1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

HỌA SĨ XUÂN QUẢNG docx

5 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 109,79 KB

Nội dung

HỌA XUÂN QUẢNG Tốt nghiệp đại học về công tác tại ngành văn hoá thông tin Thanh Hoá. Ông chuyên sâu vẽ tranh ở các thể loại chất liệu sơn mài, sơn dầu, bột màu. Do trải qua nhiều sự kiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Tổ quốc tranh của Xuân Quảng mang hiện thực cuộc sống đã qua và những gì đang diễn ra hôm nay. Nhiều sáng tác chứa đựng hàm ý hoài niệm mà một thời ông chứng kiến cuộc chiến đấu rất oanh liệt và đầy gian khổ. Ký ức một thời đã phản ánh những cảm xúc, những kỷ niệm, những gian khổ từng trải để có hoài bão sâu sắc. Người xem vẫn thấy chất lãng mạn, trữ tình thông qua đường nét mềm mại uyển chuyển với mảng màu êm dịu và có sự ước lệ, được hoà nhập chặt chẽ với sắc độ đậm nhạt khác nhau. Những bức tranh mang tính hoài niệm với cách vẽ có chọn lọc, gợi ở những vấn đề mà cuộc sống đời thường, liên tục diễn ra như thuyền và biển, đồng quê với con người lao động ngày đêm sản xuất sẵn sàng chiến đấu đã được tác giả thể hiện khá rõ nét trong tranh. Mỗi bức tranh có cách bố cục riêng hài hòa với các đường lượn, cong, đường phá, tạo thành những nét sinh động, đa dạng phong phú. Về cách dùng màu sắc người xem dễ thấy tình cảm của ông ở những mảng màu xanh, tím, nâu nhạt ấm áp, dịu êm trong tranh. Tranh của Xuân Quảng đã phản ánh cuộc sống với lối vẽ vừa cụ thể vừa khái quát những gì mà cuộc chiến, sinh hoạt đời thường đã diễn ra. Tranh Xuân Quảng rất chân chất, rất thực nhưng không đi vào tự nhiên chủ nghĩa, bê nguyên thực tại mà có khái quát ước lệ cả về hình, màu và bố cục. Tác giả không đi sâu miêu tả tỉ mỉ, nhưng có điểm nhấn cho từng nội dung Buổi chiều, Xong chiến dịch bố về, Nhập thóc đêm trăng v.v là những ví dụ điển hình. Có những bức tranh tác giả chủ yếu là ước lệ với cách bố cục lạ nhưng người xem lại dễ hiểu Huyền thoại Trường Sơn, họa dùng 2 màu chủ đạo là tím và xanh lá cây, màu tím là màu hy vọng, hướng về tương lai phía trước màu xanh là màu khát khao cho sự sống bình yên không những cho con người mà cả cây, trái. Cuộc chiến của người lính đang đương đầu không phải sự tranh giành thế lực thắng thua mà là cuộc tranh đấu vì sự sống bình yên và tương lai hạnh phúc cho Tổ quốc cho nhân loại. Trong hội họa người ta thường lấy màu sắc để biểu hiện tư tưởng, tình cảm thì tranh Xuân Quảng đã có chủ định trước khi cầm bút cho Hoài niệm Trường Sơn. Màu sắc trong tranh Xuân Quảng trầm mặc dù tranh của ông thể hiện về đề tài chiến tranh đòi hỏi phải tính bứt phá hạnh mẽ. Xem tranh Xuân Quảng người ta dễ cảm nhận tâm hồn tính cách của họa vừa thẳng thắn, bộc trực nhưng vừa có tính nhân văn, nhân hậu. Nhiều người hỏi ông sao họa không vẽ tranh để bán, ông trả lời: Đã là họa sáng tác thì phải làm tác phẩm còn kinh doanh cũng rất cần nhưng đã lao vào con đường đó thì khó mà sáng tác được những tác phẩm có giá trị. Vì thế với 70 tuổi đời hơn bốn mươi tuổi nghề, ông đã nhận được nhiều giải thưởng ở tỉnh, có tác phẩm tham gia các cuộc triển lãm mỹ thuật Toàn quốc khu vực và tỉnh nhà. Rất tiếc trong phòng triển lãm cá nhân gần đây của ông với gần 40 bức tranh trình làng nhưng vẫn còn vắng bóng nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao từng tham gia Triển lãm mỹ thuật Toàn quốc như Đúc cột điện - sơn dầu, Máy cày - sơn mài, Hoàng hôn phố - sơn dầu và nhiều tác phẩm khác triển lãm khu vực và trong tỉnh. Những sáng tác đã nói lên một con người và sáng tạo nghệ thuật của ông ở nhiều thập kỷ qua. . hạnh mẽ. Xem tranh Xuân Quảng người ta dễ cảm nhận tâm hồn tính cách của họa sĩ vừa thẳng thắn, bộc trực nhưng vừa có tính nhân văn, nhân hậu. Nhiều người hỏi ông sao họa sĩ không vẽ tranh để. Trong hội họa người ta thường lấy màu sắc để biểu hiện tư tưởng, tình cảm thì tranh Xuân Quảng đã có chủ định trước khi cầm bút cho Hoài niệm Trường Sơn. Màu sắc trong tranh Xuân Quảng trầm. HỌA SĨ XUÂN QUẢNG Tốt nghiệp đại học về công tác tại ngành văn hoá thông tin Thanh Hoá. Ông chuyên

Ngày đăng: 25/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN