Trước kia, Du khách thường từ ngã năm Đại học theo đường Phù Đổng thiên Vương để đến nơi đây, nhưng ngày năm đường Vòng Lâm Viên được hoàn thành, du khách có thể đi một mạch từ Hồ Xuân H
Trang 1Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
ở Địa Phương em - Đà Lạt
THUNG LŨNG TÌNH YÊU
Nằm cách trung tâm thành phố Đà lạt chừng 7km về hướng Đông Bắc, Thung lũng tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bậc nhất Đà lạt Trước kia,
Du khách thường từ ngã năm Đại học theo đường Phù Đổng thiên Vương để đến nơi đây, nhưng ngày năm đường Vòng Lâm Viên được hoàn thành, du khách có thể đi một mạch từ Hồ Xuân Hương đến Thung lũng tình yêu bằng một lộ trình thuận tiện hơn
Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung lũng Tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người
Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng cảnh Từ đây Thung lũng Tình
Trang 2yêu hiện ra trong tầm ắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ
HỒ THAN THỞ
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái Phiên Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành
hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ
Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá,
đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ
Hồ Than Thở gắn với bao truyền thuyết tình sử thật buồn đã như có ma lực hấp dẫn biết bao du khách đến đây ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng trầm ngâm, để nghe tiếng lá thông xì xào trong gió, và để thả hồn đồng cảm mộng du cùng huyền sử xa xăm
Ngày nay hồ Than Thở được công ty Thùy Dương đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được chăm tỉa công phu, những trò chơi
đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của hồ nhưng cũng
vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái "hồn" của hồ Than Thở
HỒ XUÂN HƯƠNG
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu
Trang 3Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa
ở phía dưới tạo thành hai hồ
Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn - người Pháp gọi là Grand Lac Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo", còn tồn tại đến ngày nay
Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và
sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
HỒ TUYỀN LÂM
Theo quốc lộ 20 lên đèo Prenn, qua khỏi thác Datanla một đoạn, du khách rẽ trái rồi đi tiếp khoảng 2km giữa rừng thông trùng điệp, sẽ đối mặt với một hồ nước mênh mông mà từ lâu đã mang một cái tên đầy ấn tượng : Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về Trong nổ lực tạo nguồn nước dự trữ và tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đức Trọng, từ năm 1982 Bộ thủy lợi đã tiến hành việc đắp đập ngăn nước tại đây Công trình xây dựng đến năm 1987 mới hoàn thành đã mở rộng mặt hồ đến
Trang 432km2 với độ sâu có nơi trên 30m nối liền các núi đồi tạo thành một cảnh quan thiên nhiên hoành tráng
Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm ngưỡng bao điều kỳ diệu của núi đồi
Đà lạt mà ở mỗi góc độ luôn cho phép những khám phá mới lạ Sẽ thú vị hơn khi ghé thác Bảo Đại, du khách có dịp làm quen một gia đình sống đơn lẻ nơi đây trong sự gắn
bó lạ lùng với thiên nhiên Và khi ghé khu dã ngoại Nam Qua, Đá Tiên hay của công
ty Du lịch thưởng thức món thịt nướng bên ché rượu cần, trong những căn nhà sàn xinh xắn hoặc thả mình trên bãi cỏ mượt êm giữa thênh thang gió lộng, du khách như
bị "say" niềm vui cuộc sống và cảm thấy thỏa lòng trong cái thú viễn du
THÁC CAM LY
Các dòng nước từ đỉnh Langbian, sau khi len lỏi qua các núi đồi chung quanh,
đã định hình thành dòng suối Cam Ly chảy qua Hồ Than Thở, hồ Mê Linh (cũ), rồi tụ
về một thung lũng tạo nên Hồ Xuân Hương thơ mộng Từ đây, luồn dưới cầu ông Đạo, dòng suối lại theo một vết đứt gãy (địa chất) dài chừng 2km lượn về phía Tây trước khi trườn qua một nền đá hoa cương thoai thoải tạo thành Thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà lạt
Cam Ly là do biến âm của K'Mly, tên một vị tù trưởng của bộ tộc K'Ho, được
bộ tộc này chọn làm tên vùng đất từ sau khi ông qua đời để ghi nhớ công lao Tên Cam Ly thật đẹp và mang âm hưởng Việt Nam nên ông Cunhac đã lầm tưởng đây là tên do người Việt đặt cho
Thác Cam Ly ngày nay đã được đầu tư tôn tạo với nhiều tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây Nguyên, những con đường tuy được bê tông hóa nhưng nhờ khéo chọn
Trang 5giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét hoang dã cố hữu Thác Cam ly rất thơ mộng vào những mùa mưa có nước lớn