1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Các hàm của Google để tìm kiếm link (Nâng cao) pptx

5 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 112,76 KB

Nội dung

Các hàm của Google để tìm kiếm link (Nâng cao) Hầu hết người sử dụng Google mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ sức mạnh từ công cụ tìm kiếm này. Điều đó đúng ngay cả với những người làm SEO và Online marketing. Tuy nhiên sự thật là chỉ bằng cách áp dụng thêm các tham số tìm kiếm nhất định khi tìm kiếm trên Google, các SEO sẽ có khả năng đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả đáng kể cho quá trình xây dựng link. Sau đây là danh sách các tham số tìm kiếm hữu ích nhất: Chú ý: Đối với các từ khóa tìm kiếm nhiều hơn 1 từ, hãy sử dụng dấu (+) để phân tách riêng biệt các từ trong cụm từ tìm kiếm q=example+query – Tham số cơ bản nhất thể hiện cụm từ tìm kiếm của người dùng, xuất hiện sau cụm “search?” as_q=example+should+contain – Tham số cho biết kết quả tìm kiếm cần bao gồm tất cả các từ trong cụm từ tìm kiếm. as_epq=example+must+appear – Tham số cho biết người tìm kiếm muốn kết quả phải bao gồm chính xác cụm từ tìm kiếm theo đúng thứ tự đó. as_oq=any+example+word – Kết quả tìm kiếm cần hiển thị ít nhất 1 từ trong cụm từ tìm kiếm. as_eq=no+example+words – Kết quả trả lại không được bao gồm cụm từ định trước. as_filetype=pdf – Kết quả tìm kiếm cho một dạng file nhất định. as_lq – Hiển thị một phần số lượng backlink tới một trang web. as_sitesearch – Người tìm kiếm có khả năng tìm một website nhất định. as_rq – Hiển thị trên trang kết quả các website có nội dung tương tự website được chỉ định. as_occt=location – Dùng để chỉ thị vị trí mà cỗ máy tìm kiếm nên quét để tìm cụm từ được định sẵn (ví dụ trong thẻ Title, Descripton v…v…) as_nlo=number – Cho biết điểm khởi đầu của một dãy số. as_nhi=number – Cho biết điểm kết thúc của một dãy số. num=number – Đặt số lượng kết quả sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. hl=language code – Cho biết loại ngôn ngữ hiển thị trên trang kết quả và thường được mặc định cho chương trình duyệt web của người tìm kiếm. lr=lang_language code – Thông báo cho Google biết loại ngôn ngữ từ các kết quả tìm kiếm cần trả về. Ví dụ: lr=lang_en sẽ cho các kết quả trả về bằng tiếng Anh. cr=countryXX – Tham số thông báo cho Google biết kết quả tìm kiếm được trả về nên bắt nguồn từ quốc gia nào. gl=country code – Cho phép người dùng tìm kiếm kết quả như khi họ đang ở quốc gia đó. Ví dụ: gl=FR gr=US-NY – Cho phép người dùng giới hạn kết quả cho một khu vực nhất định. Ví dụ ở đây là New York, Mỹ. gcs=Chicago – Tham số giới hạn kết quả tìm kiếm cho một thành phố nhất định. gpc=47978 – Giới hạn kết quả tìm kiếm cho một mã bưu chính nhất định. gm=619 – Giới hạn kết quả tìm kiếm cho một khu vực trung tâm nhất định. filter=0 – Hiển thị cả các kết quả đã được lọc. pws=0 – Tắt chế độ “cá nhân hóa” khi tìm kiếm. ncr=1 – Cho phép người dùng thiết lập việc sử dụng một trung tâm Google nhất định bất kể việc họ đang ở đâu. nfpr=1 – Tắt chế độ tự động sửa lỗi khi tìm kiếm. start=number – Hiển thị kết quả tìm kiếm bắt đầu từ số thứ tự định trước. tbs=qdr:time code – Cho phép người dùng chỉ thị một mốc thời gian nhất định bao gồm cả giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm. . Các hàm của Google để tìm kiếm link (Nâng cao) Hầu hết người sử dụng Google mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ sức mạnh từ công cụ tìm kiếm này. Điều đó đúng. đây là danh sách các tham số tìm kiếm hữu ích nhất: Chú ý: Đối với các từ khóa tìm kiếm nhiều hơn 1 từ, hãy sử dụng dấu (+) để phân tách riêng biệt các từ trong cụm từ tìm kiếm q=example+query. là chỉ bằng cách áp dụng thêm các tham số tìm kiếm nhất định khi tìm kiếm trên Google, các SEO sẽ có khả năng đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả đáng kể cho quá trình xây dựng link. Sau đây

Ngày đăng: 25/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w