1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Skkn biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

18 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 200,88 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Người thực hiện Trương[.]

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Người thực hiện: Trương Thị Nhung

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Dân

SKKN thuộc lĩnh vực môn : Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2022

Trang 2

1.1 Lý do chọn đề tài Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu Trang 3

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm Trang 3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trang 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Trang 3-4

2.3 Các giải pháp thực hiện Trang 5-13

2.4 Hiệu quả của SKKN Trang 13

3: Kết luận, kiến nghị Trang 12

3.1 Kết luận Trang 13- 14

3.2 Kiến nghị Trang 14 -15

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Đại hội XII của Đảng không chỉ khẳng định tiếp tục thực hiện quan

điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo mà còn chỉ ra nội dung

và phương hướng thực hiện quan điểm đó trong tình hình mới Quan điểm:

Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là quan điểm hoàn toàn

mới, có tác dụng định hướng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong

thế kỷ XXI

Để thực hiện đổi mới giáo dục và nhằm nâng cao chất lượng dạy học

phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay Việc đổi mới phương pháp

dạy học ở tất cả các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng là hết sức

cần thiết

Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ hai Bộ giáo dục áp dụng

chương trình giáo dục phổ thông 2018 Ở cấp Tiểu học, thực hiện đổi mới

chương trình ngay từ lớp 1

Đối với lớp 1, việc dạy môn Tiếng Việt là nhiệm vụ hết sức cần thiết

giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, hình thành năng

lực ngôn ngữ cho học sinh trong suốt quá trình học tập cũng như áp dụng

vào công việc, cuộc sống sau này Dạy học Tiếng Việt được thực hiện thông

qua việc hình thành và rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng: đọc, viết, nói,

nghe Điều này cho thấy sự đổi mới so với quan điểm trước đây là rèn các

kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Tức là, với quan điểm giáo dục mới thì

“đọc” là kĩ năng đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục Tiếng Việt

lớp 1

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thực trạng học sinh lớp 1 học

môn Tiếng Việt 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều bỡ

ngỡ, tiếp thu kiến thức còn gặp rất nhiều khó khăn Từ nhận thức trên, tôi đã

suy nghĩ trăn trỡ rất nhiều: Phải làm sao đây để cho các em có được kĩ năng

đọc tốt và tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học

sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” để nghiên cứu với

mong muốn tạo thêm hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho các em

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Qua nghiên cứu thực trạng học sinh trong lớp với việc đề ra một số

biện pháp giáo dục đem lại hiệu quả, vận dụng kinh nghiệm với kết hợp các

biện pháp giáo dục đã có nhằm củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản

thân Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy môn Tiếng Việt về

việc rèn luyện đọc chuẩn cho học sinh

- Nâng cao chất lượng, kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh

- Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng; đọc lưu loát

trôi chảy, đọc diễn cảm

- Để có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới phương pháp

rèn luyện phát âm chuẩn cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Thọ Dân Huyện Triệu Sơn tỉnh

Trang 4

Thanh Hóa Năm học 2021-2022

Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt mới, nhận ra

những đặc trưng của chương trình hướng đến Từ đó nghiên cứu đề xuất

một số biện pháp nhằm giúp học sinh rèn luyện để nâng cao kĩ năng đọc

trong môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học của lớp 1 nói chung

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp điều tra thực trạng

- Phương pháp khảo sát, thống kê

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều

nhất, nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để không ngừng bổ

sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình Trong nhà trường,

thông qua hoạt động đọc giúp học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên

nhiên, về đất nước, về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, phong

tục, tập quán của dân tộc trên đất nước mình và trên thế giới Đọc các tác

phẩm văn học, học sinh được bồi dưỡng về năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ

năng sử dụng ngôn từ, mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống Vì vậy việc đọc

có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn Đọc trở thành một đòi

hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người mà nhất là học sinh lớp 1 Đọc là sự

khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong

học tập và trong giao tiếp Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế

nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một vị trí quan trọng không

thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học

Nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em

đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay,

cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài

văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác

Mặt khác, ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy

thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn, các em sẽ

ham học, tích cực trong các hoạt động học tập

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

*Thực trạng dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

a Đặc điểm tình hình

Đầu năm học 2021-2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân

công chủ nhiệm lớp 1D

Việc hiểu được thực tế việc đọc của các em đang ở mức độ nào, các em

còn vướng mắc ở đâu về kĩ năng đọc có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc

định hướng các phương pháp rèn đọc cho các em học sinh Qua đó, tôi biết được

là:

+ Tình hình học sinh: lớp 1D sĩ số : 30 học sinh

+ Học sinh đi học Mẫu Giáo : 30 em

+ Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:

Trang 5

Học sinh không biết chữ cái nào : 5 em

Biết 5, 6 chữ cái : 5 em

Biết 10, 15 chữ cái : 14 em

Nhận biết hết : 6 em

Thực tế qua mấy tuần học và giao tiếp, tôi nhận thấy rằng có một số

học sinh phát âm sai, phổ biến là sai các phụ âm đầu vần và dấu thanh

Trong đó phổ biến là các phụ âm đầu như ch/tr; s/x; th/kh và các dấu thanh

hỏi, ngã Ngoài ra, các em đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng

hoặc hạ giọng, nhiều em có khi còn kéo dài giọng mỗi khi đọc , một số em

đọc ngọng Cụ thể, các lỗi học sinh thường mắc là:

* Đọc sai phụ âm đầu

VD: - ch/tr: trẻ/chẻ; trong/chong

- s/x; xuống/suống; song/xong

* Đọc nhầm, lẫn lộn các dấu thanh:

VD: - thanh hỏi/ thanh nặng: quả ổi/ quạ ội

- thanh ngã/ thanh sắc: cũng/cúng

* Đọc bớt tiếng hoặc thêm tiếng:

- Đọc từ theo tranh Nhìn tranh đoán chữ

* Đọc không biết ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp

* Đọc phân vai còn lúng túng

* Đọc mà không hiểu nội dung

b Thuận lợi, khó khăn

Qua kết quả khảo sát và quá trình theo dõi, tôi nhận thấy có một số thuận

lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Về phía giáo viên

Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên

môn Tổ

chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho

học sinh tiểu học v v… cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi,

giảng dạy

Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự

giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn

để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong

việc giảng dạy

Bản thân đã được tập huấn chương trình lớp 1 theo chương trình giáo

dục phổ thông mới - 2018 nên nắm rõ mục tiêu, quan điểm xây dựng

chương trình do đó có sự chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp,

hình thức dạy học phù hợp đối với học sinh

Khi nhà trường họp thống nhất lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp

để phục vụ công tác giảng dạy năm học 2021- 2022 tôi đã nghiên cứu kĩ và

lựa chọn sách Kết nối tri thức làm công cụ hỗ trợ để phục vụ mục tiêu giáo

dục Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình tổng thể

Bản thân tôi là một giáo viên có phát âm chuẩn nên gặp nhiều thuận

lợi trong việc dạy chữ cho học sinh lớp 1

Trang 6

Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt

tình, chữa bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mĩ

Có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học một cách

linh hoạt, sáng tạo

- Về phía học sinh

Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp 1

Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập

Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời

Một số em tiếp thu nhanh, có sự chủ động trong học tập và ý thức

giúp đỡ bạn học tập

Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em

* Khó khăn

- Về phía giáo viên

Đây là năm thứ hai áp dụng chương trình giáo dục mới nên tôi đôi lúc

vẫn còn lúng túng trong việc xác định tiến trình và hình thức tổ chức dạy

học phù hợp để giúp các em nắm bài hiệu quả

Chương trình mới do đó đầu năm vẫn chưa được trang bị đồ dùng, cơ

sở vật chất còn nhiều hạn chế nên giáo viên phải thực sự linh động và

nghiên cứu bài liên tục để tìm giải pháp khắc phục khó khăn

- Về phía học sinh

Bước vào lớp 1 các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen được với việc học

ở Tiểu học

Một số em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp

Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý

đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày

Vốn từ của các em còn quá ít ỏi, việc hiểu nghĩa của từ còn hạn chế

Kĩ năng đọc, nói, nghe, viết, chưa thực sự tốt

Hệ thống phát âm của một số em chưa hoàn chỉnh

Cách phát âm của một số em theo thói quen

Một số em vẫn còn non nớt, mang suy nghĩ của trẻ mầm non, thích

chơi hơn học

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Phân loại khả năng đọc của học sinh trong lớp

Để có thể giúp đỡ học sinh đọc tốt hơn, việc đầu tiên theo tôi cần

làm là người giáo viên cần phải nắm rõ được khả năng đọc của từng học

sinh Sau đó, giáo viên cần phân loại khả năng đọc theo từng nhóm đối

tượng cụ thể ví dụ như nhóm học sinh đọc ngọng phụ âm đầu, nhóm học

sinh đọc ngọng dấu thanh, nhóm học sinh đọc chậm về tốc độ, nhóm học

sinh đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc, để từ đó người giáo viên có thể đưa ra

những phương pháp phù hợp để giúp đỡ các em đọc tốt hơn

Trong quá trình dạy học, đối với những học sinh còn mắc lỗi về đọc

(đọc sai phụ âm đầu, đoc sai dấu, đọc thiếu hay thừa tiếng, ngắt, nghỉ hơi

chưa đúng, tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu ) giáo viên cần lưu tâm hơn để

kèm cặp, rèn luyện cho các em nhiều hơn so với các bạn Ví dụ như thường

xuyên gọi các em lên đọc các từ khó hay luyện đọc câu, đọc đoạn Trong

Trang 7

quá trình các em đọc, nếu sai, giáo viên cần giúp các em sửa sai và đọc lại

cho đúng Ngoài ra, khi đã nắm được khả năng đọc của các em, giáo viên

cũng có thể giúp đỡ các em luyện đọc ngay cả ở những môn học khác bằng

cách gọi các em đọc bài để từ đó giúp các em đọc nhiều hơn, sửa sai cho

các em giúp các em ngày một tiến bộ Đối với những em học sinh này, giáo

viên cần động viên, khuyến khích các em đọc thêm nhiều sách truyện và

phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để các em chăm chỉ luyện đọc không

chỉ trên lớp mà còn ở nhà nữa Có như vậy, kĩ năng đọc của các em mới dần

trở nên tốt hơn được

Đối với những học sinh đã đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc tốt thì giáo

viên có thể hướng các em đến việc đọc diễn cảm văn bản, một bước cao hơn

của việc đọc

Như vậy, có thể nói việc phân loại học sinh ngay từ đầu năm học có

vai trò quan trọng trong việc định hướng việc dạy học theo đối tượng đối

với người giáo viên, phần nào quyết định chất lượng dạy học, góp phần

nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Dạy học đúng đối tượng, phù hợp với

khả năng của từng học sinh cũng là một trong những nguyên tắc của việc

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực của

học sinh trong quá trình dạy học

2.3.2 Chuẩn bị tốt tâm thế học cho học sinh khi học

Tâm thế học của người học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong

việc quyết định hiệu quả của việc học tập, nhất là đối với các em lớp 1 mới

bắt đầu học Trước khi rèn đọc đúng, người giáo viên cần xây dựng cho học

sinh một tâm thế tốt khi học bài Theo tôi, xây dựng tâm thế đọc tốt cho học

sinh tức là người giáo viên cần giúp học sinh làm tốt hai việc: cường độ đọc

và tư thế khi đọc - tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng

Trước hết là yếu tố cường độ đọc Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc

thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: Một vai là người tiếp nhận

thông tin và ngược lại vai thứ hai là đưa văn bản đến người nghe Khi giữ

vai thứ hai này, người đọc đã thực hiện tái sinh văn bản Vì vậy khi đọc

thành tiếng, người đọc có thể đọc cho mình, cho người khác hoặc cho cả

hai Khi đọc thành tiếng phải tính đến người nghe Giáo viên cần cho các

em hiểu rằng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo và để tất cả các

bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho cả lớp cùng nghe rõ Nhưng như

thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc to quá hoặc gào lên Để luyện cho

những em đọc quá nhỏ (lí nhí), giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng

nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi Việc các em đọc với cường

độ vừa phải, hợp lí còn giúp cho các bạn trong lớp có thể đưa ra được

những nhận xét đúng, từ đó, học sinh mới biết được mình cần phát huy điều

gì hay cần khắc phục ở đâu để đọc tốt hơn

Bên cạnh việc rèn cho học sinh có một cường độ đọc hợp lí thì việc

rèn tư thế đọc cũng có một vai trò không hề nhỏ giúp nâng cao hiệu quả của

việc đọc Khi đứng dậy để đọc, học sinh cần đứng ở tư thế đàng hoàng,

thoải mái Các em đứng thẳng, cầm sách bằng hai tay để cuốn sách được

mở rộng đàng hoàng Khi ngồi đọc thầm hoặc đọc dõi theo bằng mắt, cần

Trang 8

ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 20 đến 30 cm, cổ và

đầu thẳng Tư thế này giúp các em tạo được một phong thái đẹp, hợp khoa

học cho việc đọc

Chuẩn bị tốt tâm thế đọc cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng

trong việc tạo nên chất lượng của tiết học Học sinh có tâm thế tốt, đúng

cách thì việc học mới đem lại hiệu quả cao

2.3.3 Thực hiện tốt và chính xác các bước lên lớp trong tiết dạy

Để rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh, người giáo viên cần tổ chức

tốt tiết học theo đúng quy trình và đặc trưng bộ môn Đó là yếu tố đầu tiên

quyết định đến chất lượng của tiết học Ở lớp 1, tiết Học vần theo chương

trình mới được tổ chức theo các bước sau, ví dụ:

Bài: E e Ê ê

I Mục tiêu:

1 Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình,

kính trọng những người trong gia đình

2 Năng lực:

+ Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm e, ê, đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có

âm e, ê trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc

+ Viết:Viết đúng chữ e, ê; viết đúng các tiếng từ chứa e, ê

+ Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa e, ê;

phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”; kĩ năng

quan sát, nhận biết nhân vật bà, bé, và bạn bè trong mối quan hệ với bố, bà

và suy đoán nội dung tranh minh họa

I Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ, tranh minh họa

Học sinh: sách giáo khoa, bộ ghép chữ, bảng con, phấn, vở trắng, bút

chì, tẩy

III Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học

sinh

1.HĐ mở đầu, khởi động:

- HS ôn lại chữ c GV có thể cho

HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo

ra chữ c

- HS viết chữ c

2.HĐ hình thành KT mới

Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các

câu hỏi

- GV và HS thống nhất câu trả

lời

- GV nói câu thuyết minh (nhận

biết dưới tranh và HS nói theo

- GV cũng có thể đọc thành

- Hs khởi động với

nhạc

- HS viết, bạn khác

nhận xét

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- HS nói theo

- HS đọc

- HS đọc

Trang 9

tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc

theo

GV đọc từng cụm từ, sau mỗi

cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo

GV và HS lặp lại câu nhận biết một số

lần: Bé kể mẹ nghe về bạn bè

- GV hướng dẫn HS nhận biết

tiếng có âm e, giới thiệu chữ ghi âm e,

ê

3 HĐ luyện tập,thực hành

Đọc HS luyện đọc âm

a Đọc âm

- GV đưa chữ c lên bảng để giúp

HS nhận biết chữ e, ê trong bài học

- GV đọc mẫu âm e,ê

- GV yêu cầu HS đọc âm e, âm

ê sau đó từng nhóm và cả lớp đồng

thanh đọc một số lần

b Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu

mô hình tiếng mẫu (trong SHS): bé,

bế

GV khuyến khích HS vận dụng

mô hình các tiếng đã học để nhận biết

mô hình và đọc thành tiếng bé, bế

+ GV yêu cầu HS đánh vần

tiếng mẫu bé, bế (bờ e be sắc bé; bờ ê

bé sắc bế)

- Lớp đánh văn đồng thanh tiếng

mẫu

+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng

mẫu Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng

mẫu

- Ghép chữ cái tạo tiếng : HS tự

tạo các tiếng có chứa e

- GV yêu cầu HS tìm chữ b

ghép với chữ e và dấu huyển để tạo

tiếng bè

- GV yêu cầu HS tìm chữ b

ghép với chữ e và dấu sắc để tạo tiếng

- GV yêu cầu HS tìm chữ b

ghép với chữ ế và dấu sắc để tạo tiếng

-Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

- Một số (4 5) HS

đọc âm e, âm ê sau đó

từng nhóm và cả lớp đồng

thanh đọc một số lần

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Một số (4 5) HS

đánh vần tiếng mẫu bé,

bế (bờ e be sắc bé; bờ ê

bé sắc bế)

- HS đánh vần

- Một số (4 - 5) HS

đọc trơn tiếng mẫu Cả

lớp đọc trơn đồng thanh

tiếng mẫu

- HS tự tạo bằng bộ

ghép

- HS ghép: bè

- HS ghép: bé

- HS ghép: bế

- HS phân tích

- HS quan sát

Trang 10

bế

- GV yêu cầu 3 - 4 HS phân tích

tiếng 2- 3 HS nêu lại cách ghép

c Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh

hoạ cho từng từ bè, bé, bế Sau khi đưa

tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật

trong tranh, - GV viết từ bè dưới tranh

- GV yêu cầu HS phân tích và

đánh vần tiếng bè, đọc trơn từ bè GV

thực hiện các bước tương tự đối với

bé, bế

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối

tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ 3 4 lượt

HS đọc

d Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp

đọc đồng thanh một lần

* Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ e, chữ ê và

hướng dẫn

- GV viết mẫu và nêu cách viết

chữ e, chữ ê

- HS viết chữ e, bè, bé, bế (chữ

cỡ vừa) vào bảng con Chú ý khoảng

cách giữa các chữ trên một dòng và

liên kết các nét giữa chữ e, ê và các

chữ khác

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết

của bạn

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết

của HS GV quan sát sửa lỗi cho HS

- HS nói

- HS quan sát

- HS phân tích và

đánh vần

- 2 3 HS đọc trơn

các từ ngữ Lớp đọc đồng

thanh một số lần

- HS đọc

- Hs lắng nghe và

quan sát

- Hs lắng nghe

- HS viết

- HS nhận xét

- Hs lắng nghe

TIẾT 2

* Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ b

HS tô chữ e, chữ ê (chữ viết thường,

chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập

một

- GV quan sát và hỗ trợ cho

những HS gặp khó khăn khi viết

hoặc viết chưa đúng cách

- GV nhận xét và sửa bài của

một số HS

- HS tô chữ e, hữ ê

(chữ viết thường, chữ cỡ vừa)

vào vở Tập viết 1, tập một

- HS viết

- HS nhận xét

- HS đọc thầm

- Hs tìm

- HS lắng nghe

Ngày đăng: 02/02/2023, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w