12 sựthậtđángngạcnhiênvềbé
Những điều ấy có thể khiến bạn có chút bực bội, nhưng rồi bạn sẽ thấy chúng thật
đáng yêu. Hãy xem, điều gì sẽ khiến bạn ngạcnhiênvề đứa con bé bỏng của mình.
Bạn không ngừng đề cập đến “chất thải” của bé
Cũng dễ hiểu thôi vì bạn đang cố tập cho bé bỏ tã. Bất cứ căn phòng nào trong nhà
cũng có một chiếc bô với hình thù khác nhau và màu sắc dễ thương. Khi bé bỏ lời
bạn ngoài tai và “đi” trong tã, bạn và chồng sẽ “tranh giành” xem ai sẽ thay tã cho
bé.
Có lúc bạn sẽ dụ bé “đi” bằng cách bảo bé sẽ cho kẹo. Và bạn sẽ huyên thuyên
hàng giờ với các bà mẹ khác về việc bé chỉ “đi nặng” chứ không chịu “đi nhẹ” và
làm cách nào để thay đổi.
Bạn và chồng sẽ 'tranh giành' xem ai là người thay tã cho bé. (Ảnh minh họa).
Bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những đứa trẻ lớn hơn
Khi bé lớn dần, bé sẽ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài và sẽ có nhiều bạn
hơn. Như vậy, bé sẽ gặp những đứa trẻ lớn hơn nhưng không hòa đồng mấy. Trong
lúc béđang hào hứng giới thiệu với mọi người bé là công chúa, thì một đứa trẻ 8
tuổi sẽ bảo bé chẳng phải công chúa và đó cũng chẳng phải là một cây gậy có
phép, đó chỉ là một nhánh cây tầm thường mà thôi.
Nghe những lời này, bạn sẽ rất khó chịu và bạn sẽ chỉ muốn bay đến lên lớp cho
đứa trẻ kia hàng tiếng đồng hồ. Nhưng thực tế, bé con của bạn chẳng cảm thấy bị
xúc phạm gì cả - chỉ có bạn mới xót xa vì những lời lẽ vô ý kia thôi.
Bạn sẽ phải chịu đựng những yêu cầu điên rồ nhất để bé làm theo những gì bạn
muốn
Có nhiều khi bạn sẽ chấp nhận hết những yêu cầu của bé nếu bé chịu ăn, chịu ngủ
và không quậy phá nữa. Bé rất thích thói quen, nhưng những thói quen này dễ dàng
vượt quá giới hạn.
Bé gái của tôi cần phải có đến bốn chiếc chăn khác nhau quấn xung quanh bé thì
mới ngủ được – màu xanh lá bên trái của bé, màu hồng bên phải, và hai màu khác
đắp lên người bé. Nếu có bất cứ gì thiếu sót, bé sẽ không ngủ và bám riết lấy tôi.
Một bé mà tôi biết sẽ không chịu ra khỏi nhà nếu không có đủ hai chiếc xe đồ chơi
trong tay và sẽ chẳng chịu ngủ nếu không có một dàn đồ chơi trên gối.
Bạn sẽ không đếm hết những đêm bạn thiếp đi trong phòng bé
Công cuộc chuyển đổi từ chiếc nôi quen thuộc sang một căn phòng và chiếc
giường lớn hơn sẽ mất khá nhiều công sức. Và đôi khi định nghĩa “ngủ” của bạn là
“nằm dài trên sàn nhà và nhắm mắt lại”.
Cậu nhóc nhà tôi chẳng màng ngủ trong chiếc giường mới mà tôi thì không muốn
con cứ ngủ trong phòng mình nên nhiều khi tôi đã thiếp đi trong phòng bé sau khi
bé mon men vào phòng tôi lúc 3 giờ sáng.
Tuy không thoải mái lắm, nhưng ít ra tôi và con đều chợp mắt được một lát.
Kết bạn mới
Những ngày kết bạn với ai đó vì bạn thích họ đã qua rồi. Thay vào đó là thời gian
trò chuyện và tìm hiểu vềbé cùng những bà mẹ và những đứa trẻ mà con bạn chơi
cùng.
Ngay cả khi bà mẹ là một người rất dễ mến, đừng ngạcnhiên khi con cô ấy là một
cơn ác mộng. Khi con bạn lớn dần và trải qua mẫu giáo, bạn sẽ thấy mình kết bạn
cùng những mà mẹ dễ mến và có nhiều điểm giống nhau trong suy nghĩ.
Đừng quá bất ngờ khi bé chẳng thèm chơi với bố mẹ. (Ảnh minh họa).
Giai đoạn đeo bố
Thật bất ngờ khi bé chẳng thèm nhìn đến bạn trong khi vài tuần trước đây, bé
không thể rời bạn. Có lẽ bạn sẽ rất buồn nhưng đừng suy nghĩ quá nhiều.
Khoảng 3 - 4 đứa trẻ trải qua giai đoạn Elektra/ Oepidal và trở nên đeo bám mẹ
nếu là con trai và bố nếu là con gái. Hãy để chồng bạn biết cảm giác ngọt ngào khi
được bé thương yêu và biết rằng đây chỉ là tạm thời mặc dù bạn rất buồn.
“Bé gái của tôi bắt đầu đòi bố tắm thay vì tôi. Tôi nghĩ đây là một giai đoạn ngắn
trong vài ngày nhưng vài tháng đã trôi qua rồi. Khi tôi hé nhìn vào phòng tắm, hai
bố con đang chơi trò “người cá và tàu chiến”. Tôi thì chỉ muốn tắm mau cho bé rồi
ru bé ngủ nhưng vì chồng tôi đã làm việc cả ngày, tắm cho bé có lẽ là dịp tốt để
anh ấy thư giãn”.
Hãy nhớ bạn đang sống với một “con két”
Lúc đầu bạn sẽ thấy bé rất dễ thương nhưng bạn sẽ nhanh chóng bực bội. Và bé rất
dễ lặp lại những từ ngữ không hay từ một bài hát trên radio.
“Tôi thường nghe radio thay vì những CD của bé để không thấy nhàm nhưng sau
đó bé lại nhớ những từ ngữ xấu nên tôi đành phải quay về với những gì hợp lứa
tuổi của bé”.
Bạn sẽ thốt lên “Vì mẹ bảo như thế” khi không có ai xung quanh
Tuy bạn chẳng muốn giận dữ với bé vì bạn nhớ lại lúc nhỏ mẹ bạn đã làm tương
tự, nhưng tới khi bạn có con thì mới hiểu được. Bé liên tục hỏi “tại sao” làm bạn
vừa bí vừa bực dọc. Sau khoảng 3 lần “tại sao” bạn chẳng còn nhịn được nữa và sẽ
la lên “Vì mẹ bảo thế”. Đôi lúc, đó là tất cả lý do mà bé cần nghe.
Mọi thứ trở nên nguy hiểm hơn khi bé biết đi
Bạn cười vui vẻ khi bé biết lăn. Bạn bám lấy máy quay phim khi bé biết bò và bạn
không thể chờ cho bé biết đi.
Và khi bé đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bạn cảm thấy có nhiều thứ phải lo hơn
trước. Những góc bàn bây giờ là con dao sắc nhọn đối với bé, cầu thang là một
vách núi gồ ghề và cây đèn trong phòng khách lúc nào cũng chực đổ lên người bé.
Bạn tự hỏi tại sao thế giới lại có quá nhiều hiểm họa và liệubé có tồn tại được
không?
Hãy nhìn xem thế giới này có bao nhiêu người đã trưởng thành. Rõ ràng là họ đã
vượt qua những khó khăn trong quá khứ để có được ngày hôm nay. Dĩ nhiênbé sẽ
có chút bầm hay trầy xước, nhưng tất cả sẽ qua thôi.
Nổi cơn thịnh nộ là công việc của bé
Khi bé nhà tôi tròn 2 tuổi, bé rất hay nổi nóng, cùng lúc có một người bạn đến
chơi. Cô ấy nói với tôi “nhóc con đang hành động như một đứa trẻ 2 tuổi”. Câu nói
như đánh thức tôi, nhiều khi bé chỉ đang làm những gì một đứa trẻ 2 tuổi nên làm.
Công việc của bé là thử lòng kiên nhẫn của bạn; đó là cách bé đo lường thế giới
này và tìm hiểu vị trí của mình. Công việc của bạn là đặt ra chừng mức với kỷ luật
là tình thương.
Tuy đây không phải là việc dễ dàng nhưng khi bé lớn lên thành một người đứng
đắn và chững chạc, bạn sẽ thấy công sức của mình không uổng phí.
Giá trị của những câu trả lời mập mờ
Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ chết? Con có hai người bố sao? Tại sao mấy con chó
“nhảy đầm” ngộ quá vậy? Tuy bạn rất muốn tránh xa những câu hỏi khiến bạn thấy
ngượng nhưng trong lúc đó hãy trả lời bé một cách mập mờ.
Khi bé hỏi bằng cách nào bé vào được bụng bạn, đừng giảng giải cho bé hiểu về cơ
thể con người mà chỉ cần đơn giản: “Bố giúp mẹ bỏ con vào bụng”.
Những khoảnh khắc ngọt ngào
Khi bé yêu 2 – 3 tuổi, bạn sẽ trải qua nhiều lần cảm thấy mệt mỏi và chán nản
nhưng bạn cũng sẽ trải qua những khoảnh khắc yêu thương ngọt ngào cùng bé.
“Tôi đang cùng bé con của mình chơi trò chơi xếp hình, khi tôi bỏ một mảnh ghép
vào thì bé la lên và bảo là bé muốn tự làm. Khi tôi đưa mảnh ghép hình cho bé thì
bé vui vẻ, tươi cười nhìn tôi và còn hôn vào mũi tôi”.
. 12 sự thật đáng ngạc nhiên về bé
Những điều ấy có thể khiến bạn có chút bực bội, nhưng rồi bạn sẽ thấy chúng thật
đáng yêu. Hãy xem,. sẽ khiến bạn ngạc nhiên về đứa con bé bỏng của mình.
Bạn không ngừng đề cập đến “chất thải” của bé
Cũng dễ hiểu thôi vì bạn đang cố tập cho bé bỏ tã. Bất