1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH CÔNG - CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY pdf

33 918 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồn tại sự độc quyền,cũng như một số công ty độc quyền trong nền kinh tế thị trường, đó có thể là do,doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ

Trang 1

5 PHAN DIỆP DANH

6 NGUYỄN THANH DIỆU

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường là nơi mọi người gặp gỡ, với một bên là những người bán, cungcấp, điều hòa các hàng hóa dịch vụ và bên kia là những người mua, đảm bảo nhucầu tiêu thụ ổn định, nhờ đó đã duy trì được cho nhà sản xuất và thị trường hoạtđộng Cạnh tranh là một quy luật, là kết quả của nền kinh tế thị trường tự do gồm

có nhiều doanh nghiệp của nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại để tranh dànhcùng một lợi ích, mong mở rộng thị phần của mình trên một thị trường liên quan.Cạnh tranh là động lực của cải tiến và phát triển

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồn tại sự độc quyền,cũng như một số công ty độc quyền trong nền kinh tế thị trường, đó có thể là do,doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ độc quyền về bí quyết kinh doanh, bằng sángchế, hay là do doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyênliệu để chế tạo ra một sản phẩm nào đó, hay cũng có thể là doanh nghiệp độcquyền là nhờ vào các quy định của pháp luật-doanh nghiệp được Chính phủ bảo hộđộc quyền

Thực trạng độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm

gì để kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây

Tại việt nam độc quyền tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnhhưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước,dầu khí, đặc biệt chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạtđộng Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín vừa thực hiện cáckhâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối Do hình thức hoạt động như vậy nên hạnchế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường Do vậycác tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực

tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao Điều này làm cho người

Trang 3

tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chấtlượng không tương xứng.

CHƯƠNG I:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỘC QUYỀN

NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, mộtnhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoáhoặc dịch vụ nào đó Khái niệm độc quyền được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếmlĩnh thị trường của một công ty Thị trường độc quyền là thị trường không có sựcạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chấtlượng thấp hơn

Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên Độcquyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất rasản phẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi Tuy nhiên, trên thực tếkhông có loại độc quyền thường

Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quátrình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy môsản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉthông qua một hãng duy nhất Chẳng hạn, độc quyền trong ngành điện là một ví dụcho hình thức độc quyền tự nhiên

Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản Phần lớnmọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duynhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện vàđáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn

có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền

về nguồn nước Cho dù giá bán nước có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn

Trang 4

phải mua nó vì bạn vẫn cần dùng đến nguồn nước phục vụ cho cá nhân, sinh hoạt,sản xuất,… Vì độc quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệthại cho xã hội nên Chính phủ luôn nỗ lực để ngăn ngừa độc quyền bằng các đạoluật chống độc quyền

Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việccấp bằng cho phát minh mới Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sựđộc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định Lý do của việccấp bằng giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh

ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình Về mặt lý thuyết thì đây làmột cách sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh Một ví dụ khác về độcquyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một

số loại hàng hoá dịch vụ nhất định Tuy nhiên để độc quyền nhà nước có hiệu quảthì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước ở một mức giá màngười dân có thể chấp nhận được

1.2 Giới thiệu chung về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Namkinh doanh đa ngành Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớnthứ ba Việt Nam (sau Agribank và VNPT) Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất,truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng

Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang độc quyền trong ngành điện, làngười tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khíđiện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài như Trung Quốc… Do bị épgiá, giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy,nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do tập đòan đầu tư bị thua lỗ,cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho EVN, báo đài cũng đãphản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện.Tập đòan cũng là người bán và phân phối điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất vàsinh họat

Trang 5

Hiện nay EVN vẫn sử dụng mức giá bán được điều chỉnh và áp dụng từ ngày1/1/2007 vẫn theo mô hình bậc thang và phương pháp bù trừ chéo như cũ.

Giá bán lẻ điện tăng theo bậc thang

Trong lĩnh vực chính là kinh doanh điện năng, EVN có 5 công ty điện lựcchính và 5 công ty truyền tải điện kinh doanh đến khách hàng đó là:

- Công ty điện lực Hà Nội

 5 công ty truyền tải điện:

- NPT (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia)

- Công ty truyền tải điện 1

- Công ty truyền tải điện 2

- Công ty truyền tải điện 3

- Công ty truyền tải điện 4

Ngoài các công ty trên thì hiện nay EVN còn nhiều nhà máy điện trải dàikhắp đất nước và 89 công ty điện lực tỉnh và quận/huyện thuộc TP.Hà Nội và

Trang 6

TP.HCM và 5 công ty TNHH một thành viên ở Hải Phòng, Hải Dương, NinhBình, Đà Nẵng, Đồng Nai và một công ty cổ phần điện lực ở Khánh Hòa.

Là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, ngoài lĩnh vực chính là điện năng thìEVN còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như:

 Giáo dục: trường Đại Học Điện Lực

 Viễn thông: công ty viễn thông điện lực EVN (EVN Telecom) hoạt độngtrong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đườngdài trong nước, cùng mạng điện thoại di động, dịch vụ Internet

 Tài chính - ngân hàng: tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng thươngmại cổ phần An Bình, bên cạnh đó EVN vừa thành lập Công ty Tài chính EVN(EVN Finance) với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, nhằm mục đích thực hiện kêu gọiđầu tư vào các dự án ngành điện

 CTCP bất động sản EVN - Land Nha Trang: thành viên mới của Tậpđoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) với tổng vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng,được thành lập vào năm 2008 EVN - Land Nha Trang được hình thành bởi các cổđông chính là EVN; CTCP Điện Lực Khánh Hòa (KHP); Công ty XDCT&ĐT địa

ốc Hồng Quang; Công ty điện lực 3; công ty TNHH TM&DV MESA, Công tyđiện lực 2, công ty điện lực TP.HCM, công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4

 Kinh doanh resort: mới đây EVN đã huy động số vốn đầu tư là 260 triệuUSD để đầu tư xây dựng khu resort tại khu vực Thừa Thiên Huế

Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.700 tỉ đồng thì lượng vốn đầu

tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như đầu tư vào viễn thông điện lực,chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là 3.590 tỉ đồng, chiếm 7,22%vốn đầu tư và 4,82% tổng vốn chủ sở hữu) Nhìn chung, đầu tư vào các lĩnh vựcngoài điện của EVN đều hiệu quả, kinh doanh có lãi nhưng cũng cần được kiểmsoát chặt chẽ

Theo nhóm nghiên cứu CEPR (Trung tâm Nghiên cứu và chính sách) của Đạihọc Quốc gia Hà Nội thì EVN chiếm 74% sản lượng điện sản xuất, chiếm 100%

về truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước

Trang 7

Sơ đồ 1: Cách thức phân phối điện của EVN

Bảng 1: Sản lượng điện sản xuất theo các nguồn

Trang 8

Bảng 2: Tỷ trọng sản xuất điện theo các nguồn (năm 2012)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

1 ĐỘC QUYỀN TRONG NGÀNH ĐIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1.Thực trạng:

Dường như đã trở thành “điệp khúc” trong nhiều năm qua, cứ vào dịp đầu

hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao, người dân và các doanh nghiệp lạiđối mặt với tình trạng thiếu điện gay gắt Lý do muôn thủa để EVN thanh minhcho tình trạng đó lại là lỗi cho ông trời!

Trang 9

Tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội,làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân, chất lượng cuộc sống bị giảm sút,lịch cắt điện dài hơi, dày đặc khiến cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cácdoanh nghiệp phải thay đổi, v.v… Đáng nói là, việc cắt điện của “ông điện lực”nhiều khi rất ngẫu hứng, tùy tiện.Người dân và các doanh nghiệp lắm lúc bị cắtđiện mà không được báo trước nên các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bị rơi vào thế

bị động

Từ trước đến nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện doEVN phân phối Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phần lớnđều do EVN quản lý Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dầu EVN đã tiến hành cổphần hóa một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong đó có một

số nhà máy do Tập đoàn đầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than vàKhoáng sản Việt Nam (TKV), làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp nàymới chỉ có thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện Các khâu khác vẫn do EVNnắm, đặc biệt là khâu truyền tải và phân phối

Trang 10

Vì nắm “đầu cán” ở khâu quan trọng này nên việc cung ứng điện tới tậnngười dân và doanh nghiệp vẫn do EVN đảm nhiệm Sự độc quyền của EVN cònthể hiện ở chỗ doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềlĩnh vực điện vừa thực hiện chức năng kinh doanh cộng với chức năng phân phốiđiện Xét về mặt hình thức, EVN có Bộ Công thương là Bộ chủ quản nhưng trênthực tế, dường như những “quyết sách” của EVN nhiều khi nằm ngoài “tầm với”của Bộ này.

Điển hình là năm 2009, Bộ Công thương từng đưa ra phương án được xem

là tiến bộ trong việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam Điểmmấu chốt của phương án này là: “Tái thiết kế tổng thể hệ thống điện cạnh tranh vàtái cơ cấu ngành điện” bằng cách: gom các nhà máy phát điện do EVN quản lýnhằm thành lập một số tổng công ty phát điện hoạt động độc lập theo hướng cạnhtranh Tách tổng công ty truyền tải điện quốc gia và trung tâm điều độ hệ thốngđiện quốc gia ra khỏi EVN thành công ty điều độ hệ thống điện quốc gia hoạt độngđộc lập, riêng rẽ, nằm ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của EVN Đề xuất này của Bộ chủquản đã không nhận được sự đồng tình của EVN, EVN lập luận rằng, nếu thựchiện những biện pháp “chia” và “tách” trên sẽ làm suy giảm sức mạnh của cả tậpđoàn do tầm bao quát của EVN sẽ bị thu hẹp lại

Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trêncùng một “sân chơi”, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chuđáo, giá cả hợp lý sẽ được khách hàng lựa chọn Lúc bấy giờ, khách hàng thực sự

là các “thượng đế” Điều này đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và cácdoanh nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN “định sẵn” trong khi chấtlượng dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập

Trong môi trường cạnh tranh ấy, người tiêu dùng chính là đối tượng đượchưởng lợi.Như vậy, vấn đề phá vỡ thế độc quyền của ngành điện hiện nay càng đặt

ra cấp thiết.Bởi có như vậy, nguồn điện mới hy vọng được cung cấp tốt hơn chonhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển đất nước.Đồng thời, người dân sẽkhông còn phải chịu cảnh giá điện chỉ có tăng mà không thấy giảm.Để xảy ra tình

Trang 11

trạng thiếu điện trầm trọng kéo theo việc cắt điện luân phiên trên diện rộng kéo dàithời gian qua, dù chưa thể thống kê tổng thiệt hại nhưng các chuyên gia đều chorằng, những thiệt hại này còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận mà EVN làm ra hằngnăm Câu hỏi đặt ra là, liệu EVN có đền bù những thiệt hại mà người dân và cácdoanh nghiệp phải gánh chịu (?!).

Cần nâng cao chất lượng cung ứng, dịch vụ trước khi đòi tăng giá Hàngloạt băn khoăn được dư luận đặt ra là: EVN đã minh bạch hóa hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình trước khi tăng giá điện? Giá thành sản xuất mỗi kwh điện,chi phí quản lý ra sao? EVN đã làm trọn trách nhiệm với các “thượng đế” củamình hay chưa? Lí lẽ mà EVN đưa ra cho mỗi lần đòi tăng giá điện là: giá điệnbình quân ở nước ta thấp hơn các nước khác trong khu vực xem ra cũng khôngthuyết phục bởi mức thu nhập trên bình quân đầu người ở nước ta thấp hơn nhiều

so với các nước mà ngành điện đưa ra so sánh

1.2 Giải pháp của nhà nước:

Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thịtrường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam,Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3cấp độ:

- Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014)

- Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022)

- Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)

Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điệncạnh tranh ở Việt Nam Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phátđiện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện Khách hàng sử dụngđiện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình Các đơn vị phát điện sẽcạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điệntrực thuộc EVN ) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn.Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán quahợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay

Trang 12

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị bán buôn mới

để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện Khách hàng lớn và các công typhân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thịtrường hoặc từ các đơn vị bán buôn Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh muađiện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối vàkhách hàng lớn Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụngnhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phátđiện, bán buôn và bán lẻ điện Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bánđiện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường Các đơn

vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phátđiện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện

Sau một thời gian dài Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và các tổchức liên quan đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, xây dựng

cơ sở hạ tầng thông tin cũng như đào tạo, tập huấn cho các đơn vị tham gia thịtrường, đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầuvận hành thí điểm và theo dự kiến sẽ vận hành chính thức trong năm 2012

Theo lộ trình, sau khi kết thúc cấp độ 1 thị trường phát điện cạnh tranh vàonăm 2014, mới chuyển sang cấp độ 2 thị trường bán buôn cạnh tranh (2015- 2022)

và sau năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh

Ý kiến về đề xuất của Bộ Công Thương bổ sung giá điện trong Luật Điệnlực Việt Nam Trong tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương, cơ quan soạn thảo bổsung dự luật Điện lực đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào giá điện để cóđược thị trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạngthiếu điện như thời gian vừa qua Theo quan điểm của Bộ Công Thương đề xuất 8loại giá, phí thay cho việc Nhà nước quy định giá bán lẻ điện bình quân, trong đó

có 3 loại giá: giá phát điện, giá bán buôn và giá bán lẻ điện, có 5 loại phía điềuhành giao dịch thị trường điện lực và phí dịch vụ phụ trợ

Trang 13

Sự hình thành và phát triển thị trường điện với 3 cấp độ là cần thiết Thựchiện thành công lộ trình phát triển thị trường điện, đưa vào hoạt động thị trườngđiện cạnh tranh sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở ViệtNam, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanhđiện, hạ giá thành tạo cơ sở giảm giá bán điện Phát triển thị trường điện cạnhtranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích chung chongười cung cấp và người tiêu thụ điện.

2 ĐỘC QUYỀN TRONG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1 Thực trạng:

Ngoài ngành điện, xăng dầu là một lĩnh vực quan trọng của đất nước liênquan đến an ninh năng lượng quốc gia Thời gian vừa qua, Nhà nước và các cơquan điều hành cũng đã thực hiện lộ trình xóa độc quyền ở phân phối sản phẩm

Trang 14

xăng dầu.Đến nay, cả nước có 14 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân phốixăng dầu cả trong và ngoài quốc doanh Tuy nhiên thị trường xăng dầu đang có xuhướng chuyển dần qua cơ chế thị trường thế nhưng vẫn chưa thực sự theo bản chất

“thị trường” của nó mà dường như xăng dầu Việt Nam đang tồn tại “độc quyềnnhóm” Nhà nước vẫn còn nhúng tay quá sâu, còn các doanh nghiệp vẫn chưa có

sự cạnh tranh thật sự Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể thâm nhập vào thịtrường trong nước

Danh sách 14 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam:

1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

2 Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil)

3 Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec)

4 Công ty Hóa dầu Quân Đội(Mipec)

5 Công ty TNHH MTV dầu khí Tp HCM (SaigonPetro)

6 Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)

7 Tổng công ty xăng dầu Quân đội

8 Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam

9 Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ

10 Công ty THNN điện lực Hiệp Phước

11 Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco)

12 Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex

13.Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà

14.Công ty Lọc Hóa Dầu Nam Việt(Nam Việt Oil)

Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG,xăng 92, xăng 95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, DO 0,25% S; DO 0,05% S,cặn mazut,… Hiện nay, có thêm một số sản phẩm mới được bổ sung là xăng phacồn bioethanol E5, dầu NLSH biodiesel… đã được kinh doanh trên thị trường

Trang 15

Các công ty kinh doanh xăng dầu chính ở Việt Nam bao gồm Tổng công ty xăngdầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL), Công tyTNHH Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro), Tổng công ty xăng dầu quân đội,

và một số các công ty khác, trong đó Petrolimex vẫn là đơn vị dẫn đầu về thịtrường nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.(chiếm khoảng 55% đến60% thị trường nội địa).Thị trường nhập khẩu xăng chính của Việt Nam làSingapore và Đài Loan, bên cạnh đó còn có 1 số nước khác như Trung Quốc, TháiLan

Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2005 đến nay:

Ngày đăng: 24/03/2014, 04:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cách thức phân phối điện của EVN - LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH CÔNG - CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY pdf
Sơ đồ 1 Cách thức phân phối điện của EVN (Trang 7)
Bảng 2: Tỷ trọng sản xuất điện theo các nguồn (năm 2012) - LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH CÔNG - CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY pdf
Bảng 2 Tỷ trọng sản xuất điện theo các nguồn (năm 2012) (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w