1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sỹ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình

195 11 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 4,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG (13)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về CNTT [1] (13)
      • 1.1.2. Khái niệm CNTT Y tế Bệnh viện[3] (13)
      • 1.1.3. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin đối với Y tế Bệnh viện (16)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN (22)
      • 1.2.1. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện (22)
      • 1.2.2. Những lợi ích của công nghệ thông tin trông hoạt động Y tế của Bệnh viện (25)
    • 1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ BỆNH VIỆN (28)
      • 1.3.1. Về thực trạng (28)
      • 1.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế Bệnh viện (31)
    • 1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN (33)
      • 1.4.1. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (33)
      • 1.4.2. Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (34)
    • 1.5. Tóm tắt chương I và nhiệm vụ chương II (35)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Y TẾVÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA (37)
    • 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH (37)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (37)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ (40)
    • 2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ THÔNG (42)
      • 2.2.1. Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện (42)
      • 2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng khám chữa bệnh (44)
    • 2.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH TỪ NĂM 2009 – 2012 (47)
      • 2.3.1. Nhu cầu khám chữa bệnh (47)
      • 2.3.2. Nhiệm vụ đặt ra đối với bệnh viện (52)
    • 2.4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TỪ NĂM 2009 – 2012 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH (36)
      • 2.4.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin (56)
      • 2.4.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình….47 2.4.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa (58)
    • 2.5. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỌNG Y TẾ TỪ NĂM 2009 – 2012 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH (36)
    • 2.6. Tóm tắt Chương 2 và nhiệm vụ Chương 3 (67)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (68)
    • 3.1.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt Y tế trên thế giới và các nước ASEAN (68)
    • 3.1.2. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại các Bệnh viện trong nước (73)
    • 3.2. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH (75)
      • 3.2.1. Mô hình ứng dụng CNTT của Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội (75)
      • 3.2.2. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới (78)
    • 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (79)
      • 3.3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (79)
      • 3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động (92)
    • 3.5. Tóm tắt nội dung và lợi ích các giải pháp đề xuất ở chương 3 (110)
  • KẾT LUẬN (113)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant). Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

1.1.2 Khái niệm CNTT Y tế Bệnh viện[3]

Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong y tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế phục vụ công tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe Sau đây là một số khái niệm về hệ thống, tiêu chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.

HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện là hệ thông tin quản lý, điều hành công việc tại Bệnh viện; với các chức năng chính: quản lý bệnh nhân, bệnh án, dược, tài chính, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự. Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa hệ thống trong quản lý điều hành; phục vụ nghiên cứu - đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng tại Bệnh viện EPR

(Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử là hệ thống phần mềm dùng thay thế cho Bệnh án giấy trong quản lý thông tin bệnh nhân, kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, liệu trình điều trị Với nhiều ưu điểm trong tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp số liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu.

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7

RIS (Radiology Information System): Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh có nhiệm vụ quản lý bệnh nhân tại Khoa chẩn đoán hình ảnh RIS được tổ chức gần giống HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn với các chức năng: quản lý danh sách bệnh nhân, phòng khám, số liệu kết quả chụp chiếu và chẩn đoán, thao tác với bệnh án, lưu trữ hình ảnh Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM (từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…).

PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông tin lưu trữ và truyền hình ảnh, có nhiệm vụ: quản lý, lưu trữ và truyền hình ảnh từ những thiết bị như: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân với định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay là DICOM PACS khác RIS là chỉ quan tâm đến quản lý lưu trữ và truyền hình ảnh mà không quan tâm đến các dữ liệu dạng Text như: số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị

DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn ảnh và truyền thông trong y tế, được phát triển từ năm 1988 dựa trên chuẩn ACR-NEMA; là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông tin liên quan, từ đó tạo ra một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất cũng như người sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế Hiểu một cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh giống như các tiêu chuẩn JPG, BMP, GIF còn chứa thêm một số thông tin dạng Text như: tên bệnh nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh….

HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mô hình mạng truyền thông OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level) HL7 là chuẩn dùng cho trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truy xuất các thông tin y tế điện tử giữa các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế Ra đời từ năm 1987, trải qua nhiều phiên bản, cho đến nay HL7 ngày càng được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.

Hình 1.2: Quy trình tạo ra Profile tích hợp trong IHE

IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): được phát triển từ năm 1998, là giải pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế bằng cách đưa ra các quy trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch (Transaction) IHE sử dụng các tiêu chuẩn DICOM và HL7, đưa ra các “Profile” tích hợp (Intergration Profile), hướng dẫn các thông tin hoặc quy trình làm việc dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn như DICOM hoặc HL7 Tóm lại, IHE sẽ giúp loại bỏ sự không thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả năng tương thích ở mức độ cao nhất.

1.1.3 Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin đối với Y tế Bệnh viện [2]

Thế giới luôn luôn phát triển không ngừng, luôn hướng tới những cái mới, ngày càng tạo ra nhiều tri thức mới để phục vụ cho cuộc sống con người. Tri thức Khoa học Công nghệ là một tri thức khoa học mà sản phẩm của nó là các thành tựu khoa học vô cùng quý giá.

Việc tạo ra các tri thức Khoa học, công nghệ như là một bước đột phá của sự phát triển trong xã hội loài người, nó thể hiện những gì tinh túy nhất của tri thức con người Giờ đây khoa học công nghệ (KHCN) đã không thể thiếu trong cuộc sống con người, nó đã đi sâu vào mọi mặt mọi lĩnh vực của cuộc sống trong xã hội Nhờ có nó mà cuộc sống con người đã hoàn toàn thay đổi

Từ việc con người phải dùng tay tính toán các phép tính đơn giản thì ngày nay có phát minh của máy vi tính mà việc tính toán hàng tỷ phép tính chỉ trong vài giây đã trở nên hết sức đơn giản phục vụ cho các nghiên cứu và dự đoán.

Từ việc liên lạc với nhau bằng những bức thư viết tay thì giờ đây nhờ có hệ thống Internet toàn cầu thì con người có thể trực tiếp nói chuyện với nhau ở bất cứ nơi đâu trên trái đất.

Trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…thì việc quản lý đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ các phần mềm quản lý do con người tạo ra.

Cũng như trong y học thì việc khám và chữa bệnh nhờ các kĩ thuật hiện đại đã thực sự không thể thiếu, nhờ có nó mà một số căn bệnh trươc đây y học phải bó tay mà giờ đây đã trở nên hết sức dễ dàng…

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN

1.2.1 Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự động, nhanh chóng và chí`nh xác Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao hiệu quả trong quản lý CNTT được ứng dụng vào bệnh viện trên rất nhiều các lĩnh vực, khía cạnh như: khám, điều trị ngoại trú, nội trú, quản lý, thống kê, cận lâm sàng. Đặc biệt là trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành các hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, dữ liệu … cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền đạt thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường [4].

Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin quản lý.

1.2.1.1 Hệ thống thông tin tác nghiệp:

Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS – Operations Information Systems) gắn liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một đơn vị [5].

Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hóa văn phòng Hệ thống xử lý tác nghiệp có các đực trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch nhiều; các quy trình để xử lý giao dịch là rõ rang, chặt chẽ, có thể mô tả một cách chi tiết; ít có trường hợp ngoại lệ [5].

Hoạt động văn phòng tin học hóa (OAS Office Automation Systems) là một ví dụ tiêu biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp [6 ] Ở đây máy tính được sử dụng để thực hiện các chức năng của hoạt động văn phòng như:

- Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng biểu Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng.

23 Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu Các dữ liệu được thể hiện không chỉ

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 15 trong các bản dữ liệu dạng biểu đò, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó.

1.2.1.2 Hệ thống thông tin quản lý:

Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information Systems) có mục đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến thuật đến quản lý tác nghiệp hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ liệu, các luồng thông tin và được quy định chức năng để thực hiện mục tiêu chung.

Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ, thích ứng được với thay đổi quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của đơn vị [5].

So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn Có hai loại hệ thống thông tin quả lý sau [5]:

Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS Information Reporting Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hang ngày của họ. Các hệ thống thông tin này tìm các thông tin về hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài.

Hệ thống phải cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu, những thông tin mang tính định kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước Ngoài ra còn cung cấp những thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ,những bản báo cáo theo yêu cầu và những câu trả lời tức thì cho những câu hỏi Ví dụ, Ban giám đốc có thể nhận được câu trả lời tức thì về số lượng bệnh nhân đến khám tại một phòng khám nào đó.

Các chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ cho phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả những cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cầ thiết.

Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS Decision Support Systems):

Hệ thống này thường được xây dựng trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức Hệ thống này cung cấp cho các nhà quản lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề thực tiễn, cách tìm kiếm dữ liệu, các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh về kiết xuất thông tin bằng hình ảnh DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.

1.2.2 Những lợi ích của công nghệ thông tin trông hoạt động Y tế của Bệnh viện

1.2.2.1 Lợi ích đối với Lãnh đạo Bệnh viện [7]

Giám sát hoạt động Bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới Dữ liệu được lưu dưới dạng số hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của Giám đốc Dễ dàng thống kê Số liệu báo cáo tuyệt đối chính xác Số liệu được hiển thị dưới dạng biểu đồ.

Giám sát hoạt động Bệnh viện từ xa: Với hệ thống internet Ban giám đốc có thể truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của Bệnh viện: nhân sự, tài chính, lâm sàng… theo thời gian thực.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ BỆNH VIỆN

CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành nghề công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu xắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại [8]. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [9].

Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ.

Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và internet chưa được thuận lợi, chưa đáp ứng hết yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT Đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết, quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 13.600 cơ sở y tế, trong đó gồm 1.263 bệnh biện; 1.0916 trung tâm y tế dự phòng; 11.104 trạm y tế xã. Con số này tiếp tục tăng lên [12].

Theo báo cáo mới nhất của Viện Công nghệ thông tin – Bộ Y tế về tình hình ứng dụng CNTT, công tác tin học quản lý Bệnh viện trong thời gian qua đã đạt được một số tiến bộ đáng kể:

Một số Bệnh viện có tiềm năng về tài chính và công nghệ thông tin đã vươn lên bằng nội lực của chính mình xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện đồng bộ và ứng dụng thành công tin học hóa quản lý Bệnh viện (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bưu Điện

Hà Nội …) Đây là những mô hình tốt cho các Bệnh viện khác học tập và là bằng chứng vô cùng thuyết phục về hiệu quả của ứng dụng tin học trong quản lý Bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh.

Qua thực tế tại các bệnh viện này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể đã giúp các nhà quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện, chống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 21 bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và vẹn toàn của thông tin rút ngắn thời gian thống kê báo cáo ….

Bên cạnh việc ứng dụng thành công về tin học trong quản lý, rất nhiều Bệnh viện đã xây dựng được website riêng với nhiều nội dung chuyên môn phong phú hấp dẫn (Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi TW; Bệnh viện Chợ Rẫy…), đưa phạm vi chăm sóc sức khỏe vượt ra ngoài Bệnh viện, đưa các dịch vụ Y tế đến gần với người dân hơn.

Tuy vậy trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Bệnh viện ở Việt Nam còn thấp so với nhiều ngành khoa học khác và còn kém xa các nước trung bình tiên tiến trong khu vực Theo số liệu báo cáo của các Bệnh viện trên toàn quốc, đa số ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo.

Một số Bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý Bệnh viện nhưng chỉ mới thực hiện được từng phần riêng lẻ như là quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện,… Chỉ có một số ít Bệnh viện triển khai quản lý đồng bộ tới người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị.

Thực trạng phát triển phần mềm quản lý Bệnh viện đã được nhắc đến nhiều trong các hội nghị CNTT của ngành như còn manh mún, mang tính tự phát và chưa hiện đại.

Theo số liệu của Vụ Điều trị, năm 2005 cả nước có gần 1000 bệnh viện công lập nhưng mới chỉ có khoảng 5% có phần mềm ứng dụng tin học QLBV tương đối tổng thể, nhưng do hàng chục nhà cung cấp phần mềm khác nhau.Các phần mềm được viết trên nhiều ngôn ngữ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, theo các yêu cầu riêng của từng Bệnh viện và không kết nối được với nhau.

Tại một số Bệnh viện, thông tin của một bệnh nhân BHYT phải nhập lại

3 lần trên 3 phần mềm khác nhau (phần mềm quản lý Bệnh viện; phần mềm thanh toán BHYT; phần mềm quản lý báo cáo thống kê) gây phiền hà cho bệnh nhân phải chờ đợi và gây lãng phí nhân lực nhập số liệu của Bệnh viện.

Hệ thống máy vi tính dùng trong các Bệnh viện lại không đồng bộ do mua

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN

1.4.1 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh:

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh gồm hai thành phần: chất lượng chuyên môn, kỹ thuật (phần cứng của chất lượng) và chất lượng chức năng (Phần mềm của chất lượng).

Chất lượng chuyên môn, kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh Chất lượng chuyên môn kỹ thuật được thể hiện qua các tiêu chỉ tiêu đo lường cụ thể như số lần khám, số lần chụp X – quang, số lần nội soi … Do vậy chất lượng chuyên môn kỹ thuật có thể lượng hóa được và là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Chất lượng chức năng chính là cách thức mà chất lượng chuyên môn, kỹ thuật được mang đến cho khách hàng như thế nào Các yếu tố chất lượng chức năng khó có thể định lượng một cách khách quan mang tính chủ quan.

Chất lượng chức năng do khách hàng cảm nhận và đánh giá tùy thuộc vào mong đợi và nhu cầu của khách hàng Do đó, cùng một chất lượng dịch vụ như nhau nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau, thậm chí cùng một khách hàng nhưng ở các thời điểm khác nhau, người ta cũng có những cảm nhận khác nhau Chất lượng chức năng cũng phụ thuộc nhiều vào người cung cấp dịch vụ và các yếu tố ngoại vi như môi trường, cơ sở vật chất bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế.

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của người bệnh Nếu một dịch vụ khám chữa bệnh vì lý do nào đó không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù nó được thực hiện bởi các thiết bị y tế hiện đại, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lượng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của mình.

1.4.2 Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

1.4.2.1 Thông qua phân tích kết quả dịch vụ khám chữa bệnh [15]. Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh: thông qua kết quả đạt được của hoạt động khám chữa bệnh là một công việc định kỳ Nó giúp cho Bệnh viện nhanh chóng phát hiện ra các sai sót đẻ kịp thời điều chỉnh thay đổi các yếu tố liên quan đến khám chữa bệnh của mình, đồng thời có thể xây dựng các chuẩn hóa các tiêu chuẩn trong việc đánh giá kết quả.

1.4.2.2 Thông qua phỏng vấn ý kiến các chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia. Đối với bệnh viện, phương pháp này giúp cho bệnh viện xác định được phương hướng phát triển và cải tiến chất lượng cho tương lai.

1.4.2.3 Thông qua thăm dò ý kiến người bệnh Đối với bệnh viện, đánh giá của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ KCB là hết sức quan trọng Thông qua việc điều tra khảo sát hoặc nhận đóng góp ý kiến của người bệnh thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, bệnh viện sẽ nắm được mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ của mình, đồng thời có thể có cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mình.

Từ đánh giá kết quả thực trạng ứng dụng CNTT thông qua dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện đặt ra vấn đề trong thời gian tới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cần kịp thời thực hiện các nhiệm vụ:

5888 Nghiên cứu thị trường về ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

5889 Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ năm 2013 – 2015 và giai đoạn tiếp theo

5890 Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đây là nhiệm vụ có tính thời sự cần được áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo.

Tóm tắt chương I và nhiệm vụ chương II

Trong chương 1 đã trình bày các vấn đề về cơ sở lý thuyết về CNTT, CNTT trong Y tế, đồng thời trình bày được các ứng dụng và lợi ích của CNTT trong hoạt động Y tế Đặc biệt trong chương này chúng tôi đã trình bày vai trò quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế cùng với lợi ích mà CNTT đem lại đối với Lãnh đạo Bệnh viện, nhân viên y tế và bệnh nhân.

Phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng đấp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của người dân Chúng tôi đã dã lựa chọn và vận dụng nghiên cứu thị trường, xây dựng lộ trình và dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT để làm cơ sở đánh giá thực trạng từ đó đưa ra những ứng dụng phù hợp.

Theo cơ sở lý thuyết của chương 1, nhiệm vụ chương 2 là phân tích thực trạng và đánh giá điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình với các nội dung như sau:

(1) Phân tích đánh giá về nhu cầu công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế và nhu cầu hoạt động công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

23 Phân tích đánh giá thực trạng về nghiên cứu thị trường và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ năm 2009 – 2012.

24 Phân tích đánh giá thực trạng quy trình công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ năm 2009 – 2012 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

25 Phân tích đánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế từ năm 2009 – 2012 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Máy CT – scanner Khoa Chẩn đoán hình ảnh

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Y TẾVÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hòa Bình gồm 33 khoa với quy mô 520 giường bệnh là đơn vị sự nghiệp Y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, có địa chỉ tại tổ 27, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Năm 1959, Bệnh viện được thành lập với tên gọi là “Bệnh Viện đa khoa khu vực Hòa Bình” Năm 1991, sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện tỉnh Hòa Bình” Sau hơn 10 năm hoạt động, đến năm

2007, Bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình” như hiện nay. Được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và Trung ương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có những phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng góp phần tích cực vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Năm 2005, tổng cán bộ viên chức của bệnh viện là 264 người trong đó có 03 bác sĩ chuyên khoa II, 21 bác sĩ chuyên khoa I, 07 thạc sĩ, 39 bác sĩ, 05 dược sĩ đại học, 05 kế toán đại học, 01 chuyên viên, 46 y sĩ, 63 y tá, 17 nữ hộ sinh, 11 dược sĩ trung học, 03 kỹ thuật viên dược, 05 kỹ thuật viên y, 39 người có bằng cấp khác.

Năm 2010, số cán bộ viên chức và nhân viên hợp đồng của Bệnh viện nhiều hơn gần hai lần so với năm 2005 với tổng số người là 550 người

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 28 trong đó có 02 bác sĩ chyên khoa II, 29 bác sĩ chuyên khoa I, 10 thạc sĩ, 58 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học, 08 điều dưỡng đại học, 14 điều dưỡng cao đẳng, 239 điều dưỡng trung học, 36 y sĩ, 27 nữ hộ sinh, 24 dược sĩ trung học,

06 kỹ thuật viên y cao đẳng, 14 kỹ thuật viên y, 03 kỹ thuật viên y cụ, 70 người có bằng cấp khác.

Tháng 05/2010, Bệnh viện đã khánh thành Bệnh viện đa khoa mới có vốn đầu tư 425 tỷ đồng thay thế cho Bệnh viện cũ có cơ sở vật chất và điều kiện khám chữa bệnh hạn chế Với việc tích cực ứng dụng công nghệ cao, Bệnh viện đa khoa mới của tỉnh Hòa Bình có khả năng xử lý được những ca khó như mổ sọ não, vết thương tim, vết thương lồng ngực, cắt khối tá tụy, chiết tách được các thành phẩm máu, chấn thương gãy xương phức tạp… Sắp tới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập trung tâm ung bướu với quy mô

130 giường Khi đó, Bệnh viện sẽ là Bệnh viện miền núi phía Bắc đầu tiên thành lập Trung tâm này.

Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình còn là cơ sở thực hành của trường Trung học Y tế Hòa Bình và trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Bệnh viện thường xuyên mở các lớp đào tạo về giáo dục y đức cho CBVC trong đơn vị và các BV huyện, thành phố trong tỉnh; các lớp chống nhiễm khuẩn, lớp tập huấn an toàn truyền máu lâm sàng, siêu âm, nội soi, phẫu thuật nội soi cho tuyến dưới… Đối với hoạt động hợp tác quốc tế, Bệnh viện luôn tăng cường tiến hành để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hằng năm Bệnh viện đã cử đoàn bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dương viễn, nữ hộ sinh… đi học tập, tham quan tại Nhật bản, Singapo Thái Lan….

Bệnh viện hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án như : Khu khám chữa bệnh kỹ thuật cao quy mô 100 giường của tỉnh, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật

Bản trị giá 136 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 05/2007, Bệnh viện cũng thực hiện nhiều các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình Life Gap, chương trình chăm sóc nha học đường, đề án 1816 - làm công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới về các kỹ thuật như Phaco, laser điều trị Gloucom, khúc xạ… tại 11 Bệnh viện đa khoa huyện và thành phố.

Có thể nói Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang có những bước phát triển tích cực, ngày càng khẳng định uy tín và vai trò của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, xứng đáng là Bệnh viện hạng I của tỉnh Hòa Bình.

Khu nhà Kỹ thuật cao của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

Là một bệnh viện hạng I, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: a) Chuyên khám và điều trị bệnh

5888Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc phạm vi chuyên khoa của Bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú.

5889Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có.

5890Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. b) Đào tạo cán bộ y tế cho các bệnh viện tuyến huyện, thành phố trong tỉnh

23 Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp đại học và trung học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa. c) Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học về các chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc các lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

5888Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kĩ thuật chuyên môn để nâng cao chất lượng cấp cứu – chẩn đoán và điều

23 Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu. e) Hợp tác Quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo qui định của nhà nước. f) Quản lý kinh tế bệnh viện

5888Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ THÔNG

2.2.1 Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện

Cũng giống như nhiều bệnh viện lớn khác, việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình được tuân thủ theo quy trình đã định Quy trình cơ bản thường bắt đầu bằng việc đón tiếp bệnh nhân, phân loại, khám, tư vấn, chỉ định thực hiện các kiểm tra xét nghiệm cần thiết và kết thúc bằng việc bác sỹ đưa ra chỉ định cuối cùng: cho bệnh nhân về với đơn thuốc hoặc nhập viện Đối tượng đến khám bệnh gồm: bệnh nhân có BHYT và bệnh nhân không có BHYT cho nên quy trình này có đôi chút thay đổi khi áp dụng với từng bệnh nhân Để hình dung cụ thể, tác giả xin được khái quát hóa lại theo sơ đồ đơn giản dưới đây:

Mua sổ khám Bệnh nhân khám BHYT

Bệnh nhân khám dịch vụ Đóng tiền khám

Bác sỹ cho Đơn thuốc

Chỉ định cận lâm sàng

Bác sỹ cho Đóng dấu đơn thuốc

Chỉ định CLS Đóng tiền

Sơ đồ 2.2: Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

[Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình]

Với qui trình chuẩn áp dụng trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang áp dụng, để một bệnh nhân hoàn chỉnh qui trình khám chữa bệnh đi qua nhiều bước sẽ mất rất nhiều thời gian, qua nhiều khâu xử lý như: đón tiếp, khám bệnh, thu phí, cận lâm sàng … gây khó khăn cho bệnh nhân mỗi khi đến khám chữa bệnh. Đây là qui trình chung bắt buộc đối với các Bệnh viện, nhưng tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội khi ứng dụng CNTT vào công tác khám chữa bệnh đã giúp giảm thời gian chờ đợi tại các khâu như: đón tiếp, cận lâm sàng, thu phí, phát thuốc BHYT. Thuận tiện cho bệnh nhân mỗi khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng khám chữa bệnh

Bảng 2.1 Cơ cấu thu chi của Bệnh viện Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Giá trị Tỷ trọng Tỷ

[Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình]

Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu gồm hai phần: một phần tổng thu có được từ ngân sách nhà nước cấp, một phần tổng thu có được từ viện phí và dịch các dịch vụ khám chữa bệnh Trong ba năm 2009 đến năm 2011, tỷ trọng thu có được từ ngân sách nhà nước cấp liên tục giảm: từ 21,8% năm 2009 xuống còn 14 % năm 2011; tỷ trọng thu từ viện phí, dịch vụ khám chữa bệnh liên tục tăng: từ 78,2% năm 2009 lên % năm 2011 Nguyên nhân của sự thay đổi về cơ cấu thu này là do bệnh viện có nhiều nỗ lực trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Bệnh viện đã quản lý tốt các hoạt động dịch vụ của mình nhằm tăng nguồn thu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, từ đó tự chủ hơn trong việc vận hành và phát triển của đơn vị.

Bảng 2.2: Kết quả thu chi của Bệnh viện Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+ Ngân sách nhà nước cấp 9.746 11.005 11.622

+ Thu viện phí, dịch vụ KCB 34.875 55.020 11.622

[Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình]

Bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung kết quả hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện giai đoạn 2009 đến 2011 rất tốt, liên tục có sự tăng trưởng không ngừng. Trong bốn năm, tổng thu của bệnh viện liên tục tăng với tốc độ trung bình là 24%/năm trong đó thu từ viện phí và dịch vụ KCB cũng tăng với tốc độ 28%/năm.

Quan sát bảng số liệu ta thấy, tuy tổng thu của Bệnh viện liên tục tăng nhưng chênh lệch sau thuế của bệnh viện lại liên tục giảm trong ba năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh viện chủ động thành lập hội đồng kinh tế của bệnh viện đưa ra các nội qui để tổ chức triển khai hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác chuyên môn đáp ứng nhu cầu phục vụ chung của đơn vị nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Bệnh viện đã mua sắm nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, chi trả tiền lương tăng thêm và chi cho hoạt động chuyên môn từ nguồn thu viện phí và dịch vụ khám chữa bệnh của mình năm sau cao hơn năm trước.

23 Thuận lợi về chủ trương: chủ trương của Nhà nước là quyết tâm đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT, trong đó có ngành Y tế Bộ Y tế đã thúc giục các Bệnh viện tự ứng dụng CNTT trong công việc, đã đưa ra chuẩn mực về phần mềm, cho phép trích ngân sách hoạt động thường xuyên vào chi phí ứng dụng CNTT.

- Thuận lợi về con người: hầu hết cán bộ, công chức Y tế Bệnh viện từ lãnh đạo đến nhân viên đã biết sử dụng máy tính, email, truy cập internet. Nhiều bác sỹ có trang bị máy tính xách tay hoặc điện thoại cao cấp Mọi người đều hiểu rõ của việc ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện và mong muốn được triển khai, ứng dụng phần mềm trong công việc.

5888Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai: cho đến những năm gần đây một số bệnh viện có tiềm năng về tài chính và CNTT đã vươn lên bằng nội lực của chính mình xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện đáp ứng được yêu cầu thực tế của Bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bưu Điện

Hà Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc …Ngay cả Bệnh viện ở những vùng rừng núi như bệnh viện đa khoa khu vực Ayunpa – Gia Lai hay Bệnh viện huyện đảo như Phú Quốc – Kiên Giang … cũng đã được trang bị phần mềm quản lý Bệnh viện hoàn chỉnh, triển khai thành công, mang lại lợi ích to lớn, giảm khó khăn cho Bệnh viện về mọi mặt.

23 Trong quản lý Bảo hiểm Y tế: Hiện nay vấn đề quản lý tài chính và thuốc BHYT gặp nhiều khó khăn do công thức tính nhiều đối tượng khác nhau.

Bộ phận tài chính phải tốn thêm nhân sự cho việc tính toán hóa đơn cho bệnh nhân và quyết toán BHYT Các mẫu biểu báo cáo BHYT thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho bộ phận thanh toán viện phí.

5888Bệnh viện phải quản lý nhiều kho thuốc cho nhiều đối tượng khác nhau Thực tế cho thấy việc đối chiếu số liệu giữa các báo cáo thường không khớp nhau Mặc dù vậy, do khối lượng công việc dồn dập mỗi ngày nên không đủ điều kiện để kiểm tra một cách đầy đủ Điều này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả lớn về mặt thất thoát tài sản trong khu vực dược Ngoài ra, chưa có cơ chế kiểm tra hạn dung thuốc, số lượng thuốc tồn …

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỌNG Y TẾ TỪ NĂM 2009 – 2012 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH

thông tin trong hoạt động Y tế từ năm 2009 – 2012 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Máy CT – scanner Khoa Chẩn đoán hình ảnh

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Y TẾVÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hòa Bình gồm 33 khoa với quy mô 520 giường bệnh là đơn vị sự nghiệp Y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, có địa chỉ tại tổ 27, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Năm 1959, Bệnh viện được thành lập với tên gọi là “Bệnh Viện đa khoa khu vực Hòa Bình” Năm 1991, sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện tỉnh Hòa Bình” Sau hơn 10 năm hoạt động, đến năm

2007, Bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình” như hiện nay. Được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và Trung ương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có những phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng góp phần tích cực vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Năm 2005, tổng cán bộ viên chức của bệnh viện là 264 người trong đó có 03 bác sĩ chuyên khoa II, 21 bác sĩ chuyên khoa I, 07 thạc sĩ, 39 bác sĩ, 05 dược sĩ đại học, 05 kế toán đại học, 01 chuyên viên, 46 y sĩ, 63 y tá, 17 nữ hộ sinh, 11 dược sĩ trung học, 03 kỹ thuật viên dược, 05 kỹ thuật viên y, 39 người có bằng cấp khác.

Năm 2010, số cán bộ viên chức và nhân viên hợp đồng của Bệnh viện nhiều hơn gần hai lần so với năm 2005 với tổng số người là 550 người

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 28 trong đó có 02 bác sĩ chyên khoa II, 29 bác sĩ chuyên khoa I, 10 thạc sĩ, 58 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học, 08 điều dưỡng đại học, 14 điều dưỡng cao đẳng, 239 điều dưỡng trung học, 36 y sĩ, 27 nữ hộ sinh, 24 dược sĩ trung học,

06 kỹ thuật viên y cao đẳng, 14 kỹ thuật viên y, 03 kỹ thuật viên y cụ, 70 người có bằng cấp khác.

Tháng 05/2010, Bệnh viện đã khánh thành Bệnh viện đa khoa mới có vốn đầu tư 425 tỷ đồng thay thế cho Bệnh viện cũ có cơ sở vật chất và điều kiện khám chữa bệnh hạn chế Với việc tích cực ứng dụng công nghệ cao, Bệnh viện đa khoa mới của tỉnh Hòa Bình có khả năng xử lý được những ca khó như mổ sọ não, vết thương tim, vết thương lồng ngực, cắt khối tá tụy, chiết tách được các thành phẩm máu, chấn thương gãy xương phức tạp… Sắp tới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập trung tâm ung bướu với quy mô

130 giường Khi đó, Bệnh viện sẽ là Bệnh viện miền núi phía Bắc đầu tiên thành lập Trung tâm này.

Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình còn là cơ sở thực hành của trường Trung học Y tế Hòa Bình và trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Bệnh viện thường xuyên mở các lớp đào tạo về giáo dục y đức cho CBVC trong đơn vị và các BV huyện, thành phố trong tỉnh; các lớp chống nhiễm khuẩn, lớp tập huấn an toàn truyền máu lâm sàng, siêu âm, nội soi, phẫu thuật nội soi cho tuyến dưới… Đối với hoạt động hợp tác quốc tế, Bệnh viện luôn tăng cường tiến hành để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hằng năm Bệnh viện đã cử đoàn bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dương viễn, nữ hộ sinh… đi học tập, tham quan tại Nhật bản, Singapo Thái Lan….

Bệnh viện hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án như : Khu khám chữa bệnh kỹ thuật cao quy mô 100 giường của tỉnh, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật

Bản trị giá 136 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 05/2007, Bệnh viện cũng thực hiện nhiều các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình Life Gap, chương trình chăm sóc nha học đường, đề án 1816 - làm công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới về các kỹ thuật như Phaco, laser điều trị Gloucom, khúc xạ… tại 11 Bệnh viện đa khoa huyện và thành phố.

Có thể nói Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang có những bước phát triển tích cực, ngày càng khẳng định uy tín và vai trò của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, xứng đáng là Bệnh viện hạng I của tỉnh Hòa Bình.

Khu nhà Kỹ thuật cao của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

Là một bệnh viện hạng I, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: a) Chuyên khám và điều trị bệnh

5888Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc phạm vi chuyên khoa của Bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú.

5889Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có.

5890Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. b) Đào tạo cán bộ y tế cho các bệnh viện tuyến huyện, thành phố trong tỉnh

23 Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp đại học và trung học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa. c) Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học về các chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc các lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

5888Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kĩ thuật chuyên môn để nâng cao chất lượng cấp cứu – chẩn đoán và điều

23 Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu. e) Hợp tác Quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo qui định của nhà nước. f) Quản lý kinh tế bệnh viện

5888Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

Tóm tắt Chương 2 và nhiệm vụ Chương 3

Chương 2 đã giới thiệu về Bệnh viện, phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Đã đánh giá một cách tổng quan về hạ tầng cơ sở ứng dụng CNTT trong hoạt động

Y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu, đánh giá được hiệu quả của CNTT đối với Bệnh viện, chỉ ra các điểm còn hạn chế trong công tác ứng dụng CNTT tại Bệnh viện như: hạ tầng cơ sở chưa đầy đủ, hệ thống phần mềm riêng lẻ mới chỉ đáp ứng từng phần quản lý chưa kết nối được để tạo thành một hệ thống quản lý tổng thể.

Ngoài ra, cũng đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy trình ứng dụng CNTT trong Bệnh viện, các dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Nhiệm vụ của luận văn sau khi phân tích, tìm hiểu thực trạng của bệnh viện là đề xuất được một số giải pháp phù hợp, để có thể phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm còn yếu kém, nghiên cứu mô hình và từng bước áp dụng vào bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Đây là điều mà các giải pháp ở chương 3 hướng tới Dựa trên nội dung này, chương 3 sẽ đề xuất ba giải pháp với các nội dung cơ bản như sau:

Giải pháp 1: Nghiên cứu thị trường về ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ năm 2013 – 2015 và giai đoạn tiếp theo

Giải pháp 3: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt Y tế trên thế giới và các nước ASEAN

23 Ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện tại Vương Quốc Anh [21, 18]

Vương quốc Anh có một trong những cộng đồng nghiên cứu và khoa học sáng tạo và hiệu quả nhất trên thế giới Từ nhà toán học ở thế kỷ thứ 17, Isaac Newton, người đã phát hiện ra lực hấp dẫn, đến Watson và Crick, những người đã vén bức màn về cấu trúc DNA trong thế kỷ 20, các nhà khoa học Anh luôn nằm trong số những nhà khoa học xuất xắc nhất trên thế giới.

Chính phủ Anh coi khoa học và sáng tạo là một mặt hàng xuất khẩu then chốt trong nền kinh tế toàn cầu mang tính cạnh tranh cao ngày nay.

Trong đó có ứng dụng CNTT đã đạt được nhiều thành tựu cao, đặc biệt trong ngành Y tế ứng dụng CNTT được quan tâm rất nhiều.

Tiến sỹ Dave Rosser, Giám đốc Y tế bệnh viện University Hospitals Birmingham (Anh) cho biết: Sau khi thực hiện cải tiến hệ thống CNTT tại bệnh viện, tỷ lệ tử vong của các ca cấp cứu đã giảm gần 17% trong vòng 12 tháng University Hospitals Birmingham đã khai thác CNTT để sửa chữa sai sót trong hoạt động, ban đầu tập trung khắc phục tình trạng phát thiếu thuốc cho bệnh nhân.

Theo số liệu ghi chép về thuốc cấp phát cho bệnh nhân, trung bình cứ

5 viên thuốc lại có 1 viên bị nhân viên y tế bỏ sót Hệ thống của University Hospitals Birmingham có hệ thống nhắc nhở nhân viên cho bệnh nhân uống thuốc và đưa ra cảnh báo về các đơn thuốc không có lợi cho người bệnh.

Số lượng các sai sót về đơn thuốc đã giảm đi một nửa cùng lúc với sự giảm mạnh về các ca cấp cứu bị tử vong, báo cáo cho biết.

Mỗi tòa nhà của University Hospitals Birmingham đều có màn hình hiển thị chỉ dẫn từ cơ sở dữ liệu máy tính của bệnh viện Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng kiếm tra đông máu và kiểm soát lây nhiễm, báo động khi có bệnh nhân có các dấu hiệu bất ổn như thay đổi mạnh về nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp.

Công cuộc cải cách này không chỉ yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn đòi hỏi một sự thay đổi lớn về văn hóa Tiến sỹ Dave Rosser cho biết, những y tá tại bệnh viện đã được đào tạo và làm việc trong môi trường vốn coi việc cứ 5 viên thuốc thì 1 viên bị quên là điều không thể tránh khỏi.

Có thể thấy, ứng dụng CNTT đã giúp Vương Quốc Anh giảm được tỷ lệ tử vong trong khám chữa bệnh, hỗ trợ công tác quản lý thuốc.

* Tại Trung Quốc ứng dụng CNTT để số hóa Y học cổ truyền:

Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, cũng là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao trên thế giới, được mệnh danh là quốc gia có đất rộng, tài nguyên phong phú Hiện nay trung quốc đang nổi lên là một đối thủ lớn tại Châu Á cũng như trên thế giới, đứng đầu trong lĩnh vực phần cứng, chiếm 70% đến 80% tổng sản lượng toàn cầu về vật liệu, linh kiện và sản phẩm CNTT [19].

Từ những năm 1990, Trung Quốc đã có những quan tâm lớn đến việc tin học hóa Quốc gia, ý tưởng thiết lập nên một mạng lưới thông tin hiện đại và tăng tốc độ quy trình tin học hóa kinh tế quốc gia được nêu ra trong

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 56 quyết định của Hội đồng Nhà nước về tăng tốc độ phát triển khoa học và công nghệ công bố ngày 06/5/1995 [20] Trong đó có ngành Y tế, ứng dụng CNTT trong Y học được nghành Y học Trung Quốc rất coi trọng và sớm ứng dụng vào hoạt động trong ngành Y tế Trung Quốc Đến nay ở Trung Quốc đã có nhiều thành tựu cao trong việc ứng dụng công nghệ cao, CNTT

5888 vào hoạt động Y tế Trung Quốc được các nước trên thế giới nể trọng, trong đó ứng dụng CNTT là một trong những định hướng được ngành

Y tế ưu tiên hang đầu, điển hình là việc tìm cách số hóa y học cổ truyền:

Công nghệ có thể thay đổi cách chẩn đoán bệnh của y học truyền thống Các bác sỹ Trung Quốc đã sử dụng máy tính và phần mềm chuyên dụng để giúp chẩn đoán bệnh Một máy ảnh kỹ thuật số có thể quét màu da của khuôn mặt và tình trạng lưỡi Đây vốn là những căn cứ quan trọng để chẩn đoán về tình trạng của người bệnh.

Tiện ích này còn có thể bắt mạch cho người khám bệnh, tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải trả lời câu hỏi của bác sỹ trước khi máy tính có thể in ra kết quả cuối cùng Với những hiệu quả đem lại, thống này vẫn có hạn chế và tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết trước khi áp dụng rộng rãi [18].

Hình 3.1: Máy ảnh quét hình ảnh khuôn mặt lên máy tính để phân tích màu da Ứng dụng CNTT đã giúp quá trình số hóa y học cổ truyền của Trung Quốc, hỗ trợ công tác khám, chẩn đoán đối với người bệnh được nhanh chóng, chính xác hơn.

23 Malaysia đưa ra mô hình “bệnh viện kỹ thuật số”

Lãnh thổ Malaysia bao gồm 2 phần đất liền: Tây Malaysia và Đông Malaysia Tây Malaysia là một bán đảo xinh đẹp, phía Tây được bao quanh bởi eo Malacca, phía Bắc láng giềng với Thái Lan và Singapore tọa lạc ngay tại phía Nam Tây Malaysia và Đông Malaysia chiếm diện tích khoảng 329,758 km2 và cách nhau khoảng 640 km.

Theo tổ chức WHO, hệ thống y tế của Malaysia xếp thứ 49 trên tổng số 191 nước trên thế giới Đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN chỉ sau Brunei về chất lượng Maylaysia là nước đi đầu trong khu vực ASEAN về việc đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động Y tế [22]

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại các Bệnh viện trong nước

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin Bộ Y tế, ngành Y tế bước đầu đã xây dựng các mạng diện rộng, mạng toàn quốc và mạng khu vực theo hệ thống chuyên ngành cùng các mạng nội bộ của các cơ sở Y tế như Bệnh viện, trường học, ngành Y tế Một số Bệnh viện, đơn vị trong ngành y tế đã mua, sử dụng và đã xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác của mình.

* Ứng dụng CNTT tại Viện Bỏng Quốc gia [11]

Viện Bỏng Quốc gia trực thuộc Học viện Quân y, là bệnh viện đầu ngành Bỏng đồng thời là cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của cả nước về Bỏng Xác định vai trò và tầm quan trọng của CNTT trong điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học; những năm qua Ban Giám đốc Bệnh viện đã quan tâm, chú trọng đầu tư ứng dụng CNTT và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Hạ tầng cơ sở CNTT

Hạ tầng kỹ thuật CNTT Viện Bỏng Quốc gia được đầu tư đồng bộ và tương đối đầy đủ: 02 máy chủ và hơn 100 máy tính để bàn đều được nối mạng nội bộ, 34 Camera các loại, hơn 40 máy in và nhiều thiết bị tin học khác Đây chính là nền tảng vững mạnh để Viện Bỏng Quốc gia có thể phát triển các hệ

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 60 thống phần mềm nói riêng và triển khai ứng dụng CNTT nói chung phục vụ quản lý, điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Viện Bỏng Quốc gia là Bệnh viện quân đội đầu tiên và cũng là một trong số ít Bệnh viện trên toàn quốc tiên phong triển khai ứng dụng Hệ thống phần mềm Quản lý Bệnh viện theo mô hình điện tử từ năm 2003, trải qua nhiều lần đầu tư kinh phí để bổ sung nâng cấp các chức năng đến nay hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn, về cơ bản đã đáp ứng được các nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh viện: quản lý bệnh nhân nội trú và ngoại trú, quản lý cận lâm sàng, quản lý dược, quản lý trang thiết bị vật tư y tế và quản lý viện phí, tài chính.

Nhờ ứng dụng hệ thống phần mềm mô hình mạng phạm vi toàn Viện với các qui định cụ thể rõ ràng nên số liệu được các bộ phận cập nhật thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Xử lí công việc bằng phần mềm thay cho cách làm việc thủ công dựa trên giấy tờ như trước đây đã giúp cán bộ nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp người chỉ huy các cấp dễ dàng hơn trong tổng hợp số liệu và ra quyết định chỉ huy điều hành, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác của toàn đơn vị [11].

Hình 3.2: Cầu truyền hình 4 điểm ca ghép gan trên người đầu tiên tại Việt Nam

Công nghệ thông tin đã đem đến nhiều hiệu quả trong khám chữa bệnh như giảm thủ tục hành chính, số liệu được cập nhật chính xác, kịp thời đã giúp cho công tác quản lý, điều hành của Viện Bỏng Quốc gia đạt được hiệu quả cao Với những ưu thế trên Công nghệ thông tin đang được ưu tiên ứng dụng tại Viện BỏngQuốc gia góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH

3.2.1 Mô hình ứng dụng CNTT của Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội

Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là Bệnh viện đầu ngành của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Bệnh viện Bưu điện Hà Nội là Bệnh viện hạng I với 450 giường bệnh, có cơ sở vật chất khang trang hiện đại đạt tiêu chuẩn cao.

Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội có trang thiết bị hiện đại, mới nhất của các hãng hàng đầu thế giới, đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, trình độ tay nghề cao, chuyên sâu, có 120 bác sĩ, trong đó 90% có trình độ sau đại học Bệnh viện có nhiều kỹ thuật mũi nhọn như: Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi.

Mổ tật khúc xạ, đục thuỷ tinh thể Nong mạch vành, đặt stent Mổ sọ não, phẫu thuật nội soi khớp, ổ bụng, phụ khoa, u xơ tiền liệt tuyến… Để làm tốt công tác này thì một trong các ứng dụng đó là ứng dụng công nghệ thông tin, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để giúp cho Bệnh viện Bưu Điện quản lý tốt hơn việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân, gián tiếp giúp cho việc nâng cao chất lượng điều trị. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp quản lý thông tin, hạch toán về kinh tế một cách nhanh chóng thuận lợi và chính xác, nâng cao năng suất lao

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 62 động, đem lại lợi ích cho cả thầy thuốc và bệnh nhân, công khai minh bạch toàn bộ chi phí khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.

Ngoài ra việc ứng dụng các thành quả của công nghệ thông tin vào môi trường Bệnh viện còn giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn, giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời nâng cao trình độ của cán bộ Bệnh viện thông qua việc hội chẩn, hội thảo, đào tạo từ xa với các chuyên ngành sâu, tổ chức quốc tế.

Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội được tổ chức như sau:

Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin:

5888 Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội có 2 máy chủ, 110 máy tính trong mạng (trong tổng số 145 máy toàn Bệnh viện), với các đường trục chính là cáp quang và các Switch quang, từ đó nối với máy con bằng dây đồng trục RJ45.

5889 Công tác tin học tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội hoạt động trong một mạng LAN thống nhất.

Qua 5 năm áp dụng và hoàn thiện phần mềm quản lý tổng thể Bệnh viện (HOMIS) tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội , đã khẳng định được tính ưu việt của mình đối với một Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh có 21 khoa phòng khác nhau.

Hệ thống CNTT được kết nối liên hoàn, đồng bộ, mọi thủ tục được kiểm soát chặt chẽ, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người bệnh, đồng thời tạo sự công bằng cho mọi người khi đến khám và điều trị.

Dịch vụ hỗ trợ trong ứng dụng công nghệ thông tin

23 Bệnh viện đã đưa tiêu chuẩn có trình độ tin học ứng dụng chương trình A,B vào tuyển dụng công chức.

+ Tuyển dụng các cử nhân, kĩ thuật viên tin học để thành lập tổ quản trị mạng.

5888Toàn bộ điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và nhân viên phòng tài chính kế toán, vật tư, hành chính quản trị, khoa dược, tổ chức cán bộ được tập huấn và hướng dẫn sử dụng thuần thục.

5888 Hàng năm, từ các lỗi mà người sử dụng hay mắc, bệnh viện tiếp tục tập huấn lại để nâng cao tay nghề cho người sử dụng.

- Bệnh viện từng bước có các quy định để người sử dụng tự giác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

- Thành lập tổ kiểm tra giám sát để thường xuyên kiểm tra các hoạt động của mạng LAN theo quy định.

Hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội đã mang lại nhiều lợi ích cho Bệnh viện và người bệnh.

Lợi ích đối với người bệnh: Việc sử dụng CNTT tại Bệnh viện Bưu điện không chỉ giúp người bệnh bớt mệt nhọc mà còn giúp các bác sỹ truy cập thông tin nhanh, hỗ trợ công tác chẩn đoán, thống kê và nghiên cứu khoa học của các chuyên khoa, giảm thiểu tài liệu lưu trữ hàng năm cho hệ thống Bệnh viện.

Lợi ích đối với Bệnh viện: sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bưu Điện. Ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế đã góp phần cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân được tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn, giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời nâng cao trình độ của cán bộ Bệnh viện thông qua việc hội chẩn, hội thảo, đào tạo từ xa với các chuyên ngành sâu.

Cùng với những thành công trong công tác chuyên môn, tinh thần phục vụ, chăm sóc bệnh nhân tốt, thì những đổi mới về công nghệ từ trang thiết bị

23 tế phục vụ công tác khám, điều trị bệnh đến quy trình quản lý là những yếu tố quan trọng tạo nên uy tín, thương hiệu của Bệnh viện Bưu điện, giúp Bệnh viện Bưu điện trở thành địa chỉ tin cậy đối với nhiều người bệnh.

3.2.2 Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới [16].

Từ kinh nghiệm triển khai và ứng dụng CNTT trong y tế của các nước trên thế giới, các nước ASEAN và các Bệnh viện tại Việt Nam Có thể đưa ra một số định hướng chính nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo như sau:

5888 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển phần mềm quản lý bệnh viện áp dụng quản lý công tác khám bệnh, điều trị nội trú, theo dõi sau điều trị.

5889 Xây dựng một lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện.

5890 Xây dựng được cơ chế, chính sách trong công tác ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

3.3.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin

5888 các bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

3.3.1.1 Mục tiêu của giải pháp

23 Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong Bệnh viện, đảm bảo đến 2015 cơ sở hạ tầng CNTT bao phủ toàn Bệnh viện, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi thông tin giữa Bệnh viện đa khoa tỉnh với Bộ Y tế, Bệnh viện tuyến trung ương và các Bệnh viện trong tỉnh Hòa Bình.

23 Ứng dụng CNTT vào công tác khám chữa bệnh, đến năm 2015 100% các hoạt động quản lý, điều hành tại Bệnh viện được ứng dụng CNTT.

24 Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ cao Đảm bảo 100% cán bộ công chức, viên chức, Y Bác sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, sủ dụng thư điện trử để trao đổi thông tin và thường xuyên khai thác thông tin trên internet.

3.3.1.2 Căn cứ thực hiện của giải pháp

Thứ nhất, Căn cứ vào Nghị quyết số: 14/NQ – ĐU, ngày 19 tháng 3 năm 2011, của Đảng ủy Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, về định hướng phát triển bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2011 – 2015 Và trên cơ

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 66 sở Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (theo đó, đến năm

2010, đảm bảo trong ngành y tế đa số cán bộ, công chức, viên chức, bác sĩ, y sĩ có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và khai thác Internet; phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện trên toàn quốc; phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế) [Phụ lục 2]

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng đã phân tích ở phần 2.3 chương 2, ta đã thấy nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn mới, đặt ra cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình phải nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh? mà trong đó CNTT là một yếu tố rất quan trọng.

Thứ ba, theo nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1, ta thấy nổi lên những điều kiện cơ bản để nghiên cứu mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện, những lợi ích đem lại đối với Lãnh đạo Bệnh viện, đối với bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, đối với bệnh nhân.

3.3.1.3 Nội dung thực hiện của giải pháp (có 03 giai đoạn) [xem hình 3.3]

Từ bài học được rút ra từ các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các nước trên thế giới, các nước ASEAN, các bệnh viện trong nước và căn cứ vào thực trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, để thực hiện thành công giải pháp đưa ra, chúng tôi chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn khảo sát: Giai đoạn này giúp xác định các vấn đề về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế thông qua việc khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Giai đoạn 2: Xác định nhu cầu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng:Trong giai đoạn này các ý kiến và nhu cầu từ phía Lãnh đạo Bệnh viện,Khoa,Phòng và cán bộ nhân viên được thu thập, phân tích.

Dựa trên khảo sát và xác định nhu cầu quản lý và phát triển, cùng với việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp.

Giai đoạn 3: Đánh giá các kết quả và điều chỉnh Giai đoạn này giúp kiểm soát lại mô hình lựa chọn và điều chỉnh phù hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Xác định các vấn đề quản lý

Quy hoạch phát Nghiên cứu các yếu triển nghiên cứu mô tố ảnh hưởng đến hình ứng dụng triển khai mô hình

Xác định nhu cầu ứng dụng CNTT từ phía lãnh đạo Bệnh viện, khoa,Phòng và nhân viên

CNTT ứng dụng Đánh giá tác động

Thực hiện hướng mô hình CNTT đã chọn Điều chỉnh hệ thống (nếu cần)

Mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động y tế n 2 G ia i đ oạ n 3

Hình 3.3: Quá trình nghiên cứu và kiểm soát mô hình ứng dụng CNTT tại

Quy hoạch phát triển nghiên cứu mô hình ứng dụng CNTT:

Việc đưa ra quy hoạch phát triển nghiên cứu mô hình ứng dụng CNTT sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong Bệnh viện, Với việc này Bệnh viện sẽ căn cứ vào các nghiên cứu, trao đổi, phân tích, đánh giá hiệu quả để lựa chọn các hướng ứng dụng CNTT cụ thể cho bệnh viện.

Ban Lãnh đạo Bệnh viện ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện (gọi tắt là Ban chỉ đạo CNTT) Ban chỉ đạo CNTT có nhiệm vụ:

23 Xem xét thực trạng hệ thống Công nghệ thông tin hiện có của bệnh viện;

24 Lập kế hoạch chi tiết cho dự án CNTT;

25 Tìm nguồn tài chính để đầu tư cho dự án CNTT;

26 Làm việc với các chuyên gia tư vấn trong việc xây dựng hệ thống

CNTT và tổ chức triển khai thực hiện quản lý theo đúng các qui định của các cơ quan chủ quản và các văn bản hướng dẫn của Bệnh viện.

23 Trực tiếp hoặc phân công các cán bộ viết các quy trình, hướng dẫn công việc, chính sách, mục tiêu ứng dụng CNTT…;

5888 Hợp tác trong ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp và ứng dụng có hiệu quả …;

23 Theo dõi tiến độ thực hiện dự án và báo cáo tới Ban Lãnh đạo Bệnh viện;

24 Tổ chức chương trình Đánh giá nội bộ hệ thống CNTT tại Bệnh viện;

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai mô hình ứng dụng CNTT:

Tóm tắt nội dung và lợi ích các giải pháp đề xuất ở chương 3

Dựa vào những vấn đề lý thuyết đã đề cập tại Chương 1, kết quả phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tại chương 2, chương 3 đã nghiên cứu mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại các nước trên thế giới, các nước ASEAN và các Bệnh viện phía Bắc Việt Nam và rút ra được các bài học kinh nghiệm, để đề xuất ra

3 giải pháp cụ thể nhằm Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và giai đoạn tiếp theo:

Bảng 3.7: Tóm tắt lợi ích các giải pháp

Vấn đề tồn tại Giải pháp

Giải pháp 1: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện tiên tiến, khu vực phía

Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

- Đời sống của nhân dân được nâng cao, người - Nghiên cứu mô hình ứng dụng công nghệ dân có nhận thức cao hơn về nhu cầu khám thông thông tin nhằm nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh, có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt chữa bệnh tại Bệnh viện đa khao tỉnh Hòa Bình hơn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

- Thông tin không chính xác và thiếu toàn diện - Nghiên cứu mô hình quản lý thông tin, giúp

- Lãng phí trong lưu trữ và khai thác dữ liệu y tế công tác báo cáo và lưu trữ dữ liệu y tế hoàn

- Cán bộ thiếu chất lượng chuyên môn y tế do chỉnh. bận rộn trong tình trạng quá tải bệnh viện - Giảm thời gian ghi chép, giúp quá trình tự nâng cao trình độ của cán bộ được kịp thời trong tình trạng quá tải bệnh viện

Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ năm 2012 – 2015 và giai đoạn tiếp theo.

- Cơ sở vật chất về CNTT còn thiếu, yếu kém - Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT tại

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

- Trình độ còn thiếu và còn yếu về năng lực và - Nâng cao được trình độ chuyên môn về CNTT trình độ cho cán bộ nhân viên bệnh viện.

- Xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT tại Bệnh

- Chưa có lộ trình cụ thể cho công tác ứng dụng viện đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo công nghệ thông tin

Giải pháp 3: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa

Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 94 khoa tỉnh Hòa Bình.

- Nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - Xây dựng được nội qui qui chế trong công tác của cán bộ nhân viên còn hạn chế, chưa chấp ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện. hành - Chuẩn hóa qui trình làm việc, tạo được môi

- Môi trường làm việc còn thủ công, điều kiện truồng và điều kiện làm việc hiện đại. làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu công việc - Xây dựng được chính sách và cơ chế trong

- Chưa có chính sách và cơ chế trong ứng dụng ứng dụng và sử dụng CNTT, nhằm thúc đẩy và sử dụng CNTT phát triển hoàn thiện hệ thống CNTT Bệnh viện.

Ba giải pháp của luận văn đã đưa ra được mô hình ứng dụng CNTT phù hợp, quy trình thực hiện ứng dụng CNTT và dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo Việc các ứng dụng các giải pháp luận văn đưa ra, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo.

[Nguồn: Tác giả tổng hợp ]

Nhà Chất lượng cao, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

Ngày đăng: 01/01/2023, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w