KiếntrúcTPVinhvàdấuấncủa
người Đức
Đường phố rộng, vỉa hè thông thoáng, kiến trúc, quy hoạch hợp lý hiện đại là nét
nổi bật củaTP Vinh. Để đạt được những yếu tố trên có công không nhỏ của các
KTS, chuyên gia người Đức, những người đã thiết kế xây dựng lại TPVinh từ đống
đổ nát sau chiến tranh.
Các tuyến đường thông thoáng củaTPVinh
Từ đổ nát
Trong chiến tranh chống Mỹ, TPVinh bị máy bay, tàu chiến của Hoa Kỳ đánh phá dữ
dội. Suốt 8 năm (1964 - 1972), Vinh ngập chìm dưới bom đạn. Trong gần 3.000 ngày
đêm, 2.700 lượt máy bay trút xuống TP này 225.500 tấn bom đạn, bình quân mỗi ki-lô-
mét vuông phải hứng chịu 424 tấn chất nổ. Cả TP là một đống gạch vụn, nhà cửa, xí
nghiệp, trường học bị bom san phẳng thành bình địa. Các công trình kinh tế, xã hội, hạ
tầng đô thị xây dựng trước đó đã bị phá hoại hoàn toàn. Đầu năm 1973, Hiệp định Paris
được ký kết, Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam. Tháng 10/1973, Hiệp định tái
thiết TPVinh sau chiến tranh được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng CHDC
Đức ký kết tại Berlin. Năm 1974, TPVinh bắt đầu công cuộc tái thiết, quy hoạch, xây
dựng lại với sự giúp đỡ của các chuyên gia, KTS đến từ CHDC Đức.
Hàng loạt tuyến đường được mở, hệ thống thủy lợi được nâng cấp, hệ thống nhà ga,
trường đại học, các dãy nhà cao tầng được quy hoạch và xây dựng. Trong thời gian này
các chuyên gia ngườiĐức đã quy hoạch và tham gia xây dựng các công trình lớn theo
chiến lược đô thị hóa phân tán như: Ga Vinh, khu chung cư Quang Trung, Chợ trung tâm
Vinh và Trường ĐH Vinh.
Ông Michael Grapentin, một trong 25 chuyên gia ngườiĐứcđầu tiên sang giúp xây dựng
lại TPVinh theo Hiệp định tái thiết TPVinh sau chiến tranh, đầu năm 2013 sang thăm lại
TP Vinh nhớ lại: “Nhà cửa, xí nghiệp, nhà máy, trường học, đường phố bị phá tan hoang,
cả TP là một đống đổ nát. Chúng tôi sang là bắt tay ngay vào công việc xây dựng, tái
thiết lại TP. Giờ sau 40 năm quay lại thăm các công trình mình tham gia xây dựng, thấy
TP Vinh phát triển chúng tôi rất vui mừng”.
Đến hiện đại, bền vững
Ngày 31/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 270/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPVinh đến năm 2030, tầm nhìn
2050. Theo đó, vùng nghiên cứu phát triển TPVinh có diện tích khoảng 250km2, phạm
vi quy hoạch bao gồm: Toàn bộ TP Vinh, TX Cửa Lò và một phần các huyện Nghi Lộc,
Hưng Nguyên. Quy mô đất xây dựng đô thị Vinh đến năm 2030 là 100 - 200km2.
Theo quyết định này, TPVinh được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, dịch vụ, giáo dục, thể dục thể thao, y tế, khoa học kỹ thuật, công nghiệp vàđầu mối
giao lưu của tỉnh Nghệ An; Là đô thị loại I, trung tâm của vùng Bắc Trung bộ về du lịch,
thương mại, công nghiệp công nghệ cao, đào tạo và khoa học công nghệ, y tế và văn hóa
thể thao; Là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu mối giao thông quốc
gia, quốc tế. Theo quy hoạch, sẽ phát triển TPVinh thành đô thị hiện đại, tiên tiến, bền
vững, mang đậm bản sắc quốc gia và vùng miền; có khả năng cạnh tranh cao, hội nhập
quốc tế. Việc phát triển TPVinh gắn với các khu vực khác của tỉnh Nghệ An, vùng Nam
Nghệ - Bắc Hà, vùng Bắc Trung bộ và cả nước; nhằm phát huy lợi thế về địa lý, tự nhiên,
truyền thống văn hóa và lịch sử, nguồn lực TP Vinh, TX Cửa Lò và khu kinh tế Đông
Nam Nghệ An.
Để tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hướng tới mục tiêu xây dựng TPVinh hiện đại, bền
vững, tỉnh Nghệ An đã ký hợp đồng với nhà thầu Nikken Sekei Civil Engineering Ltd -
Nhật Bản lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPVinh giai đoạn đến năm 2030,
tầm nhìn 2050. Dự kiến điều chỉnh quy hoạch sẽ được thông qua trong năm 2013.
. Kiến trúc TP Vinh và dấu ấn của người Đức Đường phố rộng, vỉa hè thông thoáng, kiến trúc, quy hoạch hợp lý hiện đại là nét nổi bật của TP Vinh. Để đạt được những yếu. trên có công không nhỏ của các KTS, chuyên gia người Đức, những người đã thiết kế xây dựng lại TP Vinh từ đống đổ nát sau chiến tranh. Các tuyến đường thông thoáng của TP Vinh Từ đổ nát Trong. Grapentin, một trong 25 chuyên gia người Đức đầu tiên sang giúp xây dựng lại TP Vinh theo Hiệp định tái thiết TP Vinh sau chiến tranh, đầu năm 2013 sang thăm lại TP Vinh nhớ lại: “Nhà cửa, xí nghiệp,