1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Học Tây cách dạy con ngoan docx

3 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 82,23 KB

Nội dung

Học Tây cách dạy con ngoan 1. Đê bé tự làm những việc có thể Ở nước ngoài, khi bé có thể ngồi và cầm nắm các đồ vật, các bố mẹ thường hay mua cho con ghế tập ăn bột, để con ngồi cùng gia đình trong bữa ăn. Điều đó rèn cho thói quen sau này ăn cùng gia đình, có thể tự xúc cơm ăn một mình. Khi bé không muốn ăn nữa, bố mẹ chẳng ép bé cố nhồi thêm món nọ, món kia. Có gia đình còn quy định giờ ăn cơm. Bé ăn chậm và lâu, hết giờ, mẹ sẽ cất thức ăn đi và bé có thể phải nhịn đói. Ở trường mẫu giáo, cô cũng rèn bé như thế. Chỉ sau một vài lần, bé sẽ tự ý thức được giờ ăn và cách ăn. Nếu không ăn nhanh, đúng giờ, bé sẽ nhịn đói và phải chờ đến bữa sau mới được ăn. Đây là bài học rất thực tế để bé quyết định chuyện ăn uống của mình. Còn ở Việt Nam, đa số các bé lớn sắp đi học lớp 1, mẹ vẫn phải chạy theo đút cơm. Có khi bữa ăn của bé kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ. Vậy tại sao các bố mẹ Việt Nam không học các bố mẹ nước ngoài để "ứng phó" với những bé ăn không ngoan nhỉ? Ngoài chuyện ăn uống, các mẹ cũng nên rèn cho bé tự làm được những việc có thể như tự mặc quần áo, đi giầy, treo quần áo đúng nơi quy định, tự đi vệ sinh và lau rửa sạch sẽ, cất đồ chơi vào đúng vị trí. Những điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giúp bé rất nhiều trong cuộc sống sau này. 2. Không bị bố mẹ đánh mắng mà vẫn ngoan Nếu một bé òa khóc, các mẹ châu Á xuýt xoa, tìm cách dỗ con mà chưa kịp tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Người mẹ châu Âu sẽ bỏ đi chỗ khác và lát sau quay lại hỏi: "Con đã khóc xong chưa?". Và bé sẽ tự nín, chẳng cần ai dỗ dành. Bé nào hư, mè nheo, bố lại mắng, thậm chí là đánh con để dạy bé vào khuôn khổ. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á. 3. Hãy đối xử với bé như người trưởng thành Hầu hết các bố mẹ Việt Nam hay áp đặt, bắt buộc con phải làm thế này, làm thế kia. Tại sao bố mẹ không đối xử với con như người trưởng thành. Hãy nói chuyện với con bằng thái độ bình đẳng, như giữa những người lớn với nhau, lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của con và giải thích cho con hiểu mọi chuyện một cách thấu đáo. Ngay từ nhỏ, hãy để bé được chăm em dưới sự giám sát của phụ huynh. Không nên quát mắng không cho bé lớn đụng vào em hoặc đùa nghịch với em. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn và luôn để mắt tới là hai bé biết chơi với nhau an toàn. Bé lớn sẽ ý thức được, đó là em của mình, bản thân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với em. Đừng trêu chọc hoặc cho rằng, ghen tỵ là xấu. Nếu bạn phớt lờ cảm xúc của bé, bé sẽ không chia sẻ với bạn. Đó cũng không phải cách chấm dứt cơn ghen tỵ. Bày tỏ cảm xúc sẽ khiến bé nhẹ nhõm hơn. Qua đó, cha mẹ cũng biết nhu cầu và mong muốn của con để kịp thời điều chỉnh. Theo các nhà khoa học, khoảng cách tuổi giữa các bé có liên quan đến yếu tố ghen tỵ. Trong đó, hai bé cách nhau từ 2-4 năm thường tạo ra mức ghen tỵ lớn nhất. Những hoạt động vui chơi khác an toàn thì cha mẹ không cần cấm đoán con thái quá. Chuyện nghịch nước hay nghịch cát trong công viên không xấu và không cần phải cách ly. Cuối cùng, chuyện dạy dỗ con luôn đòi hỏi kiên trì và nhất quán. Không phải chỉ vài lời giải thích, bé đã hiểu và tiến bộ ngay. Hãy kiên nhẫn chờ đợi bé trả lời và hướng dẫn bé nếu bé làm chưa tốt. Sau nhiều lần, bé sẽ ngày càng tích luỹ được kiến thức và có thể tự mình làm được nhiều việc một cách vô thức. Điều này giúp bé sẽ hình thành kỹ năng tự học, rất hữu ích cho bé trong cuộc sống hiện tại và sau này. . Học Tây cách dạy con ngoan 1. Đê bé tự làm những việc có thể Ở nước ngoài, khi bé có thể ngồi và cầm nắm các đồ vật, các bố mẹ thường hay mua cho con. dạy bé vào khuôn khổ. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật

Ngày đăng: 24/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w