SỸ TỐT-CÂYĐACỦAMỘTLÀNGHỌASĨ
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ về tiếp quản thủ đô 10 -10 -1954 hòa bình ở
miền Bắc. Năm 1955 họasĩSỹTốt thi vào trường Mỹ thuật Việt Nam học hệ trung
cấp, năm ấy SỹTốt 35 tuổi là người cao tuổi nhất. Những năm học trung cấp ông
vẽ nhiều tranh về đề tài thiếu nhi và tranh nói về quê hương mình. Năm 1975 ông
đã được BTMT Việt Nam lưu giữ tác phẩm Em nào cũng được học. Ông là một
trong số họasĩ được kết nạp vào Hội đầu tiên nhân ngày thành lập Hội Mỹ thuật
Việt Nam năm 1957. Tốt nghiệp trung cấp ông trở lại quân đội. Một năm sau ông
chuyển ngành thi vào trường Mỹ thuật Việt Nam học hệ cao đẳng. Thời gian học
ông vẽ nhiều ký họa, chân dung, phong cảnh bột màu, sơn dầu và tranh cổ động.
Sỹ Tốt có nhiều bài vẽ cơ bản rất sinh động, tình cảm, có nhiều bài hình họa rất
vững, nhiều bài được lưu giữ tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho các khóa
sau tham khảo học tập. Cái may mắn của cố họasĩSỹTốt là được học các thầy
giáo chuyên gia Liên Xô (cũ) sang dạy. Các tác phẩm củahọasĩSỹTốt thường là
đề tài quân đội và nông thôn. Các nhân vật trong tranh của ông là nhân vật có thực,
đó là con cháu trong nhà và người làng Cổ đô.
Năm 1963, khi ông 43 tuổi và đãtốt nghiệp trường CĐMTVN với tác phẩm Tiếng
đàn bầu đã được Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam lưu giữ. Sau đó ông về công tác ở
khu tự trị Việt Bắc nay thuộc Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch Tỉnh Thái
Nguyên. Cố họasĩSỹTốt rất khỏe, vẽ nhanh, vẽ nhiều và có nhiều tác phẩm trong
các kỳ triển lãm.
Cố họasĩSỹTốt là một tấm gương yêu nghệ thuật, là người cao tuổi nhất, có công
với làng Cổ Đô. Ông đã mở lớp dạy con cháu và những người trong làng học vẽ
với mong ước của ông là làng Cổ Đô trở thành phong trào yêu hội họa. Nay ông đã
đi xa, ước nguyện của ông đã trở thành hiện thực. Làng Cổ Đô hiện tại có gần 40
họa sĩđã học xong Cao đẳng, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư
phạm Nghệ thuật Trung Ương vẫn có con cháu trong làng theo học.
Làng Cổ Đô, mộtlàng quê nằm dọc theo sông Hồng, mộtlàng thuần nông xa thị
xã, xa thành phố và có lẽ là mộtlàng duy nhất có nhiều họa sĩ. Hiện tại làng Cổ Đô
có 10 họasĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đó là Sỹ Tốt, Sĩ Thiết, Sỹ Tuấn,
Trần Hòa, Giang Khích, Ngô Bình Thiểm, Nguyễn Ngọc Thạch, Huỳnh Mai, La
Vuông và Nguyễn Quang Trung. Có 7 họasĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội.
Năm 2005 con cháu trong gia đình đã xây bảo tàng cá nhân mang tên Bảo tàng Sỹ
Tốt và gia đình để lưu giữ các tác phẩm của ông, cho nhân dân trong làng, trong xã
và khách thập phương đến thăm và xem tranh.
Sau đây xin trích lục tới bạn đọc một số cột mốc đáng nhớ của Cố họasĩSỹ Tốt:
- Em nào cũng được học - Sáng tác năm 1957
- Tiếng đàn bầu - Sáng tác năm 1963
- Giải 3 tranh cổ động.
- Giải nhì triển lãm Mỹ thuật toàn quốc - Năm 1958.
- Giải ba triển lãm toàn quốc - Năm 1963.
- Nhiều tác phẩm lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân đội,
Bảo tàng Việt Bắc.
- Huân chương Chiến sỹ Điện Biên hạng nhất.
- Huân chương độc lập hạng nhì.
- Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
- Được truy tặng giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2007
Để tưởng nhớ 90 năm ngày sinh của cố họasĩSỹ Tốt, tôi muốn bày tỏ tấm lòng
của lớp con cháu và của “làng họasỹ Cổ Đô” như thầm nhắc các thế hệ sau phát
huy tinh thần yêu nghệ thuật của cố họasĩSỹ Tốt, một tấm gương, mộthọasỹ
nông dân bình dị, mộc mạc, mộtcâyđa cổ thụ làng Cổ Đô
. cháu và của làng họa sỹ Cổ Đô” như thầm nhắc các thế hệ sau phát huy tinh thần yêu nghệ thuật của cố họa sĩ Sỹ Tốt, một tấm gương, một họa sỹ nông dân bình dị, mộc mạc, một cây đa cổ thụ làng. SỸ TỐT - CÂY ĐA CỦA MỘT LÀNG HỌA SĨ Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ về tiếp quản thủ đô 10 -1 0 -1 954 hòa bình ở miền Bắc. Năm 1955 họa sĩ Sỹ Tốt thi vào trường. nhớ của Cố họa sĩ Sỹ Tốt: - Em nào cũng được học - Sáng tác năm 1957 - Tiếng đàn bầu - Sáng tác năm 1963 - Giải 3 tranh cổ động. - Giải nhì triển lãm Mỹ thuật toàn quốc - Năm 1958. - Giải