BảnHon–bảnsắcngườiLự
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường, một xã người Lự, được nhiều khách du lịch biết
đến là nơi thấm đậm văn hóa dân tộc Lự. Vài năm gần đây, BảnHon đã trở thành
điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách quốc tế. Giám đốc Trung tâm thông tin và
xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu Nguyễn Thành Công cho biết, lý do lớn nhất mà Bản
Hon thu hút được khách du lịch là vì họ còn giữ được nguyên bản sắc, đặc trưng
của dân tộc mình về kết cấu nhà ở, về kiến trúc, về ẩm thực, về trang phục, về
phong tục tập quán…
Ông Công cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng từ 1 – 2 đoàn khách, chủ yếu là
khách nước ngoài đến Bản Hon.
Bản sắc văn hóa của ngườiLự
Dân tộc Lự còn có tên gọi khác là dân tộc Lữ, Nhuôn, Duôn sống ở những vùng thấp, gần
sông suối ở các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên của tỉnh Lai Châu. Theo Giám
đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lai Châu Lò Ngọc Minh, đến nay, dân tộc Lự là một trong số
ít các dân tộc mà bản sắc văn hóa, lối sống, sinh hoạt và phong tục tập quán hầu như vẫn
còn nguyên vẹn. Cuộc sống của ngườiLự rất phong phú, họ biết làm ruộng nước từ lâu
đời và còn làm thêm nương rẫy để trồng ngô, khoai, sắn, bông. Họ còn biết săn bắt cá,
biết đan lát, biết dệt thổ cẩm, biết trồng dâu nuôi tằm. Nét độc đáo là phong tục nhuộm
răng đen của phụ nữ Lự có điểm xuyết một vài chiếc răng bằng vàng giả còn giữ được
đến bây giờ. Phụ nữ Lự lên rừng lấy cây mẹt, cây xuyến cắt thành từng khúc nhỏ, đem
đốt, sau đó, lấy ống tre chụp khói, rồi dùng khói chà răng khoảng vài lần là có một bộ
răng đen bóng.
Người Lự cũng luôn đề cao đời sống văn hoá tinh thần, có cuộc sống lạc quan, yêu đời và
rất dễ gần. Ông Minh cho biết thêm, trên mái tóc của người phụ nữ Lự không bao giờ
thiếu lá thơm (lá nếp). Đến mùa hoa xoan nở, người già, người trẻ đi chợ phiên, trên đầu
cài rất nhiều hoa xoan, lá thơm và các loại hoa khác nữa. Những vật dụng đan lát của họ
rất đẹp, rất tinh xảo. Những giỏ đựng cá có thể đựng hoa được. Họ cũng rất yêu văn nghệ,
khi có khách đến, vui vẻ kể chuyện, uống rượu, họ sẵn sàng thổi sáo, thổi khèn và hát
ngay.
Nói đến các làn điệu dân ca ở Tây Bắc, ít ai biết đến các điệu dân ca khỏe khoắn mà
không kém phần trữ tình, đằm thắm của người Lự. Những làn điệu dân ca ấy đã là một tài
sản tinh thần quý báu của người Lự. Nghệ nhân Tao Thị Đi, người dân tộc Lự ở bản Hon,
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường là một trong rất ít người còn thuộc hầu hết các bài dân
ca dân tộc Lự. Chị Đi kể rằng, ngườiLự gọi đó là pấu pí khắp, pấu pí là sáo, khắp là hát.
Dân ca Lự phải có sáo mới hát được; sáo thì gồm sáo mẹ và sáo con. Ngày xưa trẻ con
biết hát những điệu khắp từ lúc 15 tuổi. Khắp được hát trong những tối đi giao lưu, ở nhà
thì ngày lễ, ngày tết hay lúc vui, uống rượu cũng hát. Thanh niên trai gái Lự ăn cơm tối
xong, nhuộm răng xong thì đi giao lưu. Con gái mang theo kéo sợi, con trai mang theo
sáo; con trai thổi sáo, con gái vừa kéo sợi vừa hát. Mình có vợ, có chồng rồi, không đi
giao lưu nữa, vợ chồng ở nhà khi nào vui, uống rượu cũng hát. Chị tâm sự, đã nhiều lần
chị được mời đi hát những điệu khắp của dân tộc mình, cả bản chỉ có mình chị tham gia
thôi. Bây giờ, nhiều thanh niên trong bản không còn mặc quần áo của dân tộc mình nữa,
cũng không biết hát khắp, không đi giao lưu nữa. Lũ trẻ ngày nay không còn thích học
những điệu khắp. Ở nhà chị, hai cô con gái cũng không hay hát khắp nữa. Hỏi chị nghĩ
thế nào, chị bảo, sợ mất lắm.
Văn hóa bản địa trở thành sản phẩm du lịch
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường, một xã người Lự, được nhiều khách du lịch biết đến là
nơi thấm đậm văn hóa dân tộc Lự. Vài năm gần đây, BảnHon đã trở thành điểm du lịch
văn hóa hấp dẫn du khách quốc tế. Giám đốc Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh
Lai Châu Nguyễn Thành Công cho biết, lý do lớn nhất mà BảnHon thu hút được khách
du lịch là vì họ còn giữ được nguyên bản sắc, đặc trưng của dân tộc mình về kết cấu nhà
ở, về kiến trúc, về ẩm thực, về trang phục, về phong tục tập quán…
Ông Công cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng từ 1 – 2 đoàn khách, chủ yếu là
khách nước ngoài đến Bản Hon.
Cách đây 1 vài năm khi khách du lịch bắt đầu biết đến Bản Hon, Trung tâm thông tin và
xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu đã có kế hoạch xây dựng một chương trình du lịch ở nơi
đây. Trước mắt, Trung tâm đã tập huấn cho bà con về an toàn thực phẩm để chế biến
những món ăn mà khách nước ngoài có thể ăn được; hay là những kỹ năng đơn giản khi
tiếp xúc với khách, bố trí chỗ cho khách nghỉ, xây dựng lịch trình để giữ khách du lịch ở
bản lâu hơn mà không cảm thấy nhàm chán. Để phát triển loại hình du lịch văn hóa đặc
sắc này của Lai Châu, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh Lai Châu cũng đã
có nhiều chương trình liên kết với các tỉnh, với các công ty lữ hành, xuất bản những ấn
phẩm du lịch, mở website về du lịch và những chương trình hợp tác như Chương trình
hợp tác với Tổ chức Phát triển Hà Lan để vừa xây dựng điểm du lịch, vừa lôi cuốn các
công ty lữ hành, khách du lịch đến với Bản Hon. Trung tâm cũng đã có nhiều buổi làm
việc với xã, với huyện, cố gắng giữ được bảnsắc của ngườiLự trong xu thế phát triển
chung, trước hết là về kiến trúc. BảnHon bây giờ, gần như 100% ngườiLự vẫn ở nhà
sàn. Khi quy hoạch xây dựng, Trung tâm cố gắng phối hợp với xã có sự can thiệp nhất
định để các công trình bê tông hóa bị hạn chế. Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác văn
hóa phục vụ du lịch, việc phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa phải được đồng thời thực
hiện. Nếu không bảo tồn được văn hóa gốc thì chúng ta sẽ mất một nguồn tài nguyên lớn.
Theo Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lai Châu Lò Ngọc Minh, để giữ gìn văn hóa dân
tộc Lự nói chung và dân ca Lự nói riêng thì giới thiệu và quảng bá nó đến với mọi người
cũng là một cách. Ông Minh cho biết, tại Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ 3 vừa qua,
Trung tâm đã đưa một giọng ca dân tộc Lự đến giới thiệu, hay mới đây nhất là giới thiệu
trang phục truyền thống và các vật dụng sinh hoạt độc đáo của ngườiLự tại chương trình
Sắc màu Tây Bắc tại Hà Nội là những cơ hội tốt để đưa văn hóa dân tộc Lự đến với các
dân tộc anh em khác. Ông Minh cho biết, qua những dịp như thế này, chúng tôi cũng
muốn chính bản thân ngườiLự tự nhận thấy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình và
tầm quan trọng của việc giữ gìn nó. Khi về bản, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cho
dân tộc mình về việc bảo vệ, giữ gìn những nét văn hóa dân tộc. Song, bên cạnh đó, để
giữ gìn những nét văn hóa quý báu như thế này, cũng rất cần hỗ trợ của Nhà nước như
mở các trường nghệ thuật cấp tỉnh để duy trì các làn điệu dân ca các dân tộc thiểu số.
. Bản Hon – bản sắc người Lự Xã Bản Hon, huyện Tam Đường, một xã người Lự, được nhiều khách du lịch biết đến là nơi thấm đậm văn hóa dân tộc Lự. Vài năm gần đây, Bản Hon đã trở thành. của người Lự. Những làn điệu dân ca ấy đã là một tài sản tinh thần quý báu của người Lự. Nghệ nhân Tao Thị Đi, người dân tộc Lự ở bản Hon, Xã Bản Hon, huyện Tam Đường là một trong rất ít người. Công cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng từ 1 – 2 đoàn khách, chủ yếu là khách nước ngoài đến Bản Hon. Bản sắc văn hóa của người Lự Dân tộc Lự còn có tên gọi khác là dân tộc Lữ, Nhuôn, Duôn