Cabintrữsữachobé
Chương trình hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc của ban nữ công
Tổng liên đoàn Lao động VN phối hợp với Tổ chức Nuôi dưỡng và phát triển (A&T)
được triển khai tại 15 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà
Nẵng nhằm giúp giữ lại nguồn dinh dưỡng quý báu này.
Nuôi con bằng sữa
mẹ sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất. Ảnh: internet
Con đói, mẹ vắt sữa bỏ đi
Tâm sự chuyện nuôi con, một nữ công nhân ngậm ngùi nhớ lại: “Có làm mẹ mới hiểu
được cảm giác khi sữa chảy ướt áo, mẹ vắt bỏ, trong khi ở nhà con khát sữa. Có bé quen
ăn sữa mẹ, không chịu ăn sữa ngoài nên mẹ vắng nhà là khóc hết nước mắt vì đói! Lần
nào vắt sữa trong nhà vệ sinh ở công ty bỏ đi, nghĩ đến con tôi cứ nước mắt ngắn nước
mắt dài”. Cùng chia sẻ đó, chị Nguyễn Thị Năng, nhân viên bộ phận đảm bảo chất lượng
thuộc Công ty Denso VN, tâm sự: “Ngày trước khi chưa có cabin sữa, chị em đang nuôi
con như chúng tôi toàn phải vào nhà vệ sinh hoặc nhà ăn để vắt sữa bỏ đi cho đỡ khó
chịu. Mỗi lần như thế nghĩ đến con mà cứ day dứt”.
Nhiều lao động nữ đang nuôi con nhỏ vắt sữa cất vào bình rồi gọi người nhà tới công ty
lấy đem về cho con bú. Theo chị Năng, việc làm đó có bất tiện một chút nhưng dù sao
con được uống sữa mẹ hơn uống sữa ngoài hay ăn bột. Thế nhưng cách làm trên cũng
khiến các bà mẹ đắn đo, không dám thực hiện vì tình trạng nhà vệ sinh nhiều khi bẩn,
nhiễm khuẩn.
Từ khi lắp đặt cabintrữsữachobé tại nơi làm việc, chị Năng vui mừng cho biết đã tiết
kiệm mỗi tháng được hơn 1 triệu đồng tiền mua sữa ngoài cho con. Đối với một đôi vợ
chồng công nhân, nuôi hai con nhỏ, lại ở trọ đây là một khoản tiền lớn.
Lao động nữ nuôi con nhỏ sử
dụng cabintrữsữacho bé. Ảnh: internet
Chi phí ít, hiệu quả cao
Theo bà Phạm Thị Phương, trưởng ban nữ công thuộc Công ty Denso VN, quy trình của
cabin trữsữachobé là một quy trình khép kín hoàn toàn đảm bảo chất lượng sữa. Việc
vắt sữa được hỗ trợ bằng bộ dụng cụ chuyên dụng do ban nữ công trang bị. Sữa đựng vào
các bình, chai sạch, bảo quản lạnh trong các ngăn tủ theo chế độ chuẩn đã được cài đặt
sẵn để không bị hỏng. Cabinsữa có thể bảo quản tốt sữa mẹ tới ba ngày nên các bà mẹ có
thể thoải mái về thời gian.
Mỗi cabinsữa diện tích từ 4-5m2, cao hơn 2m, không có trần, tường được lắp từ khung
nhôm kính. Bên trong là một chiếc tủ lạnh, máy điều hòa và ghế để chị em ngồi vắt sữa
một cách kín đáo. Ngoài ra còn có tài liệu hướng dẫn chị em các thao tác vắt, bảo quản và
trữ sữa mẹ. Về chi phí, việc lắp đặt một cabin vào khoảng 30 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thu Phương, trưởng ban nữ công Tổng liên đoàn Lao động VN, cho biết hiện
nay việc lắp đặt cabin vắt và trữsữacho lao động nữ mới được triển khai tại 15 đơn vị,
trong đó Hà Nội có ba đơn vị, còn lại là ở các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như
Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng. Cabintrữsữachobé ở đơn vị Panasonic (tại Hà Nội)
đang hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài ra, một cabintrữ và vắt sữa đang được hoàn thiện
tại Công ty TNHH Canon VN - nơi có hơn 9.000 nữ công nhân độ tuổi sinh đẻ. Chương
trình bắt đầu được triển khai từ tháng 5-2012 và bước đầu đã hình thành thói quen nuôi
con bằng sữa mẹ đúng cách cho các lao động nữ ngay tại nơi làm việc. Bà Phương cho
biết thêm trong năm 2013, chương trình tiếp tục triển khai ở một số tỉnh thành, dự kiến có
TP.HCM.
Cabin trữsữachobé luôn cần được tiệt trùng. Ảnh: internet
Cách vắt sữa và bảo quản
ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
TP.HCM, cho biết: Khi vắt sữa, đầu tiên các bà mẹ cần rửa sạch đầu vú bằng nước ấm,
bên cạnh đó dụng cụ vắt sữa và bình đựng sữa cũng cần được tiệt trùng. Các bà mẹ vắt
cho đến giọt sữa cuối cùng ở một bên rồi mới chuyển sang bên kia. Sữa mẹ cần được bảo
quản dưới 4oC để vi khuẩn không phát triển. Khi từ cơ quan về, các bà mẹ cần tiếp tục
bảo quản sữa với nước đá. Về đến nhà, các bà mẹ sẽ cho bình đựng sữa vào một ly nước
ấm để sữa ấm khoảng 30-40oC, sau đó mới cho trẻ bú.
. nhỏ sử dụng cabin trữ sữa cho bé. Ảnh: internet Chi phí ít, hiệu quả cao Theo bà Phạm Thị Phương, trưởng ban nữ công thuộc Công ty Denso VN, quy trình của cabin trữ sữa cho bé là một quy. nhiễm khuẩn. Từ khi lắp đặt cabin trữ sữa cho bé tại nơi làm việc, chị Năng vui mừng cho biết đã tiết kiệm mỗi tháng được hơn 1 triệu đồng tiền mua sữa ngoài cho con. Đối với một đôi vợ chồng. nghiệp như Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng. Cabin trữ sữa cho bé ở đơn vị Panasonic (tại Hà Nội) đang hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài ra, một cabin trữ và vắt sữa đang được hoàn thiện tại Công ty