1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Họa sĩ Sơn Lâm docx

5 568 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 164,93 KB

Nội dung

Họa Sơn Lâm Người phụ nữ bé nhỏ này sau 13 năm xa xứ vẫn giữ được chất mãnh liệt của biển Hải Phòng dù phong thái đã mang đậm chất Paris. Mỗi lần trở về Việt Nam, chị đều có những sáng tạo bất ngờ. Cuộc trưng bày vừa tổ chức tại Sông Hồng Gallery, 11 Tràng Tiền từ 8 đến 18/5/2003 là một ví dụ. Họa Sơn Lâm. - Vì sao triển lãm này của chị không có tiêu đề? - Không cần tiêu đề, tranh Sơn Lâm, thế là đủ. Tôi chưa bao giờ phải mất tiền để tổ chức triển lãm, tất cả đều do các gallery thực hiện. Từ năm 1995, năm nào về tôi cũng làm một triển lãm tại Hà Nội. Sau triển lãm, nếu gallery nào đề nghị, tôi sẽ để lại một số tranh, còn lại sẽ mang về Paris. Ở đó, tôi không có tranh ế. Triển lãm lần này có 25 tranh sơn mài, chất liệu sở trường của tôi. Trong 3 tháng ở Hà Nội, tôi hoàn thành 32 tranh với sự giúp đỡ của nhà điêu khắc Đinh Công Đạt và họa Phạm Ngọc Dương cũng như 4 thợ phụ, làm liên tục từ sáng đến tối. Bận là thế nhưng tôi cũng về Hải Phòng 4 lần. Cuộc trở về lần này, tôi vẽ trong tâm trạng không thanh thản. Mẹ tôi 68 tuổi, đang bệnh nặng, bà bị co thắt mạch máu não từ 10 năm nay. - "Buổi sáng", "Mộng du" tên những bức tranh của chị rất ngắn gọn và hàm chứa, vì sao vậy? - Có bức là giấc mơ của tôi, khi lại là điều tôi đang nghĩ. Tôi luôn vẽ về con người, tôn vinh thân thể đàn ông và đàn bà, đặt họ trong cảm xúc yêu hoặc chờ được yêu. Tôi muốn diễn tả tối đa những hình ảnh mình nghĩ, nên ngoài tranh, tôi đưa cả thời tiết của tâm trạng lên những bình, hộp sơn mài. - Được đào tạo bài bản chiếm bao nhiêu phần trăm trong sự sáng tạo của nghệ sĩ? - 1%. Tôi học trung cấp Mỹ thuật và học tiếp đại học (1985-1990). Lần nào về Việt Nam, tôi cũng qua trường thăm các thầy. Sau đó tôi được mời sang Pháp du học 3 năm tại ĐH Mỹ thuật ứng dụng và nghề nghiệp Paris. Trước khi đi Pháp, họa Bùi Hữu Hùng đã dạy tôi vẽ sơn mài trong 4 tháng và tôi gắn bó với nó như một mặc định, dù trước đó, tôi học đồ họa. Bức "Khoảnh khắc" - Chị sống và vẽ ở Pháp như thế nào? - Năm 1997, tôi nhập quốc tịch Pháp. Suốt 13 năm ở xứ người, tôi toàn phải thuê trọ. Năm nay, tôi mới mua được căn nhà rộng 400 m2 ở vùng Montreuil, cách trung tâm Paris 12 km. Tôi đã có 8 triển lãm cá nhân ở Pháp, Thụy Sĩ, Đức, đều do các gallery chọn và tổ chức. Ở Tây Âu, được gallery cho bày tranh đã là khó, chưa nói đến việc tổ chức triển lãm. Tôi là họa ruột của gallery Zajira, đường Magazine, quận 6, Paris. Năm 1993, tại nhà Bours, ngôi nhà lớn nhất của Trung tâm chứng khoán Paris, tôi đã có triển lãm chung cùng nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, họa Nguyễn Cầm, Lý Trực Sơn, Trần Trọng Vũ và đó là triển lãm chung duy nhất cho đến nay của các họa VN sống ở Pháp. Tôi lấy chồng năm 1992, anh ấy người Pháp, làm họa minh họa sách cho trẻ em, tới 1995 thì chia tay. Cuối năm nay, tôi sẽ kết hôn với người tôi đang yêu, anh ấy làm chỉ đạo ánh sáng cho Téléfilm. - Vì sao trong tranh chị, hình ảnh hoa sen xuất hiện nhiều vậy? - Khi sáng tạo, tôi không nghĩ mình đang vẽ sơn mài. Sen hiện diện trong tranh tôi mỗi lúc một nhiều vì tôi thích nó, vì hình đẹp, cánh sen giống hình trái tim. Cái gọi là bản sắc dân tộc trong tranh tôi là ở chất liệu và tín hiệu phương đông. - Chị nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, chị phô diễn tình yêu qua những bức tranh gợi tình? - Tôi muốn tranh của tôi đầy nhựa sống với màu trong sáng, đắm đuối. Khi tôi vẽ người con gái đang mơ, đang chờ, khát khao hay vẽ uyên ương quấn quýt là tôi đang ca ngợi vẻ đẹp người mình yêu và cuộc tình của mình, cả những điều tôi chờ đón. Lúc nào tôi cũng muốn yêu và cần yêu. Đó là động lực để tôi sáng tạo. . Thị, họa sĩ Nguyễn Cầm, Lý Trực Sơn, Trần Trọng Vũ và đó là triển lãm chung duy nhất cho đến nay của các họa sĩ VN sống ở Pháp. Tôi lấy chồng năm 1992, anh ấy người Pháp, làm họa sĩ minh họa. Tiền từ 8 đến 18/5/2003 là một ví dụ. Họa sĩ Sơn Lâm. - Vì sao triển lãm này của chị không có tiêu đề? - Không cần tiêu đề, tranh Sơn Lâm, thế là đủ. Tôi chưa bao giờ phải mất tiền. nghề nghiệp Paris. Trước khi đi Pháp, họa sĩ Bùi Hữu Hùng đã dạy tôi vẽ sơn mài trong 4 tháng và tôi gắn bó với nó như một mặc định, dù trước đó, tôi học đồ họa. Bức "Khoảnh khắc"

Ngày đăng: 29/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w