Linh vậtrắnthiêngcủa
người Khmer
Khác với nhiều dân tộc, ngườiKhmer không sợ hãi rắn độc
mà rất coi trọng, tôn kính loài vật này bởi với họ nó là linh
vật, là hiện thân của thần Naga 9 đầu được thờ phụng ở khắp
các đền tháp.
Chẳng thế mà, trong tín ngưỡng tâm linhcủa họ từ bao đời đã
tồn tại quan niệm rằng, nếu an táng người quá cố cùng 1 con
rắn độc (hổ mang, hổ mây, hổ hèo ) thì linh hồn sẽ được bảo
hộ lên đến cõi Niết bàn một cách toàn vẹn
Huyền tích của cộng đồng dân tộc Khmer tự ngàn đời truyền
rằng, rắn thần Naga 9 đầu chính là rắn hổ mang chúa và hàng
trăm con của Naga chính là thần hộ mệnh để bảo vệ con
người trước những hiểm họa, ngay cả khi họ chết.
Biểu tượng rắn thần Naga trong đời sống tín ngưỡng của
đồng bào Khmer.
Trong gia đình ngườiKhmer có ai đó qua đời thì gia quyến
phải tìm 1 con rắn độc, nhờ các nhà sư trong chùa đến làm lễ,
cầu nguyện và hóa kiếp cho con rắn đó, lấy máu của nó nhỏ
vào vách gỗ của chiếc quan tài.
Sau khi làm lễ nhập quan cho người quá cố xong, mọi người
mới cẩn thận đặt con rắn như một tấm bùa hộ mệnh bên cạnh.
Con rắn quấn trong một lớp vải màu đỏ. Khi tất cả những
nghi lễ đó xong xuôi thì người chết mới được mang đi chôn
cất.
"Nếu người quá cố nào được gia đình thực hiện nghi thức
như vậy thì linh hồn họ sẽ gặp may mắn, sang thế giới bên
kia sẽ an nhàn vì có rắn thần linhthiêng bảo hộ " - sư thầy
Quo Xa Toa, trụ trì chùa Thác Rác ở ấp Bến Cừ (xã Ninh
Điền, Châu Thành, Tây Ninh) cho biết.
Ngoài việc an táng rắnthiêng theo linh cữu, trên mộ phần của
người quá cố thường phải tạc hoặc vẽ thêm một chiếc cầu, là
nơi để thần rắn Naga có thể đi về, ban phát ân đức cho những
linh hồn dưới cõi âm. Đó chính là chiếc cầu Ô Thước âm -
dương trong quan niệm của nhà Phật được đồng bào Khmer
cải biên cho phù hợp với nếp sống của cộng đồng mình.
Bên cạnh tín ngưỡng an táng cùng rắn thiêng, một điểm đặc
biệt tại các khu vườn mộ của đồng bào Khmer là bao giờ
cũng có một cái miếu nhỏ, được xây kiên cố, bên một gốc
cây có bóng rợp sum suê để thờ "những linh hồn rắnthiêng
đã chôn theo người".
Sư Quo Xa Toa giải thích: "Những linh hồn rắn độc chôn
theo, hậu nhân củarắn thần Naga sẽ không được ai chăm sóc,
cô độc nằm lại một mình. Chính vì thế, theo quan niệm của
người xưa, phải có ngôi miếu để linh hồn rắnthiêng đó trú
ngụ sau khi chúng đã hoàn thành sứ mệnh đưa những linh
hồn người quá cố về thế giới bên kia ".
Miếu nằm dưới lùm cây cũng là để rắn thần nương thân vì
bản thân rắn thần Naga khi xuất hiện cũng luôn ở những gốc
cây cổ thụ.
Người Khmer còn quan niệm rằng đi ra đường mà gặp rắn bò
ngang qua là rất may mắn vì người đó đã được thần rắn Naga
để ý, ban phước lành cho.
. Linh vật rắn thiêng của người Khmer Khác với nhiều dân tộc, người Khmer không sợ hãi rắn độc mà rất coi trọng, tôn kính loài vật này bởi với họ nó là linh vật, là hiện thân của thần. rợp sum suê để thờ "những linh hồn rắn thiêng đã chôn theo người& quot;. Sư Quo Xa Toa giải thích: "Những linh hồn rắn độc chôn theo, hậu nhân của rắn thần Naga sẽ không được ai chăm. niệm của nhà Phật được đồng bào Khmer cải biên cho phù hợp với nếp sống của cộng đồng mình. Bên cạnh tín ngưỡng an táng cùng rắn thiêng, một điểm đặc biệt tại các khu vườn mộ của đồng bào Khmer