1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa

60 2,7K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, có bề dầy lịch sử; là nơi pháttích nhiều triều đại phong kiến Việt Nam Thanh Hóa nằm trên trục giaolưu Bắc Nam - Đông Tây của đất nước, có đường sắt xuyên Việt và cáctuyến quốc lộ quan trọng chạy qua, có cảng biển nước sâu và cửa khẩuquốc tế thông thương với nước bạn Lào; có ba vùng kinh tế: miền núi -trung du, đồng bằng và ven biển; nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ vănhóa cao Với những tiềm năng và lợi thế đó, Thanh Hóa có nhiều khả năngphát triển một nền kinh tế phong phú, đa dạng bao gồm cả sản xuất nôngnghiệp công nghệ cao, công nghiệp và dịch vụ, nhất là du lịch

Trước yêu cầu CNH-HĐH đất nước nói chung,tỉnh Thanh Hóa nóiriêng,công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản(ĐTXDCB) ngày càng lớn về quy

mô lẫn trình độ công nghệ.Chính vì vậy việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả cóảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương,từngngành và cả nước,phục vụ đời sống nhân dân.Công tác quản lý ĐTXDCB

đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất,phát triển từngngành.Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòihỏi công tác này phải vươn lên một tầm mới, có tính khoa học,khách quan

và hiệu quả hơn,khắc phục những mặt tồn tại.Do đó để sử dụng nguồn vốnmột cách hiệu quả,việc tìm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ĐTXDCB

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội,chính trị, văn hóa, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn

Vì vậy, em đã chọn đề tài: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa làm đề tài chuyên đề thực tập của

mình

Nội dung cụ thể được trình bày và phân tích qua 3 phần chính sau:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và

Trang 2

Chương II: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về ĐTXDCB tại

tỉnh Thanh Hóa

Mặc dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự giúp đỡtận tình của các thấy cô hướng dẫn nhưng cũng không tránh được nhữngsai sót trong các vấn đề đưa ra Em mong có sự đóng góp của các thầy cô

để chuyên đề được chính xác và có tính khoa học hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đoàn Thu Hà đã tận tìnhgiúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề này!

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN

I Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản

1 Khái niệm, vai trò và phân loại ĐT&XD trong nền kinh tế:

 Đầu tư là quá trình sử dụng, là sự hi sinh các nguồn lực (tiền, tàinguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ và các tài sản vật chất khác ) ởhiện tại để tiến hành hoạt động: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương,của ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan QLNN,

xã hội và các cá nhân nhằm thu lợi lớn hơn cho người đầu tư trong tươnglai

Kết quả trong tương lai đó có thể là sự tăng trưởng về tài sản tàichính, tài sản vật chất hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cần thiết chonền sản xuất xã hội

 Những kết quả đạt được trên đây, nhất là kết quả trực tiếp từ sự hisinh tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, có vai trò quan trọngtrong mọi hoàn cảnh, với không chỉ người bỏ vốn mà với toàn bộ nền kinh

tế Các công trình xây dựng, cấu trúc hạ tầng như nhà máy, hầm mỏ, đường

xá, cầu cống, bến cảng…mà các thành quả đầu tư sẽ tiến hành hoạt độngngay tại nơi chúng được tạo ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội nơi xây dựng Ngược lại, hiệu quả mà các công trìnhmang lại cũng không nhỏ

Mỗi khi nhà đầu tư thực hiện một hoạt động đầu tư nào đều có ảnhhưởng tới nền kinh tế Không những, tài sản vật chất của người đầu tư trựctiếp tăng, mức lợi nhuận tăng mà tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nềnkinh tế tăng thêm Đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng thêm, đónggóp cho ngân sách, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội … Ngoài ra,người lao động đầu tư hoặc được đầu tư để tăng trình độ chuyên môn làm

Trang 4

tăng vị thế bản thân và còn bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền kinh

tế, góp phần nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốcgia

Với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời,tồn tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Đốivới nền kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xãhội, là chìa khoá của sự tăng trưởng

 Phân loại hoạt động đầu tư:

Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, có thểphân biệt thành ba loại đầu tư như sau:

- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra chovay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãisuất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành

- Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra

để mua hàng hoá sau đó bán ra với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận dochênh lệch giá khi mua và khi bán

- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Trong đó, người có tiền bỏtiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế,làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, làđiều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dântrong xã hội Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng sửa chữa nhà cửa, cáckết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồidưỡng đào tạo nguồn nhân lực… Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư pháttriển

Tất cả các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân bỏ vốn đầu tư, gọichung là nhà đầu tư hay chủ thể đầu tư

Trang 5

2 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của ĐTXDCB

a Khái niệm:

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạnthực hiện đầu tư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộngcác tài sản cố định có tính chất sản xuất và không sản xuất cho các ngànhkinh tế thông qua các hình thức: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, xây dựnglại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản của Nhà nước

Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, nằmtrong giai đoạn thực hiện đầu tư Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạtđộng XDCB (Từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đếnkhi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tái sản xuấtgiản đơn và tái sản xuất mở rộng cá tài sản cố định cho nền kinh tế quốcdân

Để hiểu cụ thể khái niệm trên, ta cần làm rõ một số thuật ngữ sau:

Xây dựng mới là tạo ra những tài sản cố định chưa có trong nền kinh

tế quốc dân; Xây dựng mở rộng là những tài sản đã có trong nền kinh tếquốc dân và được xây dựng tăng thêm;

Hiện đại hoá là hoạt động mang tính chất mở rộng, các máy móc thiết

bị lạc hậu về kỹ thuật đổi mới bằng cách mua sắm hàng loạt, thay đổi cơbản các yếu tố kỹ thuật

Khôi phục là khi các tài sản cố định đã thuộc danh mục nền kinh tếquốc dân nhưng do bị tàn phá, hư hỏng nên người ta tiến hành khôi phụclại

Tái sản xuất giản đơn là thay đổi từng phần nhỏ, công dụng như cũ.Tái sản xuất tài sản cố định là hoạt động có sự tham gia của rất nhiềungành kinh tế, tuy nhiên xây dựng cơ bản là hoạt động trực tiếp kết thúcquá trình tái sản xuất tài sản cố định; trực tiếp chuyển sản phẩm của cácngành sản xuất khác thành tài sản cố định cho nền kinh tế Các tài sản cốđịnh đó là: nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, máy móc thiết bị lấp đặt bên trong,

Trang 6

các phương tiện vận chuyển và các thiết bị không cần lắp khác để trang bịcho các ngành trong nền kinh tế

b Đặc điểm, nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản

Từ khái niệm trên và thực tế hoạt động, đặc điểm của đầu tư xâydựng cơ bản được khái quát như sau:

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là đơn chiếc, cố định, nơi sảnxuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất phải di động, tư liệu sảnxuất, sức lao động cũng phải di động khiến cho công tác quản lý phức tạphơn

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có khối lượng lớn, thi côngngoài trời nên phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dễ hỏng hóc, mấtmát

Thời gian xây dựng lâu trong khi vốn đầu tư thường lớn dẫn tới nguy

cơ ứ đọng vốn, quá trình đầu tư lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế,chính trị, xã hội

Là một hoạt động sản xuất vật chất nằm trong hoạt động đầu tư, nội

dung của đầu tư xây dựng cơ bản gồm các phần sau: Thi công xây lắp có

thể do xí nghiệp xây dựng, hợp tác xã xây dựng hay tư nhân cá thể thựchiện; Khảo sát thăm dò và Thiết kế, hai nội dung này thường do các tổ chứcchuyên môn thực hiện

c Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB trước hết là một hoạt động đầu tư nên cũng có nhữngvai trò chung của hoạt động đầu tư như: tác động đến tổng cung và tổngcầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cườngkhả năng khao học và công nghệ của đất nước

Ngoài ra, với tính chất đặc thù của mình, đầu tư xây dựng cơ bản làđiều kiện trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnhhưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất Đó là:

Trang 7

- Đầu tư xây dựng cơ bản bảo đảm tính tương ứng giữa cơ sở vậtchất kỹ thuật và phương thức sản xuất.

Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhần lực,vốn và điều kiện về điạ điểm…lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc, thiếtbị; nhà xưởng Đầu tư xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này

- Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế vàthay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng

Khi đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa các ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành,phát triển và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân.Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô pháttriển của các ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộnền kinh tế Đây là điều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sảnphẩm trong nươc, tăng tích luỹ đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinhthần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị,kinh tế xã hội

Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng: là mộtkhâu trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếpđến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làmthay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước

3 Khái niệm vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng

cơ bản

a Quan niệm về vốn đầu tư

 VĐT theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng được định nghĩanhư sau: VĐT là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồnkhácđược đưa vào sử dụng trogn quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trìtiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội Như vậy, có

Trang 8

thể hiểu, VĐT là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệuquả trong tương lai.

 Nội dung của VĐT gồm các thành phần sau:

- Tiền (chi phí) mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm máy mócthiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ

- Tiền (chi phí) mua sắm các tài sản lưu động (TSLĐ) và dự trữ tiềnmặt để thanh toán, trả lương (Vốn lưu động)

- Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm khảo sát, viết dự án làm thủ tụccấp phép

- Chi phí dự phòng

Các thành phần này được hình thành trong quá trình sử dụng vốn đểđầu tư, tỷ trọng của chúng trong tổng VĐT được xét tuỳ theo tính chất, đặcđiểm và tầm quan trọng của từng thành phần

 Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội

VĐT có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu

tố SXKD, ảnh hưởng đến tất cả các dự án đầu tư và tác động vào sự pháttriển của đất nước VĐT không chỉ mang lại kết quả làm tăng giá trị sảnlượng hàng hoá dịch vụ góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người

mà còn có ý nghĩa thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia

VĐT trực tiếp tạo ra vốn vật chất, cơ sở vật chất kinh tế kỹ thuậtphục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phần vốn này chủyếu dùng để tạo ra TSCĐ như thiết bị, máy móc, nhà xưởng, các công trìnhkết cấu hạ tầng, các công trình công cộng khác…

Khi nghiên cứu vai trò của VĐT thường được xem xét dưới các góc

độ chính sau:

-Thứ nhất: VĐT quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinhtế

Trang 9

- Thứ hai: Nhờ có VĐT, công nghệ sản xuất của nền kinh tế đượcphát triển, do đó nâng cao năng lực sản xuất của đất nước, tăng sản lượngtiềm năng của nền kinh tế quốc dân, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá

- Thứ ba: VĐT với quy mô lớn, được sử dụng có hiệu quả sẽ tácđộng tới thu nhập nói chung của nền kinh tế và của từng người dân nóiriêng

- Thứ tư: VĐT và sử dụng hiệu qủa VĐT là cơ hôị, là tiền đề tăngthu nhập và mức sống trong tương lai, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nềnkinh tế Nghĩa là, kết quả đầu tư làm tăng thu nhập (Y), nhờ đó một mặttăng mức sống do tăng tiêu dùng, mặt khác phần tích luỹ tăng nhờ thu nhập

đã tăng

b Các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế

* Các nguồn vốn đầu tư từ trong nước.

+ Nguồn vốn nhà nước

Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặcnguồn vốn nhà nước huy động được và trực tiếp quản lý việc sử dụng Vốnnhà nước có ba thành phần cơ bản:

Vốn đầu tư nhà nước thường được đầu tư vào các ngành, lĩnh vựcđòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dài song tỷ suất lợi nhuận thấp tạo môi tr-ường đầu tư thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác; xây dựng cơ sở hạ tầngnâng cao đời sống nhân dân

+ Vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 10

Hình thành từ nguồn vốn tự có, từ phần tích luỹ và một phần là vốnvay, đây là nguồn vốn được sử dụng linh hoạt nhất, mang lại hiệu quả caonhất so với các nguồn vốn trong nước khác Nó thường được đầu tư vàocác lĩnh vực thu lãi suất cao, thời gian thu hồi vốn tương đối ngắn và th-ường phục vụ trực tiếp nhu cầu cấp thiết của thị trường

+ Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư

Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán trong dân cư nhưng cũngchiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội, có thể trực tiếp tạo rasản phẩm hàng hoá dịch vụ thông qua việc sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh Ngoài ra, đây còn là một "tấm đệm" cho nền kinh tế khi cónhững dao động trên thị trường thế giới thay vì phải vay từ bên ngoài.Chính phủ có thể huy động nguồn vốn trong dân cư thông qua phát hànhtrái phiếu

+ Nguồn vốn tín dụng:

Nguồn vốn này được tập trung ở các ngân hàng và các tổ chức tàichính (các Công ty bảo hiểm, các quỹ dự trữ, quỹ tín dụng…) Nó thu hútđược các khoản nhàn rỗi chưa được sử dụng của doanh nghiệp và dân cưrồi thực hiện cho vay với các doanh nghiệp khác cần vốn Cơ chế hoạtđộng của nó giống như bộ máy điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơithiếu Ngoài ra nguồn vốn này còn có vai trò quan trọng trong việc giúpxoá đói giảm nghèo, mục tiêu hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo Nó còn gián tiếp nâng caomức sống, giảm sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư

* Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đây là nguồn bổ sung quan trọng đối với nguồn vốn trong nước Hầuhết các nước đều thu hút nguồn vốn này để đầu tư khai thác các lợi thế sosánh của đất nước Nguồn vốn này có các bộ phận sau:

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trang 11

Là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tưsang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá tình sửdụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chínhphủ được thực hiện dưới hình thức việc trợ không hoàn lại, có hàon lại, chovay ưu đẫi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn việc trợ phát triển chínhthức của các nước công nghiệp phát triển

+ Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO)

c Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

+ Khái niệm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tổng chi phí bằng tiềndành cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cốđịnh trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các chi phí trong: Khảo sát quyhoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chiphí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác được chi trong tổng dựtoán

+ Nguồn hình thành:

Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ những nguồn sau:

- Vốn ngân sách nhà nước: Bao gồm ngân sách trung ương và ngânsách địa phương

- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm; Vốn của Ngân sách Nhà nước dùng

để cho vay, vốn huy động của các đơn vị kinh tế trong nước và các tầng lớpdân cư Vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiềubào ở nước ngoài

- Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch

vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, với các đơn vị quốc doanh, vốn này hìnhthành từ lợi nhuận (sau khi đã nộp thuế cho Nhà nước), vốn khấu hao cơbản để lại, tiền thanh lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định củaNhà nước

Trang 12

- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài

- Vốn vay nước ngoài; Vốn do chính phủ vay theo hiệp định ký kếtvới nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếpvay của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và vốn do ngân hàng đầu tư pháttriển đi vay

- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài

- Vốn huy động của nhân dân bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ laođộng

+ Nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm: vốn dùng cho khảo sátthiết kế, xây lắp nhà cửa kiến trúc; Vốn để mua sắm và lắp đặt máy móc,thiết bị trong quá trình sản xuất và hoàn thiện tài sản cố định; Chi phí xâydựng cơ bản khác làm tăng giá trị tài sản cố định Nội dung này có liênquan trực tiếp đến qúa trình thực hiện quản lý hoạt động đầu tư XDCB và

là cơ sở để xác định thanh toán khối lượng thực hiện công tác đầu tưXDCB

+ Phân loại vốn đầu tư XDCB:

Vốn đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các tài sản cố định cho nền kinh tế; đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của nền kinh tế Vì vậy việc phân loại cụ thể vốn đầu tư XDCB

là rất cần thiết, giúp nâng cao và sử dụng có hiệu quả vốn, giúp cho việcquản lý được thuận tiện, tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB

Phân loại vốn đầu tư XDCB theo 3 tiêu thức: Theo nguồn hìnhthành, theo yếu tố cấu thành và cuối cùng là phân loại theo hình thức xâydựng

- Theo nguồn hình thành, vốn đầu tư XDCB gồm: Vốn Ngân sáchNhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi, vốn tín dụng thương mại, vốn huy độngtrong dân, vốn góp của dân, vốn hợp tác liên doanh nước ngoài, các nguồnvốn khác

Trang 13

- Theo yếu tố, vốn đầu tư XDCB gồm: vốn xây dựng và lắp đặt, vốnmua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thức cơ bản khác.

- Theo hình thức xây dựng, vốn đầu tư XDCB gồm: vốn cho xâydựng mới, vốn cho khôi phục, vốn cho mở rộng

II Nội dung quản lý nhà nước về ĐTXDCB

1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB

Khái niệm:

QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB là sự tác động của bộ máyQLNN vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong ĐTXDCB từbước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự ánvào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý chí

và hành động của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hoàlợi ích các nhân, tập thể và lợi ích của nhà nước

Ở đây có thể hiểu sự tác động của bộ máy QLNN chính là nhà nướcvới hệ thống các cơ quan hành chính chấp hành và điều hành, là tác độngcủa chủ thể QLNN lên đối tượng bị quản lý là quá trình ĐTXDCB vàkhách thể quản lý là con người với hành vi hoạt động của họ trong quátrình ĐTXDCB

2 Nội dung quản lý Nhà nước về ĐTXDCB

Trên giác độ quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư XDCB theo các nội dung sau

- Nhà nước xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, xây dựng các chính sách, vạch quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội Kết quả của nó được thể hiện trong quy định quản lý củanhà nước dưới hình thức pháp lý nhất định

- Nhà nước quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt động ĐT&XDnói riêng bằng công cụ riêng là pháp luật Xây dựng hoàn chỉnh hệ thốngluật pháp liên quan đến đầu tư XDCB bao gồm: ban hành, sửa đổi, bổ sungcác quy chế quản lý đầu tư XDCB, các văn bản dưới luật nhằm một mặt

Trang 14

khuyến khích các nhà đầu tư, đảm bảo hoạt động đầu tư XDCB đáp ứngcác đòi hỏi về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế trong sự nghiệp côngnghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

- Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư

XDCB

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, xử lýnhững vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước, của giấy phép đầu tư, cáccam kết của chủ đầu tư

- Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể, phát sinh trong quá trình pháthua tác dụng của các kết quả đầu tư XDCB

- Phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, kịp thời

bổ xung, điều chỉnh những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chínhsách

- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn thực hiện đầu tư

và quản lý đầu tư

Với các Bộ, ngành, điạ phương, nội dung quản lý hoạt động đầu

tư XDCB gồm:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư XDCB và Xây dựng danhmục các dự án đầu tư XDCB cho Bộ, ngành, địa phương

- Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB

- Hướng dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trực thuộc xây dựng

dự án đầu tư XDCB, lập dự án tiền khả thi,…

- Trực tiếp giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư XDCBtheo chức năng được phân cấp

- Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tưXDCB của các đơn vị trực thuộc, của các chủ đầu tư tại địa phương …

3 Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý ĐTXDCB

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương nói chung trongphạm vi chức năng, quyền hạn, thực hiện trách nhiệm QLNN đối với tất cả

Trang 15

các tổ chức và các nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật như:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phùhợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trongtừng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

- Sử dụng các nguồn vốn ĐTXDCB do Nhà nước quản lý đạt hiệuquả cao nhất, chống tham ô lãng phí, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đã

dự kiến, với chi phí vốn đầu tư thấp nhất

- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứngyêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trườngcạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảođảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảohành công trình

Trang 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI TỈNH THANH HOÁ

I Khái quát chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB và tình hình thực hiện ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa

1 Chức năng và nhiệm vụ của Sở kế hoạch đầu tư

1.1 Chức năng

Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịutrách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý đầu tư trựctiếp của nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật

Sở Kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diệncủa UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn vềchuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn

đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhànước và của UBND tỉnh về các lĩnh vực xây dựng và quản lý quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về quản lý đầu tư trực tiếp củanước ngoài tại địa phương Có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:

- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Tỉnh uỷ,HĐND tỉnh, UBND tỉnh về lĩnh vực kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình của toàn tỉnh, xây dựng các dự án, đề

án về quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các cânđối chủ yếu của tỉnh về tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, cácnguồn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài trình UBND tỉnh; tổ chứcchỉ đạo thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 17

- Quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại; dự án đầu tư, đấu thầu; giámđịnh đầu tư; cấp đăng ký kinh doanh và thẩm định trình UBND tỉnh cấpgiấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Triển khai thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách của Trung ương

và của UBND tỉnh về công tác kế hoạch, đầu tư; phát hiện các vấn đề về cơchế, chính sách của Nhà nước không phù hợp, đề xuất với các cấp có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung

- Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức chuyên môn nghiệp vụ về kế hoạch và đầu tư ở địa phương trìnhUBND tỉnh

- Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước và kiểm tra, thanh tra chuyênngành kế hoạch và đầu tư

- Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, kinh phí theoquy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh

1.3 Chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB của Sở kế hoạch đầu tư

Tham mưu việc vận dụng các chính sách của Trung ương để ban hànhcác chế độ chính sách phù hợp với địa phương như các quy định về đầu tưXDCB Công tác đầu tư xây dựng ở một tỉnh đang phát triển có yêu cầu rấtlớn, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh đầu

tư vào những cơ sở bức xúc nhất liên quan đến sản xuất như thủy lợi, giốngvật nuôi, cây trồng, giao thông, y tế, giáo dục,

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn các Sở, Ngành,huyện, thị trình tự thủ tục đầu tư XDCB, về quy chế đấu thầu, quy chế quản

lý các dự án đầu tư Theo dõi và nắm chắc tiến độ thực hiện đầu tư XDCB,phát hiện và đề xuất kịp thời các giải pháp để thực hiện vốn đầu tư có hiệuquả tránh thất thoát

Trang 18

2 Khái quát tình hình ĐTXDCB tại tỉnh Thanh Hóa

Trên cơ sở phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chođầu tư phát triển, những năm qua Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân hàng năm thời kỳ 2001-2005 đạt 9,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nôngnghiệp (Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp xây dựng –dịch vụ trong GDP năm 2005 là 31,6% - 35,1% - 33,3%)

Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã hình thành một số ngành côngnghiệp quan trọng như: Xi măng, mía đường, sản xuất và lắp ráp ôtô, đóngsửa tàu biển, chế biến hải sản, súc sản xuất khẩu, sản xuất bia và nước giảikhát Trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như liêndoanh xi măng Nghi Sơn, liên doanh mía đường Việt Nam - Đài Loan đãhoạt động có hiệu quả cao trên địa bàn Thanh Hóa

Nhận thức được tác dụng của ĐTXDCB trong phát triển cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuất kinh doanh, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện và quản lýĐTXDCB rõ ràng qua từng thời kỳ.Mỗi giai đoạn có những đặc điểm tìnhhình và mục tiêu khác nhau, vì vậy việc thực hiện ĐTXDCB cũng có nhiềubiến đổi.Vượt qua tác động của những nhân tố khách quan và yếu tố chủquan, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện và quản lý ĐTXDCB đạt nhiềuthành quả, tuy cũng có không ít tồn tại cần giải quyết

2.1 Giai đoạn 2001-2005

Trong giai đoạn này, công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đãđược Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chếchính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực chođầu tư phát triển, đặc biệt vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân và dândoanh Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 21.300

Trang 19

tỷ đồng (bình quân 4.300 tỷ đồng/năm), tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưngtăng 45% so với thời kỳ 1996 - 2000 và tăng bình quân hàng năm 11%,trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25%

- Vốn tín dụng đầu tư chiếm khoảng 15%

- Vốn của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5%

- Vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 8%

- Vốn khu vực dân cư và thành phần kinh tế khác chiếm khoảng 47%

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư và đã có bước cảithiện đáng kể Các tuyến đường giao thông chính ở miền núi như tuyến HồiXuân - Tén Tần, Lang Chánh - Yên Khương và các tuyến quốc lộ 45, 47,

217 đã và đang được đầu tư nâng cấp Đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hoádài 133 km đã cơ bản hoàn thành, đã khởi công tuyến đường ngang nốiCảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện phát huy thế mạnhcảng biển và vùng miền núi phía Tây Thanh Hoá Đến hết năm 2004, tỷ lệđường giao thông được bê tông hoá và nhựa hoá đạt 17% tổng số đường bộtoàn tỉnh Đặc biệt đã đầu tư xong Bến số 1 - Cảng nước sâu Nghi Sơn chophép đón tàu 10.000 tấn và đang đầu tư Bến số 2 cho tàu 30.000 tấn ra vàothuận lợi, là tiền đề để xây dựng khu Nghi Sơn thành khu kinh tế động lựccủa tỉnh Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến 27/27 huyện, thị,thành phố; 92% xã, phường, thị trấn và 90% hộ có điện lưới quốc gia (ởmiền núi là 70% số xã và 64,2% số hộ); Trong 5 năm đã đầu tư mới 4 trạmbiến áp 110 KV (Nông Cống, Nam thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn, BáThước) và 5 trạm biến áp trung gian khu vực; dự án cải tạo lưới điện thànhphố Thanh Hoá - thị xã Sầm Sơn bằng nguồn vốn ODA của Pháp đangđược thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2005

Nhiều cơ sở sản xuất và dịch vụ lớn được xây dựng đưa vào sử dụnggóp phần tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế như: dây chuyền mới

Trang 20

nhà máy xi măng Bỉm Sơn công suất 1,2 triệu tấn/năm, nhà máy đườngNông Cống công suất 2000 tấn mía cây/ngày, nhà máy bao bì PP công suất

35 triệu sản phẩm/năm, nhà máy chế biến hải sản đông lạnh Lễ Môn, nhàmáy chế biến dứa Như Thanh, nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân,

Bá Thước, Khách sạn Sao Mai Một số dự án lớn khác như: công trìnhthủy lợi - thuỷ điện Cửa Đạt, nhà máy chế biến giấy và bột giấy Châu Lộc,nhà máy lắp ráp ô tô Bỉm Sơn… cũng đã được khởi công xây dựng

Nguồn vốn ngân sách đã được đầu tư theo quy hoạch; tương đối tậptrung, hiệu quả và đảm bảo cơ cấu đầu tư phù hợp giữa các ngành, cácvùng miền, đặc biệt là đầu tư tập trung cho các dự án trọng điểm ở cácvùng trọng điểm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, xoáđói giảm nghèo…nợ đọng trong XDCB đã được giải quyết tích cực nên dựkiến đến hết năm 2005, nợ XDCB còn khoảng 170.000 triệu đồng (baogồm cả vốn vay đầu tư XDCB và nợ khối lượng hoàn thành), trong đó cótrên 63.000 triệu đồng là nợ của các dự án Trung ương cho phép đầu tư,cần tiếp tục báo cáo Trung ương để được giải quyết vốn

Đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế có nhiều khởisắc, trên địa bàn tỉnh có 1.677 doanh nghiệp được thành lập theo LuậtDoanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân hàng năm 38%, trung bình 2.100người dân có 01 doanh nghiệp Một số doanh nghiệp có xu hướng pháttriển tốt và có các sản phẩm được trao giải thưởng Sao vàng đất Việt

2.2 Giai đoạn 2006 đến nay

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tácxúc tiến, kêu gọi đầu tư, đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc về thủtục hành chính, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợicho việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế

Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 23.500 tỷđồng, trong đó:

Trang 21

-Vốn ngân sách Nhà nước khoảng 6.351 tỷ đồng (chiếm 27%)

-Vốn tín dụng đầu tư khoảng 2.975 tỷ đồng (chiếm 12,6%)

-Vốn của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 1.618 tỷ đồng (chiếm6,9%)

-Vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2.142 tỷ đồng (chiếm 9,1%)

-Vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác khoảng 10.572

tỷ đồng (chiếm 44,9%)

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân tiếptục có bước phát triển, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên địa bàntăng khá Số doanh nghiệp được thành lập mới tăng khá so với cùng kỳ.Phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục phát triển mạnh ởnhiều huyện… Hoạt động đầu tư nước ngoài có chuyển biến, việc tranh thủcác nguồn vốn ODA và NGO được đẩy mạnh và đạt kết quả khá so vớicùng kỳ, nhiều dự án ODA đang được xúc tiến và triển khai thực hiện Một số dự án trọng điểm trong kế hoạch năm 2006 tiếp tục đẩy nhanhtiến độ như hồ Cửa Đạt, nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn, bến số 2 CảngNghi Sơn, trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa, bệnh viện Nhi…Một số dự án khởi công mới như: nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển NghiSơn, nhà máy xi măng Công Thanh, tuyến nối các huyện ở Tây Thanh Hóa,đường đến các xã chưa có đường ô tô… tạo tiền đề cho việc huy động vốn

và phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và những năm tiếp theo.Đã khởicông một số dự án lớn trong KKT Nghi Sơn như: nhà máy cấp nước sạch,

hạ tầng khu công nghiệp luyện thép, nhà máy nhiệt điện, nhà máy biaThanh Hóa - Nghi Sơn…

Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư phát triển năm 2007, đầu năm 2008cũng còn một số bất cập và sẽ đạt kết quả cao hơn nếu một số dự án như:nhà máy giấy Châu Lộc, đường 1A tránh thành phố Thanh Hóa, đường

Trang 22

Nghi Sơn - Bãi Trành; tuyến nối các huyện ở Tây Thanh Hóa v.v…đạt tiến

độ như dự kiến; huy động vốn đầu tư từ quỹ đất tuy đạt kế hoạch đề ra,nhưng chưa đồng đều ở các huyện, thị xã, thành phố Công tác giải phóngmặt bằng vẫn còn nhiều khó khăn ở một số địa bàn, làm ảnh hưởng đến tiến

độ thực hiện của các dự án đầu tư

Nguyên nhân của những kết quả đạt được là:

* Về khách quan:

- Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành đã vàđang phát huy tính tích cực, tạo môi trường phát triển cho các ngành, cácthành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

- Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa được sự quan tâm nhiềuhơn của Đảng, Chính phủ và các bộ ngành trung ương, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Trong những năm qua, thời tiết nhìn chung thuận lợi, đặc biệt là chosản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

* Về chủ quan

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, ban hành và triểnkhai thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuấtkinh doanh như chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, chính sách

hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, chính sách khuyếnkhích phát triển giống thủy sản, chính sách khuyến khích phát triển côngnghiệp - thủ công nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho các thành phầnkinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất

- Các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo xây dựng và phát triển đượcnhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên hầu hết các lĩnh vực Một số ngành,huyện đã xác định được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong công tácchỉ đạo, điều hành nên đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực

Trang 23

sản xuất, kinh doanh như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển làngnghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển giao thông nông thôn.

- Sự ổn định chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cácdân tộc trong tỉnh; sự đổi mới trong hoạt động của các cơ quan đoàn thể,các hiệp hội và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đáng kể xâydựng quê hương ngày càng giàu đẹp

2.3 Nhận xét chung về ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa

- Đạt được những thành tựu quan trọng trong ĐTXDCB, hình thànhmột số ngành công nghiệp quan trọng như: xi măng, mía đường, sản xuất

và lắp ráp ôtô, đóng sửa tàu biển, chế biến hải sản, súc sản xuất khẩu, sảnxuất bia và nước giải khát Trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài như liên doanh xi măng Nghi Sơn, liên doanh mía đường ViệtNam - Đài Loan đã hoạt động có hiệu quả cao trên địa bàn Thanh Hóa

- Kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, tính bềnvững và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Nhiều chỉ tiêu chủ yếu vềkinh tế không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng, giá trị hàng hoáxuất khẩu và huy động vốn đầu tư trên địa bàn

- Năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnhcòn hạn chế, chi phí sản xuất cao Khu vực kinh tế tập thể và kinh tế trangtrại phát triển chậm, quy mô nhỏ và không đồng đều giữa các vùng

- Kết cấu hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém, nhất

là ở khu vực miền núi, đến hết năm 2004 còn 46 xã chưa có điện lưới quốcgia, 14 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, độ thông và chất lượngđiện thoại ở huyện vùng cao Mường Lát chưa tốt Số lượng phòng họctranh tre, nứa, lá và tỷ lệ nhà ở tạm bợ còn cao

- Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt thấp so với kế hoạch.Trong một số ngành, lĩnh vực đầu tư chưa thực sự tập trung, hiệu quả đầu

Trang 24

tư và chất lượng ở một số dự án chưa cao, hiện tượng chậm trễ ở tất cả cáckhâu từ chuẩn bị đầu tư tới thực hiện và thanh, quyết toán công trình chậmđược giải quyết

* Nhìn chung vẫn tồn tại những sai phạm gây lãng phí thất thoát trong ĐTXDCB như:

+ Nợ khối lượng XDCB hoàn thành

Tình trạng nợ khối lượng XDCB hoàn thành diễn ra ở hầu khắp cácngành Nhiều khi, nguồn vốn Ngân sách của năm nay hầu hết chỉ dùng đểthực hiện những công trình chuyển tiếp hoặc thực hiện phần xây dựng còntồn của năm trước

Tính đến hết tháng 12/2006, tổng số nợ XDCB của tỉnh khoảng:247.204 triệu đồng; trong đó:

- Nợ vay ngân hàng phát triển (trước đây là quỹ hỗ trợ phát triển):123.754 triệu đồng, trong đó:

• Nợ do ngân sách tỉnh chịu trách nhiệm trả là: 1.639 triệu đồng(vay để kiên cố hóa kênh mương)

• Nợ do các huyện chịu trách nhiệm trả là: 122.115 triệu đồng

- Dự kiến nợ khối lượng hoàn thành (các công trình do ngân sáchtỉnh đầu tư) khoảng 123.450 triệu đồng, bao gồm:

• Các dự án đã có quyết toán được duyệt: 14.630 triệu đồng

• Các dự án hoàn thành chưa có quyết toán được duyệt: 108.820triệu đồng

+ Thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB

 Về chủ trương đầu tư: Do không thực hiện kỹ ngay từ khâu nghiên

cứu tiền khả thi về quy hoạch vùng, ngành, điều kiện tự nhiên, thị trường

và nguồn hàng; người ra quyết định đầu tư thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đếnchủ trương đầu tư thiếu chính xác, phải điều chỉnh, bổ sung thậm chí thay

Trang 25

đổi dẫn đến nhiều sơ hở trong quản lý vốn, nhiều công trình phải thay đổiđịa điểm, sửa đổi công suất thiết kế.

 Hợp đồng không chặt chẽ, không quy định rõ trách nhiệm của các

bên dẫn đến thành viên hoạt động không hết trách nhiệm, tranh cãi trongthanh quyết toán Với các đơn vị liên doanh thất bại trong ĐTXDCBthường do: Không nghiên cứu kỹ tình hình các mặt của đối tác, hợp đồngkhông chặt chẽ dẫn tới đối tác dừng đầu tư giữa chừng gây thất thoát và tồnđọng vốn

 Sai phạm trong thanh, quyết toán

Không thực hiện đầy đủ Pháp lệnh kế toán thống kê: Hạch toán sainguồn, chi khống, chi vượt và chi thiếu chứng từ; quyết toán tăng sai

II Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1 Khái quát tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn

Trong năm 2007,Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã quan tâm chỉ đạo đẩymạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, đề ra nhiều biện pháp tháo gỡvướng mắc với thủ tục hành chính, nhất là trong công tác giải phóng mặtbằng, tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.Huyđộng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá so với cùng kì và là nămđầu tiên vượt chỉ tiêu kế hoạch.Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triểnước đạt 10.800 tỷ đồng, bằng 102,8% kế hoạch, tăng 40,2% so với cùng kỳ;trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 2.890 tỷ đồng (chiếm 26,8%),vốn tín dụng đầu tư khoảng 1.480 tỷ đồng (chiếm 13,7%), vốn của cácdoanh nghiệp Nhà nước khoảng 720 tỷ đồng (chiếm 6,7%), vốn đầu tưnước ngoài khoàng 1.070 tỷ đồng (chiếm 9,9%), vốn khu vực dân cư và cácthành phần kinh tế khác khoảng 4.640 tỷ đồng (chiếm 43%)

Nhìn chung các nguồn vốn đều đạt khá so với kế hoạch và tăng khá

so với cùng kỳ,trong đó các nguồn vốn vượt kế hoạch là vốn ngân sách

Trang 26

Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư nước ngoài.Ước cả năm có

760 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15% so với năm 2006, số vốn đăng

kí trung bình là 2,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.Việc tranh thủ các nguồn vốnODA và NGO được đẩy mạnh, nhiều dự án ODA đang được xúc tiến vàtriển khai thực hiện.Một số dự án trọng điểm trong kế hoạch năm 2007 tiếptục đẩy nhanh tiến độ, đã khởi công một số dự án lớn trong KKT Nghi sơnnhư: Nhà máy cấp nước sạch, hạ tầng khu công nghiệp luyện thép, nhà máynhiệt điện, nhà máy bia Thanh Hóa Nghi Sơn

Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư phát triển năm 2007 cũng còn một

số bất cập và sẽ đạt kết quả cao hơn nếu mộ số dự án như: Nhà máy giấyChâu Lộc,đường 1A tránh thành phố Thanh Hóa, đường Nghi Sơn Bãitrành; tuyến nối các huyện ở Tây Thanh Hóa v.v… đạt tiến độ như dự kiến;huy động vốn dầu tư từ quỹ đất tuy đạt kế hoạch đề ra, nhưng chưa đồngđều ở các huyện, thị xã, thành phố.Công tác giải phóng mặt bằng vẫn cònnhiều khó khăn ở một số địa bàn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện củacác dự án đầu tư

2 Thực trạng quản lý Nhà nước về Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

2.1 Về huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý năm 2007 là:

1.897.700 triệu đồng, gồm:

- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng;

- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng (bao gồm

cả vốn trung ương bổ sung kế hoạch Chương trình 135 vào 12/2006);

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 420.412 triệu đồng;

- Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng;

- Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư: 120.838 triệu đồng;

Trang 27

- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang 2007: 83.719triệu đồng;

- Nguồn vốn sắp xếp nhiệm vụ chi và huy động khác: 86.216 triệuđồng

Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch và hồ sơ của các dự án, các nguồn vốntrên đã được giao kế hoạch để triển khai thực hiện

* Tình hình thực hiện kế hoạch các nguồn vốn

a- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng, được bố trí như sau:

- Quy hoạch và chuẩn bị đầu tư: 17.824 triệu đồng, chiếm 4,3%

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: 50.256 triệu đồng, chiếm 12,2%

- Các dự án chuyển tiếp: 195.634 triệu đồng, chiếm 47,5%

- Các dự án khởi công mới: 148.106 triệu đồng, chiếm 36%

Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh được bố trí với cơ cấu phù hợp vàtương đối tập trung cho các dự án hạ tầng trong KKT Nghi Sơn, Đại lộNam sông Mã, Quảng trường Lam Sơn, trụ sở làm việc các cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh, trụ sở cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện, các côngtrình thực hiện theo cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đã ban hành như: cáccông trình cấp huyện quản lý, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã, chươngtrình 159…; đồng thời giải quyết một số yêu cầu bức xúc phục vụ sản xuất

và sinh hoạt của nhân dân ở các vùng miền, đặc biệt là những vùng khókhăn

b- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng.

Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trí theo đúngcác mục tiêu Trung ương giao kế hoạch Trong đó:

- Công tác chuẩn bị đầu tư: 20.739 triệu đồng, chiếm 3,1%;

Trang 28

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: 27.786 triệu đồng, chiếm 4,2%;

- Các dự án chuyển tiếp: 139.665 triệu đồng, chiếm 20,9%;

- Các dự án khởi công mới: 478.505 triệu đồng, chiếm 71,8%

Bên cạnh việc bố trí vốn theo các mục tiêu Trung ương giao kế hoạch,như: các dự án thuộc CTMTQG; chương trình 134, 135, dự án trồng mới 5triệu ha rừng, nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trícho các dự án tăng cường cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến huyện, hạ tầngthương mại - du lịch và các công trình trọng điểm như Đại học Hồng Đức,Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, các dự án hạ tầng thuộc Khu kinh

tế Nghi Sơn, KCN Bỉm Sơn, Âu trú bão Lạch Hới, hệ thống đê kè biển vàmột số công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc các huyện miền núi…

c- Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng

Đã được Ban quản lý dự án Trung ương phân bổ cho các dự án Xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, trang thiết bị cho Bệnhviện đa khoa tỉnh, cải thiện môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa

d- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi của các chương trình, dự án từ năm 2006 sang năm 2007: 83.719 triệu đồng

Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang năm 2007 chủ yếuthuộc chương trình 135, chương trình MTQG về văn hóa, một số dự ánthuộc chương trình đầu tư thực hiện Nghị quyết 37, 39 của Bộ Chính trị, kè

đê hữu sông Mã và xử lý sạt lở đê kè (trong đó có một số nguồn vốn doTrung ương bổ sung vốn vào cuối năm)… đến nay phần lớn các chươngtrình dự án đã giải ngân hết số vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sangnăm 2007

e- Nguồn vốn trái phiếu chính phủ: 420.412 triệu đồng

Tổng số vốn đăng ký giải ngân của tỉnh là 500.800 triệu đồng, Bộ Tàichính đã thông báo 420.412 triệu đồng; trong đó: dự án tuyến nối các

Trang 29

huyện phía Tây Thanh Hóa 252.000 triệu đồng; dự án đường đến trung tâm

xã chưa có đường ôtô 51.825 triệu đồng; dự án các công trình thủy lợi miềnnúi 101.587 triệu đồng; đường Thành Trực - Thành Mỹ, huyện ThạchThành 15.000 triệu đồng Đến nay, ước khối lượng thực hiện khoảng207.000 triệu đồng, giải ngân 179.150 triệu đồng, đạt 43% số vốn Trungương thông báo

Trong các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, dự án đường Thànhtrực - Thành Mỹ và dự án các cụm hồ đập miền núi, dự án đường đến trungtâm xã chưa có đường ô tô có tiến độ thực hiện tương đối đảm bảo; trong

đó dự án các cụm hồ đập miền núi giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn TWthông báo, dự kiến đến cuối năm hoàn thành bàn giao được 2 công trình là

hồ Thắng Long và hồ Khe Tre Dự án tuyến nối các huyện phía Tây cótổng cộng 32 gói thầu, đã phê duyệt TKKT được 26/32 gói thầu (còn 6 góithầu sẽ triển khai sau), trong đó đã triển khai thi công 9 gói thầu và đang tổchức đấu thầu 6 gói thầu, giải ngân đạt khoảng 32,7% kế hoạch vốn TWthông báo

g- Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư: 120.383 triệu đồng

Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư đã được sở Tài chính phối hợpvới các ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ 108.090 triệu đồng đểthực hiện các mục tiêu trong kế hoạch Còn lại chưa phân bổ: 12.748 triệuđồng (sự nghiệp môi trường 6.748 triệu đồng và kinh phí hỗ trợ cải tạo lướiđiện hạ thế nông thôn 6.000 triệu đồng) Cụ thể như sau:

- Kinh phí phát triển giao thông nông thôn: 18.000 triệu đồng

- Kinh phí ứng dụng CNTT: 6.000 triệu đồng

- Kinh phí tăng cường CSVC phát thanh truyền hình: 6.200 triệuđồng

Trang 30

- Kinh phí tôn tạo, chống xuống cấp di tích văn hoá: 2.000 triệuđồng

- Kinh phí tăng cường CSVC và trang thiết bị y tế: 9.300 triệu đồng

- Kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 38.497 triệu đồng

- Kinh phí tăng cường trang thiết bị dạy nghề: 12.950 triệu đồng

- Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường: 15.143 triệu đồng

Việc bố trí kế hoạch năm 2007 từ các nguồn vốn do địa phương quản

lý đảm bảo cơ cấu tương đối giữa các vùng miền và các mục tiêu ưu tiên,trong đó đầu tư cho khu vực miền núi chiếm 45,7%, khu vực đồng bằngchiếm 30,8% và vùng ven biển chiếm 23,5%

Do có sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thờinhững phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch của UBNDtỉnh và có sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, các huyện, thị xã, thành phố

và các chủ đầu tư nên tiến độ thực hiện và chất lượng công trình của các dự

án có chuyển biến tiến bộ trong những tháng cuối năm Đến hết tháng11/2007, ước giải ngân đạt khoảng 68% kế hoạch vốn và 85% giá trị khốilượng thực hiện Nguồn vốn cân đối ngân sách tập trung có tỷ lệ giải ngâncao và khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch vốn năm 2007 Riêng nguồn vốn

TW hỗ trợ theo mục tiêu có một số chương trình, dự án thực hiện chậm (hạtầng nuôi trồng thủy sản, dự án TTCX, chương trình việc làm) nên khônggiải ngân hết kế hoạch vốn và phải điều chuyển cho các dự án khác

2.2 Về lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB

Công tác lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB được hướng dẫn cụ thể

và rõ ràng, nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong đầu tư.Nhiều doanh nghiệp đã dần dần tự khẳng định mình trong cơ chế thịtrường, có ý thức trong lập kế hoạch, nghiên cứu tình hình để có những dự

án đầu tư khả thi

Ngày đăng: 13/12/2012, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa học quản lý tập I,II – Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2004) Khác
2. Quản lý Nhà nước về kinh tế – Chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu – NXB Lao Động Xã Hội – Hà Nội(2005) Khác
3. Chính sách Kinh tế Xã hội – Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2006) Khác
4. Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – Chủ biên: PGS.TS Mai Văn Bưu – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2001) Khác
5. Kinh tế đầu tư – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – Hà Nội(2004) Khác
6. Thủ tướng Chính phủ – Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 Khác
7. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2006 Khác
8. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007 Khác
9. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2008 Khác
10. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa – Báo cáo định hướng kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội, Quốc phòng - An Ninh 5 năm 2006-2010 Khác
11. Một số tài liệu thực tế tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w