Nghiên cứu đánh giá về bình dương cơ hội đầu tư vào bình dương.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Bình Dương cũng là tỉnh sở hữu 3 thị xã có dân số đông nhất nước, trong đó có 2 thị xã có 100% phường, không có xã (Thủ Dầu Một, Dĩ An). II. CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, CHÍNH TRỊ 1. HÀNH CHÍNH Bình Dương có 3 thị xã và 4 huyện (với 91 xã/phường/thị trấn): Thị xã Thủ Dầu Một Thị xã Thuận An Thị xã Dĩ An Thị xã Bến Cát Huyện Dầu Tiếng Huyện Tân Uyên Huyện Phú Giáo 2. CHÍNH TRỊ Bí thư tỉnh ủy: Mai Thế Trung Chủ tịch HĐND: Vũ Minh Sang Chủ tịch UBND: Lê Thanh Cung III. THỦY VĂN, SÔNG NGÒI: Bình Dương có 4 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ: Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Huyện Tân Uyên. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ huyện Lộc Ninh (Bình Phước) chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận, nông nghiệp. Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km, không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng và lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm IV. GIAO THÔNG 1. Đại lộ Bình Dương (quốc lộ 13) dưới đất : Quốc lộ 13 là quốc lộ theo hướng nam - bắc, từ TP.Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư, Việt Nam - Campuchia. Quốc lộ 13 nối với quốc lộ 7 của Campuchia và đến lượt quốc lộ 7 này lại nối với quốc lộ 13 của Lào. Quốc lộ 13 bắt đầu từ từ ngã ba Vĩnh Bình (thành phố Hồ Chí Minh) qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại Chơn Thành, Bình Phước Tổng chiều dài 142 km; Bề mặt đường rộng 6 làn xe; chiều rộng từ 16 - 24 m. Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn. 2. Đại lộ Bình Dương (QL .13) trên không: Tổng chiều dài 31,5 km Bắt đầu từ cầu Vĩnh Bình (P.Vĩnh Phú, TX.Thuận An) và kết thúc tại đường vành đai 4 (thị trấn Mỹ Phước, Bến Cát). Được thi công xây dựng trên tuyến QL.13 hiện hữu, gồm 4 làn xe với chiều rộng mặt đường 18m. Dự kiến triển khai vào năm 2012 và chia làm 2 giai đoạn (gđ 1: từ cầu Vĩnh Bình đến ngã tư Sở Sao, gđ 2: đoạn còn lại) với tổng nguồn vốn đầu tư trên 830 triệu USD. Khi hoàn thành sẽ đảm bảo lưu lượng 50.000 – 60.000 lượt ô tô/ngày đêm. 3. Đường Vành Đai 4: Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km đi qua địa phận: Tp.HCM (20,3km); Bà Rịa – Vũng Tàu (17,3km); Đồng Nai (46,9km); Bình Dương (44km) và Long An (68km). Hướng tuyến đường vành đai 4 bắt đầu từ khu đô thị Phú Mỹ (giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) ra quốc lộ 1A (Trảng Bom) - băng qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên – Bến Cát – cầu Phú Thuận (qua sông Sài Gòn) - Củ Chi – Hòa Khánh – Bến Lức (cao tốc Tp.HCM – Trung Lương) – khu công nghiệp Long Hiệp (quốc lộ 1A) – quốc lộ 50 – điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước. Vành đai 4 sẽ là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 98.537 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020. 4. Đường Vành Đai 3: Điểm đầu tuyến tại Nhơn Trạch (giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại km 38+500), băng qua sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch, đến ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1A) rồi tới ngã ba An Sơn – đi Hương lộ 9 - vượt sông Sài Gòn (cách cảng Bà Lụa 500m về hạ lưu) - khu công nghiệp Tân Hiệp - điểm cuối tại km12+100 trên đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương. Đường sẽ được thiết kế với vận tốc 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe. Thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020. Dự kiến, tổng vốn đầu tư vào khoảng 55.805 tỉ đồng. 5. Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn: Điểm đầu từ Khu công nghiệp và Đô thị Mỹ Phước sẽ đi qua các KCN lớn nằm trên 4 huyện và thị xã là: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế. Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao cấp với vận tốc trung bình 100 km/h. Khi hoàn thành sẽ nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía nam. Tổng chiều dài suốt tuyến gần 30 km đường chính và 12 km đường gắn với 18 cầu vượt và 4 nút giao thông cắt liên thông để kết nối với bên ngoài. Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức BOT.Tổng vốn đầu tư: 3.500 tỷ đồng. Nhà đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp. (BECAMEX IDC CORP.) Thời gian xây dựng là 4 năm. Ngoài ra còn một số tuyến đường khác như: Đường Xuyên Á Tàu điện Metro: Được hình thành sau năm 2015, từ Thủ Dầu Một gắn với tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh. V. DÂN CƯ Dân số: 1.481.550 người (01/04/2009) Theo số liệu ước tính (không chính thức) ngày 05/08/2010 dân số tỉnh tăng lên 2.185.655 người ,với mật độ dân số 675 người/km². Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 10 năm từ 1999-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me. VI. KINH TẾ Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của Đông Nam Bộ (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1. Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Năm 2010, GDP tăng 14,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (13%). GDP bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt trên 19,000 tỷ đồng. Bình Dương có hơn 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. 90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập giáo dục bậc trung học. 95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị). b d 3 1 2 6 5 4 a c VII. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH , PHÁT TRIỂN Đến 2015 hoàn tất toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Năm 2015 -2020: trở thành thành phố loại 1 trực thuộc trung ương. CÁC QUẬN ĐÔ THỊ TRUNG TÂM: 1. QUẬN THỦ DẦU MỘT 2. QUẬN THUẬN AN 3. QUẬN DĨ AN 4. QUẬN BẾN CÁT 5. QUẬN TÂN UYÊN 6. QUẬN TRUNG TÂM CÁC KHU ĐÔ THỊ VỆ TINH: a. DẦU TIẾNG b. BẦU BÀN c. PHÚ GIÁO d. BẮC TÂN UYÊN I. QUẬN TRUNG TÂM (Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương ) A. GiỚI THIỆU TỔNG QUAN: Được sự đồng ý của lãnh đạo Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc giao cho Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư hạ tầng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương. Sau gần 05 năm triển khai thực hiện, đến nay dự án Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương đã đạt tỷ lệ hơn 98% trên tổng diện tích quy hoạch. 1.Vị trí - quy hoạch: Vị trí: Khu liên hợp được quy hoạch trên diện tích 5.896 ha nằm trên địa bàn của hai huyện Bến Cát, Tân Uyên và Thị xã Thủ Dầu Một. Quy hoạch: Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương được quy hoạch gồm: Khu công nghiệp, khu dịch vụ cao cấp, khu tái định cư và khu đô thị mới. 1.1/ Khu công nghiệp: (khoảng 3.500ha) Với các loại hình công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, có hàm lượng chất xám cao, có tính cạnh tranh thị trường khu vực và quốc tế; Ưu tiên phát triển công nghiệp điện, điện tử, sản phẩm ngành thông tin, nội thất công trình… Hiện nay đã có các nhà đầu tư: Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2: 2.044 ha (năm 2006: 344 ha, đến 2008 hình thành VSIP II mở rộng: 1.700ha) Khu công nghiệp Sóng Thần 2: 533 ha Khu công nghiệp Đại Đăng: 274 ha Khu công nghiệp Phú Gia: 133 ha Khu công nghiệp Đồng An 2: 158 ha Khu công nghiệp Kim Huy: 237 ha 1.2/ Khu dịch vụ cao cấp: (khoảng 612,7 ha) Bao gồm sân Golf có diện tích 302 ha (Twin Dove), Trường đua có diện tích 230 ha, các dịch vụ tổng hợp khác khoảng 74,7 ha. 1.3/ Khu Đô thị bao gồm cả khu tái định cư ( Khoảng 1.662 ha), bao gồm: Trung tâm đô thị và các công trình hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê…(62,3 ha) Khu ở đô thị có quy mô 708 ha gồm khu chung cư, khu nhà vườn thấp tầng, khu ở liên kế. Khu tái định cư: có quy mô 655 ha gồm các khu ở liên kế, khu chung cư. Khu công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí khoảng 71 ha gắn với khu ở mới và khu tái định cư. [...]... Học Quốc Tế Miền Đông Ngày 13/8/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Công ty Đầu tư phát triển công nghiệp (Becamex IDC Corp) đã làm lễ động thổ xây dựng trường Đại học Quốc tế miền Đông, có tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng Trường được xây dựng trên diện tích 26ha tại thành phố mới Bình Dương (Khu liên hợp công nghiệp- dịch vụ-đô thị Bình Dương) do Công ty thiết kế quốc tế Surbana (Singapore) quy... tạo lực: Đường tạo lực: theo quy hoạch đã được phê duỵệt, Khu Liên hợp có 7 tuyến đường tạo lực với tổng chiều dài là 34,4km đến nay đã cơ bản hoàn thành đảm bảo giao thông thông suốt trong toàn khu và đấu nối với hệ thống giao thông chung như: Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Vành đai 4, Quốc lộ 13, đường ĐT 741, ĐT 742, ĐT 743, ĐT 746 Tất cả được thiết kế hiện đại, khai thác tối đa ánh... nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và sau đó góp phần giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam B CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM 1 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Thành lập ngày 24/06/2009 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Trường ĐH Thủ Dầu Một tiến hành xây dựng cơ sở mới tại Khu đô thị... Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, công trình có tổng diện tích 12,76 ha gồm 4 tầng (đầu tư làm 5 giai đoạn) do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex IDC làm chủ đầu tư Bệnh viện với quy mô lớn, hiện đại đồng bộ sẽ cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thuộc mọi đối tượng, kể cả những người nước ngoài đang công tác hoặc đang du lịch ở tỉnh Bình Dương và các vùng phụ cận,... lịch ở tỉnh Bình Dương và các vùng phụ cận, góp phần giảm tải cho các bệnh viện trong khu vực hiện nay 9 Bệnh viện đa khoa TP Bình Dương Khu đất có diện tích 81,3 ha nằm dọc theo suối Giữa, thuộc phường Định Hòa, TP.TDM, nối từ đường Mỹ Phước - Tân Vạn ra đại lộ Bình Dương Phần lớn diện tích thuộc khu đất này là đất nông nghiệp, nhưng đã dừng canh tác và được UBND tỉnh quy hoạch thành khu phức... học mới 2011, trường Đại học Việt – Đức sẽ sử dụng tạm thời cơ sở, vật chất của trường Đại học Quốc tế Miền Đông và di dời về khuôn viên mới vào năm 2017 Tổng vốn đtư 180 triệu USD (vốn vay ODA 160 triệu USD), chưa bao gồm chi phí đền bù 50 ha đất (khoảng 150 tỉ đồng) tại Bình Dương 8.Bệnh viện đa khoa Quốc tế Miền Đông Cuối tháng 2/2010, Công ty CPXD số 1 COFICO đã tiến hành lễ khởi công công... cơ quan công cụ tỉnh Bình Dương như Toà án, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bảo hiểm xã hội, Cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tạo thành quần thể phức hợp được kết nối với các trường đại học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư Mặt chính của toà tháp hướng ra hồ nước với quảng trường nhân dân có sức chứa 10.000 người Đây là tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế về thiết kế đô thị do... nhất cuộc thi quốc tế về thiết kế đô thị do Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phát động và đã được Hội đồng kiến trúc sư Việt Nam chính thức bình chọn Khi đưa vào sử dụng (giai đoạn 1 là năm 2013), Trung tâm Chính trị - Hành chính tập trung sẽ trở thành biểu tượng cho sự phát triển của Bình Dương trong kỹ nguyên mới, tạo bước đột phá của Chính quyền tỉnh với sự tập trung tất cả các loại hình dịch vụ và công nghệ... thế giới du lịch (hay Đại Nam Quốc Tự), tên giao dịch: Công ty cổ phần du lịch Đại Nam - tên quốc tế: Dainamgroup là một khu du lịch tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, cách Ủy ban nhân dân thị xã vào khoảng 7km về hướng huyện Bến Cát Đây là công trình du lịch thuộc loại quy mô với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng Đại Nam thế giới du lịch hiện đang được xây dựng và đã khánh thành... chức năng 200 giường; bệnh viện Nhi - Phục hồi chức năng; bệnh viện Ung bướu; Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ… 10 Sân Golf Twin Doves Địa chỉ: 68 Trần Ngọc Lên, P Định Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương Ngày 1/5/2010, Công ty cổ phần Phát triển Phú Mỹ, liên doanh giữa Công ty Electroland (Hàn Quốc) và Protrade (Việt Nam), đã chính thức đưa vào hoạt động sân gôn và sân tập gôn Twin Doves Đây . dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Huyện Tân Uyên. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ huyện Lộc Ninh (Bình Phước) chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới. đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km, không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng và lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm IV. GIAO THÔNG 1. Đại lộ Bình Dương (quốc lộ 13). LÝ Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương