1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả bước đầu nghiên cứu định tính về hành vi dọa tự tử tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội doc

7 574 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 309,53 KB

Nội dung

TCNCYH 29 (3) - 2004 71 KếT QU bớc ĐầU NGHIêN CU ĐịNH TíNH Về HàNH VI DOạ Tự Tử TạI HUYệN SóC SơN, NộI Trần Thị Thanh Hơng 1 , Nguyễn Thị Thanh Hơng 1 , Danuta Wasserman 2 , Phạm Thị Minh Đức 1 , Nguyễn Văn Tờng 1 1 Trờng Đại hoc Y Nội 2 Viện Karolinska (Thuỵ Điển) 27 i tng cú hnh vi do t t vo iu tr ti Trung tõm y t Súc Sn trong khong thi gian t 1/7/2001 n 31/7/2002 c tin hnh phng vn sõu bng nhng cõu hi m v cõu hi bỏn cu trỳc v nguyờn nhõn t t v quỏ trỡnh din bin tõm lý dn n hnh vi t t. Nguyờn nhõn dn n hnh vi t t nhúm > 24 tui thng do kt hp nhiu nguyờn nhõn trong khi vi nhúm 24 tui thng ch do mt nguyờn nhõn. Quỏ trỡnh din bin tõm lý gia 2 nhúm cng khỏc nhau dn n nhng gi ý cho vic phũng trỏnh hnh vi t t cng khỏc nhau gia 2 nhúm. I. T VN Hng nm, theo c tớnh ca T chc Y t th gii, cú 1 triu ngi cht do t t, iu ú cú ngha l c 40 giõy s cú 1 ngi cht do t t. T l do t t c c tớnh l gp 20 ln so vi t l cht do t t [6]. T t l mt hnh vi khụng ch liờn quan ti y h c m cũn liờn quan ti cỏc yu t v vn hoỏ, xó hi, tõm lý [1]. Ti Vit Nam cỏc nghiờn cu v do t t v t t cũn hn ch. Cỏc nghiờn cu ó c thc hin ch yu l cỏc nghiờn cu hi cu da trờn bnh ỏn ti bnh vin, vỡ vy cú nhng nhc im nht nh. Thụng thng, do cỏc bnh nhõn t t thng trong tỡnh trng c p cu nờn khi bnh nhõn vo vin thỡ cỏc bỏc s s tp trung vo vic iu tr m thng khụng ý ti cỏc nguyờn nhõn sõu xa dn bnh nhõn ti hnh ng ny. Cng vỡ th m trờn cỏc bnh ỏn ca bnh vin, chỳng ta ch cú th bit uc nhng lý do cui cựng khin cho bnh nhõn t t m khụng th hiu c cỏc lý do sõu xa dn ti hnh ng ny. Cng do ch tp trung vo vic i u tr m cỏc bỏc s cng thng khụng ý ti y cỏc yu t nguy c nh tin s gia ỡnh, thúi quen s dng ru hay cỏc cht kớch thớch Mt khỏc, Vit Nam, cỏc bnh nhõn do t t thng khụng mun núi tht vi bỏc s v nguyờn nhõn chớnh, ụi khi h cũn du tờn, tui, a ch v khụng tha nhn mỡnh ó t t khin cho vic thc hi n nghiờn cu trờn cỏc i tng ny tr nờn khú khn rt nhiu. Vic xỏc nh cỏc din bin tõm lý cng nh cỏc nguyờn nhõn sõu xa dn ti hnh vi ny s gúp phn cho vic gi ý cỏc bin phỏp phũng trỏnh i vi hnh vi nhy cm ny. Do vy, chỳng tụi tin hnh nghiờn cu nh tớnh ny vi mc ớch: 1. Xỏc nh lý do dn ti hnh vi do t t ti huyn Súc Sn, H Ni. 2. Phõn tớch bc u mt s c im tõm lý dn n hnh vi do t t ngoi thnh H Ni II. I TNG V PHNG PHP NGHIấN CU 1. i tng v a im nghiờn cu Cỏc bnh nhõn do t t vo iu tr ti Trung tõm y t Súc Sn t ngy 1/7/2001 31/7/2002 c xỏc nh da trờn bnh ỏn lu ti bnh vin. Vi s giỳp ca nhõn viờn y t, a ch ca cỏc i tng c xỏc nh li v vic chn oỏn l do t t cng c khng nh li da trờn cỏc tiờu chun ca T chc Y t th gii v do t t. Cỏc TCNCYH 29 (3) - 2004 điều tra viên sẽ đến nhà đối tượng để phỏng vấn sâu. 2. Công cụ và phương pháp nghiên cứu - Hành vi doạ tự tử bao gồm những hành động tự làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng không dẫn đến cái chết. - Phương pháp nghiên cứu định tính với bộ câu hỏi bán cấu trúc cùng các câu hỏi mở được sử dụng để phỏng vấn sâu. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong 2-3 giờ. Các cuộ c phỏng vấn được tiến hành tại nhà của đối tượng nghiên cứu và không có sự tham gia của gia đình để đảm bảo tính trung thực của các thông tin thu nhận được. Các câu hỏi mở được đưa ra dựa trên diễn biến quá trình dẫn tới hành vi tự tử: diễn biến trước khi xuất hiện hành vi tự tử, thời điểm diễn ra hành vi tự tửquá trình điều trị, diễ n biến sau khi điều trị. 3. Phân tích kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được phân tích theo 5 bước dưới đây: 72 Các bản phỏng vấn được đọc đi đọc lại và xác định các điểm chung Xác định các vấn đề, mệnh đề /chủ đề mấu chốt Dùng các vấn đề, mệnh đề/chủ đề mấu chốt để xem xét lại từng bả n phỏng vấn Tìm mối tương quan giữa mệnh đề/chủ đề Tìm sự lý giải mối tương quan giữa các mệnh đề/chủ đề Việc mã hoá số liệu, tìm các mệnh đề/chủ đề được các tác giả tiến hành một cách độc lập. Sau đó các tác giả cùng nhau thảo luận để thống nhất các mệnh đề/chủ đề chung và lý giải cho mối tương quan này. Các đố i tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Nhóm ≤ 24 tuổi và nhóm > 24 tuổi. Sở dĩ chúng tôi chia thành 2 nhóm tuổi này do kết quả các nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy tỷ lệ học sinh/sinh viên (tương ứng với nhóm tuổi 15 – 24 tuổi) có ý tưởng tự tử là lớn nhất,vì vậy chúng tôi cũng muốn nghiên cứu sâu hơn các đặc điểm tự tử của lứa tuổi này để giúp cho việc xây dựng các mô hình can thiệ p tiếp theo. Việc phân tích nguyên nhân cũng như các diễn biến tâm lý cũng được chia theo 2 nhóm này. 4. Các vấn đề liên quan tới đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự chấp nhận về đạo đức nghiên cứu của Viện Karolinska và Trường Đại học Y Nội. Các thông tin liên quan tới cá nhân hoàn toàn được giữ kín. Các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu được ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điể m chung của mẫu nghiên cứu Có 32 đối tượng doạ tự tử trong thời gian nghiên cứu đáp ứng đủ các tiêu chí về doạ tự tử. Trong số này có 2 người đã di chuyển chỗ ở, 3 người cho sai địa chỉ vậy các tác giả không tìm được các đối tượng này để tiến hành phỏng vấn. 27 đối tượng được tiến hành phỏng vấn sâu, trong đó có 18 nam và 9 nữ với tuổi trung bình là 26,3 ± 10,6. Trình độ học vấn cao nhất ở trình độ cấp 1 hoặc cấp 2 được TCNCYH 29 (3) - 2004 thấy ở 21 đối tượng doạ tự tử. Có 5 người có trình độ cấp 3 và 1 người ở trình độ đại học. 2. Nguyên nhân dẫn tới hành vi doạ tự tử Với nhóm ≤ 24 tuổi, nguyên nhân dẫn tới hành động tự tử thường rất đơn giản, chỉ có duy nhất 1 lý do và mang tính chất bột phát. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn với những người trong gia đình như bố, m ẹ, anh chị em “Nhà em rất khó khăn. Hôm đó, em xin tiền học phí. Bố uống rượu nhiều nên mắng chửi em. Lúc em chuẩn bị đi học thì bố mắng em và do đó em có ý định tự tử.” (PVT, nam 18 tuổi). “Hôm em uống thuốc, trước đó mẹ em mắng em rất nhiều. Em buồn quá, chả nghĩ gì hết, pha thuốc gói ra uống 1 chén” (NTT, nữ, 20 tuổi). Với nhóm > 24 tuổi, lý do dẫn tới hành động tự tử thường phức tạp, do nhiều lý do kết hợp với nhau. Mặc dù mâu thuẫn trong gia đình vẫn là lý do cuối cùng dẫn đến hành vi tự tử nhưng quá trình này thường theo mô hình sau: Nghèo Uống rượu Dễ dẫn đến mâu thuẫn gia đình Thay đổi tính cách Tự tử 3. Diễn biến tâm lý dẫn tới hành vi doạ tự tử 3.1. Đặc điểm tâm lý trước khi xảy ra hành động tự t ử Bảng 1 cho thấy phần lớn các bệnh nhân doạ tự tử đều cần sự hỗ trợ về vật chất nhưng nhóm ≤ 24 tuổi đã nhận được sự hỗ trợ này trong khi nhóm > 24 tuổi chưa nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vật chất. Cả 2 nhóm tuổi đều rất cần sự hỗ trợ về tinh thầ n nhưng phần lớn đều chưa được đáp ứng. ” Bố mẹ em không tâm lý với em. Em không bao giờ tâm sự với bố mẹ cả” (NTT, nữ, 20 tuổi) ”Kinh tế hàng năm của tôi không thiếu thế nhưng về tình cảm không có một cái gì hứng thú cho nên làm cho tôi càng ngày càng diễn biến đi sâu vào tâm trí buồn” (NVK, nam, 38 tuổi) Với nhóm ≤ 24 tuổi, diễn biến tâm lý trước khi tự tử thường đơn giản, 15 đối tượng không có ý tưởng tự tử từ trước và không có kế hoạch từ trước, trong đó 11 đối tượng có người ở bên cạnh khi xảy ra hành động này và 15 đối tượng đều nói rằng ”không muốn chết”: ” Lúc đổ thuốc vào mồm em chắng nghĩ ngợi gì đâu. Lúc đó chỉ thấy bực quá, bực quá, bực quá và không muốn chịu đựng thêm những lời mắng chửi c ủa mẹ và nghĩ chết là hết, là nhẹ nợ cuộc đời” (NBS, nam, 18 tuổi) ” Hôm đó, hai vợ chồng em cãi nhau, sau đó chồng em đánh em rồi đuổi em về nhà mẹ, em rất buồn và nghĩ đến cái chết. Em vào nhà lấy chai thuốc trừ sâu để uống. Lúc đó có mọi người trong gia đình chồng, mẹ chồng, anh chồng, chị dâu, chú chồng” (NTT, nữ, 24 tuổi) Ngược lại, với nhóm > 25 tu ổi, 5/11 đối tượng có kế hoạch chuẩn bị từ trước như tích trữ thuốc, đã nghĩ đến việc lập kế hoạch cho hành vi này trước đó (trong khi ở nhóm ≤ 24 tuổi, không có đối tượng nào có kế hoạch từ trước), chỉ có 4 người có người khác ở bên cạnh khi xuất hiện hành vi tự tử. Tuy nhiên những đối tượng này cũng chưa thực sự ”mu ốn chết”, 7 người trong số này có ” 73 TCNCYH 29 (3) - 2004 74 truyền đạt thông tin về hành vi tự tử” như liên hệ với một ai đó, có hành động trả nợ, hay nói với hàng xóm/bạn bè về kế hoạch của mình: ”Mình chuẩn bị kế hoạch từ hai hôm trước. Mua thức ăn, thức uống ngon cho gia đình ăn. Sau đó ăn xong mình uống rượu và uống luôn cả bát thuốc sâu” (NVK, nam, 38 tuổi). ”Hỏi: sao cô lại uống thuốc chuột? Trả lờ i: Do bị bệnh chữa không khỏi, không làm được gì. Hỏi: Có phải cô mâu thuẫn với chồng không? Trả lời: Không trả lời mà nói: Nếu vợ chú ốm đau chú có chán không, đàn ông ai chả thế. Hỏi: sao hàng xóm lại biết được cô uống thuốc chuột? Trả lời: hàng ngày vẫn sang nhà hàng xóm chơi, có kể với hàng xóm bệnh tình và các suy nghĩ của mình (NTL, nữ, 50 tuổi). Bảng 1: Một số yếu tố liên quan tớ i quá trình xuất hiện hành vi tự tử giữa 2 nhóm Nhóm ≤ 24 tuổi (n = 16) Nhóm > 24 tuổi (n = 11) Cần hỗ trợ về vật chất Đã nhận được hỗ trợ về vật chất 14 13 11 5 Cần sự hỗ trợ về tinh thần Đã nhận được sự hỗ trợ về tinh thần 16 7 9 4 Hành vi tự tử mang tính bột phát 14 3 Truyền đạt thông tin về tự tử trước khi hành động 2 7 Sử dụng thuốc trừ sâu/thuốc chuột để tự tử 14 11 Tư vấn và theo dõi sau khi điều trị 0 0 Cảm giác sau khi ra viện Cảm giác ngại ngùng Cảm giác ân hận 7 1 1 5 Tiếp tục có ý tưởng tự tử Không có ý tưởng tự tử nữa Không chắc chắn 14 2 3 8 3.2. Đặc điểm tâm lý từ khi xảy ra hành vi tự tử đến khi điều trị tại bệnh viện Hầu hết các đối tượng đều sử dụng thuốc sâu hoặc thuốc diệt chuột như là phương pháp dùng để doạ tự tử (Bảng 1). Lý do của việc này là do các thuốc này hoặc sẵn có trong nhà hoặc do có thể mua được một cách dễ dàng. ” Hỏi: sao em chọn thuốc tr ừ sâu để tự tử mà không phải là thuốc khác? Trả lời: thuốc ngủ ít bán và sợ thuốc ngủ không có tác dụng. Trước đó đã từng nghe nói có người uống thuốc sâu để tự tử. Hỏi: Em mua thuốc và uống thuốc như thế nào? Trả lời: Em tự mua thuốc trừ sâu ở xóm bên cạnh, sau đó tối ra ngoài vườn uống rồi vào nhà lên giường đắp chăn nằm” (NDP, nam, 26 tuổi) Cũng có những đối tượng do thiếu kiến thức, không hiểu độc tính của các chất này nên đã sử dụng để doạ tự tử: ” Mình cho rằng thuốc này không nguy hiểm lắm thuốc này chỉ nhằm để kích thích sự tăng trưở ng của thực vật” (NNT, nam 27 tuổi) TCNCYH 29 (3) - 2004 Đối với cả 2 nhóm tuổi thì việc điều trị thường ngắn, trong vòng 1 – 7 ngày và không có bệnh nhân nào được vấn và theo dõi sau khi ra viện. 3.3. Đặc điểm tâm lý sau khi điều trị tại bệnh viện Với nhóm trẻ tuổi thì phần lớn các đối tượng cảm thấy ngại ngùng khi tiếp xúc với người xung quanh sau hành động tự tử, nhưng đối với nhóm > 24 tuổi thì cảm giác thườ ng gặp là ân hận với hành động của mình và cảm giác có lỗi với con cái (Bảng 1): ”Hỏi: Em có cảm giác như thế nào sau khi được đưa từ bệnh viện về? Trả lời: Em ngại hàng xóm” (DTA, nữ, 15 tuổi) ”Thực ra thì hành động đó là sai với luân thường đạo lý, đối với tất cả những vấn đề trong thực tế nhưng mà nói đúng thì đúng với một mình mình thôi” (NVK, nam, 38 tuổi) Phần lớn nhóm tuổi ≤ 24 tuổi sau đó không còn ý tưởng tự tử nữa trong khi với nhóm > 24 tuổi thì việc không có ý tưởng tự tử tiếp tục là chưa thể khẳng định (Bảng 1): ” Nếu sau này có chuyện bu ồn thì chẳng bao giờ em dại dột làm chuyện đó nữa. Hồi đó em còn trẻ con, còn bây giờ thì không” (NTM, nữ, 20 tuổi) ” Hỏi: Nếu rơi vào hoàn cảnh như trước thì cô có còn chọn giải pháp tự tử nữa không? Trả lời: Cũng không biết đươc. (NTL, nữ, 50 tuổi) IV. BÀN LUẬN 1. Lý do dẫn đến hành vi doạ tự tử Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lý do doạ tự tử rất khác nhau giữa các nhóm tuổi. Lý do chủ yếu dẫn tới hành vi doạ tự tử tại vùng nông thôn chủ yếu từ những xung đột trong gia đình. Kết quả này cũng phù hợp với một số các nghiên cứu về lý do của hành vi doạ tự tử được tiến hành tại các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn §ộ [3] và đặc điểm này lại khác biệt với các nước châu Âu v ới lý do chủ yếu là do các rối loạn tâm thần [4]. Lạm dụng rượu có mối liên quan mật thiết tới hành vi doạ tự tử đã được khẳng định trong rất nhiều các nghiên cứu của các nước phương Tây [5] nhưng lại chưa được thể hiện rõ trong nghiên cứu hồi cứu của chúng tôi được tiến hành tại bệnh viện Bạch Mai [2]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng rượu đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn đến hành vi doạ tự tử ở nhóm > 24 tuổi. Xác định sớm các biến đổi tính cách do sử dụng rượu có thể là một trong các biện pháp góp phần phòng chống tự tử. Các kết quả thu được giống với các nghiên cứu trước -Nguyên nhân của doạ tự tử thường do các xung đột mang tính cá nhân. - Không rõ mối tương quan giữa các rối loạn tâm thần và hành vi doạ tự tử. Các kết quả thu được thêm từ nghiên cứu định tính - Doạ tự tử ở người > 24 tuổi thường do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, diễn ra trong một thời gian dài và xung đột gia đình là lý do cuối cùng dẫn đến hành vi doạ tự tử. - Nghèo đói, lạm dụng rượu là những nguyên nhân quan trọng liên quan tới hành vi doạ tự tử tại nông thôn Việt Nam. - Hành vi doạ tự tử ở nhóm trẻ tuổi thường mang tính bột phát trong khi ở nhóm nhiề u tuổi thường có kế hoạch trước. 75 TCNCYH 29 (3) - 2004 2. Diễn biến tâm lý của quá trình dẫn đến hành vi doạ tự tử và một số gợi ý cho việc phòng chống đối với hành vi doạ tự tử Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quá trình dẫn tới hành vi tự tử khác nhau giữa 2 nhóm tuổi: nhóm ≤ 24 tuổi và nhóm > 24 tuổi. Thường quá trình tự tử diễn biến theo 3 giai đoạn với các mốc sau: trước khi xảy ra hành vi doạ tự tử, th ời điểm xảy ra hành động doạ tự tử, thời điểm sau khi ra viện. Với tính chất bột phát trong hành động của nhóm trẻ tuổi mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi doạ tự tử là do mâu thuẫn với bạn bè hay những người trong gia đình thì việc khuyến khích những đối tượng này chia sẻ những khó khăn của bản thân với thầy cô giáo, bạn bè, cha mẹ, biế t cách thích ứng với những thay đổi về thông tin, tham gia các hoạt động thể thao và hoạt động xã hội sẽ giúp họ xây dựng được “các yếu tổ bảo vệ” để ngăn ngừa sự xuất hiện ý tưởng tự tử. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới về phòng chống tự tử ở trường học sẽ có giá trị rất lớn cho việc xây d ựng mô hình giáo dục này [7]. Thuốc trừ sâu và thuốc diệt chuột là cách thức được sử dụng phổ biến ở cả 2 nhóm tuổi. Vì vậy tăng cường quản lý các chất này cũng là biện pháp hữu hiệu phòng tránh tự tử. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy việc xuất hiện hành vi tự tử ở nhóm nhiều tuổi thường sau một thời gian dài, có kế hoạch và tr ước đó họ thường đã nhiều lần có ý tưởng tự tử. Các dấu hiệu “truyền đạt về ý tưởng tự tử” có thể được thể hiện qua lời nói, qua việc hoàn thiện một việc mà người đó mong ước, qua việc chuẩn bị như tích trữ thuốc hay để lại các thông tin bằng cách viết thư hay những lời nhắn nhủ với bạn bè và ngườ i thân. Việc phát hiện ra các dấu hiệu này cũng có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện của hành vi tự tử. Sau khi được điều trị, cảm giác của bản thân những người tự tử ở lứa tuổi trẻ, đặc biệt là nữ thường là hối tiếc và cảm thấy “ngại” khi gặp những người xung quanh. Sự chia sẻ và thông cảm của những ng ười thân sẽ có tác dụng hỗ trợ không nhỏ với những người này. Với những người nhiều tuổi, do nguyên nhân tự tử thường phức tạp nên ngoài sự chia sẻ và thông cảm của những người thân thì việc khám để xác định những rối loạn nhân cách do sử dụng rượu hay những stress nặng để điều trị kip thời, tránh sự xuất hiện trở lại hành vi tự tử là cần thiết. 76 Những gợi ý cho việc phòng chống hành vi tự tử - Hành vi doạ tự tử là có thể phòng tránh được - Việc phòng chống hành vi doạ tự tử đối với người trẻ có thể thông qua chương trình giáo dục các “kỹ năng sống” giúp cho họ có thể thích nghi với những biến đổi của xã hội cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ và biết cách xây dựng “các yếu tố bảo vệ” khi gặp các tình huống khó khăn trong cuộc s ống. - Giảm “khả năng tiếp cận” với thuốc chuột và thuốc trừ sâu cũng góp phần phòng chống tự tử - Phát hiện sớm các dấu hiệu “ truyền đạt về ý tưởng tự tử” (suicidal communication) ở nhóm người nhiều tuổi cũng sẽ có giá trị không nhỏ trong việc phòng chống hành vi tự tử cho nhóm này. - Sự động viên, chia xẻ, cảm thông của những ngườ i thân sau khi hành vi doạ tự tử xảy ra cũng là yếu tố tránh cho họ có ý nghĩ tự tử lại. Tuy nhiên nghiên cứu này của chúng tôi mới chỉ dừng ở mức độ mô tả, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi những bệnh nhân này cũng như chọn thêm nhóm chứng để có thể có được những kết quả sâu hơn về các yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ của những bệnh nhân doạ tự tử, góp phần xây dựng một cách hoàn thi ện những biện pháp phòng tránh có hiệu quả. V. KẾT LUẬN Lý do dẫn đến doạ tự tử thường đơn giản ở nhóm đối tượng ≤ 24 tuổi và phức tạp - gồm nhiều nguyên nhân đối với nhóm > 24 tuổi. Nhóm ≤ 24 tuổi, quá trình dẫn tới hành vi tự tử thường bột phát, không có kế hoạch từ TCNCYH 29 (3) - 2004 77 trước, tâm lý thường ngại ngùng sau hành động này và không có ý tưởng tự tử trở lại nhưng với nhóm > 24 tuổi thì hành vi tự tử thường được chuẩn bị từ trước, tâm lý ân hận sau hành vi này và đối tượng vẫn có thể có ý tưởng doạ tự tử trở lại. Tương ứng với từng giai đoạn của hành vi doạ tự tử có thể có những biện pháp thích hợp giúp cho việc dự phòng và điều trị cho các đối tượng này. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những người đã đồng ý tham gia nghiên cứu và chia xẻ các thông tin rất quan trọng để có được kết quả này. Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu quốc tế SAREC/Sida trong chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Y Nộ i và Viện Karolinska. Các tác giả xin chân thành cảm ơn. TÀI LIÖU THAM KH¶O 1. Andrej Marusic and Anne Farmer (2001): Towrad a new classification of risk factors for suicide behavior. Crisis 22: 43 – 47. 2. Huong TTT, Guo Xin J, Tuong NV et al: Attempted suicide in Hanoi, Vietnam. Submitted. 3. Phlips MR, Yang G, Zhang Y et al. Risk factors for suicide in China: a national case- control psychological autopsy study. Lancet, 2002: 360: 1728 – 36. 4. Wasserman D. (ed) Suicide: an Unnecessary Death. London: Martin Dunitz, 2001. 5. Wasserman D, Varnik A. Suicide- prevnetive effects of perestroika in the former USSR: the rols of alcohol restriction. Acta Psychiatr Scand Suppl, 1998: 394: 1-4 6. WHO. World Health Report 2001. Geneva: WHO, 2001. 7. WHO. Department of Mental Health. Preventing suicide: a resource for teachers and other school staff. Geneva: WHO, 2000. Summary PRELIMINARY RESULTS OF QUALITATIVE STUDY ON ATTEMPTED SUICIDE IN SOCSON DISTRICT IN HANOI 27 suicide attempters treated in Socson district hospital during 31 July 2001 to 31 July 2002 were in-depth interviewed by semi-structure and opened questionnaires. Causes of attempted suicide in the age group ≤ 24 year old are simple while complex in the group > 24 year old. Differences in psychological aspects among 2 group will suggest specific suitable ways for suicide prevention in each group. . hiện trở lại hành vi tự tử là cần thiết. 76 Những gợi ý cho vi c phòng chống hành vi tự tử - Hành vi doạ tự tử là có thể phòng tránh được - Vi c phòng chống hành vi doạ tự tử đối với. tới hành vi tự tử: diễn biến trước khi xuất hiện hành vi tự tử, thời điểm diễn ra hành vi tự tử và quá trình điều trị, diễ n biến sau khi điều trị. 3. Phân tích kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên. quá trình dẫn đến hành vi doạ tự tử và một số gợi ý cho vi c phòng chống đối với hành vi doạ tự tử Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quá trình dẫn tới hành vi tự tử khác nhau giữa

Ngày đăng: 25/03/2014, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN