăng lên khi họ xa vợ
con, cho nên họ tìm đến các thú tiêu khiển" (Nữ
nông dân, 31 tuổi, 2 con, chồng đilàmăn xa). Tuy
nhiên, chò em dường như chấp nhận việc chồng làm
điều đó bởi vì theo chò em, nam giới đã phải lao
động vất vả để nuôi gia đình, vợ con.
Đối vớinhữngngười vợ sống ở nhà, vấn đề là
sự thiếu vắng người chồng, người đàn ông. Trong
suy nghó của họ, họ không muốn chồng mình đi xa
song vì sự tồn tại của gia đình vàđời sống kinh tế
nên họ hiểu rằng chồng họ phải đilàm ăn, xa vợ xa
con. Điều khiến họ lo lắng nhất là tình trạng sức
khoẻ của chồng, luôn lo rằng người thân có thể bò
tai nạn hay bò đau ốm khi "trái gió, trở giời" mà
không có người thân chăm sóc ở bên. Một người vợ
tâm sự: “Anh ấy có thể gặp tai nạn trên đường, như
ngã xe máy trong tình trạng quá say rượu."
Sự giằng xé giữa sinh kế cho gia đình, giữa tình
yêu, tình cảm vợ chồng và rủi ro mà người ra đi gặp
phải được thể hiện qua khái niệm: tình cảm trực
tiếp và "tình cảm gián tiếp thuật ngữ thường được
chò em sử dụng khi nói về người chồng xa nhà của
mình. Tình cảm trực tiếp được được áp dụng khi
người chồng ở nhà không đilàmăn xa, được gần gũi
với gia đình vợ con. Còn tình cảm gián tiếp có nghóa
là người chồng phải lo toan kiếm sống để nuôi gia
đình, và vì vậy mà phải chấp nhận đi xa, thiếu thốn
tình cảm. Đốivớingườiở lại, cả hai loại tình cảm
đều được chò em trân trọng vì đều là công sức mà
người chồng mình làm ra.
Là laođộng chính nên khi nam giới xa nhà,
người phụ nữ phải làm việc vất vả hơn. Họ vừa phải
chăm lo kinh tế gia đình hàng ngày, trông nom ruộng
đồng, chăm sóc bố mẹ chồng, lại vừa phải kiếm sống
và nuôi dạy con cái. Sẽ là ngạc nhiên nếu như chò
em không coi đó là một gánh nặng đè sâu trong lòng.
Tuy nhiên, tất cả đều cố gạt đinhững vất vả khó
khăn, quên đi nhu cầu hạnh phúc nghỉ ngơi của bản
thân, cố gắng và chòu đựng nhiều hơn khi chồng
vắng nhà. Họ sẵn lòng hy sinh cho gia đình, cho bố
mẹ chồng và cho con cái mà không một chút kêu ca
phàn nàn về hoàn cảnh đang phải chòu đựng.
4. Bàn luận
Vấn đề quan tâm nhất của nghiên cứu này là
nguy cơ phơi nhiễm HIV (cùng với các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác) trong nhóm người
di biến động mà trước hết là trong laođộngđi làm
ăn xa do thiếu các kiến thức cơ bản về HIV để có
thể hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.
Cộng đồngxã Vũ Tây chỉ là một ví dụ điển hình về
sự lây lan nhanh chóng của HIV từ bên ngoài khi
mà các biện pháp bảo vệ không được chuẩn bò và
phòng ngừa hiệu quảđốivới từng gia đình trong xã.
Như đã đề cập qua kết quả nghiên cứu, vợ và con
của người chồng đilàmănxavà nhiễm HIV đều
đã bò lây nhiễm vào thời điểm khảo sát ở Vũ Tây.
22 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Lao độngđilàmănxaở vùng nông thôn di
chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Tại những nơi
đến, do các ràng buộc và kiểm soát xã hội không
còn nên việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hay
sử dụng ma tuý là những hành vi được dễ dàng chấp
nhận. Laođộngđilàmănxathường chòu sức ép của
bè bạn cùng nhóm có hoàn cảnh xa nhà giống mình.
Quan hệ với gái mại dâm, với bạn tình hay sử dụng
rượu bia, ma túy giúp làm giảm đi nỗi cô đơn khi xa
nhà, khi không có điều kiện hòa nhập vào cộng
đồng xã hội nơi đến. Song, các hành vi đó lại làm
tăng nguy lây nhiễm HIV đốivới bản thân và cho
cộng đồngngười thân ở quê nhà.
Nội dung phỏng vấn thu được ở Vũ Tây cho thấy
người vợ không thể từ chối người chồng, cũng như
không thể yêu cầu chồng mình phải chung thủy hay
sử dụng bao cao su khi đilàmăn xa. Quyết đònh
quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su cho đến nay
là do nam giới chủ động. Điều này khiến cho phụ
nữ nông thôn trở nên thụ động trong quan hệ tình
dục an toàn, trong khi đó lại đem đến cho nam giới
những hành vi nguy cơ cao. Chung thủy là một sự
lựa chọn đúng đắn song đònh kiến giới và khoảng
cách chênh lệch về kiến thức giữa nam giới và phụ
nữ đang là những hạn chế trở ngại cho công tác
phòng chống HIV/AIDS. Trong nhiều năm, các
chương trình phòng chống AIDS tại cộng đồng chủ
yếu tuyên truyền kêu gọi sự chung thủy trong cuộc
sống vợ chồng, tránh xa các tệ nạn xã hội. Cách tiếp
cận này vô hình chung đã đặt phụ nữ vào vò thế thụ
động, không an toàn trong quan hệ với nam giới. Tỷ
lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ nông
thôn cao còn làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV cao
hơn từ người chồng. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý xã
hội như niềm tin và tình yêu, sự hy sinh cũng là cấu
phần quan trọng trong cuộc sống gia đình và quan
hệ vợ chồng mà không dễ dàng lay chuyển được,
ngay cả khi người chồng thiếu sự chung thủy.
Nghiên cứu tính tổnthươngHIV/AIDS trong
nhóm dân di biến động không phải là để quy trách
nhiệm cho laođộngđilàmănxa về sự lây truyền của
đại dòch AIDS trong cộng đồng. Cần thấy được rằng
lao động nông thôn đilàmănxa đang là nhóm bò tổn
thương trước nguy cơ phơi nhiễm đốivới HIV/AIDS
và việc giảm thiểu các yếu tố và nguy cơ dẫn đến
tổn thương này là hết sức cần thiết mà các chương
trình, chính sách can thiệp cần lưu ý. Sau đây là một
số khuyến nghò từ kết quả nghiên cứu:
● Việc phổ cập và phân phát bao cao su tại nơi
công cộng, nhà hàng, karaoke, quán cà phê, nhà trọ,
nơi cư trú củalaođộngdi cư là rất quan trọng như
một phương thức giảm thiểu tác hại. Tuy nhiên, để
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, cần phải làm
nhiều hơn việc phân phát bao cao su đến tay người
sử dụng. Cần tập trung nguồn lực làm sao cho hoạt
động truyền thông thay đổi hành vi tiếp cận được
đến ngườilaođộngđilàmănxa tại nơi đến cũng
như tại quê nhà. Những tác động can thiệp về nâng
cao kiến thức, nhận thức, và truyền thông đến từng
hộ gia đình ngay từ trước khi các thành viên đi làm
ăn xa, tại đòa bàn nơi họ đến cũng như trong suốt
quá trình laođộnglàmănxa là rất cần thiết nhằm
trang bò và tăng khả năng phòng vệ cho ngườidi cư
đi làmănxa trước nguy cơ tổnthươngđối với
HIV/AIDS.
● Kiến thức của phụ nữ nông thôn về
HIV/AIDS hiện rất thấp, trong khi những biện pháp
phòng tránh của chò em lại mơ hồ. Cần hỗ trợ cho
những người vợ sống ở quê nhà bằng việc cung cấp
các dòch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, tình
dục an toàn, đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và
nâng cao năng lực ra quyết đònh của họ trong quan
hệ vợ chồng. Để làm được như vậy cộng đồngở lại
cần có những hoạt động tuyên truyền sâu rộng
nhằm hỗ trợ cho những thay đổi trong nhận thức,
thái độ và hành vi sao cho toàn thể cộng đồng hiểu
được rằng việc phòng chống HIV/AIDS là trách
nhiệm củangườiđilàmănxa cũng như ngườiở lại
quê hương, đòi hỏi sự tham gia của chính quyền đòa
phương cũng như của gia đình, gia tộc.
● Có thể nhận ra lỗ hổng trong chương trình
phòng chống AIDS ở Việt Nam hiện nay.
HIV/AIDS được hiểu là vấn đề liên quan đến sức
khoẻ, tính mạng và có thể xử lý thông qua dòch vụ
y tế. Ở nhiều cấp, nhiều ngành công tác phòng
chống HIV/AIDS được coi như là trách nhiệm của
ngành y tế. Các can thiệp liên ngành, đa ngành, đa
lónh vực đốivớiHIV/AIDS còn rất thiếu và yếu, đặc
biệt cho nhóm ngườidi biến độngvàlaođộng đi
làm ăn xa. Điều đó dẫn đến thực tế là các chính sách
phòng chống HIV/AIDS chưa thực sự mang tính đa
ngành và liên ngành. Để phòng chống AIDS, không
thể chỉ dựa vào những phân tích dòch tễ học mà cần
chú trọng những yếu tố hành vi, yếu tố tâm lý xã hội
vì HIV/AIDS về bản chất là căn bệnh xã hội, không
phải là bệnh dòch thông thương khác như viêm
đường hô hấp cấp tính, cúm gia cầm, viêm gan B,
lao phổi.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 23
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương (2002) -"Issues of
Sexuality and Gender in Vietnam: Myths and realities of
penile implants and sexual stimulants Research Report”
Canberra: The Australian National University.
2. Khuất Thu Hồng và cộng sự (1998)- "Mại dâm và các hệ
lụy kinh tế - xã hội Báo cáo nghiên cứu. Hà Nội: Viện Xã
hội học.
3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình (PPMC) (2001)-
Báo cáo tổng kết thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS tỉnh Thái
Bình. Sở Y tế Thái Bình.
4. Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam (NCPFC)
(2002) - Báo cáo khảo sát hành động cộng đồng phòng
chống HIV/AIDS tại 5 tỉnh Lai Châu, Quảng Trò, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang. Dự án phòng chống HIV/AIDS
trong cộng đồng.
5. National Committee for AIDS, Drugs and Prostitution
Control (NCADPC) 2005. Second country report on fol-
lowing up to the declaration of commitment on - Declaration
commitment on HIV/AIDS adopted at the 26th United
Nations General Assembly. Reporting period: Jan 2003 -
Dec 2005.
6. National Committee for Population and Family Planning
(NCPFP) (1997) - Workshop Report on Reproductive
Health and Reproductive Tract Infections. Hanoi:
Population Council.
7. United Nations Agency for AIDS and World Health
Organization (UNAIDS and WHO). (2004) - AIDS
Epidemic Update. UNAIDS/04.45E. English original,
December 2004. Geneva: UNAIDS and WHO.
8. United Nations Joint Program on AIDS (UNAIDS) (2004)
-The 2004 Report on the global AIDS epidemic: The 4th
global report. UNAIDS/04.16E. English original, June
2004. Geneva: UNAIDS.
● Để làm được như vậy, nhữngngười lập chính
sách và chương trình y tế công cộng hiện nay cần
đổi mới nhận thức, quan tâm đến đối tượng đi làm
ăn xa, phòng chống HIV/AIDSvới sự tham gia tích
cực củangười sử dụng lao động, của chủ doanh
nghiệp, của chính quyền các cấp, củangười dân sở
tại nơi có nhiều laođộng đến làm ăn. Tất cả nhằm
cung cấp các thông tin và dòch vụ phòng chống
HIV/AIDS thuận tiện và dễ dàng hơn, xây dựng mô
hình di cư an toàn cho ngườilaođộng di cư - những
người đã và đang đóng góp tích cực cho sự tăng
trưởng và phát triển của đất nước.
. được những người vợ/chồng của đối tượng hiện đang đi làm ăn xa. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Lao động đi làm ăn xa Đi u kiện sống, nơi ăn chốn ở của lao động đi làm ăn xa là nhân tố gây tổn thương đối. dục mà người đi làm ăn xa đem về cho vợ/chồng của mình ở quê nhà. Người phụ nữ nông thôn và nhất là người vợ thường ở vò trí bò động, dễ tổn thương đối với HIV do từ người chồng đi làm ăn xa đem. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 17 Tổn thương HIV/AIDS của lao động đi làm ăn xa và hậu quả đối với những người ở lại PGS. TS. Đặng Nguyên