MENMÀUTRÊNGỐM
BIÊN HÒAMen là yếu tố thể hiện rõ nét trình độ phát triển của nghệ thuật gốm sứ truyền thống.
Trong các loại hình gốm: sản phẩm đất nung không phủ men, gốm sành nâuvới màumen
chủ yếu là da lươn và đen, đến gốm sành xốp thì đã có sự đa dạng về màu sắc của men.
Tùy theo từng độ lửa mà người thợ có thể chế ra nhiều màu cho phù hợp với tính chất
trang trí của từng sản phẩm. Mentrên đồ gốm không chỉ là một bước tiến về mặt khoa
học kỹ thuật mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của sản phẩm. Một đồ gốm khi
được phủ mentrên bề mặt và trong lòng sẽ có tác dụng như một lớp thủy tinh làm cho
gốm không bị thẩm thấu, tăng độ bền cơ, bền hóa, bền điện và nhiệt.
Men truyền thống gốmBiênHòa nói riêng cũng như gốm Việt Nam nói chung phần lớn
được làm từ những khoáng chất tự nhiên. Màu sắc của men phát ra ngay từ bản thân các
nguyên tố bị oxit hóa có sẵn trong đất đá và những màu sắc này được kiểm soát, điều
khiển bằng nhiệt độ lò nung. Men của BiênHòa được chia ra hai xu hướng khác nhau về
nhiệt độ chảy và hệ màu sắc. Đó là dòng men cao độ cho ra những màu sắc trầm và quý,
dòng men trung độ chuyên sử dụng những sắc màu tươi sáng hơn, rực rỡ hơn với các màu
nóng như màu vàng, hồng, cam, đỏ…
Trong những năm mới thành lập, gốmBiênHòa sản xuất tại trường kỹ nghệ Biên
Hòa được tráng men Pháp nhưng sau một thời gian, dưới sự lãnh đạo của người phụ trách
rất có tài và có tâm là bà Marie Balick, nhóm nghiên cứu men mớichỉ dùng nguyên liệu
trong nước như đất sét Bình Phước, đá trắng An Giang, vôi Càn Long, tro rơm, tro củi,
tro trấu và thủy tinh. Các nguyên liệu nội địa đó sẽ cho ra loại men trong, rất thích hợp
với chất đất và phong cách tạo hình của gốmBiên Hòa. Họ dùng kim loại mạt đồng, đá
đỏ (đá ong Biên Hòa) và bột màu cobalt để tạo nên màu sắc của men. Một trong những
màu men nổi tiếng nhất của gốmBiênHòa là men xanh đồng (vert de Bien Hoa). Ngoài
ra, gốmBiênHòa còn có các men đẹp khác là menmàu xanh dương, màu đá đỏ, màu
trắng ta,… rất được ưa chuộng.
Dòng men do trường Mỹ nghệ BiênHòa chế tạo thường có nhiệt độ chảy cao. Khi nung
tới 1250
0
c, men mới bắt đầu rướm chảy, các hóa chất trong hỗn hợp men sẽ từ từ hóa
lỏng. Sự bóng láng bề mặt xảy ra ở nhiệt độ1280
0
c trong một khoảng lưu nhiệt kéo dài
nhất định. Vì nhiệt độ nung cao nên các màumen có một vẻ đẹp rất thâm trầm, sâu lắng.
Vert de Bien Hoa, menmàu xanh đồng nổi tiếng thế giới, là sự kết hợp của men tro và
chất tạo màu bằng hợp kim đồng. Có một hệ thống men xanh đồng được sử dụng trong
thực tế là xanh ve chai, xanh lá và xanh ngọc do người thợ BiênHòa sản xuất. Khi làm
nguội trong lúc nung lò, người thợ BiênHòa đã có cáchxử lý tốt, điều này dẫn đến hiện
tượng khử oxy và tạo tinh thể đồng trên men. Khuynh hướng tạo tinh thể đồng thường
xảy ra không đều trên bề mặt men, vì vậy mặt menmàu xanh đồng sẽ có những đốm mà
người trong nghề thường gọi là xanh đồng trổ bông. Bông có thể đen hay vàng. Trong
nhiều trường hợp, ở trên cùng một sản phẩm có thể mặt này trổ bông đen, mặt kia lại có
bông vàng. Nguyên liệu làm men dễ trổ bông là tro trấu có độ nhớt cao, đồng sẽ ít bị
phân tán nên dễ ra bông. Mặt khác, kỹ thuật chấm men cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng của màu men. Đối với hệ thống men tro là nguyên liệu có tính lắng đọng cao,
nếu người thợ không thường xuyên khuấy đều trong lúc sử dụng sẽ gây ra hiện tượng
men nhiều nước, điều này sẽ làm nhạt màu và không có bông.
Gốm BiênHòa còn nổi tiếng với màumen đá đỏ (đá ong). Khi vùi dưới lớp đất dày
chừng một mét trở lên thì đá ong mềm, có thể dùng xẻng xắn được dễ dàng. Đá ong chứa
oxit sắt và oxit nhôm, khi đã lấy lên mặt đất, đá ong mới cứng dần. Hàm lượng oxit sắt
trong đá ong chứa tới 25%, vì vậy đá ong luôn luôn có màu đỏ hơi đậm. Đá đỏ trộn với
men trắng sẽ cho ra màu nâu, màu đỏ đậm, màu vàng đất tùy theo tỷ lệ trộn giữa đá và
men.
Một trong những màumen hay được sử dụng trêngốmBiênHòa là menmàu trắng ta.
Đây cũng là màumen được đánh giá rất cao về giá trị nghệ thuật. Men trắng ta có màu
hơi ngà và trong nên rất thích hợp làm trung gian cho sự phối màu của nghệ nhân. Sở dĩ
gọi là men trắng, bởi các thành phần phối liệu đều là nguyên liệu trong nước. Ngoài
ra, loại men cao độ còn có các màu khác là xanh coban, nâu vàng, trắng đục,
xanh crôm…
Bên cạnh men cao độ, dòng men lửa trung với những màu sáng được sử dụng nhiều tại
các làng gốmBiên Hòa. Đây là dòng men khá phong phú về màu sắc với cả hai tông màu
là nóng và lạnh. Hệ màu nóng gồm có các màu vàng, cam, hồng, đỏ, nâu. Hệ màu lạnh có
các màu xanh lá, xanh dương, xanh lam, tím…Các màu trung gian có màu trắng, đen. Tất
cả các màumen đều có thể có được sắc độđậm và nhạt tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Trên gốmBiên Hòa, các màumen được phối hợp với nhau rất hài hòa trong một tổng thể
đã được đính sẵn. Với tính đặc trưng là trang trí bằng các nét khắc, các mảng màu được
phân định sẵn, rõ ràng không có sự lem qua lại giữa các màu. Vì vậy, đặc điểm trang trí
của gốmBiênHòa (có thể nói là) đã kế thừa và phát triển tính trang trí trêngốmhoa nâu
thời nhà Trần.
Qua các sản phẩm gốmBiên Hòa, có thể thấy rõ hai trường phái phối màu khác nhau
theo hai dòng men nặng và trung lửa (men cao và trung độ).
Trường phái thứ nhất là trang trí bằng các màumen nặng lửa của Trường Mỹnghệ Biên
Hòa. Xuất phát từ cái gốc của mỹ thuật, sự phối màu của thày và trò đều dựa trên cơ sở
khoa học. Các màu được sắp xếp sao cho vừa nêu rõ được cái đẹp, cái nổi bật của mảng
chính, lại vừa có tính chuyển tiếp, hài hòa trong tổng thể của một sản phẩm. Trên mỗi
chiếc bình, hũ hay chén đĩa,… số lượng màu rất hạn chế, chỉ từ 2 đến 5 màu nhưng vẫn
cho thấy đủ màu chính và màu trung gian, vẫn gợi mở được cái sâu thẳm của không gian.
Chính sắc độ và cách phối màu đã đưa gốmBiênHòa đến cái đẹp không rực rỡ nhưng có
hồn, nó cuốn hút người xem,càng nhìn càng cảm nhận được tính sang trọng và cao quý,
cảm nhận được chiều sâu của vẻ đẹp qua một tác phẩm.
Trường phái thứ hai là trang trí với những màumen sáng. Do sự phong phú về số lượng
màu sắc nên người thợ thường phối màu có tính vui vẻ và rực rỡ trên nhiều sản phẩm. Đó
là những bông hoa khoe sắc, những hình tượng rồng, phượng rực rỡ trên không trung, là
những mảng màu có tính tương phản trên cùng một sản phẩm. Tuy cũng nhiều bình, chậu
có sự phối màu dịu dàng song nhìn chung, trường phái này hơi lạm dụng tính tương phản
của màu. Nó cho ra nhiều sản phẩm mới nhìn rất rực rỡ, bắt mắt nhưng nhìn lâu sẽ có sự
nhàm chán, thiếu chiều sâu cuốn hút.
Giá trị nghệ thuật của gốmBiênHòa thể hiện qua hai phương diện là tạo hình và trang trí
sản phẩm. Bằng những đặc trưng và kỹ thuật sản xuất riêng, nghệ nhân BiênHòa đã sản
sinh ra được một dòng sản phẩm gốm có giá trị thẩm mỹ cao, được đón nhận và tôn vinh
tại các cuộc triển lãm trong nước cũng như quốc tế. Một yếu tố đã góp phần làm nên sự
nổi tiếng của gốmBiênHòa chính là những sắc men màu. Với phong cách phân mảng
màu sắc riêng biệt cùng với kỹ năng phối màumen mang tính sáng tạo, trên cơ sở những
màu men truyền thống nổi tiếng,nghệ nhân gốmBiênHòa đã nâng nghệ thuật trang
trí gốm vươn tới cái đẹp của sự hoàn thiện.
. hình của gốm Biên Hòa. Họ dùng kim loại mạt đồng, đá đỏ (đá ong Biên Hòa) và bột màu cobalt để tạo nên màu sắc của men. Một trong những màu men nổi tiếng nhất của gốm Biên Hòa là men xanh đồng. có màu đỏ hơi đậm. Đá đỏ trộn với men trắng sẽ cho ra màu nâu, màu đỏ đậm, màu vàng đất tùy theo tỷ lệ trộn giữa đá và men. Một trong những màu men hay được sử dụng trên gốm Biên Hòa là men. MEN MÀU TRÊN GỐM BIÊN HÒA Men là yếu tố thể hiện rõ nét trình độ phát triển của nghệ thuật gốm sứ truyền thống. Trong các loại hình gốm: sản phẩm đất nung không phủ men, gốm sành nâuvới màu