phân tích tài chính và dự báo
1/19 Phân tích tài chính và dự báo Krispy Kreme Doughnuts, Inc. Khi thiên niên kỷ bắt đầu, tương lai của Krispy Kreme Doughnuts, Inc có mùi ngọt ngào. Công ty không chỉ nắm giữ các nhãn hiệu mang tính biểu tượng và có một số người ủng hộ gần như đến mức sùng bái, mà nó đã nhanh chóng trở thành con cưng của phố Wall. Chưa đầy một năm sau khi ra chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu (IPO), trong tháng 4 năm 2000, cổ phiếu Krispy Kreme đã được bán gấp 62 lần thu nhập, và năm 2003 công ty đã được tạp chí Fortune bầu chọn là "thương hiệu nóng nhất ở Mỹ”. Với kế hoạch đầy tham vọng là mở 500 cửa hàng bánh doughnut trong nửa đầu của thập niên, đặc biệt logo với 2 màu xanh lá cây và màu đỏ đã trở thành biểu tượng cổ điển của công ty và không thể nhầm lẫn và bảng hiệu neon "hot Doughnuts now" đã trở nên phổ biến. Vào cuối năm 2004, câu chuyện ngọt ngào đã bắt đầu trở nên chua chát khi công ty bị phát hiện đã thực hiện một số gian lận kế toán, sau đó giá cổ phiếu của nó đã bị giảm giá mạnh. Từ đỉnh cao vào tháng tám năm 2003, giá cổ phiếu của Krispy Kreme giảm mạnh hơn 80% trong 16 tháng tới. Các nhà đầu tư và các nhà phân tích bắt đầu đặt ra những câu hỏi về những giá trị nền tảng của công ty, nhưng thậm chí đến đầu năm 2005, nhiều câu hỏi trong số những câu được đặt ra vẫn chưa được trả lời. Bảng 1 và 2 cung cấp các báo cáo tài chính của Krispy Kreme trong năm tài chính từ năm 2000 tới năm 2004. Đây có phải là một Công ty lành mạnh không? Điều gì đã xảy ra cho công ty khi một số người đã nghĩ rằng nó sẽ trở thành một Starbucks tiếp theo? Nếu hầu hết mọi người đều yêu thích bánh Doughnuts, tại sao rất nhiều nhà đầu tư lại bỏ qua nhà sản xuất bánh Doughnuts nổi tiếng này? Bối cảnh công ty Krispy Kreme bắt đầu là một cửa hàng bánh Doughnuts duy nhất ở Winston-Salem, miền Bắc Carolina, vào năm 1937, khi Vernon Rudolph người đã mua lại công thức bánh doughnut đặc biệt của công ty từ một đầu bếp Pháp ở New Orleans, bắt đầu làm và bán sỉ bánh doughnuts cho các siêu thị. Trong một thời gian ngắn, sản phẩm của Rudolph trở nên quá phổ biến đến nỗi ông phải cắt một lỗ trên tường nhà máy của mình để bán trực tiếp cho khách hàng, do đó sinh ra khái niệm trung tâm bán lẻ của Krispy Kreme (central retail concept): cửa hàng tại nhà máy. Vào cuối những năm 1950, Krispy Kreme đã có 29 cửa hàng tại 12 tiểu bang, nhiều cửa hàng trong số đó đã được mở ra bằng cách nhượng quyền thương hiệu. Sau cái chết của Rudolph, vào năm 1973, Beatrice Foods đã mua lại công ty và nhanh chóng mở rộng nó ra hơn 100 địa điểm. Beatrice đưa ra các sản phẩm khác, chẳng hạn như súp và bánh mì sandwich, và cắt giảm chi phí bằng cách thay đổi sự xuất hiện của 2/19 các cửa hàng và thay thế bằng các thành phần rẻ hơn trong hỗn hợp bánh doughnut. Tuy nhiên, kinh doanh suy yếu, Beatrice buộc phải bán công ty vào đầu những năm 1980. Một nhóm các cơ sở nhận nhượng quyền được dẫn dắt bởi Joseph McAleer, là người đã được bên Krispy Kreme nhượng quyền thương hiệu đầu tiên, kết thúc việc mua lại công ty bằng nợ vay (LBO) với giá 24 triệu $ vào năm 1982. McAleer đã khôi phục trở lại công thức bánh doughnut ban đầu và logo truyền thống của công ty. Đó cũng là khoảng thời gian mà công ty giới thiệu bảng hiệu đèn neon "hot Doughnuts Now", để nói với khách hàng khi những chiếc bánh doughnut tươi vừa mới ra khỏi dây chuyền. Công ty vẫn phải vật lộn với những khó khăn trong một thời gian, nhưng tới năm 1989, Krispy Kreme đã trả hết nợ và bắt đầu dần mở rộng. Công ty vẫn tập trung vào dòng bánh doughnut đặc trưng của mình và tạo thêm một nhãn hiệu cà phê trong năm 1996. Scott Livengood, người trở thành Giám đốc điều hành vào năm 1998 và vẫn tiếp tục vị trí này vào những năm sau, đã đưa công ty ra công chúng vào tháng 4 năm 2000, là một trong những đợt chào bán ra công chúng lần đầu tiên (IPO) lớn nhất trong những năm gần đây. Một ngày sau khi chào bán, giá cổ phiếu của Krispy Kreme là 40,63 $, đưa đến cho công ty một giá trị vốn hóa thị trường gần 500 triệu $. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KRISPY KREME Sau khi công ty IPO, Krispy Kreme đã công bố một chiến lược tích cực để mở rộng số lượng cửa hàng từ 144 lên trên 500 trong vòng năm năm tới. Ngoài ra, công ty đã lên kế hoạch phát triển toàn cầu, dự kiến sẽ mở 32 địa điểm tại Canada và mở thêm nhiều địa điểm hơn tại Vương quốc Anh, Mexico, và Australi. Bảng 3 trình bày tổng quan về việc mở cửa hàng của công ty. Doanh thu của Krispy Kreme Doughnuts được tạo ra thông qua bốn nguồn chính: doanh số bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng thuộc sở hữu của công ty (chiếm 27% doanh thu); doanh số gián tiếp thông qua các hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi (40%), sản xuất và phân phối các sản phẩm và các thiết bị pha trộn (29%) và tiền bản quyền và các khoản phí liên quan tới hoạt động nhượng quyền (4%). Ngoài các địa điểm bán lẻ truyền thống trong nước, công ty còn tìm kiếm sự tăng trưởng thông qua các cửa hàng nhỏ hơn tạo ra các "khái niệm vệ tinh”, tức là dựa vào các cửa hàng tại nhà máy để cung cấp bánh doughnut hâm nóng, cũng như phát triển ra thị trường quốc tế. Bán hàng trực tiếp (On-premises sales): Mỗi cửa hàng tại nhà máy cho phép người tiêu dùng đến xem việc sản xuất bánh doughnut; thiết bị tùy chỉnh của Krispy Kreme và khu vực để xem bánh doughnut được công ty được gọi là một "sân khấu bánh doughnut”. Bằng cách đó, Krispy Kreme đã cố gắng tạo ra một sự khác biệt cho chính nó so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm chứ không phải chỉ đơn giản là một sản phẩm. Mỗi cửa hàng nhà 3/19 máy có thể sản xuất từ 4000 tá tới 1000 tá bánh doughnut mỗi ngày, số bánh này được bán cả trên cơ sở trực tiếp và gián tiếp. Bán hàng gián tiếp (Off - premises sales): Khoảng 60% doanh số bán hàng giá tiếp đến từ các cửa hàng tạp hóa, cả trong các trường hợp để độc lập và để trên các kệ hàng. Phần còn lại được bán cho các cửa hàng tiện lợi (một tỷ lệ nhỏ được bán như là một nhãn hiệu riêng). Công ty duy trì một đội xe tải giao hàng cho các cơ sở bán hàng gián tiếp. Sản xuất và phân phối: Bộ phận Sản xuất và Phân phối của công ty Krispy Kreme (KKM & D) cung cấp hỗn hợp bột bánh doughnut độc quyền và các thiết bị làm bánh doughnut cho tất cả các cửa hàng công ty sở hữu và các cửa hàng nhượng quyền. Mô hình quản lý theo chiều dọc cho phép công ty duy trì việc kiểm soát chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm trên toàn hệ thống. Công ty duy trì cơ sở sản xuất riêng của mình để sản xuất bột hỗn hợp và thiết bị của nó, và cơ sở này cung cấp dịch vụ hàng quý cho tất cả các đơn vị trong hệ thống. Tất cả các cơ sở nhận nhượng quyền đều được yêu cầu là phải mua bột hỗn hợp và thiết bị từ Krispy Kreme. KKM & D cũng quản lý dòng sản phẩm cà phê rang của công ty, bộ phận kinh doanh này sẽ cung cấp cà phê bột với thương hiệu riêng đến cả các cửa hàng công ty sở hữu và các cửa hàng nhượng quyền. Tiền bản quyền và các khoản phí trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Với việc trả một khoản phí hượng quyền ban đầu và chi phí bản quyền hằng năm, các cơ sở nhận nhượng quyền được sự hỗ trợ từ Krispy Kreme trong các hoạt động, quảng cáo và tiếp thị, kế toán, và các hệ thống quản lý thông tin khác. Các cơ sở nhận nhượng quyền đã có mối quan hệ với công ty trước khi IPO vào năm 2000 được gọi là các Thành Viên, và họ thường có trụ sở tại thị trường truyền thống ở đông nam Hoa Kỳ. Các Thành Viên không chịu trách nhiệm cho việc mở cửa hàng mới. Những nhà nhận nhượng quyền mới được gọi là những ‘nhà phát triển thị trường khu vực’ (Area Developers), và họ chịu trách nhiệm cho việc phát triển mạng lưới tại các thị trường tiềm năng cao. Những nhà phát triển khu vực thường trả từ 20.000$ đến 50.000$ phí nhượng quyền ban đầu và mức tiền bản quyền từ 4,5% đến 6,5% một năm. Những cơ sở nhận nhượng quyền cũng đóng góp 1% tổng doanh thu hằng năm của họ vào nguồn kinh phí quản cáo của công ty. Khoảng 60% doanh số bán hàng tại một cửa hàng của Krispy Kreme bắt nguồn từ sản phẩm đặc trưng của công ty là bánh doughnut bóng (glazed doughnut). Điều này khác biệt với Dunkin’Donuts, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty, phần lớn doanh thu của đối thủ này đến từ cà phê. Câu chuyện khó khăn trong kinh doanh của Krispy Kreme Vào ngày 07 tháng 5 năm 2004, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi trở thành công ty đại chúng, Krispy Kreme công bố kết quả kinh doanh tiêu cực. Công ty thông báo với các 4/19 nhà đầu tư thu nhập mong đợi sẽ thấp hơn 10% so với mức mức đã dự kiến, nguyên nhân là do xu hướng ưa chuộng chế độ ăn uống thấp carbohydrate gần đây tại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến doanh thu bán buôn và bán lẻ. Công ty cũng cho biết hiện đang có kế hoạch bán chuỗi cửa hàng Montana Mills, gồm 28 quán cà phê bánh đã mua lại trong tháng 1 năm 2003 với giá 40 triệu $ và có thể phải chịu chi phí từ 35 triệu $ đến 40 triệu $ trong quý đầu tiên. Ngoài ra, Krispy Kreme thấy rằng tình hình kinh doanh của chuỗi cửa hàng “Hot Doughnut and Coffee” mới của nó đang giảm nhẹ so với mức kỳ vọng và công ty đã có kế hoạch đóng cửa ba cửa hàng trong số đó (dẫn đến một chi phí từ 7 triệu $ đến 8 triệu $). Cổ phiếu của Krispy Kreme khi đóng cửa giảm 30%, ở mức 22,51 $ một cổ phiếu. Sau đó, vào ngày 25 tháng 5, thời báo Wall Street đã đăng tải một bài báo đề cập đến việc hạch toán kế toán của các thương vụ mua lại nhượng quyền do Krispy Kreme thực hiện. Theo bài báo, trong năm 2003, Krispy Kreme đã bắt đầu một cuộc đàm phán căng thẳng nhằm mua lại 7 cửa hàng nhượng quyền thương mại ở Michigan. Các cơ sở nhận nhượng quyền này còn nợ công ty nhiều triệu đô la tiền thiết bị, nguyên liệu, và các khoản phí nhượng quyền, và một phần của cuộc thỏa thuận là Krispy Kreme yêu cầu bên nhận nhượng quyền đóng hai cửa hàng hoạt động kém hiệu quả và trả cho Krispy Kreme khoản lãi phát sinh trên khoản nợ quá hạn. Đổi lại, Krispy Kreme hứa sẽ nâng cao giá mua nhượng quyền. Theo tờ báo, Krispy Kreme ghi nhận tiền lãi do các bên nhận nhượng quyền thanh toán là thu nhập lãi vay và vì thế đó là lợi nhuận trực tiếp, tuy nhiên, công ty ghi sổ chi phí mua lại nhượng quyền như là một tài sản vô hình, dưới khoản mục quyền mua lại nhượng quyền thương mại (reacquired franchise right), mà công ty không phải trích khấu hao (amortize). Krispy Kreme cũng cho phép những nhà quản lý cấp cao nhượng quyền thương mại ở Michigan vẫn làm việc tại công ty sau khi thỏa thuận, nhưng ngay sau khi thỏa thuận này được hoàn thành, những nhà quản lý này đã thôi việc. Theo một thỏa thuận đền bù thôi việc, Krispy Kreme buộc phải trả thêm cho các nhà quản lý thôi việc 5 triệu $, đây cũng là một khoản chi phí mà công ty đã đưa vào khoản mục tài sản không trích khấu hao như quyền mua lại nhượng quyền. Công ty phủ nhận bất cứ sai sót nào trong việc hạch toán trên và tiếp tục duy trì quan điểm là công ty đã hạch toán thương vụ nhượng quyền này phù hợp với chuẩn mực kế toán (GAAP). Vào ngày 29 tháng 7, công ty đã để lộ thông tin rằng ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) đã bắt đầu một cuộc điều tra phi chính thức liên quan đến “các vụ mua lại nhượng quyền và việc cắt giảm trong thu nhập dự kiến đã được công bố”. Các nhà quan sát hoài nghi. Một nhà phân tích tại thời điểm đó đã phát biểu rằng “việc hạch toán kế toán của Krispy Kreme trong thương vụ mua lại nhượng quyền thương mại là trường hợp nghiêm trọng nhất mà chúng tôi biết". "Chúng tôi đã khảo sát 18 công ty giao dịch đại chúng có hoạt động nhượng quyền, bốn trong số đó có các nhượng quyền được 5/19 mua lại, và họ đều thực hiện khấu hao cho hoạt động này. Và đây rõ ràng là hành động phải được thực hiện”. Trong ba năm trước đó, Krispy Kreme đã ghi nhận 174,5 triệu USD tài sản vô hình (quyền mua lại nhượng quyền), mà công ty không đòi hỏi phải khấu hao. Ngày SEC ra thông báo, cổ phiếu của Krispy Kreme đã giảm thêm 15%, với giá đóng cửa ở mức $ 15,71 một cổ phiếu. PHẢN ỨNG CỦA CÁC CHUYÊN GIA So với giai đoạn sôi động vào năm 2001, khi 80% các nhà phân tích cổ phiếu đều đưa ra khuyến nghị nên mua cổ phiếu của công ty Krispy Kreme, những nhận định thường gặp hiện nay về công ty đã thay đổi. Vào thời điểm tờ Wall Street đăng tải bài viết về việc thực hành hạch toán kế toán nghiệp vụ mua lại nhượng quyền thượng mại của Krispy Kreme trong tháng 5/2004, chỉ còn 25% các nhà phân tích khuyến nghị mua cổ phiếu của Krispy Kreme, 50% đưa khuyến nghị xuống mức nắm giữ. Bảng 4 và 5 cung cấp bảng các khuyến nghị của các nhà phân tích tổng hợp và các ước tính EPS. Khi khó khăn của Krispy Kreme lên đến đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2004, các nhà phân tích ngày càng trở nên bi quan về cổ phiếu của công ty. Khi sự kiện về cuộc điều tra của SEC và các vấn đề quản lý khác của Krispy Kreme vẫn còn đang được tiếp diễn (ví dụ, giám đốc điều hành của Krispy Kreme bị sa thải vào ngày 16 tháng 8, 2004), nhà quan sát nhìn thấy sự nghiêm trọng trong nền tảng hoạt động kinh doanh của Krispy Kreme. Trong tháng 9, Wall Street Journal lại đăng tải một bài báo tập trung chú ý vào sự tăng trưởng của công ty này: Vấn đề lớn nhất đối với Krispy Kreme có thể là do công ty phát triển quá nhanh và dàn trải hoạt động kinh doanh của mình bằng cách bán bánh doughnut của nó tại quá nhiều cửa hàng, trong nỗ lực gây ấn tượng với Phố Wall. Số lượng cửa hàng của Krispy Kreme đã tăng gần gấp ba lần kể từ đầu năm 2000, với 427 cửa hàng tại 45 bang và bốn quốc gia nước ngoài. Khoảng 20.000 siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tại các bến xe, và các dạng cửa hàng khác cũng bán bánh doughnut của công ty. Một vấn đề khác là Krispy Kreme đã dựa vào đáng kể lợi nhuận từ việc bán thiết bị với lợi nhuận biên cao mà nó yêu cầu các bên nhận nhượng quyền phải mua cho mỗi cửa hàng mới. Lợi nhuận của nó cũng bị ràng buộc chặt chẽ với sự tăng trưởng về số lượng của các cửa hàng nhận nhượng quyền, vì những khoản phí mà các cửa hàng nhận nhượng quyền phải trả trước cho công ty. Trong tháng 9 năm 2004, Krispy Kreme thông báo rằng nó sẽ giảm số lượng các cửa hàng mới trong năm xuống khoảng 60 so với con số thông báo ban đầu 120. Nhà phân tích Nhận định Ngày John Ivankoe, J.P. Morgan Securities, Inc Ngoài ra khi xem xét lại báo cáo thu nhập, chúng tôi tin rằng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cơ bản, bao gồm một số tác động của phương pháp giảm cân"low-carb". Giảm khối lượng giao dịch của các cửa hàng mới là biểu thị của một mô hình đầu tư ngày càng xấu đi, và chúng 29/7/2004 6/19 tôi tin rằng việc tái cấu trúc các cửa hàng – hình thức của hàng nhỏ hơn và giảm bớt các khoản phí được tính cho thiết bị và các nguyên liệu bán cho các cơ sở nhận nhượng quyền là điều cần thiết. Jonathan M. Waite, KeyBanc Capital Markets Chúng tôi tin rằng những thách thức mà KKD phải đối mặt, bao gồm sự giảm lợi nhuận biên, giảm tỷ suất sinh lợi, việc điều tra của SEC, và độ bão hòa sản phẩm, đang mạnh hơn những yếu tố tích cực của công ty. Ngoài ra, cổ phiếu của KKD đang giao dịch ở mức 16.6 lần thu nhập so với tốc độ tăng trưởng 15%. Như vậy, chúng tôi đánh giá cổ phiếu KKD là HOLD (nên nắm giữ). 12/10/2004 John S. Glass, CIBC World Markets Bảng cân đối kế toán của Krispy Kreme trở nên cồng kềnh trong hai năm qua bởi việc mua lại thương hiệu (acquisition goodwill) mà có thể sẽ phải hạch toán lại là một khoản lỗ (write down). Kết quả là, tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của KKD đã giảm xuống khoảng 10% so với 18% trước khi những vụ mua lại được thực hiện cách đây hai năm. Chúng ta có thể thấy bảng cân đối kế toán điều chỉnh, bao gồm cả việc loại bỏ một phần đáng kể $ 170 triệu trong "quyền mua lại nhượng quyền thương mại" như là một bước đi đúng hướng đầu tiên. 8/11/2004 Glenn M. Guard, Legg Mason Theo ý kiến của chúng tôi, sự quản lý đã không tập trung vào những hoạt động mà lẽ nó phải được tiến hành. Kết quả, quá nhiều cơ sở đã được mở tại các địa điểm nghèo khi công ty tăng gấp ba lần số cơ sở của nó kể từ năm 2000. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng các cơ sở nhận nhượng quyền thương mại không được đào tạo đúng cách để duy trì tốt nhất hoạt động kinh doanh gián tiếp. Kết quả là, nhiều cơ sở đang thua lỗ từ các cơ sở gián tiếp, và bên nhận nhượng quyền không phải là một động lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Chúng ta cũng thấy trở ngại cơ bản, giải quyết các vấn đề, việc điều hành và tiết kiệm chi phí (cost Discipline) đang khiếm khuyết nghiêm trọng ở cả công ty lẫn hệ thống các cơ sở nhận nhượng quyền, điều này dẫn đến sự không hiệu quả. 23/11/2004 Công bố hướng khắc phục Ngày 4 Tháng 1, 2005, ban giám đốc của Krispy Kreme thông báo rằng báo cáo tài chính mà công ty đã công bố trước đó cho năm tài chính kết thúc vào ngày 01 tháng 2 năm 2004 (FY2004) sẽ được trình bày lại để "hiệu chỉnh một vài sai sót ". Hội đồng quản trị quyết định điều chỉnh, mà chủ yếu liên quan đến “việc hạch toán kế toán đối với hoạt động mua lại một số nhượng quyền” của công ty, điều này sẽ làm giảm thu nhập trước 7/19 thuế của năm tài chính 2004 trong khoảng từ 6,2 triệu $ đến 8,1 triệu $. Công ty cũng dự kiến sẽ trình bày lại báo cáo tài chính cho quý đầu tiên và thứ hai của năm tài chính 2005. Krispy Kreme cũng cho biết nó sẽ trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính cho đến khi cuộc điều tra của SEC đã được giải quyết và việc chỉnh đốn lại nội bộ của công ty hoàn tất. Tuy nhiên, Việc công ty không cung cấp các báo cáo tài chính cho các chủ nợ vào ngày 14 Tháng Một năm 2005 có thể tạo nên một sự khó khăn đối với khoản tín dụng 150 triệu $ của công ty. Trong tình cảnh khó khăn như vậy, các ngân hàng của Krispy Kreme có quyền chấm dứt việc cho vay và yêu cầu thanh toán ngay lập tức đối với các khoản nợ chưa thanh toán. Krispy Kreme không nộp báo cáo kịp thời cũng đặt công ty vào nguy cơ là cổ phiếu của nó bị hủy bỏ niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Đến cuối ngày hôm sau, cổ phần của Krispy Kreme được giao dịch ở mức thấp hơn $ 10 một cổ phần. Hầu hết các nhà phân tích cảm thấy rằng người cho vay của Krispy Kreme sẽ cấp cho công ty một khoản hỗ trợ trong tình cảnh khó khăn về hạn mức tín dụng, và chỉ một vài nhà phân tích cảm thấy công ty thực sự rơi vào nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết trên NYSE. Tuy nhiên, thông báo của hội đồng quản trị chỉ đóng vai trò làm dấy lên thêm các mối lo ngại về công ty. Kể từ tháng 8 năm 2003, giá trị thị trường vốn cổ phần của công ty đã giảm 2,5 tỷ $. Bảng 6 mô tả diễn biến giá cổ phiếu công ty trong mối liên hệ với chỉ số S&P 500. Liệu sự phát hiện về các thực hành kế toán nhượng quyền của công ty đủ để khiến giá cổ phiếu giảm mạnh đến vậy? Liệu còn vấn đề gì ẩn giấu tại Krispy Kreme cần được xem xét kỹ lưỡng? Bảng 7, 8 và 9 cung cấp các tỷ số tài chính của Krispy Kreme và so sánh với một nhóm các công ty trong cùng ngành. Hình 1. Mẫu hình giá cổ phiếu công ty so với chỉ số tổng hợp S&P 500 Nguồn: Datastream 8/19 BẢNG 1: BÁO CÁO THU NHẬP Ngàn $, ngoại trừ số lượng cổ phần 3 tháng kết thúc 3 tháng kết thúc 30/1/2000 28/1/2001 3/2/2002 2/2/2003 1/2/2004 5/5/2003 2/5/2004 3/8/2003 1/8/2004 Tổng doanh thu 220,243 300,715 394,354 491,549 665,592 148,660 184,356 159,176 177,448 Chi phí hoạt động 190,003 250,690 316,946 381,489 507,396 112,480 141,383 120,573 145,633 Chi phí quản lý và chi phí chung 14,856 20,061 27,562 28,897 36,912 8,902 10,664 9,060 11,845 Chi phí khấu hao 4,546 6,457 7,959 12,271 19,723 4,101 6,130 4,536 6,328 Lợi nhuận từ kinh doanh chệch lệch giá 9,075 (525) (525) Các khoản dự phòng cho việc tái cấu trúc, phí hư hỏng và phí đóng cửa 7,543 1,802 Thu nhập từ hoạt động 10,838 23,507 41,887 59,817 102,086 23,702 18,636 25,007 11,840 Thu nhập lãi 293 2,325 2,980 1,966 921 227 176 205 226 Chi phí lãi vay (1,525) (607) (337) (1,781) (4,409) (866) (1,433) (997) (1,366) Lỗ vốn chủ sở hữu trong hoạt động liên doanh (706) (602) (2,008) (1,836) (694) (575) (802) (399) Lợi ích cồ đông thiểu số (716) (1,147) (2,287) (2,072) (616) (126) (616) 267 Các chi phí ròng khác (20) (235) (934) (13) (25) (156) (343) 114 Thu nhập trước thuế thu nhập 9,606 23,783 42,546 54,773 94,677 21,728 6,522 22,454 10,682 Dự phòng thuế thu nhập 3,650 9,058 16,168 21,295 37,590 8,588 6,675 9,014 4,438 Các hoạt động gián đoạn 1 4,285 439 480 Thu nhập ròng 5,956 14,725 26,378 33,478 57,087 13,140 (24,438) 13,001 5,764 Thu nhập mỗi cổ phần pha loãng 0.15 0.27 0.45 0.56 0.92 0.22 (0.38) 0.21 0.09 Giá cổ phiếu (kết thúc năm tài chính) Số lượng cổ phần đang lưu hành (triệu) 39.70 54.50 58.60 59.80 62.10 60.70 63.60 62.10 63.40 Nguồn dữ liệu: Báo cáo công ty gửi SEC 1 Từ việc bán lại Montana Mills 9/19 BẢNG 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN KẾT THÚC NĂM TÀI KHÓA KẾT THÚC 3 THÁNG NGÀN $ 30/1/2000 28/1/2001 3/2/2002 2/2/2003 1/2/2004 2/5/2004 1/8/2004 TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN Tiền và các khoản tương đương tiền 3,183 7,026 21,904 32,203 20,300 13,715 19,309 Đầu tư ngắn hạn - 18,103 15,292 22,976 Các khoản phải thu khách hàng 17,965 19,855 26,894 34,373 45,283 47,434 44,329 Các khoản phải thu nội bộ 1,608 2,599 9,017 11,062 20,482 20,740 19,933 Các khoản phải thu khác 794 2,279 2,771 884 2,363 3,169 4,868 Phải thu nội bộ khác - - - - 458 4,404 5,440 Hàng tồn kho 9,979 12,031 16,159 24,365 28,573 32,974 33,076 Chi phí trả trước 3,148 1,909 2,591 3,478 5,399 4,675 6,749 Thuế thu nhập có thể hoàn lại 861 - 2,534 1,963 7,946 7,449 8,139 Thuế thu nhập hoãn lại (deffered income taxes) 3,500 3,809 4,607 9,824 6,453 13,280 20,005 Tài sản được giữ để bán 36,856 3,374 3,325 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 41,038 67,611 101,769 141,128 174,113 151,214 165,173 Đất đai và máy móc thiết bị (ròng) 60,584 78,340 112,577 202,558 281,103 301,160 297,154 Thuế thu nhập hoãn lại (deffered income taxes) 1,398 - - - - Đầu tư dài hạn - 17,877 12,700 4,344 - Phải trả dài hạn phải thu nội bộ - - - 1,000 7,609 2,988 2,925 Đầu tư vào công ty liên doanh 2,827 3,400 6,871 12,426 10,728 9,921 Quyền mua lại nhượng quyền thương mại, thương hiệu và một số tài sản vô hình khác - - 16,621 49,354 175,957 176,078 176,045 Các tài sản khác 1,938 4,838 8,309 5,232 9,456 12,315 10,390 TỔNG TÀI SẢN 104,958 171,493 255,376 410,487 660,664 654,483 661,608 CÁC KHOẢN NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU NỢ NGẮN HẠN 10/19 Các khoản phải trả khách hàng 13,106 8,211 12,095 14,055 18,784 18,866 18,817 Nợ ngắn hạn ngân hàng - 5,147 9,107 11,375 8,123 12,670 13,107 Phải trả khác 14,080 21,243 26,729 20,981 23,744 27,107 32,249 Khoản phạt theo phán quyết tòa án (arbitration award) - - - 9,075 - Hạn ngạch tín dụng chu chuyển - 3,526 3,871 - - Nợ dài hạn đến hạn trả 2,400 - 731 3,301 2,842 4,663 5,566 Nợ ngắn hạn khác - - - 900 - Thuế thu nhập phải trả - 41 - - - TỔNG NỢ NGẮN HẠN 29,586 38,168 52,533 59,687 53,493 63,306 69,739 Thuế thu nhập hoãn lại (deffered income taxes) - 579 3,930 9,849 6,374 16,468 25,564 Tiền bồi thường chưa thanh toán 990 1,106 Hạn ngạch tín dụng chu chuyển 7,288 87,000 72,000 62,000 Nợ dài hạn 20,502 - 3,912 49,900 48,056 58,469 50,135 Phải trả cho việc tái cấu trúc 4,259 3,109 Các nghĩa vụ dài hạn khác 1,866 1,735 4,843 5,218 11,211 10,774 12,078 TỔNG NỢ DÀI HẠN 27,617 6,529 12,685 72,255 152,641 157,711 149,777 Quyền lợi thiểu số 1,117 2,491 5,193 2,323 2,815 2,593 VỐN CHỦ SỞ HỮU Cổ phiếu thường, không có mệnh giá, 300.000 cổ phần được quyền phát hành và lưu hành 85,060 121,052 173,112 294,477 296,812 299,865 Cổ phiếu thường, mệnh giá 10$, 1.000 cổ phần được quyền phát hành và lưu hành 4,670 Vốn cổ phần đã đóng góp (paid in capital) 10,805 Bù đắp quyền chọn chưa thực hiện của nhân viên (unearned compensation) (188) (186) (119) (62) (47) (31) Phải thu, người lao động (2,547) (2,349) (2,580) (558) (383) (383) (383) Kế hoạch lợi ích nhân viên (126) (138) (339) (369) (264) (264) Phải trả cho kế hoạch lợi ích nhân viên 126 138 339 369 264 264 Lãi (hoặc lỗ) lũy kế 609 456 (1,486) (1,315) (783) (768) Lợi nhuận giữ lại 34,827 42,547 68,925 102,403 159,490 135,052 140,816 [...]... 25% 27% 29% % CỦA CÁC CỬA HÀNG Công ty sở hữu 40.3% 36.2% 34.4% 35.9% 39.5% Nhượng quyền thương mại 59.7% 63.8% 65.6% 64.1% 60.5% Nguồn dữ liệu: báo cáo của công ty, người phân tích viết tình huống BẢNG 4: KHUYẾN CÁO CỦA CÁC NHÀ PHÂN TÍCH Thời gian 14/06/2001 19/07/2001 16/08/2001 20/09/2001 18/10/2001 % các khuyến cáo nắm giữ mua bán 80.0% 20.0% 0.0% 80.0% 20.0% 0.0% 80.0% 20.0% 0.0% 80.0% 20.0% 0.0%... 26/05/2004 $ 0.98 24/06/2004 $ 0.92 16/08/2004 $ 0.59 27/08/2004 $ 0.69 10/09/2004 $ 0.65 13/09/2004 $ 0.58 03/11/2004 $ 0.45 23/11/2004 Nguồn dữ liệu: I/B/E/S (Thomsom financial/first call) 14/19 BẢNG 7: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA KRISPY KREME KẾT THÚC NĂM TÀI KHÓA 30/1/2000 Tỷ số thanh toán Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số đòn bẩy Nợ trên vốn cổ phần (giá trị sổ sách) Nợ . duy trì một đội xe tải giao hàng cho các cơ sở bán hàng gián tiếp. Sản xuất và phân phối: Bộ phận Sản xuất và Phân phối của công ty Krispy Kreme (KKM & D) cung cấp hỗn hợp bột bánh doughnut. 5/2004, chỉ còn 25% các nhà phân tích khuyến nghị mua cổ phiếu của Krispy Kreme, 50% đưa khuyến nghị xuống mức nắm giữ. Bảng 4 và 5 cung cấp bảng các khuyến nghị của các nhà phân tích tổng hợp và. Hầu hết các nhà phân tích cảm thấy rằng người cho vay của Krispy Kreme sẽ cấp cho công ty một khoản hỗ trợ trong tình cảnh khó khăn về hạn mức tín dụng, và chỉ một vài nhà phân tích cảm thấy