Kỹ năngnghevà đọc hiểu TOEIC
Để có thể thi tốt ở phần nghehiểu (gồm 100 câu với độ dài 45 phút), TS cần dành
một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy đoán
những gì mình sắp nghe. Điều này giúp TS tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình
tĩnh, nhất là đối với những TS có kỹnăngnghe còn hạn chế.
Chuẩn bị tâm lý kỹ khi nghe
Để có thể thi tốt ở phần nghehiểu (gồm 100 câu với độ dài 45 phút), TS cần dành
một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy đoán
những gì mình sắp nghe. Điều này giúp TS tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình
tĩnh, nhất là đối với những TS có kỹnăngnghe còn hạn chế.
Không nên vội vã tô phương án đúng trong phiếu làm bài. Thay vào đó có thể ghi
nhanh đáp án đúng kế bên câu hỏi trong đề nhằm tiết kiệm khoản thời gian quý báu
để chuẩn bị cho câu hỏi tiếp theo. Nếu như không nghe kịp, cảm thấy không thể trả
lời chính xác, TS cần phải giữ bình tĩnh và tập trung cao độ, đừng để vì một câu
mà ảnh hưởng đến toàn bộ các câu hỏi còn lại trong phần này.
Chi tiết hơn, Công Lý chia sẻ: “Từ câu 1 – 10, chỉ có 1 trong 4 câu phát biểu miêu
tả một bức hình là chính xác. Vì vậy, trước khi nghe cần nhìn vào bức hình và nắm
những thông tin cơ bản như: Có bao nhiêu người, đang làm gì, ở đâu, trong hình
xuất hiện thêm đồ vật gì khác?”… Với cách tiếp cận thông tin như vậy, TS có thể
nắm được những thông tin cơ bản và có thể đưa ra một vài suy đoán về những gì
mình sắp nghe, có thể loại bỏ những phương án sai. Khi chọn được phương án
đúng, không nên vội vàng đưa ra kết luận mà nên bình tĩnh nghe hết 4 phương án
vì phải chọn ra phương án đúng và chính xác nhất.
Đối với các câu từ 11 – 40, TS phải nghe 1 câu hỏi và 3 câu trả lời để chọn câu trả
lời đúng nhất. Công Lý thừa nhận: “Phần thi này khó vì đề thi không in câu hỏi
cũng như hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, phần này câu hỏi và trả lời đều ngắn.
Nắm bắt được nội dung câu hỏi chính là chìa khóa”. Vì vậy, TS cần chú ý các từ
khóa (ngân hàng, thư viện, nhà hàng…) xuất hiện trong câu hỏi, sau đó dựa vào
nội dung của câu hỏi, dạng câu hỏi (what, whose, how many, when, why) để trả
lời. TS nên trả lời trực tiếp vào phiếu làm bài để tiết kiệm thời gian.
Từ câu 41 – 100 là 2 đoạn hội thoại vàđộc thoại, chứa những thông tin trả lời câu
hỏi. Để thi tốt phần này, trong khoảng thời gian trước khi nghe, TS cần nhanh
chóng đọc lướt qua các câu hỏi, gạch chân những từ khóa quan trọng. Sau đó chú ý
tập trung lắng nghe những nội dung liên quan đến câu hỏi để chọn ra phương án
đúng nhất.
Bình tĩnh khi đọchiểu
Ở phần đọchiểu (100 câu, 75 phút). Từ câu 101 – 140, TS điền vào chỗ trống. Nội
dung phần thi này khá rộng, vì nội dung mỗi câu hỏi ngắn nên TS có thể làm
nhanh, tuy nhiên phải cẩn thận vì các phương án nhiều khi khá giống nhau. Cần
bình tĩnh nhận ra sự khác biệt giữa các phương án để chọn ra câu đúng nhất, tránh
vội vàng dẫn đến mất điểm.
Từ câu 141 – 152, điền nội dung trong một bức thư, ứng với 3 câu hỏi. TS nên đọc
lướt nhanh những đoạn này để nắm được ngữ cảnh của đoạn văn. Từ câu 153 –
180, đề thi có một đoạn văn (thư, đơn đặt hàng…) ứng với từ 2 – 4 câu hỏi. TS cần
đọc câu hỏi trước bởi có rất nhiều thông tin trong đoạn văn, nếu đọc hết sẽ mất rất
nhiều thời gian và giảm mức độ tập trung; chỉ cần tìm thông tin phù hợp để trả lời
câu hỏi. Khi đọc câu hỏi, cần gạch dưới các từ khóa quan trọng như dạng câu hỏi,
tên, ngày tháng…
TS thường gặp khó khăn từ câu 181 – 200 vì đây là phần thi khó nhất, có tới 2
đoạn văn (liên quan tới nhau) ứng với mỗi 5 câu hỏi có thể khiến TS lúng túng.
Đến đây mức độ tập trung giảm vì đã thấm mệt cũng như áp lực về mặt thời gian.
Vì thế, TS cần chia nhỏ gói câu hỏi để tập trung tốt hơn và làm bài nhanh hơn.
Ngoài những phương pháp tiếp cận vàkỹ thuật làm bài trên, theo Công Lý, TS cần
chịu khó bổ sung vốn từ vựng hằng ngày và kiên trì luyện tập. TS có thể nâng cao
kỹ năngnghe bằng cách nghe qua headphone (tai nghe) để nâng cao chất lượng âm
thanh và mức độ tập trung…
. Kỹ năng nghe và đọc hiểu TOEIC Để có thể thi tốt ở phần nghe hiểu (gồm 100 câu với độ dài 45 phút), TS cần dành một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy. sắp nghe. Điều này giúp TS tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình tĩnh, nhất là đối với những TS có kỹ năng nghe còn hạn chế. Chuẩn bị tâm lý kỹ khi nghe Để có thể thi tốt ở phần nghe hiểu. chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy đoán những gì mình sắp nghe. Điều này giúp TS tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình tĩnh, nhất là đối với những TS có kỹ năng nghe còn hạn chế. Không nên