CônSơn–KiếpBạc
Đường lên CônSơn thông reo vi vút ngày đêm, một vùng non xanh nước biếc, cảnh
tiên kì thú, không khí trong lành, môi trường trong sạch và tĩnh lặng. Lên Đây ngỡ
mình vào cõi mộng.
“Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển
Khóa sông xích sắt cũng vậy thôi
Lật thuyền mới rõ sông như nước
Cây hiểm khôn xoay mệnh ở trời”
Nguyễn Trãi.
Điểm đầu tiên du khách dừng chân là nhà khách tỉnh ủy Hải Dương tọa lạc tại bên hồ
Côn Sơn thơ mộng. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng xanh, bao quanh hồ là rặng núi thấp, lác đác
ít nhà bên sườn núi ẩn hiện dưới rừng thông bốn mùa xanh mát.
Lên thăm quần thể khu di tích CônSơn như lạc vào rừng thông xanh mát, gió vi vu đưa
ta ngược dòng lịch sử sống với người xưa hào hùng và bi tráng của nhiều thế kỷ trước.
Chùa CônSơn tọa lạc trên núi CônSơn do nhà Trần xây dựng cuối thế kỉ 13. Trước cửa
chùa có 2 cây đại cổ thụ do công thần Đại Tri Đồ Trân Nguyên Đán – ông ngoại Nguyễn
Trãi – trồng vẫn xanh tươi tỏa hương thơm ngào ngạt cho đời và sống với thời gian.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi trên lưng núi. Vào thắp nén nhang tưởng nhớ đến Người – vị anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới – nhà chính trị quân sự,ngoại giao kiệt xuất.
Đến thăm nhà cũ của Người giữa rừng thông và trúc, có suối nước trong róc rách. Người
đến với thiên nhiên vì thiên nhiên đem đến cho Người cảm giác thanh sạch, Người đắm
mình vào thiên nhiên và ở đây có sự gần gũi và sẻ chia: “Láng giềng một áng mây bạch/
Khách khứa hai hàng núi xanh” rời xa cõi hồng trần bụi bặm.
Mặc dù đắm mình với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, song trong Người vẫn
không nguôi ngoai nghĩ về việc nước đang bị bè lũ triều thần hèn kém đang lộng hành, và
Người vẫn canh cánh thao thức: “Còn một tấm lòng ân việc nước/ Đêm đêm thức nhẵn
nẻo sơ chung”. Người đã ngủ đâu, gần 600 năm người vẫn còn thao thức đấy chứ !.
Lên CônSơn thắp nén nhang tưởng nhớ đến Người – vị anh hùng dân tộc văn võ song
toàn đã nằm gai nếm mật sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc
Minh xâm lược.
Khi bị giặc Minh quản thúc tại thành Đông Quan Người đã viết “Bình Ngô sách” và tìm
về với Lê Lợi tham gia lãnh cuộc đạo kháng chiến đánh đuổi giặc Minh và cuộc kháng
chiến đã thắng lợi hoàn toàn, kẻ thù đã phải rút quân về phương Bắc. Sau chiến thắng
Người đã viết “Bình Ngô đại cáo”, một áng thiên cổ hùng văn đến nay vẫn còn nguyên
giá trị và nóng hổi của thời đại công nghiệp. Người khẳng định: “Nước Đại Việt ta từ
trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng
khác”, một chân lý hiển hiện là nước Đại Việt núi sông bờ cõi đã chia giữa Nam và Bắc
và chúng ta có Nền văn hiến đã lâu không có kẻ thù nào có thể xâm lược và thôn tính đất
nước ta. Và Người viết tiếp:”Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hao kiệt đời nào
cũng có”.
Quả vậy, lịch sử đã chứng minh điều đó. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhiều
kẻ thù xâm lược đã đến đặt ách đô hộ trên đất nước ta hàng nghìn năm. Thời hiện đại,
thời hiện đại thực dân Pháp đô hộ nước ta gần trăm năm, rồi đế quốc mỹ thay Pháp xâm
lược nước ta với sức mạnh kinh tế và quân sự đứng hàng đầu thế giới, nhưng cuối cùng
cũng bị nhân dân Việt Nam anh hùng đánh bại.
Chúng ta muốn chung sống hòa bình, muốn làm bạn với tất thảy mọi người có thiện chí
cùng chăm lo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân như mở đầu “Đại Cáo Bình
Ngô” Nguyễn Trãi đã viết :”Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Ôi, suốt đời Nguyễn trãi chỉ
lo nỗi no của dân, và ngay nay Đảng ta cũng vậy, mục tiêu hàng đầu la phấn đấu cho: “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”.
Đền thờ Trần Hưng Đạo
Dời CônSơn lên thăm Kiếp Bạc. Vào đền thờ KiếpBạc thắp nén nhang kính cẩn nghiêng
mình tưởng nhớ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ta được trở lại thế kỉ 13, thế kỉ mà
đế quốc Nguyên Mông là một thế lực mạnh nhất thế giới đương thời đã xâm lược và đánh
chiếm phần lớn các nước châu Âu và châu À, gây đau thương tang tóc cho nhiều dân tộc,
nhiều quốc gia đã phải gánh chịu ách đô hộ hàng thế kỉ và Trung Hoa cũng không ngoại
lệ.
Thế nhưng 3 lân tiến quân vào Đại Việt chúng đều thất bại thảm hại và không lần nào trụ
được 6 tháng. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng lợi đã chặn
đứng làn sóng xâm lược của chúng xuống Đông Nam Á, nhiều dân tộc đã thoát khỏi họa
xâm lăng. Người có công đầu chống giặc Nguyên Mông giành lại quyền độc lập cho dân
tộc, cho đất nước là Trân Quốc Tuấn, người con anh hùng thời nhà Trần.
Vào đền KiếpBạc ta còn tận mắt thấy những chiếc cọc bằng gỗ lim đóng ở cửa sông
Bạch Đằng chặn giặc Nguyên Mông vào đánh nước ta bằng đường biển.
Ra đến Lục Đầu Giang trước cửa đền Kiếp Bạc, nhìn về tay trái dưới sông có một bãi cát
gần giữa sông hình lưỡi kiếm. Tương truyền sau khi chém đầu tên tướng giặc Phan Nhan,
Hưng Đạo Vương đã ném thanh kiếm xuống Lục Đầu giang để rửa sạch máu giặc hôi
tanh, nên có tên bãi Kiếm để hậu thế được chứng kiến…
Khí phách tổ tiên ta xưa là vậy. Con cháu ngày nay luôn ghi nhớ và noi theo, và trong 2
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thắng lợi, nay trong cuộc đổi mới cua đất nước do
Đảng lãnh đạo, chúng ta tự hào xứng danh con Lạc cháu Hồng, xứng danh thế hệ của thời
đại Hồ Chí Minh vĩ đại !
“Khí phách ông cha lưu muôn thuở
Một dạ cháu con quyết noi theo !”
. Côn Sơn – Kiếp Bạc Đường lên Côn Sơn thông reo vi vút ngày đêm, một vùng non xanh nước biếc, cảnh tiên kì thú,. trước. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên núi Côn Sơn do nhà Trần xây dựng cuối thế kỉ 13. Trước cửa chùa có 2 cây đại cổ thụ do công thần Đại Tri Đồ Trân Nguyên Đán – ông ngoại Nguyễn Trãi – trồng vẫn. đấu cho: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”. Đền thờ Trần Hưng Đạo Dời Côn Sơn lên thăm Kiếp Bạc. Vào đền thờ Kiếp Bạc thắp nén nhang kính cẩn nghiêng mình tưởng