Quyền làm mẹ của người phụ nữ được thực hiện bằng hai phương thức cơ bản, đó là quyền sinh con và nhận nuôi con nuôi mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ.. Trong những trườn
Trang 1
uyền làm mẹ là quyền thiêng liêng và
cao quý của người phụ nữ Quyền đó
trước hết xuất phát từ chức năng sinh học tự
nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể
thay đổi được Nhờ có chức năng cao quý đó
của người phụ nữ mà thế giới luôn luôn tồn
tại, phát triển và đổi mới Vì lẽ đó mà vai trò
của người mẹ luôn được thừa nhận và tôn
trọng
Quyền làm mẹ của người phụ nữ Việt
Nam đã được quy định, bảo vệ bằng các quy
định cụ thể của pháp luật và các quy định đó
ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp
hơn với thực tế đời sống xã hội, nhằm bảo
đảm có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng
của người phụ nữ
Quyền làm mẹ của người phụ nữ được
quy định trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật có liên quan Điều 40 Hiến pháp
năm 1992 quy định: “Nhà nước, xã hội, gia
đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc bà mẹ và trẻ em" Điều 63 Hiến
pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và xã
hội tạo điều kiện để phụ nữ sản xuất, công
tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm
tròn bổn phận của người mẹ” Trên cơ sở
của Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 2000 đã
quy định tại khoản 6 Điều 2 như sau: “Nhà
nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo
vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” Quyền làm mẹ của người phụ nữ được thực hiện bằng hai phương thức cơ bản, đó là quyền sinh con và nhận nuôi con nuôi mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của
họ Việc sinh con hay nhận nuôi con nuôi đều là những sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa mẹ và con song có bản chất khác nhau Các phương thức thực hiện quyền làm mẹ được công nhận và bảo đảm thực hiện cả về mặt pháp lí và thực tế
1 Quyền sinh con
1.1 Quyền sinh con là quyền của người phụ nữ được tự mình thụ thai, mang thai và sinh con Quyền này gắn liền với chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay thế được Quyền này được thừa nhận và bảo đảm thực hiện thông qua các quy định của Luật HN&GĐ tại chương VII về xác định cha, mẹ, con Trong những trường hợp đặc biệt, quyền sinh con của người phụ nữ còn được bảo đảm thực hiện bằng các phương pháp khoa học được pháp luật công nhận Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 của Chính
Q
* Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2phủ về sinh con theo phương pháp khoa học
đã quy định cụ thể về vấn đề này
Quyền sinh con chỉ có thể thực hiện
được khi người phụ nữ có thể thụ thai, nuôi
dưỡng thai nhi (mang thai) Căn cứ vào thực
tiễn hiện nay, người phụ nữ có thể thụ thai
thông qua ba cách sau:
- Cách thứ nhất: Thụ thai thông thường
thông qua quan hệ sinh lí với một người
khác giới tính (như quan hệ vợ chồng…)
- Cách thứ hai: Thụ tinh nhân tạo, là thủ
thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của
người cho tinh trùng vào tử cung của người
phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi (khoản
2 Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP)
- Cách thứ ba: Thụ tinh trong ống nghiệm,
là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi (khoản 3 Điều 3
Nghị định số 12/2003/NĐ-CP)
Trong ba cách trên thì cách thứ hai và
thứ ba được gọi là sinh con theo phương
pháp khoa học, tức là việc sinh con được
thực hiện bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Tuy nhiên, không phải bất cứ người phụ nữ
nào muốn cũng có thể sinh con nhờ áp dụng
kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà theo quy định tại
Điều 8 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì
người phụ nữ muốn được nhận tinh trùng,
nhận noãn, nhận phôi phải bảo đảm đủ các
điều kiện sau:
- Từ đủ 20 tuổi đến 45 tuổi;
- Có đủ sức khoẻ để thụ thai, mang thai
và sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm
thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác;
- Không tìm hiểu về tên tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho
Pháp luật nước ta chỉ cho phép áp dụng
kĩ thuật hỗ trợ sinh sản cho cặp vợ chồng vô sinh (tức là các cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 1 năm(1)) và phụ
nữ sống độc thân Người phụ nữ sống độc thân phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định số 12 nêu trên thì mới được phép áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Pháp luật không cho phép thực hiện việc mang thai hộ, hay chửa thuê,(2) tức là không cho phép một người phụ nữ này được mang thai và đẻ con thay cho một người phụ nữ khác trên cơ sở thoả thuận, dù là với mục đích gì, có trả công hay không trả công Vì vậy, mọi thoả thuận giữa các bên về việc mang thai hộ và sinh con đều không hợp pháp Việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ được thực hiện với chính người mẹ có nhu cầu sinh con
1.2 Quyền sinh con của người phụ nữ gắn liền với quyền yêu cầu xác định một người đàn ông nào đó là cha của con mình
Tuy nhiên người mẹ của đứa trẻ chỉ được
yêu cầu xác định cha cho con trong những trường hợp thụ thai tự nhiên, thông thường
mà không có quyền yêu cầu xác định cha cho con trong trường hợp con sinh ra nhờ áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản Bởi vì, trước khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, người
Trang 3mẹ đã tự nguyện tuân thủ nguyên tắc bí mật
về thông tin của người cho tinh trùng, cho
noãn, cho phôi.(3) Trẻ ra đời do thực hiện kĩ
thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ
người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc
người phụ nữ sống độc thân và những người
này luôn luôn được xác định là cha, mẹ của
đứa trẻ sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ
12/2003/NĐ-CP quy định: “Con được sinh ra
do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không
được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền
được nuôi dưỡng đối với người cho tinh
trùng, cho noãn, cho phôi”
Để bảo đảm lợi ích của những đứa trẻ
sinh ra do áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản,
cũng như tránh các hậu quả trong việc lặp lại
nòi giống ở thế hệ sau, pháp luật quy định
một cách rõ ràng là tinh trùng, noãn, phôi
của người cho chỉ được sử dụng cho một
người.(5) Quy định đó vẫn bảo đảm bí mật
các thông tin về bản thân người cho tinh
trùng, người cho noãn, người cho phôi
nhưng lại đòi hỏi phải xác định một địa chỉ
rõ ràng đối với người nhận tinh trùng, người
nhận noãn, người nhận phôi Điều đó có
nghĩa là tinh trùng, noãn, phôi của người cho
đã được sử dụng cho người này thì không
được phép sử dụng cho bất cứ một người
nào khác Điều đó đòi hỏi các cơ sở y tế có
khả năng thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
phải có trách nhiệm, thận trọng và quản lí tốt
việc lưu giữ, bảo quản tinh trùng, phôi, bảo
đảm việc sử dụng tinh trùng, phôi đó chỉ cho
một người duy nhất mà thôi Ngược lại, về phía người nhận tinh trùng, người nhận noãn hoặc người nhận phôi thì lại có thể nhận từ nhiều người cho khác nhau Bởi vì, người nhận luôn luôn được xác định cụ thể, đó là người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân Vì vậy, người
mẹ của đứa trẻ luôn luôn được xác định trong mọi trường hợp
Như vậy, việc xác định cha cho con (trong giá thú hoặc ngoài giá thú) chỉ được đặt ra trong trường hợp con sinh ra một cách
tự nhiên mà không nhờ đến kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và được thực hiện theo các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 (từ Điều 63 đến Điều 66), Điều 39 BLDS và các quy định tại Mục 6 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP
từ Điều 47 đến Điều 51
Theo quy định của pháp luật, có hai thủ tục xác định cha, mẹ, con Đó là theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tư pháp
- Thủ tục hành chính: Trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã nơi cư trú của người con (Điều 47 Nghị định 83) Pháp luật khuyến khích tính tự nguyện tự giác nhận con của người cha, người mẹ Khi thực hiện đăng
kí việc cha mẹ nhận con trên cơ sở tự nguyện, cán bộ hộ tịch không được phép đi sâu tìm hiểu tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đứa trẻ, không được gây tổn thương về tình cảm
- Thủ tục tư pháp: Yêu cầu xác định cha,
mẹ, con có tranh chấp, không phù hợp với
Trang 4mong muốn của các bên đương sự thì thuộc
thẩm quyền giải quyết của toà án Người có
yêu cầu xác định cha, mẹ, con phải gửi đơn
đến toà án nơi cư trú hoặc làm việc của bị
đơn (người bị xác định là cha, là mẹ) Người
có yêu cầu xác định cha, mẹ, con có nghĩa
vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ
2 Quyền nhận nuôi con nuôi
Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi
Giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi có quan hệ như cha
mẹ đẻ và con, mặc dù giữa hai bên có thể
không có sự gắn bó về huyết thống, sinh học
Quyền nhận nuôi con nuôi là quyền của
mọi cá nhân khi có đủ các điều kiện luật
định Các điều kiện của người nhận nuôi con
nuôi được quy định tại Điều 69 Luật
HN&GĐ năm 2000 Bất cứ người phụ nữ
nào, dù có chồng hay chưa có chồng, đều có
quyền nhận nuôi con nuôi khi có đủ các điều
kiện của người nhận nuôi do pháp luật quy
định Tuy nhiên, nếu người phụ nữ đã có
chồng thì việc nhận nuôi con nuôi cần phân
biệt hai trường hợp:
- Trường hợp cả hai vợ chồng đều nhận
nuôi con nuôi Trong trường hợp này cả hai
vợ chồng phải có đủ các điều kiện của người
nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 69
Luật HN&GĐ năm 2000 Đứa con nuôi
được xác định là con chung của vợ chồng
- Trường hợp người vợ nhận nuôi con
nuôi Trong trường hợp này chỉ có người vợ
có nhu cầu, mong muốn nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP “nếu người nhận nuôi con nuôi có vợ hoặc chồng thì đơn phải có chữ kí của cả vợ chồng” Theo chúng tôi quy định này chưa được rõ ràng, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau Chữ kí của vợ hoặc chồng trong đơn xin nhận nuôi con nuôi của một bên có thể thể hiện sự đồng ý của họ đối với việc người kia nhận nuôi con nuôi hoặc chỉ đơn giản là họ biết về việc đó Vì vậy, quy định trên chưa thể hiện rõ là trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của bên kia
Việc nuôi con nuôi không chỉ đơn giản là cần sự đồng ý hay không của vợ hoặc chồng
mà quan trọng hơn cả là cần tạo ra môi trường gia đình đầy đủ, hoàn chỉnh cho đứa trẻ được nhận nuôi Theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp người nhận nuôi con nuôi đã có vợ hoặc chồng thì chỉ nên cho nhận nuôi con nuôi nếu cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi (trừ trường hợp vợ hoặc chồng đã nhận nuôi con nuôi từ trước khi kết hôn hoặc nhận con riêng của người kia làm con nuôi) Điều đó sẽ tốt hơn cho đứa trẻ được nhận nuôi và việc nuôi con nuôi sẽ thuận lợi hơn, có tính khả thi hơn
Việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực pháp lí kể từ khi được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
Trang 5và con nuôi Quan hệ cha mẹ và con phát
sinh trên cơ sở nhận nuôi con nuôi, về bản
chất, hoàn toàn không có liên quan đến
huyết thống về mặt sinh học giữa người nhận
nuôi và con nuôi mà chỉ là sự ràng buộc về
mặt pháp lí Nếu quan hệ cha mẹ và con phát
sinh từ sự kiện sinh đẻ được hình thành theo
quy luật tự nhiên thì quan hệ giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi được hình thành trên cơ sở
của sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tất cả
mọi khía cạnh của vấn đề cũng như hậu quả
pháp lí của nó Điều đó đòi hỏi các quy định
của chế định nuôi con nuôi phải rất chặt chẽ,
rõ ràng để đạt được mục đích của việc nuôi
con nuôi, bảo vệ được quyền, lợi ích chính
đáng của các bên trong quan hệ nuôi con
nuôi mà trước hết là của trẻ em được nhận
làm con nuôi và tăng sự ổn định, tính bền
vững trong quan hệ cha mẹ và con giữa
người nhận nuôi và con nuôi
Quyền làm mẹ của người phụ nữ gắn
liền với nghĩa vụ của họ trong việc chăm
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con Về nghĩa vụ
của người phụ nữ trong việc thực hiện chức
năng làm mẹ của mình, chúng tôi có một số
kiến nghị sau:
- Mặc dù người phụ nữ có quyền được
yêu cầu áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản để
sinh con song họ vẫn có trách nhiệm thực
hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia
đình theo quy định của pháp luật là "xây
dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững",(6)
"quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng
có một hoặc hai con".(7) Đó cũng là nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân mà pháp luật đã quy định(8) để thực hiện mục tiêu của
chính sách dân số là "ổn định quy mô dân số,
bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số".(9) Vì vậy, cần quy định rõ (hạn chế) số lần mà người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có quyền yêu cầu áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản nếu việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đã thành công
- Người phụ nữ luôn là người trực tiếp tham gia vào quá trình áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, họ luôn là người nhận tinh trùng, nhận trứng, nhận phôi của người cho,
vì vậy, họ phải có thái độ trung thực, không được có hành vi gian dối, lừa đảo… để được
áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì bất cứ mục đích gì Do vậy, cần có quy định cụ thể về chế tài áp dụng trong những trường hợp này./
(1).Xem: Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP (2).Xem: Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP (3).Xem: Khoản 3, 4 Điều 4 Nghị định số 12/2003/NĐ- CP (4).Xem: Điều 20 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP (5).Xem: Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP (6).Xem: Điểm a khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh dân số ngày 9/1/2003
(7).Xem: Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số
(8).Xem: Điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP
(9).Xem: Điều 4 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP