- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt của ngôn từ.. - Từ tượng thanh là nh
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (NH 2019 – 2020)
MÔN: NGỮ VĂN 8 I- Phần văn bản:
Hướng dẫn cách học
I.TRUYỆN KÍ VIỆT NAM:
1.Các văn bản : Tôi đi học ; Trong lòng mẹ ; Tức nước vỡ bờ ; Lão Hạc
2.Yêu cầu :
a) Nắm tác giả , thể loại , phương thức biểu đạt , nghệ thuật và nội dung chính
b) Chú ý phân tích :
+Tôi đi học: Tâm trạng của “Tôi” theo trình tự thời gian Tác dụng của hình ảnh so sánh
+Trong lòng mẹ: Tình yêu thương mẹ của bé Hồng ? Vì sao nói Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và
nhi đồng
+Tức nước vỡ bờ: Tính cách nhân vật Cai lệ ; Phẩm chất của chị Dậu ?
+Lão Hạc: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng ? Nguyên nhân ý nghĩa
cái chết Lão Hạc ? Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc ?
II VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
1.Các văn bản : Cô bé bán diêm ; Chiếc lá cuối cùng
2.Yêu cầu:
a) Nắm tác giả , thể loại , phương thức biểu đạt , nghệ thuật và nội dung chính
b) Chú ý phân tích :
+Cô bé bán diêm: Hình ảnh em bé trong đêm giao thừa ? Thực tế và mộng tưởng ; Một cảnh thương
tâm ; Thông điệp của tác giả ?
+ Chiếc lá cuối cùng: Kiệt tác của Bơ-men ? Tình thương yêu của Xiu ? Diễn biến tâm trạng của Giôn
– xi ? Thông điệp của tác giả ?
III.THƠ TRỮ TÌNH ĐẦU THẾ KỈ XX:
1.Các bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
2.Yêu cầu:
a)Tác giả ; Hoàn cảnh sáng tác ; Thể thơ ?
b) Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật
II- Phần Tiếng Việt:
Hướng dẫn cách học
1.Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Lưu ý:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt của ngôn từ
2 Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
- Công dụng: Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự
3 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Từ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định
- Việc sử dụng từ ngữ đại phương hoặc biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp Trong văn chương, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật
4 Trợ từ, thán từ:
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Trang 2- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp
5 Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu cảm thán, câu cầu khiến, câu nghi vấn
và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
- Một số loại tình thái từ:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng
+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với,
+ Tình thái từ cảm thán: thay;
+ Tình thái từ biểu thị các sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà, chứ,
6 Các biện pháp tu từ
a) Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói quá còn được gọi là phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ
- Cần phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác:
+ Nói khoác là nói sai sự thật, nhằm lừa người nghe tin vào điều không thật ấy
+ Nói quá chỉ là cách nói phóng đại quá sự thật (chứ không phải là sai sự thật), mục đích là để làm nổi bật bản chất của sự thật, giúp người nghe nhận thức sự thật rõ hơn
b) Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự
7 Câu ghép: Là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau Mỗi cụm chủ vị
của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép
- Các vế trong câu ghép có thể nối với nhau bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ; cặp phó từ hay cặp từ
hô ứng (càng càng; bao nhiêu bấy nhiêu)
- Có hai kiểu câu ghép: Câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập
8 Các loại dấu câu:
* Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
- Dấu hai chấm: dùng để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lới đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
* Dấu ngoặc kép: Dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, dẫn trong câu văn
III.Tập làm văn
Hướng dẫn cách học
1.Lí thuyết:
a)Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm :
*Lưu ý : Yếu tố tự sự vẫn là cốt lõi , yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ giúp cho kể chuyện thêm sinh
động và sâu sắc hơn
*Dàn ý : Gồm 3 phần
-Mở bài: Giới thiệu sự việc , nhân vật, tình huống
-Thân bài : +Kể diễn biến câu chuyện theo trình tự
+Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ
b) Văn thuyết minh:
*Lưu ý: +Hiểu thế nào là văn bản thuyết minh ? Tri thức trong văn bản thuyết minh ?
+Phương pháp thuyết minh ?
*Dàn ý : Gồm 3 phần
-Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh.
-Thân bài:Trình bày đặc điểm , cấu tạo , lợi ích ,… của đối tượng thuyết minh
-Kết bài : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
Trang 3* Một số đề tự luận về tập làm văn
1 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
2 Giới thiệu về ngôi trường em đang học
3 Một lần mắc lỗi với ba mẹ
Gợi ý:
* Đề 1: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam
1.MB: Giới thiệu chung.
- Là y phục riêng của người Việt nam Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương
2.TB:
a/ Nguồn gốc:
- Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
- Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà
áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
+Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân + Người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người Trung hoa ==> áo dài đã có từ rất lâu
b/ Chất liệu:
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thóang mát Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
d/ Kiểu dáng :
- Áo dài từ cổ xuống đến chân
- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thich của người mặc Khi mặc,
cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo
- Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông
- Thân áo gồm hai phần: thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân
- Áo được may bằng vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ
- Thân áo may sát vào phom người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ
- Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo > cổ tay
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển
- Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng => người phụ
nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt => tuỳ theo
sở thích, độ tuổi
e/ Ý nghĩa:
-Tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt
- Đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người fụ nữ
VN
- Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời Đó là niềm tự hào của y phục dân tộc Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam
3 KB:
- Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngồi du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo
Trang 4
Đề 3: Một lần mắc lỗi với ba mẹ.
1 Mở bài
- Hồn cảnh mắc lỗi
2 Thân bài
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi (chủ quan hay khách quan)
+ Hậu quả của lỗi lầm ấy (với lớp, với gia đình hay với bản thân, )
- Ân hận và sửa chữa sau khi mắc lỗi
3 Kết bài
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác
(Dựa vào dàn bài cơ bản, em hãy lập dàn bài chi tiết).
Đề: Nếu em là người chứng kiến cảnh cơ bé bán diêm trong đêm giao thừa, em hãy kể lại câu
chuyện “Cơ bé bán diêm” của An-đéc-xen.
I.Mở bài : Hồn cảnh chứng kiến cảnh cơ bé bán diêm
-Em là cậu bé đánh giày trên đường phố hoặc một cơ bé trên ban cơng một ngơi nhà nhìn xuống đường phố,…
-Đêm giao thừa lạnh giá , mọi người vội vã về nhà đĩn tết
II.Thân bài:
1.Hồn cảnh của cơ bé bán diêm :
+Kể: Mẹ mất , nhà nghèo , bố thường mắng nhiếc , đánh đập , nơi ở của cơ bé Người yêu thương cơ
bé nhất là bà nội cũng qua đời (Em là người cùng cảnh ngộ hoặc là gần nhà nên biết )
+Tả : -Dáng vẻ của cơ bé bán diêm trên đường phố trong đêm giao thừa đĩ
-Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn , sực nức mùi ngỗng quay
-Cơ bé nép trong một gĩc tường
+Cảm xúc của em (hs) :thương xĩt , muốn an ủi , chia sẻ cái lạnh lẽo , cơ đơn của cơ bé bán diêm
2.Cơ bé quẹt diêm và ước mơ:
+Kể: Sự việc em bé lần lượt quẹt từng que diêm qua 5 lần
+Tả: Ánh sáng ngọn lửa và nét mặt của em bé bán diêm qua từng giấc mơ , hình dung và tưởng tượng
ra những suy nghĩ và những hình ảnh mà cơ bé nhìn thấy sau mỗi lần quẹt que diêm
- Lần 1: Ngọn lửa xanh lam , trắng ra , rực hồng , sáng chĩi Cơ bé hơ đơi tay tưởng như đang ngồi
trước lị sưởi Khi cơ bé duỗi chân thì lửa tắt , lị sưởi biến mất,cơ bé bần thần nghĩ về nhà cha mắng
-Lần 2:Diêm cháy sáng rực lên , bàn ăn đã dọn , khăn trắng tinh Bát đĩa quý giá cĩ ngỗng quay ,
diêm tắt bức tường dày đặc và lạnh lẽo
- Lần 3:Hiện ra cây thơng Nơ en , hàng ngàn ngọn nến sáng rực , lấp lánh , diêm tắt biến thành ngơi
sao trên trời , nhớ đến lời bà nĩi , nghĩ đến cái chết
- Lần 4: Aùnh sáng xanh toả ra , bà cơ bé đang mỉm cười , cơ bé sung sướng trị chuyện Diêm tắt,
ảo ảnh rực sáng trên khuơn mặt của cơ bé cũng biến mất
- Lần 5:Cơ bé quẹt tất cả những que diêm cịn lại Diêm nối sáng , bà nắm tay cơ bé bay về trời
+Cảm xúc , biểu cảm : Tình cảm của em khi chứng kiến tất cả các cảnh trên ( Vui mừng khi nhìn thấy nét mặt sung sướng của cơ bé Ngậm ngùi , đau buồn khi nhìn thấy cơ bé thẫn thờ Thương cảm khi thấy mình khơng thể làm gì cho cơ bé Giận mọi người quá thờ ơ , lạnh lùng Ước mơ cĩ được phép màu để đem lại hạnh phúc cho cơ bé …)
III.Kết bài :
-Sáng hơm sau , nhìn thấy cơ bé chết nhưng đơi má hồng , đơi mơi đang mỉm cười
-Cảm nghĩ (buồn , thương cảm cho những số phận nghèo khổ ) , mong ước cơ bé cũng như những cảnh đời khác trong cuộc sống được hạnh phúc