Đọc lại 12 điềuyđứccủaViệt Nam
Nguyễn Văn Tuấn
Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một
giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh. Ở đại học, chỉ có sinh viên
nghành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp. Lời thề Hippocrate có
thể thay đổi đôi chút tùy theo văn hóa điạ phương và thời gian, nhưng bản chất và nguyên
lí thì vẫn không thay đổi: không làm hại bệnh nhân. Lời thề Hippocrate cũng còn được
lấy làm chuẩn mực đạo đức cho ngành y nói chung (hay còn gọi là “y đức”).
Hippocarte
Y đức không phải là luật pháp, mà là những qui ước và nguyên tắc được các thành
viên trong ngành chấp nhận như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các qui ước
này cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống khác
nhau. Y đức, do đó, là một luật luân lí về hành vi của người thầy thuốc liên quan đến
những gì được xem là tốt và đúng, so với những gì được xem là xấu và sai.
Y đứcViệtNam
Để xác định được một hành động hay quyết định là tốt hay xấu, người quyết định
phải so sánh những lựa chọn của họ với những chuẩn mực đạo đức và giá trị mà xã hội
chấp nhận. Mỗi xã hội đều có cái “bóng” văn hóa, do đó yđức cũng thay đổi tùy theo
văn hóa và điạ phương. Chẳng hạn như người theo đạo Hồi có những chuẩn mực y đức
khác đôi chút so với người theo đạo Kitô.
Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12điềuyđức (hay “12 tiêu chuẩn đạo đức của
người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12điềuyđức được lồng kính và trịnh trọng
treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng có lẽ ít người thuộc, và càng ít hơn số người
thực hiện 12điềuyđức đó. Đã đến lúc chúng ta thử đọc lại những qui ước nước ta xem
có gì khác với yđức quốc tế và có cần bổ sung hay sửa đồi?
Nói chung, 12điềuyđức nước ta cũng phù hợp với qui ước yđứccủa Tổ chức Y
khoa Thế giới (World Medical Association), và cũng lấy bối cảnh văn hóa ViệtNam làm
nền tảng. Tuy nhiên, cũng như phần lớn những chuẩn mực khác ở nước ta, 12điềuy đức
của ViệtNam mang tính ôm đồm, bao quát, hiểu theo nghĩa cái gì người ta có thì chúng
ta cũng có. Điều này dẫn đến một hệ quả là 12 tiêu chuẩn yđức trở nên rườm rà, thiếu
tính logic và khúc chiết. Phần lớn các nguyên tắc yđức trên thế giới tập trung vào những
khía cạnh như chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp, và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều
y đứccủaViệt Nam, tôi không thấy một cấu trúc logic như trên; thay vào đó là những
câu văn dài nhưng thiếu tính liên tục.
Thật vậy, đọc kĩ 12 điềuyđứccủaViệt Nam, tôi có cảm tưởng đó là một văn bản
tập hợp nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau của những người tham gia soạn thảo, và kết
quả là một sự nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến 12 qui ước nhằm làm hài lòng mọi
người! Điều này dẫn đến một số trùng lập, thừa, hay thậm chí mâu thuẫn.
Thừa và không cần thiết
Mở đầu bản y đức, Điều 1 viết “Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao
quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của
Bác Hồ.” Thật ra, câu văn này không thể xem là qui ước, điều lệ, hay nguyên tắc y đức,
mà chỉ là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí, chứ
chẳng riêng gì ngành y tế. Quét đường hay hớt tóc cũng là những nghề cao quí.
Điều 1 còn nói đến “lời dạy của Bác Hồ” nhưng không một chỗ nào trong 12 điều
y đức nói đến những lời dạy đó là gì! Theo tôi, đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần
thiết. Cần nhắc lại rằng trước đây (năm 1990), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn
cho trẻ 5-6 tuổi, trong đó có chuẩn “Biết thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu kính
Bác Hồ, những người lao động …”, nhưng nay chuẩn này cũng đã được loại bỏ vì thiếu
thực tế.
Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn “tích
cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn”. Đây là một yêu cầu thiếu thực tế
(và khó thực hiện), bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học.
Ngay cả việc học tập cũng khó khăn. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ
sách vở và tập san y khoa để sinh viên và thầy cô tham khảo, thì làm sao đòi hỏi người thầy
thuốc học tập liên tục được. Thật ra, có nhiều [nếu không muốn nói là phần lớn] y bác sĩ không
có kĩ năng đọc và hiểu một bài báo khoa học, không phải vì vấn đề trình độ mà vì chưa được
huấn luyện một cách có bài bản trong thời gian theo học trường y. Ở nước ngoài mà tôi biết (như
Mĩ và Úc), không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó, tôi đề nghị bỏ điều này và
thay vào một điều khác thực tế hơn, chẳng hạn như “Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và
trao dồi chuyên môn, và duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành ở mức cao nhất”.
Trùng lập, luộm thuộm và mâu thuẫn
Điều 3 khuyên người thầy thuốc nên hành xử “lịch sự”, nhưng Điều 4 lại một lần nữa yêu
cầu “thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề”.
Thật ra, hai điều này rất luộm thuộm, dài dòng, và chẳng có điểm gì mang tính khúc
chiết. Chẳng hạn như Điều 3, phần đầu đề cập đến “Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa
bệnh của nhân dân”, thì ngay câu sau đề cập đến “Tôn trọng những bí mật riêng tư của người
bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.” Hai điều này hoàn toàn khác
nhau, không thể nhập chung thành một điều được.
Ngoài ra, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân là một chuyện, nhưng nếu bệnh nhân
phạm tội hình sự và pháp luật có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp thông tin liên quan, thì có thể
người thầy thuốc phải tuân thủ theo luật pháp địa phương. Qui ước yđứccủa Mĩ viết một cách
gọn gàng mà đầy đủ: “Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và
các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho
phép”.
Điều đáng ngạc nhiên là sau khi đề cập đến “Quan tâm đến những người bệnh trong
diện chính sách ưu đãi xã hội” (Điều 3), tức có phân biệt đối xử thành phần bệnh nhân, nhưng
ngay sau đó lại yêu cầu “Không được phân biệt đối xử với người bệnh” (Điều 4)! Như thế là mâu
thuẫn. Mọi thành phần trong xã hội, kể cả người mất quyền công dân, đều có quyền bình đẳng
trước việc được chữa trị và tiếp cận dịch vụ y tế. Qui ước về “diện chính sách ưu đãi xã hội”
chẳng những khó hiểu (và dễ bị lạm dụng) mà còn mang dáng dấp của thời bao cấp. Theo tôi,
cần phải bỏ đoạn phân biệt đối xử này khỏi qui ước y đứcViệt Nam.
Những điều không giống ai
Tham khảo qui ước yđứccủa Hiệp hội Y khoa Thế giới và Mĩ, và so sánh với 12điều y
đức củaViệtNam tôi thấy một số điều … không giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp
cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh” chẳng những
quá tủn mủn mà còn không cần thiết. Tôi không thấy trên thế giới có điều lệ yđức này. Qui ước
của Mĩ viết như sau: “Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích
hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp
dịch vụ y khoa.”
Tính tủn mủn còn thấy trong Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ,
theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải
dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi
người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm
các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành
chính và có chút giọng … lên lớp. Theo tôi, những điều này cần phải bỏ khỏi qui ước y đức.
Điều 10 yêu cầu người thầy thuốc phải “Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính
trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” mang
màu sắc thời bao cấp. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đáng được duy trì, nhưng không ai có
thể kính trọng thầy cô làm sai hay thầy cô bất tài hay thiếu y đức. Do đó, khái niệm “đoàn kết” ở
đây có thể bị lạm dụng để bao che cho những đồng nghiệp và bậc thầy thiếu tư cách và vô y
đức. Thật ra, về mối quan hệ với đồng nghiệp, các qui ước yđức quốc tế cho phép người thầy
thuốc báo cáo cho nhà chức trách biết những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới
đến những vụ lừa đảo. Theo tôi, điều này cần phải sửa và viết lại theo các chuẩn mực quốc tế.
Về Điều 11 (“Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ
lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước”) có lẽ chỉ có ViệtNam ta có, vì không thấy điều này trong
bất cứ qui ước yđức nào. Tuy nhiên, có qui ước đề cập đến trường hợp bản thân người thầy
thuốc nếu mắc bệnh thì cần phải tìm đồng nghiệp chữa trị.
Và những vấn đề thực tế
Điều 2 viết “Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,
nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh .” Điều
hai đề cập đến 2 vấn đề không liên quan mật thiết với nhau: tuân thủ pháp luật và thí nghiệm
không theo nguyên tắc khoa học. Ở nước ngoài, người ta cũng có qui ước như “người thầy
thuốc phải tôn trọng luật pháp địa phương” với hàm ý nói nếu các cơ quan công quyền theo luật
địa phương yêu cầu người thầy thuốc cung cấp thông tin về bệnh nhân (để điều tra tội phạm) thì
người thầy thuốc phải tuân theo. Tưởng cần nhắc lại về những tranh cãi chung quanh việc một
số bác sĩ quân đội Mĩ tham gia vào những cuộc tra tấn tù nhân ở trại giam Guatemala, vì có
người cho rằng dù bác sĩ làm theo lệnh của quân đội nhưng như thế là phạm y đức. Theo tôi,
Điều 2 thừa, không cần thiết đặt trong phạm trù y tế địa phương.
Nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng là những lĩnh vực hoạt động quan trọng trong y
khoa, vì y học tiến bộ nhờ vào nghiên cứu. Nghiên cứu cần đến sự tình nguyện của bệnh nhân.
Không có bệnh nhân tình nguyện là không có nghiên cứu y học. Do đó, tất cả các nghiên cứu y
khoa phải được tiến hành theo các tiêu chuẩn yđứccủa Tổ chức Y tế Thế giới và Tuyên bố
Helsinki, mà theo đó, lợi ích của bệnh nhân phải được tuyết đối bảo đảm. Quan trọng nhất là
bệnh nhân phải đồng thuận thì người thầy thuốc mới được phép thử nghiệm. Nhưng rất tiếc,
trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu lâm sàng ở các nước đang phát triển, kể cả ở nước ta,
được tiến hành không tuân theo các chuẩn mực đạo đức quốc tế này. Có nhiều trường hợp
bệnh nhân không hề biết mình bị đưa vào các chương trình thử nghiệm mà kết quả đôi khi chỉ để
phục vụ cho mục tiêu thương mại chứ không để nâng cao sức khỏe cho người dân.
Điều 12viết “Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ
sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.” Điều này quá chi tiết vào lĩnh vực hẹp, không khái quát hóa
chung cho tất cả thầy thuốc được; hơn nữa nó cũng là vấn đề toàn xã hội chứ chẳng riêng gì
ngành y tế. Về quan hệ với quần chúng, qui ước yđứccủa Tổ chức Y khoa Thế giới viết: có
trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận
trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.
Điều 6 viết “Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng
với yêu cầu và mức độ bệnh.” Theo tôi, điều này chưa đầy đủ. Người thầy thuốc cần phải tuyệt
đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả
năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.
Điều 4 yêu cầu “Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình
bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị” là hoàn hợp lí và rất cần
thiết trong tình hình yđức hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những bác sĩ phải khám 100 bệnh
nhân một ngày chắc không dấu được cười mỉm khi đọc Điều này. Nếu một ngày làm 5 giờ khám
(300 phút) và 100 bệnh nhân cũng có nghĩa là mỗi bệnh nhân chỉ có thể khám trong vòng 3 phút,
thì lấy đâu thì giờ để giải thích cho bệnh nhân ?!
Do đó, không ngạc nhiên chút nào trước kết quả của một cuộc điều tra bỏ túi cho thấy
70% bác sĩ chỉ “nói qua loa”, thậm chí có đến 16% “chẳng nói gì”. Cố nhiên, viết ra những điều
này không có ý bênh thầy thuốc, nhưng để chỉ ra rằng qui ước yđứccủa Bộ Y tế không mang
tính thực tế.
Còn “lịch sự và thái độ tận tình”? Một cuộc điều tra nhanh cho báo Vnexpress thực hiện
cho thấy gần 80% người trả lời cho biết hay bị nhân viên y tế quát mắng. Chỉ đọc qua những tựa
đề về lối hành xử vô văn hóa của một số thầy thuốc và nhân viên y tế như “Ăn mắng” khi vào
bệnh viện, Bác sĩ mắng bệnh nhân như mắng con, Tôi rất sợ đi bệnh viện, v.v… mà thấy “đắng
nghét”. Có người thậm chí còn đặt câu hỏi: Nhà ghét hay nhà thương ?!
Có người biện minh rằng vì đồng lương quá thấp và áp lực công việc nên một số thầy
thuốc có thái độ bất xứng và vô văn hóa với bệnh nhân. Nhưng tôi e rằng biện minh này không
thuyết phục, nếu không muốn nói là ngụy biện, vì thu nhập chẳng có liên quan gì đến đạo đức.
Không có cơ sở nào để nói vì nghèo hay vì thu nhập thua kém người khác, nên phải hành xử vô
giáo dục và thất đức. Chợt nhớ đến ngày xưa, một danh y người Việt, Lê Hữu Trác (tức Hải
Thượng Lãng Ông), từng liệt kê ra một danh sách các vấn đề yđức mà ông cho là “tội”, trong đó
có các tội như tội như hóng hách, lười biếng, chẩn đoán qua loa và tội dốt. Theo ông, y sĩ mà
thiếu đạo đức thì chẳng khác gì “bọn cướp”.
Lê Hữu Trác
Khoảng 2 năm trước, một cuốn sách về yđức xuất bản ở Trung Quốc làm rúng
động lương tâm dư luận một thời gian. Trong sách “Nỗi đau của Trung Quốc”, tác giả là
một thượng nghị sĩ điều tra và mổ xẻ những vi phạm yđức tràn lan trong giới y bác sĩ
Trung Quốc dưới hình thức lừa đảo, bòn rút tiền bệnh nhân, liên minh ma quỉ để khai
thác bệnh nhân, điều trị “quá độ” (tức điều trị không cần thiết), hãm hại bệnh nhân v.v…
Nhưng trớ trêu thay, bệnh nhân chẳng biết gì, chỉ nằm nhà chờ chết và tự trách mình
nghèo! Ở nước ta cũng không thiếu những trường hợp này, nhưng có lẽ chúng ta chưa đủ
can đảm để vạch ra những mảng tối đang hoành hành xã hội hiện nay.
Nói cho cùng, những điều lệ yđức chỉ bề mặt, bề ngoài, áp dụng cho mọi người
trong ngành y, nhưng đạo đức con người mới là biện pháp bề trong ở mỗi cá nhân. Bề
ngoài, một người thầy thuốc có thể phạm y giới và bị kỉ luật, nhưng bề trong là chuẩn
mực yđức làm kim chỉ nam để cá nhân người thầy thuốc ý thức được rằng hành động của
mình là có hại cho bệnh nhân. Qui ước đạo đức nước ta đã trải qua 13 năm, và trong thời
kì kinh tế hiện nay cùng với sự hội nhập của đất nước, đã đến lúc các qui ước yđức Việt
Nam cần được soạn lại sao cho phù hợp với giá trị văn hóa ViệtNam và chuẩn mực y
đức thế giới.
12điềuy đức
(Tiêu chuẩn đạo đứccủa người làm công tác y tế)
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ
Y tế)
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y
tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng
yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đứccủa thầy thuốc. Không ngừng học tập và
tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó
khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng
người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học
khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư
của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những
người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh.
Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải
trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải
chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người
bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền
lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để
chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa
và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích
cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức
độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của
người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và
giữ gìn sức khỏe.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình
họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến
thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng
nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,
cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ
gìn môi trường trong sạch.
Lời thề Hippocrate
Nguyên tắc đạo đứcy khoa
(Hội Y học Mĩ)
1. Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh
dự và quyền con người.
2. Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả
các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu
tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
3. Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải
cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y
tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì
học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và
công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ
định.
6. Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có
quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp
dịch vụ y khoa.
7. Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện
cộng đồng và y tế công cộng.
8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ
bệnh nhân là trên hết.
9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y
khoa.
17/6/ 2001
Nguồn: AMA
Qui ước đạo đức nghành ycủa Hiệp hội Y khoa Thế giới
(World Medical Association
Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: người thầy thuốc phải:
1. thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.
2. tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.
3. không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt
đối xử.
4. hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.
5. hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có
trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu yđức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa
đảo.
6. không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính
hay quà cáp.
7. tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.
8. có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học,
nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng
thử nghiệm.
9. cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho
bệnh nhân và cộng đồng.
10. tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.
11. tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.
Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:
12. tôn trọng sinh mạng của con con người.
13. hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
14. tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay
xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một
chuyên gia khác.
15. tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về
bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.
16. cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
17. không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc
– bệnh nhân.
Nguồn: World Medical Association. International code of medical ethics. World Medical
Association Bulletin 1949;1(3): 109, 111.
. chuẩn mực y đức
khác đôi chút so với người theo đạo Kitô.
Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức (hay 12 tiêu chuẩn đạo đức của
người làm công tác y tế”) và chuẩn mực y
đức thế giới.
12 điều y đức
(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ng y 06 tháng