1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Địa Phương em - Núi Chứa Chan chùa Gia Lào (Đồng Nai) pptx

7 23,5K 94

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 132,59 KB

Nội dung

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Địa Phương em - Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào Đồng Nai Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào huyện Xuân Lộc là một địa danh nổi tiếng xưa nay không chỉ l

Trang 1

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Địa Phương em - Núi Chứa Chan -

chùa Gia Lào (Đồng Nai)

Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc) là một địa danh nổi tiếng xưa nay không chỉ là phong cảnh hữu tình từ vẻ đẹp của núi đá hang động thiên nhiên kết hợp với bàn tay sáng tạo khéo léo của con người mà còn là một địa danh với nhiều chiến tích lịch sử đã đi vào ký ức của bao thế hệ cư dân như một biểu tượng của quê hương "Miền Đông gian lao mà anh dũng"

Ngày 17-6-2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 1687/QĐ-UBND xếp hạng núi Chứa Chan là di tích lịch sử - danh thắng đầu tiên nằm trên địa phận huyện Xuân Lộc Và ngày 8-8 tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử danh thắng

* Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Dị tích lịch sử, danh thắng

Núi Chứa Chan cao khoảng 837m là một trong những ngọn núi hiếm hoi của miền Đông Nam bộ, một thắng cảnh hữu tình nằm gọn trên địa bàn huyện Xuân Lộc

Trang 2

Xung quanh núi có 4 suối nước trong mát quanh năm mang những cái tên rất quen thuộc của đồng bào dân tộc Châu Ro: Gia Ui, Gia Miên, Gia Liêu, Gia Lào

Từ ngã ba Ông Đồn theo tỉnh lộ 766 đi hướng Đông Bắc khoảng 3 cây số, du khách đến chân núi Chứa Chan Từ đây, theo đường mòn và những bậc đá tam cấp đã định hình để lên núi viếng chùa Trên lưng chừng núi ở độ cao khoảng 600m có một hang đá thiên tạo về hướng Đông Bắc có mái vòm uốn cong tạo dáng hình rồng như kiến trúc chùa cổ, xung quanh khu vực này từ xưa, giới tu hành, đạo hạnh đã đến dựng chùa, trong đó có chùa Gia Lào (tức là chùa Bửu Quang Tự) Trong phạm vi khu vực núi Chứa Chan còn có mật khu Hầm Hinh nổi tiếng là địa điểm đóng quân của Ban chỉ huy quận quân sự 10, sau đó là Huyện đội Xuân Lộc trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến cuối năm 1948 Hầm Hinh là một bãi đá tự nhiên gồm những viên đá granite xếp ken với nhau tạo thành một bức tường dày Âm sâu bên trong là hang đá gồm những tảng đá lớn xếp chênh nhau tạo thành Lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu với nhiều chỗ rộng hẹp, cao thấp khác nhau tạo thuận lợi cho việc thoát hiểm khi cần Chính nhờ vị thế đó, Ban chỉ huy quận quân sự 10 (Xuân Lộc) đã chọn đóng quân và cũng từ địa điểm này các đồng chí: Đinh Quang Ân, Bùi Cát Vũ, Phạm Đình Công đã lập sở chỉ huy đánh giao thông đường sắt ở Trảng Táo, Gia Hinh, Bảo Chánh Năm

1947, đồng chí Nguyễn Văn Tạo lúc này là chủ tịch quận bộ Việt Minh Xuân Lộc và đồng chí Huỳnh Công Tâm (Tư Ước), chỉ huy trưởng quận quân sự 10, kiêm chỉ huy trưởng ban bảo vệ căn cứ địa Gia Ray đã tạm mượn chùa Chánh Giác ở mật khu Hầm Hinh để chứa thóc gạo làm trạm tiếp tế lương thực cho bộ đội và cán bộ trong huyện Cuối năm 1948, giặc Pháp tiến hành càn quét vùng quanh núi Chứa Chan, mật khu Hầm Hinh bị lộ, quân Pháp và Việt gian đốt chùa Chánh Giác, lúa gạo cháy suốt 6

Trang 3

ngày đêm còn ngút khói Thời gian sau, thầy trò chùa Chánh Giác lại chạy lên chùa Bửu Quang tiếp tục tu hành, vận động bá tánh ủng hộ kháng chiến

Tháng 5-1947, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư xứ ủy Nam bộ trên đường đi công tác

từ Nam Trung bộ vào đến núi Chứa Chan Đồng chí đã lưu lại căn cứ của huyện Xuân Lộc tại khu vực chùa Gia Lào một thời gian.[/COLOR]

* Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Điểm hẹn du lịch

Từ chân núi lên chùa chừng 2km, đặc biệt là khi du khách leo hết dốc khoảng

300 bậc đá sẽ đến một đoạn đường bằng phẳng rợp bóng cây Đến cây 1 ngọn 3 gốc gặp suối Tiên, du khách có thể hết sức thích thú khi vốc nước rửa mặt Nguồn nước từ trong hang núi chảy ra, thật trong mát Vượt dốc 3, du khách sẽ đến chùa, chùa được kiến tạo dựa vào hình thể thiên nhiên, chánh điện xây mái vòm uốn cong bên trên hang đá của hàm rồng Tất cả tạo nên một quần thể những hang động thiên nhiên được bàn tay con người xây đắp thêm phần thẩm mỹ, tạo cho ngôi chùa một vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ

Vào ngày cuối tuần về Xuân Lộc, du khách có thể bơi thuyền trên hồ Gia Ui (thuộc xã Xuân Tâm) cách thị trấn Gia Ray khoảng 5km về phía Đông Bắc; rồi ghé qua khu vui chơi giải trí hồ Núi Le (toạ lạc tại khu 7, thị trấn Gia Ray) để thưởng thức các món ăn đặc sản của sông, hồ ngắm cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình Từ giã

hồ Núi Le thơ mộng, du khách về lại núi Chứa Chan lên viếng chùa Gia Lào, dùng bữa cơm chay, đêm ngủ võng trong những chòi lá dựng cheo leo trên sườn núi để thưởng thức một đêm ngủ rừng đầy thú vị

Sớm tinh sương vào chùa thắp hương cúng Phật, du khách còn thời gian thưởng thức vẻ đẹp của rừng núi, của bạt ngàn nương rẫy với những vườn cây ăn trái

Trang 4

xanh tươi, như: mít, bơ, chôm chôm, chuối, sầu riêng, cam, quýt Ở đây còn có hàng chục loài hoa kiểng bốn mùa trổ hoa ngát hương làm du khách ngất ngây có cảm giác như sống giữa bồng lai tiên cảnh

Thêm một tin vui nữa là sau khi núi Chứa Chan được công nhận di tích lịch sử

- danh thắng, huyện Xuân Lộc sẽ đầu tư hệ thống cáp treo phát triển du lịch ở khu vực này Đến lúc đó chắc chắn khu di tích - danh thắng núi Chứa Chan sẽ là một điểm du lịch lý tưởng, một điểm hẹn hấp dẫn cho du khách

================================================

Nằm án ngữ một bên trên đường Quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, núi Chứa Chan nhìn xa giống hình bát úp, trên đỉnh thường xuất hiện mây mù lãng đãng, rất thơ mộng Núi Chứa Chan có độ cao 837m so với mặt đất và 1.800 so với mặt biển, là một nhánh cuối của dãy Trường Sơn vươn ra biển Đông Dãy núi tọa lạc sừng sững trên diện tích khoảng 55 hecta tại xã Xuân Trường và cũng

là điểm tựa lưng của thị trấn Gia Ray, trung tâm chính huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai

Đến núi Chứa Chan vào ngày đầu xuân (ngày 11 tháng Giêng Âm lịch), nhóm chúng tôi gặp một số trục trặc nhỏ do vấn đề liên lạc (trên núi) khá kém, nhưng đối với tôi vẫn là một chuyến đi thú vị Sau đây là vài dòng tôi ghi nhận được qua chuyến tham quan này

Theo một số tài liệu tìm được trước đó, núi Chứa Chan còn nhiều nét hoang sơ chưa có bàn tay con người xâm phạm nhiều Nhận xét này ít nhiều đúng với núi Chứa Chan (phần núi mà rừng còn phủ xanh) nhưng ko đúng với đoạn núi dẫn lên chùa Gia Lào

Trang 5

Chùa Gia Lào (hay còn gọi là chùa Bửu Quang) - vốn dĩ là một ngôi chùa linh thiêng ko chỉ đối với người dân bản địa mà còn đối với người phương xa Họ thường hành hương để đến chùa này để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến Chính vì thế, đoạn đường 3,2 km dẫn từ chân núi lên chùa Gia Lào (nằm ở độ cao khoảng 600m) mang nặng màu sắc kinh doanh và mê tín, át hẳn không khí trang nghiêm thường có ở những ngôi chùa linh thiêng và không khí tĩnh lặng của miền núi hoang

sơ này

Đủ mọi loại hình kinh doanh cho du khách đến hành hương Này thì quán ăn (toàn bán đồ mặn, pà kon nào ăn chay thì chịu khó chuẩn bị trước nha), võng để ngả lưng khi thấm mệt, karaoke những thứ mà ở chợ người ta thường bán thì trên đoạn đường lên chùa này có đủ cả Đường đi khá hẹp và nhiều bậc thang nhưng ko khiến chúng tôi mệt bằng việc phải chen chúc giữa dòng người tấp nập đến ngạt thở

Trên đường lên chùa, có một tạo vật tuyệt vời của tạo hóa ban tặng, đó làcây đa

3 gốc Đó là 1 cây đa cao khoảng 50m, thân cây được hình thành từ 3 gốc chụm lại -

đó là điểm đặc biệt của cây đa này Thân cây cao và tỏa bóng rộng khiến ai cũng phải trầm trồ ngạc nhiên và thích thú nhưng (hixhix) đã bị người dân "thần thánh hóa" - nói đây là "sơn thần" (hoặc "thần đa") nhập vào cây này và bày ra đủ trò cúng kiếng ở đây

Để thuận tiện cho việc cúng kiếng, người ta đã tiến hành xây gạch bao quanh gốc cây đa Nhang đèn, bánh trái các loại vung vãi khắp nơi khiến cho khu vực này mất vệ sinh nghiêm trọng

Trang 6

Theo một người dân lâu năm ở đây, cây 3 gốc 1 ngọn thực ra là một cây đa sống ký sinh lâu năm trên thân cây đại thụ, hút hết dưỡng chất của cây này mà thành Nhiều năm qua, lợi dụng sự mê tín thái quá của khách hành hương mà người cò cúng, khấn thuê phịa đủ thứ chuyện quỷ ma hòng lừa mị, bán buôn chặt chém; đêm đêm họ

vẽ chuyện cầu số, gọi hồn ỏm tỏi!

Nhưng núi Chứa Chan thì quả là một nơi xứng đáng để nhóm thanh niên trai tráng chúng tôi thử thách chính mình Từ chùa Gia Lào có những con đường mòn nhỏ

để dẫn lên đỉnh núi Ku Hùng và bạn Thư đã làm 1 chuyến "tiền trạm" lên đỉnh trước rùi đến bọn chúng tôi lũ lượt kéo nhau theo (cái này là do ku Hùng oánh lẻ với bạn Thư nà, ko thèm rủ anh em đi cùng gì hết, cứ lẳng lặng leo núi 2-mình, ghê nha!)

Đoạn đường mòn chúng tôi qua khá hẹp và dốc (xem hình trên), nhưng ko khó lém để chinh phục đỉnh núi vì đã có nhiều người đi qua đoạn đường mòn này rùi Pà kon nào muốn thử thì làm 1 chuyến đến núi Chứa Chan nhé!

Một ngôi chùa và một ngọn núi linh thiêng nhưng đáng tiếc là thiếu sự quan tâm của chính quyền sở tại (nhìn cái bảng đón chào du khách cũ mèm thế này ) lại thêm sự thiếu ý thức của con người (rác trên chùa và trên núi nhiều vô kể - do các du khách ăn uống tự nhiên rùi xả rác bừa bãi) khiến núi Chứa Chan mất đi hình ảnh đẹp vốn có Mong rằng cơ quan chức năng cần có biện pháp quan tâm nhiều hơn đến "Đệ nhị thiên sơn" (núi Chứa Chan cao 837 m, cao thứ 2 của cả Nam Bộ này - chỉ thua có No.1 - núi Bà Đen - Tây Ninh thui) để du khách ngoài một chuyến hành hương còn có dịp thưởng thức không khí trong lành và vẻ đẹp hoang sơ của miền núi tuyệt vời này

Ngày đăng: 18/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w