Nhiễmsắcthểngườivàbảnđồnhiễmsắcthểngười
1. Nhiễmsắcthểngười
Năm 1956, J. H. Tjio và A. Levan mới xác định được chính xác số lượng
nhiễm sắcthể của người là: 2n = 46. Sau đó nhờ kĩ thuật nhuộm màu bằng
giemsa và quan sát hiển vi huỳnh quang mới phát hiện các vệt đặc
trưng để xây dựng nên nhiễmsắc đồ.
Sử dụng máu làm tiêu bản quan sát nhiễmsắc thể:
Nuôi cấy tế bào bạch cầu máu ngoại vi của người bình thường vàngười mắc
bệnh đã được áp dụng trong khoảng năm gần đây. Nhưng phương pháp
này được ứng dụng rộng rãi nhất sau khi phát hiện được hợp chất
polysacchyrid-protid lấy từ hạt cô ve dùng làm chất gây ngưng kết
không đặc hiệu hồng cầu. Người ta dùng chất phytohemaglutinin này cùng
với dung dịch nhược trương đã cho phép thu được kết quả của sự phân chia tế
bào máu ngoại vi rất tốt. Phương pháp này đã được nhóm nghiên cứu của
Moorhead sửa đổi và áp dụng. Cơ sở của phương pháp này là người ta trộn
lẫn huyết thanh có lẫn bạch cầu vào môi trường dinh dưỡng với một tỷ lệ
nhất định rồi cho thêm vào hỗn hợp đó chất phytohemaglutinin, sau đó cho
vào lọ trung tính rồi nuôi cấy. Ngoài chất phytohemaglutinin chiết từ đậu cô
ve còn nhiều chất khác cũng có tác dụng ngưng kết hồng cầu.
Trong quá trình nuôi cấy bạch cầu cũng có thể tiến hành quan sát sự chuyển
hóa các loại tế bào bạch cầu. Sự phân chia tế bào bạch cầu làm cơ sở cho
nghiên cứu đặc điểm tế bào bạch cầu trong máu. Trên cơ sở nghiên cứu tế
bào máu bình thường và bệnh lý, có thể phát hiện ra trạng thái bệnh lý của tế
bào bạch cầu ở ngườivà động vật.
2. Kỹ thuật lai tế bào soma
Đến giữa những năm 1960 chỉ mới xác định được một cách đáng tin cậy 3
nhóm liên kết (mỗi nhóm có 2 gen) trên nhiễmsắcthể thường và 4 gen trên
nhiễm sắcthể X ở người, theo thống kê từ các phả hệ, nhưng chưa biết ở
nhiễm sắcthể nào.
Vào năm 1967, Mc Weiss và H. Green sử dụng kỹ thuật lai tế bào soma
(somatic cell hybridisation) đã lần đầu tiên xác định được gen TK mã hóa cho
enzyme thymidin kinase nằm trên nhiễmsắcthể 17. Các dòng tế bào soma
của ngườivà các động vật có vú, khi nuôi chung với sự hiện diện của virus
Sendai có thể dung hợp hay lai với nhau. Các tế bào dung hợp này trong quá
trình phân bào tiếp theo sẽ mất dần một số nhiễmsắcthể của tế bào cha mẹ.
Ví dụ, tế bào người dung hợp với tế bào chuột, khi các tế bào phân chia, các
nhiễm sắcthể của người bị mất nhanh. Sau khoảng 30 thế hệ tế bào, ở dòng
tế bào lai giữa chuột nhắt vàngười còn lại toàn bộ nhiễmsắcthể của chuột và
còn khoảng 7 nhiễmsắcthể của người ở một số tế bào chỉ còn 1-2 nhiễmsắc
thể người.
Sự xác định vị trí của một gen trên một nhiễmsắcthể nhất định được căn cứ
vào sự tồn tại hay mất đi của gen đó khi đối chiếu với sự hiện diện hay văng
mặt nhiễmsắcthểđó trong dòng tế bào. Kỹ thuật này đã giúp vượt qua khó
khăn khi thống kê theo phả hệ và nhờ nó mà gần trăm gen được xác định vị
trí trên 23 nhóm liên kết gen.
Trong trường hợp gen TK, dòng tế bào chuột TK- được lai với tế bào người
TK+. Sự dung hợp tạo tế bào lai chuột-người. Mặc dù phần lớn nhiễmsắc
thể người bị loại mất nhanh trong các dòng tế bào lai, nhưng một số
dòng còn một ít nhiễmsắcthể người. Khi các dòng tế bào này được nuôi trên
các môi trường có chất aminopterin, các tế bào TK- sai hỏng hoạt tính
thymidin kinase, không mọc được do mất khả năng chuyển hóa thymidine
thành thymidylic acid cần cho tổng hợp ADN. Do vậy chỉ có tế bào lai có
nhiễm sắcthể 17 này của người mới tạo được dòng ổn định. Chứng tỏ gen
TK+ phải nằm trên nhiễmsắcthể này. Chứng cứ xác nhận thêm được thực
hiện bằng cách chọn các dòng trên môi trường có thêm
chất bromodeoxyuridin riboside (BUDR) là chất đồng đẳng với nitrogenous
base được chuyển hóa bởi thymidin kinase (TK+) gắn vào ADN làm tế bào
chết. Hậu quả, nuôi trên môi trường có BUDR là các dòng tế bào
sống được không có gen TK+ và tương ứng với điều đó, chúng không có
nhiễm sắcthể 17 của người.
Dựa vào phương pháp này, người ta lập bảnđồnhiễmsắcthểngười trên cơ
sở sự có mặt của một sản phẩm do một gen nào đó thì tương ứng với sự có
mặt nhiễmsắcthể trong tế bào.
- Điều kiện để thực hiện được việc lập bảnđồnhiễmsắcthểngười nhờ
phương pháp này
+ Tính trạng nghiên cứu được mã hóa bởi một gen trên nhiễmsắcthể của
người, mà nó được phân biệt rõ ràng với tính trạng tương ứng của chuột.
Ví dụ: Dòng tế bào người chứa Lactatdehydrgenase A đột biến, enzyme này
phải được phân biệt với protein được mã hóa bởi một gen tương ứng của
chuột (LDHA của ngườivà chuột được phân biệt bằng phương pháp điện di).
+ Khả năng có thể xác định được nhiễmsắcthể của người còn lại ở dòng tế
bào
Ví dụ: gen LDHA của người được phát hiện trong các dòng tế bào lai mà
trong đó chỉ còn lại độc nhất một nhiễmsắc thể. Đó là nhiễmsắcthể số 2.
Chứng tỏ LDHA nằm trên nhiễmsắcthể số 2.
Phần lớn các gen được xác định theo phương pháp trên liên quan đến các
enzyme, mà việc phát hiện chúng căn cứ theo phản ứng do chúng xúc tác. Về
sau một số thủ thuật khác được sử dụng như dùng các "mất đoạn" để xác định
vị trí gen.
- Xác định nhóm liên kết của các gen bệnh
Dựa vào các nhóm liên kết gen đã được xác định bằng lai tế bào
soma, nhiều gen bệnh được gắn vào các nhiễmsắc thể. Việc xác định này căn
cứ theo nhiều phả hệ của các gia đình có các bệnh di truyền.
Gần đây (1993) vài bệnh di truyền được xác định bằng cách sử dụng gen dự
tuyển (canđiate gene approach). Một trong các ví dụ là các đột biến của gen
fibrillin gây hội chứng Marfan. Gen gây hội chứng Marfan được lập bảnđồ ở
nhóm liên kết 15, ngay giưa vai dài của nhiễmsắc thể. Gen mã hóa cho
fibrillin cũng có vị trí tương tự khi sử dụng phương pháp FISH
(fluorescent in situ hybridization - phát hiện bằng huỳnh quang khi lai tại
chỗ).
. Nhiễm sắc thể người và bản đồ nhiễm sắc thể người 1. Nhiễm sắc thể người Năm 1956, J. H. Tjio và A. Levan mới xác định được chính xác số lượng nhiễm sắc thể của người là: 2n =. nhắt và người còn lại toàn bộ nhiễm sắc thể của chuột và còn khoảng 7 nhiễm sắc thể của người ở một số tế bào chỉ còn 1-2 nhiễm sắc thể người. Sự xác định vị trí của một gen trên một nhiễm sắc. nhiễm sắc thể 17 của người. Dựa vào phương pháp này, người ta lập bản đồ nhiễm sắc thể người trên cơ sở sự có mặt của một sản phẩm do một gen nào đó thì tương ứng với sự có mặt nhiễm sắc