CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững…
2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc của du lịch bền vững :
Theo định nghĩa tại Luật Du lịch 2017: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường,bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” Định nghĩa của Luật
Du lịch tương đối cô đọng và súc tích nếu so sánh với định nghĩa do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra trong Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người" Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững, đồng thời cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá. Để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch trong quá trình hoạt động, người ta sử dụng những tiêu chuẩn hoặc yếu tố so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội Các nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau:
Bảng 2.2: Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá phát triển DLST bền vững
Tiêu chuẩn Kinh tế Xã hội Môi trường
Mức tăng trưởng kinh Sự khai thác hợp lý Mức tăng trưởng kinh tế Chỉ tiêu 1 tế do quá trình phát các giá trị văn hóa- do quá trình phát triển triển đem lại xã hội đem lại
Mức đóng góp cho Giáo dục, xây dựng, Mức đóng góp cho phát Chỉ tiêu 2 phát triển kinh tế địa phục hồi và phát triển kinh tế địa phương. phương triển văn hóa truyền thống của dân tộc
Sự phát triển phù hợp Sự hưởng thụ về văn Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra hóa, mức sống và với mục tiêu đề ra trong Chỉ tiêu 3 trong quy hoạch phát sinh hoạt của cộng quy hoạch phát triển triển kinh tế xã hội động được cải thiện kinh tế xã hội của quốc của quốc gia và địa gia và địa phương phương
(Nguồn: Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999)
Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững
Các cơ sở ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:
- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.
- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.
- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.
Như vậy phát triển du lịch bền vững là nền tảng của du lịch sinh thái.
Hình 2.1: Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009) 2.2.3 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 thu nhập du lịch quốc tế tại một số nước rất cao: Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như: Thailand, Philippin, Hongkong và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường (UNWTO, 2005).
Hiện nay Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá nhu cầu du lịch quốc tế vẫn mạnh mẽ mặc dù có những thách thức Vào năm 2016 lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1.235 triệu lượt khách, cao hơn khoảng 46 triệu lượt khách so với năm 2015 (UNWTO, 2017) Còn theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC): Du lịch và lữ hành là lĩnh vực chủ chốt “Key sector” cho phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm trên toàn thế giới Năm 2016, du lịch đóng góp trực tiếp 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ và 109 triệu việc làm trên toàn thế giới.
Tuy có những đóng góp tích vực vào phát triển kinh tế, hoạt động du lịch cũng gây ra một số tác động về môi trường tự nhiên, xã hội do việc phục vụ khách du lịch đem đến Đó là việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên DLST bừa bãi dễ gây cạn kiệt tài nguyên tự nhiên, nạn ô nhiễm môi trường, xâm phạm di sản văn hóa vật thể, thay đổi đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư gây tác động tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại các địa phương Chính vì vậy ý nghĩa của việc phát triển DLST theo hướng bền vững là:
1 Nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng.
2 Mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng đồng địa phương.
3 Góp phần truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng địa phương cho du khách khắp nơi
4 Phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội Nếu du lịch sinh thái không phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.
5 Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai.
6 Biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.
7 Nhân tố quan trọng giúp cho du khách trên thế giới biết được tiềm năng kinh tế của các nước, tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới.
2.3 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST theo hướng bền vững
Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo các nhóm yếu tố sau đây:
2.3.1 Nhóm các yếu tố về tài nguyên Để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật
(Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí hậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology).
Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính chất DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn (Rural tourism), du lịch trang trại (Farm tourism), du lịch nông nghiệp (Agrotourism) Các loại hình DLST này rất gần gũi với điều kiện về kinh tế nông nghiệp của huyện Củ Chi và đây cũng chính là loại hình DLST được tập trung nghiên cứu trong đề tài này.
2.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức DLST
Công tác quản lý tổ chức của con người tác động đến sản phẩm DLST thông qua các yêu cầu cơ bản là:
- Tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách.
- Tính nguyên tắc trong công tác quản lý điều hành Hầu như lâu nay các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên Họ đóng vai trò thụ hưởng để khai thác tài nguyên DLST thông qua sự tạo thành sản phẩm du lịch đưa vào kinh doanh bằng cách đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa Họ có thể không quan tâm trong tương lai những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch.
2.3.3 Yếu tố liên quan đến du khách
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo Tribe & Snaith (1998)5, hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important-PerferformanceAnalysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (HolidaySatisfaction) và mô hình SERVPERF (Service Performance) Trong đó SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Kandamully, 2002; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008; Soliman & Alzaid, 2002; Cunningham, Young, & Lee,
2002) Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên cứu đòi hỏi sự ngắn gọn Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách du lịch, họ thích được nghỉ ngơi, thư giãn hơn là phải ngồi trả lời một cuộc phỏng vấn mất nhiều thời gian, nên đề tài quyết định chọn mô hình SERVPERF cho việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi.
Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu DLST và phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước và kết quả nghiên cứu tại Việt Nam trong Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch Việt Nam được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phê duyệt gồm nhóm tiêu chí sau: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Sản phẩm và dịch vụ; (3) Quản lý điểm đến; (4) Cơ sở hạ tầng; (5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương (6) Sự hài lòng của du khách cho thấy một số yếu tố của các nghiên cứu trên có thể xem xét vận dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến DLST bền vững tại huyện Củ Chi là:
- Yếu tố tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến phát triển DLST (Phạm Trung Lương, 1998) phải dựa trên sự hấp dẫn, độc đáo đa dạng, cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, văn hoá bản địa đặc sắc, nguồn tài nguyên dồi dào thuận lợi dễ khai thác, tiếp cận quanh năm và có sức chứa thuận tiện theo Nguyễn Thị Trang Nhung, (2014) và Manuel Rodríguez Díaz (2016).
- Về cơ sở vật chất hạ tầng, hầu hết các mô hình đều xem đây là một yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu đi DLST của khách du lịch và phát triển DLST bền vững Cơ sở hạ tầng theo tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) và Maythawn Polnyotee (2014) là hệ thống đường sá, cơ sở điện, nước, thông tin liên lạc và các trang thiết bị, phương tiện phục vụ an toàn , tiện nghi, hiện đại.
- Yếu tố Sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng là yếu tố không thể thiếu khi xem xét các tác động đến phát triển bền vững, và sự hài lòng của du khách tại điểm đến. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) sản phẩm, dịch vụ cụ thể là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch dành cho du khách tìm hiểu về văn hoá, lối sống cư dân bản địa khi lưu lại kết hợp mua sắm hàng hoá đặc sản, thưởng thức dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, trải nghiệm về dịch vụ DLST.
- Để phát triển bền vững, công tác tổ chức quản lý điểm đến được nhấn mạnh trong các mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) hoặc tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) đề xuất 3 biến đo lường về an ninh trật tự và an toàn cho du khách; 5 biến đo lường về giá cả các loại dịch vụ và 6 biến đo lường về hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ địa phương.
- Trong phát triển DLST bền vững, yếu tố sự tham gia của cộng đồng địa phương luôn được coi trọng Theo Ibrahim Bazazo (2016) và Vũ Văn Đông
(2014), sự tham gia của cộng đồng địa phương được đánh giá gồm tỷ lệ người dân tham gia được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động DLST, các lợi ích kinh tế xã hội, môi trường họ được hưởng nếu DLST huyện Củ Chi phát triển theo hướng bền vững.
- Yếu tố bảo vệ môi trường trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012) rất quan trọng để phát triển DLST bền vững vùng Bắc Trung bộ và cũng là vấn đề quan tâm của tất cả điểm đến DLST tại Việt Nam, bao gồm cả huyện Củ Chi Để bảo vệ môi trường tự nhiên cần phải có chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn, nâng cao nhận thức người dân, kiểm soát được mức độ ônhiễm môi trường và sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên.
Thông qua các yếu tố tổng kết từ các nghiên cứu trên, kết hợp các mô hình thang đo chất lượng dịch vụ như mô hình SERVPERF; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi bằng mức độ đánh giá cảm nhận của khách du lịch về 3 tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường theo nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đông (2014) với bộ thang đo sự hài lòng SERVPERF như sau:
Bảng 2.4 Thang đo dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến PT DLST bền vững huyện Củ Chi
STT THANG ĐO NGUỒN ĐỀ XUẤT
Tài nguyên du lịch sinh thái
Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật.
Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc
Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm;
Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh thái.
Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch thuận tiện
Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014 Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016
Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016
Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận tiện trong địa bàn
Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch sinh thái được đảm bảo
Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử lý rác thải) được đảm bảo
Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn tiếp cận các điểm du lịch thuận tiện
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST tiện nghi, an toàn, hiện đại
Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014 Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014
Sản phẩm dịch vụ du lịch
Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch đa dạng, tiện nghi
Hệ thống các dịch vụ mua sắm tiện lợi
Hệ thống các dịch vụ ăn uống phong phú, chất lượng
Các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn Đặc sản tự nhiên ngon, đa dạng (hàng hoá, sản vật, ẩm thực đặc trưng).
Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ )
Nguyễn Trọng Nhân, 2015 Nguyễn Trọng Nhân, 2015 Nguyễn Trọng Nhân, 2015 Nguyễn Trọng Nhân, 2015
Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016
Manuel Rodríguez Díaz và cộng sự, 2016
Tổ chức quản lý điểm đến
17 Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014
22 Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải. Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, kém chất lượng Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bài bản.
Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014
Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch (trên 5% tại các điểm đến du lịch)
Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch (trên 50%) Ý thức về DLST của người dân địa phương được nâng cao.
Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.
Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.
Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014
Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014
Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014
Bảo vệ môi trường sinh thái
Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng đắn.
Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa học, chặt chẽ.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao.
Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý.
Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát
Nguyễn Quyết Thắng Nguyễn Quyết Thắng
Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định về mặt xã hội
Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại môi trường
(Nguồn: Tác giả tổng hợp đề xuất)
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi được đề xuất như sau:
Tài nguyên du lịch sinh thái
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tổ chức quản lý điểm đến
Sự tham gia cộng đồng
Bảo vệ môi trường DLST
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
Từ mô hình đề xuất trên, các giả thuyết được nêu ra như sau:
Bảng 2.5: Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá
Tài nguyên du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ H1 thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLSTcó tác động cùng chiều (+) với H2 biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững
Sản phẩm, dịch vụ tác động có cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát H3 triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững
Tổ chức quản lý điểm đến có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc H4 phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau:
Xác định vấn đề NC và Cơ sở khoa học Mô hình NC mục tiêu NC đề xuất
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng Đo lường độ tin cậy - Loại biến quan sát có hệ số tương quan
Cronback’s Alpha biến tổng nhỏ
- Kiểm tra phương sai trích
- Kiểm tra các nhân tố rút trích khám phá (EFA)
- Loại biến có mức tải nhân tố nhỏ
- Kiểm tra hệ số tương quan
Phân tích mô hình hồi
- Phân tích hồi quy đa biến quy đa biến
- Giá trị trung bình của các yếu tố
Phân tích đặc thù - Kiểm định One-way ANOVA
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
Xây dựng thang đo
Thông qua kết quả thu thập ý kiến nhóm, các thành viên trong nhóm chuyên gia đều thống nhất khẳng định sáu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vũng tại huyện Củ Chi là: Tài nguyên du lịch sinh thái, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Sản phẩm và dịch vụ, Tổ chức quản lý điểm đến, Sự tham gia của cộng đồng địa phương và Công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, các thang đo của từng yếu tố có một số điều chỉnh chính như sau:
Về yếu tố Sản phẩm và các loại dịch vụ
-Thang đo “Hệ thống các dịch vụ mua sắm” ghép chung với thang đo “Hệ thống các dịch vụ ăn uống” thành 1 thang đo.
-Thang đo “Các dịch vụ vui chơi, giải trí” ghép chung với thang đo các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ ) thành 1 thang đo.
-Thang đo “Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra” ghép chung với thang đo “Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội” thành 1 thang đo”.
-Thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải” đưa vào Yếu tố “Bảo vệ môi trường du lịch” và bổ sung thang đo “Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị điểm đến hiệu quả.”
-Điều chỉnh thang đo “Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột” thành thang đo Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ
-Thay thang đo “Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, kém chất lượng” thành “Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả.”
-Thay thang đo “Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát” thành thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải”.
Mô hình thang đo và nghiên cứu hiệu chỉnh:
Thang đo chính thức cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
DLST bền vững huyện Củ Chi gồm 33 biến quan sát Trong đó 30 biến quan sát để đo lường 6 yếu tố tác động và 3 biến quan sát đo lường sự phát triển bền vững.
Bảng 3.1 Biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền
STT vững huyện Củ Chi
Tài nguyên du lịch sinh thái
Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật.
Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc
Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm;
Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh thái.
Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch thuận tiện
TN1 TN2 TN3 TN4 TN5
Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận tiện trong địa bàn
Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch sinh thái được đảm bảo
Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử lý rác thải) được đảm bảo
Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn tiếp cận các điểm du lịch thuận tiện
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST tiện nghi, an toàn, hiện đại
VC1 VC2 VC3 VC4 VC5
Sản phẩm dịch vụ du lịch
15 Điểm tham quan hấp dẫn thú vị, kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ
Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tiện nghi, thuận tiện
Hệ thống các dịch vụ mua sắm, ăn uống đa dạng, phong phú Đặc sản địa phương tự nhiên ngon, độc đáo, đẹp đa dạng (hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng).
Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ ), vui chơi, giải trí phong phú, hấp dẫn…
Tổ chức quản lý điểm đến
20 Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra. Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ
Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị diểm đến hiệu quả.
Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả. Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bài bản.
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5
Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch
(trên 5% tại các điểm đến du lịch)
Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch (trên 50%) Ýthức về DLST của người dân địa phương được nâng cao.
Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.
Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt động du lịch.
CD1 CD2 CD3 CD4 CD5
Bảo vệ môi trường sinh thái
Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng đắn.
Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa học, chặt chẽ.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao.
Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý. Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải,
MT1 MT2 MT3 MT4 MT5
Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định về mặt xã hội
Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại môi trường
Chương 3 trình bày chi tiết phần phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình còn lại 33 biến quan sát đo lường cho
7 khái niệm trong mô hình Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu như: thông tin cần thu thập, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, giới thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi
4.1.1 Giới thiệu về huyện Củ Chi
Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa có rất nhiều cây Củ Chi (tên ngày nay tthường gọi là cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này là Củ Chi Củ Chi là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay.
Ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC-
NĐ, theo Nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương Năm 1963 Củ Chi bị chia thành 2 quận: quận Củ Chi nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn -Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi cũng được bắt nguồn từ đây.
Chính từ những cống hiến, hy sinh trong kháng chiến Củ Chi được Đảng và Nhà nước phong tặng huân chương Thành Đồng, danh hiệu “Củ Chi đất thép thành đồng” từ năm 1967 và Huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới; có 2 đơn vị Lực lượng võ trang và 16/21 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 29 cá nhân anh hùng, 772 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.
Ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa IV đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh thì quận
Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện
Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý:
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10 0 53’00” đến 10 0 10’00” vĩ độ Bắc và từ
106 0 22’00” đến 106 0 40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích 43.450,2 ha, bằng 20,74% diện tích toàn Thành phố (Bản đồ giao thông du lịch huyện Củ Chi, Phụ lục 4) ã Phớa Bắc giỏp tỉnh Tõy Ninh. ã Phớa Đụng giỏp tỉnh Bỡnh Dương. ã Phớa Nam giỏp huyện Húc Mụn, ã Phớa Tõy giỏp tỉnh Long An.
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á Củ Chi có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi (cả đường bộ và đường thủy), có tiềm năng về tài nguyên, di tích lịch sử, văn hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và vườn cây ăn trái thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương cũng như gắn kết du lịch với các tỉnh lân cận. b Địa hình, địa mạo: Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. c.Khí hậu:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6 0 C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8 0 C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8 0 C (tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 0 – 10 0 C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70% Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 –
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Tín phong hướng Đông Nam hoặc Nam từ tháng 2 đến tháng 5, gió Tây – Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. d Thủy văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với đặc điểm chính là sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự tác động của thủy triều theo chế độ bán nhật triều .(Huỳnh Thị Loan Phương, 2014).
Dân số Củ Chi hiện ước trên 411 ngàn người, trung tâm hành chính là thị trấn Củ Chi, cách Thành phố 50km theo trục đường xuyên Á và 20 xã là Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái
Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và Phước Vĩnh An Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếm đa số: với tỷ lệ 99,36% tổng số dân Kế đến là người Hoa chiếm 0,58%, người Khơ-me chiếm 0,04% Các dân tộc Tày, Thái,Mường, Nùng, H’mông, Dao…chiếm tỉ lệ không đáng kể (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017)
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, là địa bàn tiếp giáp với sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có nhiều hệ thống kênh rạch, thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy, bộ phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đa số người dân sống bằng nghề nông và nghề tiểu thủ công nghiệp như : ép đậu phộng lấy dầu, xay xát gạo, làm bánh tráng, đan lát đồ tre trúc.
4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa là một loại đất thích hợp trồng cây trong nông nghiệp sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu
Qua quá trình khảo sát phỏng vấn, tác giả và các cộng tác viên đã thu được
398 phiếu khảo sát trực tiếp Trong 398 phiếu thu về có 82 phiếu không đạt yêu cầu (vì nhiều nội dung khảo sát bị bỏ trống do người trả lời không muốn có ý kiến).
Bảng 4.6 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
STT Mô tả Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Phiếu khảo sát phát ra 398 100
Phiếu khảo sát thu về 326 100
Như vây, kích thước mẫu để thực hiện đề tài là 316 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được thống kê sau:
Bảng 4.7 Đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % % Tích lũy
Công nhân viên 81 25,6 chức, nhân viên văn 40,8 phòng
Nội trợ, phụ giúp gia 19 6,0 46,8 đình
Nghề tự do, dịch vụ 23 7,3 54,1 làm thuê
Chuyên gia kỹ thuật, 65 20,6 lao động nghiệp vụ 74,7 chuyên môn cao
Nhà kinh doanh, 34 10,8 85,5 doanh nghiệp
Mức thu nhập hàng tháng
(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố tác động đến cảm nhận của du khách về như sau:
4.2.2.1 Yếu tố “Tài nguyên du lịch sinh thái “ (TN)
Thang đo yếu tố “Tài nguyên du lịch” được đo lường qua 05 biến quan sát TN1, TN2, TN3, TN4, TN5.
Kết quả chạy phân tích lần 1 độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,768 > 0,6 đạt yêu cầu Tuy nhiên biến TN1 có hệ số tương quan với tổng bằng 0.056 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng >
4.2.2.2 Yếu tố “Cơ sở vật chất kỹ thuật” (VC)
Thang đo yếu tố “Cơ sở vật chất” được đo lường qua 05 biến quan sát VC1,VC2, VC3, VC4, VC5.
Kết quả chạy phân tích lần 1 độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,828 > 0,6 đạt yêu cầu, Tuy nhiên biến VC4 có hệ số tương quan với tổng bằng 0,146 0,6 đạt yêu cầu Tuy nhiên biến DV4 có hệ số tương quan với tổng bằng 0.158 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
4.2.2.4 Yếu tố “Tổ chức quản lý điểm đến” (TC )
Thang đo yếu tố “Tổ chức quản lý điểm đến” được đo lường qua 5 biến quan sát TC1, TC2, TC3, TC4, TC5.
Bảng 4.11 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TC
Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s thang đo nếu thang đo nếu với biến tổng alpha nếu loại loại biến loại biến biến Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.898
(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3) Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,898
>0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
Như vậy, thang đo của yếu “Tổ chức quản lý điểm đến” được đo lường qua 5 biến quan sát TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 đáp ứng độ tin cậy.
4.2.2.5 Yếu tố “Sự tham gia của cộng đồng” (CD)
Thang đo yếu tố “Hoạt động du lịch và giải trí” được đo lường qua 05 biến quan sát CD1, CD2, CD3, CD4, CD5.
Bảng 4.12 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CD
Cronbach’s Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu với biến tổng alpha nếu loại loại biến loại biến biến Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0,835
(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,835
>0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
Như vậy, thang đo của yếu tố “Sự tham gia của cộng đồng” được đo lường qua 05 biến quan sát CD1, CD2, CD3, CD4, CD5 ứng độ tin cậy.
4.2.2.6 Yếu tố “Bảo vệ môi trường” (MT)
Thang đo yếu tố “Hoạt động du lịch và giải trí” được đo lường qua 05 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4, MT5.
Kết quả chạy phân tích lần 1 độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,783 > 0,6 đạt yêu cầu Tuy nhiên biến MT3 có hệ số tương quan với tổng bằng 0,236 < 0.3 Tiến hành loại biến này ra khỏi thang đo và chạy phân tích lần 2.
Bảng 4.13 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố MT
Cronbach’s Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu với biến tổng alpha nếu loại loại biến loại biến biến Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0,867
(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy đạt 0,867 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
4.2.2.7 Biến phụ thuộc “Phát triển DLST bền vững” (PTBV)
Thang đo biến phụ thuộc “Phát triển du lịch sinh thái bền vững” được đo lường qua 03 biến quan sát PTBV1, PTBV2, PTBV3.
Bảng 4.14 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố PTBV
Cronbach’s Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu với biến tổng alpha nếu loại loại biến loại biến biến Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.868
(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,868
>0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
Kết quả sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Sau khi đo lường độ tin cậy của các yếu tố thông qua phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha, có 4 biến quan sát bị loại còn lại có 26 biến quan sát của 06 yếu tố độc lập như sau:
Bảng 4.15 Tổng hợp sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
STT Yếu tố ảnh hưởng Biến quan sát Cronbach’s
1 Tài nguyên du lịch TN2, TN3, TN4, TN5 0,833
2 Cơ sở vật chất kỹ thuật VC1, VC2, VC3, VC5 0,884
3 Sản phẩm và Dịch vụ DV1, DV2, DV3, DV5 0,881
4 Tổ chức quản lý điểm đến TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 0,898
5 Sự tham gia của cộng đồng CD1, CD2, CD3, CD4, CD5 0,835
6 Bảo vệ môi trường MT1, MT2, MT4, MT5 0,867
Các biến đo lường và thành phần ở Bảng 4.19 đều đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê nên sẽ được sử dụng cho các phân tích tiếp theo của đề tài.
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA)
4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để thu nhỏ và làm gọn dữ liệu Phương pháp EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn thành những nhân tố có ý nghĩa hơn.
Trong nghiên cứu này, khi đưa tất cả 26 biến thu thập được vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với nhau Khi đó, chúng sẽ được gom thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập như sau:
Yếu tố Tài nguyên du lịch sinh thái
Do tài nguyên tự nhiên của huyện Củ Chi còn hạn chế dẫn đến số lượng các khu, điểm DLST được quy hoạch đầu tư tôn tạo và khai thác hiệu quả còn ít, ngoại trừ Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi Hệ thống tài nguyên du lịch đường sông chưa được khai thác tương xứng để phục vụ du lịch, nhiều khu, điểm du lịch sinh thái nông nghiệp đang phát triển tự phát không theo quy hoạch cụ thể; đồng thời qua phân tích yếu tố Tài nguyên du lịch có β = 0,101 tác động mạnh thứ 5 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và có Mean = 3,58. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ ảnh hưởng dao động từ 3,5 đến 3,65 và ở mức khá tốt Thuận lợi của tài nguyên du lịch sinh thái Củ Chi là yếu tố khí hậu(TN3) thích hợp cho hoạt động tham quan quanh năm; sức chứa, không gian khai thác tài nguyên (TN5) có thể mở rộng, cùng với tính dễ tiếp cận (TN4) và truyền thống cách mạng chống Mỹ là những yếu tố có tầm quan trọng trong phát triển DLST bền vững.
Vì vậy cần chú trọng quy hoạch lại các cụm điểm du lịch sinh thái liên kết các điểm tham quan với nhau tạo ra thêm các loại sản phẩm DLST phong phú, đa dạng.
4.3.2 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng
Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng du lịch huyện Củ Chi gắn liền với phát triển DLST bền vững Tuy nhiên do các khu, điểm du lịch phân bổ rời rạc cách xa nhau dẫn đến khách mất thời gian được tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch tại điểm đến do bị kéo dài thời gian di chuyển nên yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng có β
= 0,168 và Mean = 3,21 đến tác động mạnh thứ 4 cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi Các biến quan sát của nhóm này có mức độ đánh giá dao động từ 3,11(trung bình) đến 3,28 (trung bình khá) Trong đó, mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát VC1 hệ thống đường sá nhiều tuyến đường bộ kết nối giao thông cần được chú trọng Trong đó cần đầu tư thêm các cầu tàu dọc bờ sông Sài Gòn vốn hiện chủ yếu tập trung tại các khu, điểm du lịch lớn như Khu du lịch Bình Mỹ, vườn cá Koi Hải Thanh, địa đạo Bến Đình và Bến Dược với quy mô nhỏ chỉ khoảng chục ca nô neo đậu, chưa thể kết nối giao thông đường thủy và đường bộ tạo thuận lợi cho du khách và người dân tham quan.
Bên cạnh đó biến VC3 có Mean = 3,28 cho thấy hệ thống dịch vụ vệ sinh môi trường tại các điểm đến có tác động trung bình khá trong cảm nhận về phát triển DLST bền vững tại Củ Chi Và thấp nhất là biến VC5 do trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm du lịch được du khách đánh giá có tầm ảnh hưởng cao Từ đó dẫn đến cần có biện pháp nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật; các trang thiết bị phục vụ du lịch tại các khu, điểm tham quan trên địa bàn và nâng cao yếu tố bảo đảm vệ sinh trong các khu, điểm du lịch.
4.3.3 Yếu tố sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ DLST
Sản phẩm DLST tại Củ Chi hiện chưa đủ sức thu hút khách du lịch thuần túy lưu trú qua đêm, hệ thống các dịch vụ mua sắm, ăn uống chưa phát triển; nhưng yếu tố sản phẩm và dịch vụ du lịch có β = 0,207 tác động mạnh thứ 3 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững và có Mean = 3,58 chứng tỏ cảm nhận của du khách là cần có sản phẩm phong phú và mang tính độc đáo riêng biệt của địa phương gắn với du lịch nông nghiệp, trang trại, nhà vườn.
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,41 (DV3) đến 3,65 (DV1) Du khách đánh giá tầm quan trọng của các cơ sở lưu trú (3,56) do đó cần hướng đến các loại hình homestay gắn với du lịch nông nghiệp.
Bên cạnh đó từ thực tế một số khu, điểm DLST thiếu đầu tư nâng cấp như Công viên nước Củ Chi, Khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử dân tộc thiểu số FOSACO; hoặc đã ngừng hoạt động như Khu du lịch Hợp tác xã Một thoáng Việt Nam (Bảng 6 Đánh giá một số điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn huyện Củ Chi, Phụ lục 4); nên du khách chú ý quan tâm hàng đầu biến quan sát DV1 (3,65) về các điểm tham quan kết hợp được nhiều sản phẩm Vì vậy Củ Chi cần quan tâm đến đầu tư các điểm tham quan kết hợp nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm, xây dựng thương hiệu cho hàng hoá, đặc sản nhằm phát triển DLST bền vững.
4.3.4 Yếu tố tổ chức quản lý điểm đến du lịch
Trong tổ chức quản lý điểm đến, ngoài mặt mạnh là an ninh trật tự trên địa bàn Huyện được đảm bảo do cách xa trung tâm Thành phố và người dân sinh sống tại chỗ là chính; đội ngũ lao động tại các cơ sở dịch vụ, khu điểm tham quan, đa số lao động, nhân viên là người địa phương chưa quan đào tạo về du lịch nên hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Hoạt động quảng bá du lịch của huyện còn hạn chế chưa có hiệu quả, chỉ tập trung cho các điểm tham quan truyền thông là địa đạo
Củ Chi và du khách chưa biết đến nhiều sản phẩm DLST nông nghiệp Qua phân tích hồi quy, yếu tố tổ chức quản lý điểm đến có β = 0,266 tác động mạnh thứ 2 đến cảm nhận của du khách về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động thấp nhất từ 3,48 (đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ) đến cao nhất 3,75 (an ninh trật tự, an toàn cho du khách) về ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững Trong đó có sự quan tâm ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững là việc áp dụng công nghệ thông tin (TC4), tổ chức đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hiệu quả (TC5), và công tác quảng bá tiếp thị điểm đến (TC3).
4.3.5 Yếu tố bảo vệ môi trường DLST
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, môi trường sinh thái của Huyện được quan tâm rất nhiều về cải thiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý rác hướng tói “Văn minh -Mỹ quan đô thị” Qua phân tích, yếu tố Bảo vệ môi trường có β = 0,442 tác động mạnh nhất đến cảm nhận của du khách khi đánh giá về sự phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi Các biến quan sát của nhóm này có mức độ dao động từ 3,09 (MT4) đến 3,89 (MT3) chứng tỏ đánh giá của du khách về tầm quan trọng khi phát triển DLST bền vững là vấn đề quy hoạch, bảo vệ tài nguyên DLST phải khoa học, chặt chẽ, cùng với đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải; có chính sách đúng đắn nâng cao nhận thức của người tham gia hoạt động và sử dụng khai thác tài nguyên DLST hợp lý.
Chương 4 trình bày về hiện trạng DLST huyện Củ Chi và kết quả nghiên cứu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi.
Nhìn chung mặc dù huyện Củ Chi có tiềm năng phát triển những sản phẩm DLST mang nét riêng của huyện Củ Chi, tuy nhiên các sản phẩm du lịch đặc thù của ngành kinh tế nông nghiệp, trong đó có DL nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả và chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển DLST bền vững.
Bên cạnh đó đề tài đã trình bày đặc điểm của các mẫu khảo sát, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi.
Tóm lại mô hình lý thuyết đề xuất phù hợp với tình hình thực tế địa phương và các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.