1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Chính sách hình sự của nhà nước ta đối với việc trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma tuý " pot

5 973 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 111,7 KB

Nội dung

với định hướng hạn chế, tiến tới xoá bỏ việc trồng, chế biến và sử dụng thuốc phiện, xiết chặt quản lí nhà nước đối với việc trồng cây thuốc phiện được thể hiện qua một số nội dung sau:

Trang 1

ịch sử ghi nhận cây thuốc phiện đ có

hàng trăm năm du nhập và phát triển ở

Việt Nam Đồng bào dân tộc ít người sinh

sống ở các vùng núi cao phía Bắc - nơi có

điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng khá thích

hợp cho việc trồng các loại cây không mấy

đòi hỏi công sức chăm bón này đ sớm trồng

và sử dụng thuốc phiện như là những “cứu

cánh” trong điều kiện khó khăn của cuộc

sống (đói ăn, bệnh tật ) Dần dần thuốc

phiện đi vào tập quán của người dân nơi đây

Tuy nhiên, điều đáng nói là đi đôi với việc

trồng và hút thuốc phiện, tệ nạn x hội ngày

một gia tăng, đời sống người dân đ nghèo lại

càng thêm nghèo

Nhận thức được tác hại của thuốc phiện

và việc trồng cây thuốc phiện, ngay từ năm

Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước phong kiến

Việt Nam đ ban hành đạo luật “Cấm trồng

cây thuốc phiện” Đạo luật này được đánh giá

là Bản tuyên ngôn cho cuộc đấu tranh chống

và phòng ngừa tệ nạn ma tuý nói chung và tội

phạm ma tuý nói riêng ở Việt Nam.(1) Tiếp

đó, triều đình nhà Nguyễn cũng đề cao ý

nghĩa của việc phá bỏ các khu vực trồng cây

thuốc phiện trong chính sách “lấp nguồn, cạn

dòng” phòng chống ma tuý Tuy vậy, cây

thuốc phiện vẫn được lén lút trồng kéo dài ở

một số vùng cao có địa hình khó kiểm soát

Thêm vào đó, sự du nhập của một số loại cây

trồng khác có chứa chất ma tuý như cây côca

và cây cần sa vào trồng ở một số tỉnh phía

Nam và Tây Nam bộ nước ta, mặc dù chỉ một

số lượng ít và với mục đích chủ yếu là phục

vụ nhu cầu chăn nuôi gia súc của đồng bào song cũng góp phần làm cho thực trạng trồng trái phép các cây có chứa chất ma tuý ở Việt Nam thêm phần phức tạp

Trong những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính quyền non trẻ đ phải đối mặt với bộn bề khó khăn, nạn trồng và hút thuốc phiện, do lịch sử để lại cũng như được khuyến khích phát triển bởi các mưu đồ chính trị và kinh tế trong thời Pháp thuộc, giờ đ ăn sâu bén rễ và gia tăng nhanh chóng Thêm vào đó, nhu cầu trồng và

sử dụng thuốc phiện phục vụ cho ngành dược liệu đòi hỏi được tận dụng khai thác ngay từ các nguồn trong nước Vì vậy, chúng ta yêu cầu xoá bỏ ngay lập tức toàn bộ diện tích gieo trồng thuốc phiện hiện tại là không có cơ sở

để quy định và thực hiện Tuy nhiên, trên cơ

sở nhận thức rõ tác hại lâu dài của việc trồng

và hút thuốc phiện, Chính phủ đ rất quan tâm đến chiến lược giảm thiểu và ngăn chặn thuốc phiện, đặc biệt trong việc sử dụng công

cụ sắc bén là pháp luật hình sự Giai đoạn 1945-1975, hàng loạt các văn bản pháp luật

đ được ban hành như Nghị định số 150/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/3/1952 ban hành quy chế tạm thời về thuốc phiện, Nghị

L

* Giảng viên khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội

ThS Nguyễn Tuyết Mai *

Trang 2

định số 225/TTg ngày 22/12/1955 sửa đổi

Nghị định số 150/TTg, Nghị định số 580/TTg

ngày 19/5/1955 bổ sung những trường hợp vi

phạm Nghị định số 150/TTg có thể bị đưa ra

xét xử trước toà án với định hướng hạn chế,

tiến tới xoá bỏ việc trồng, chế biến và sử dụng

thuốc phiện, xiết chặt quản lí nhà nước đối

với việc trồng cây thuốc phiện được thể hiện

qua một số nội dung sau:

Thứ nhất, giới hạn các khu vực được

trồng cây thuốc phiện: Thuốc phiện chỉ được

trồng ở những nơi đ trồng cây thuốc phiện

như Thượng du Bắc bộ, thượng du Liên khu

4;(2) không khuyến khích và không để cho hợp

tác x hoặc cá nhân trồng cây thuốc phiện

bừa bi, những nơi được giao nhiệm vụ xây

dựng cơ sở quốc doanh trồng cây thuốc phiện

làm dược liệu được giải thích rõ ràng để nhân

dân không hiểu lầm.(3)

Thứ hai, thuốc phiện được coi là sản

phẩm đặc biệt, phải nộp thuế suất bằng hiện

vật là một phần số nhựa thuốc phiện thu

hoạch được.(4)

Thứ ba, mậu dịch quốc doanh thu mua

của người trồng cây thuốc phiện tất cả số

nhựa thuốc phiện được thu hoạch,(5) coi việc

đặt cọc mua thuốc phiện là thủ đoạn tranh

mua với mậu dịch quốc doanh, bị truy tố

trước toà án.(6)

Đất nước thống nhất, BLHS đầu tiên của

nước CHXHCN Việt Nam được ban hành

năm 1985 quy định một cách có hệ thống về

tội phạm và hình phạt, áp dụng thống nhất

trên phạm vi cả nước Hành vi liên quan đến

ma tuý đ bước đầu được luật định, tuy rằng

chỉ dừng ở một điều luật trực tiếp quy định về

một hành vi phạm tội cụ thể (Điều 203 quy

định “Tội tổ chức sử dụng chất ma tuý”)

Song một số hành vi khác như buôn bán, vận

chuyển trái phép chất ma tuý cũng đ được

coi là tội phạm, một dạng “tội buôn bán, tàng trữ hàng cấm”(Điều 166 BLHS 1985) hoặc

“tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”(Điều 97 BLHS 1985) Cho tới lần sửa đổi, bổ sung thứ ba đối với BLHS năm 1985 (năm 1991), chúng ta mới có thêm một điều luật nữa xác định tội danh độc lập cho những hành vi này (Điều 96a BLHS 1985 quy định “Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất

ma tuý”) Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý chỉ

được xác định là tội phạm trong lần sửa đổi thứ tư đối với BLHS 1985 (năm 1997), khi có

đủ các cơ sở khách quan và chủ quan cho việc hình sự hoá hành vi này Đó là:

Những nỗ lực vận động giáo dục, thuyết phục đồng bào không trồng cây thuốc phiện

và hỗ trợ bằng các dự án kinh tế - văn hoá cho vùng cao đ thu được những kết quả bước

đầu Từ năm 1993, Chính phủ Việt Nam đ ban hành Nghị quyết số 06/CP đặt cơ sở pháp

lí quan trọng cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý Trong đó, cuộc vận động xoá bỏ cây thuốc phiện và các cây trồng khác

có chứa chất ma tuý được xác định là chương trình chiến lược nhằm cắt bỏ một phần nguồn cung ma tuý và giảm tội phạm về ma tuý Đặc biệt, mỗi năm Nhà nước dành cho công tác xoá bỏ cây thuốc phiện từ 23 đến 25 tỉ đồng Nếu trong những năm 80, diện tích trồng cây thuốc phiện ở nước ta lên đến 20 nghìn ha thì

đến năm 1997 chỉ còn khoảng 2000 ha Tuy vậy, cùng với nguồn ma tuý thẩm lậu vào Việt Nam, nguồn ma tuý từ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý trong nước đ góp phần

đáng kể làm cho diễn biến tội phạm về ma tuý ngày càng thêm phức tạp

Dưới góc độ pháp lí thì mặc dù hành vi

Trang 3

trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có

chứa chất ma tuý chưa bị coi là tội phạm

song những người có hành vi trồng các cây

có chứa chất ma tuý đó đ được các cấp

chính quyền nhắc nhở, giáo dục để họ phá

bỏ, nếu ở mức độ nghiêm trọng có thể bị xử

phạt hành chính

Năm 1997 Việt Nam đ tham gia 3 Công

ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý

(1961, 1971, 1988)(7) nhằm đảm bảo cho sự

phù hợp nội dung giữa hệ thống pháp luật

trong nước và các công ước quốc tế đó cũng

như đảm bảo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện

các biện pháp đấu tranh chống các tội phạm

về ma tuý một cách đồng bộ ở tất cả các khâu

từ sản xuất đến tiêu thụ, triệt tiêu tận gốc cả

hai nguồn cung cấp ma tuý là nước ngoài và

trong nước BLHS năm 1985 được sửa đổi, bổ

sung lần thứ tư, theo đó tội phạm về ma tuý

được quy định thành một chương riêng

(chương VIIa) và tội trồng cây thuốc phiện

hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chính

thức được bổ sung, quy định tại Điều 185 a

Việc hình sự hoá hành vi trồng cây thuốc

phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma

tuý là cần thiết, dựa trên các cơ sở lí luận,

thực tiễn và pháp lí xác thực BLHS năm 1999

kế thừa các quy định của BLHS năm 1985 về

tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây

khác có chứa chất ma tuý và quy định tội

phạm này tại Điều 192 BLHS năm 1999

Có thể thấy rằng mục đích chính của điều

luật chỉ là giáo dục, răn đe để mọi người

không trồng cây thuốc phiện hoặc các loại

cây khác có chứa chất ma tuý, hình phạt chỉ

được áp dụng sau khi các biện pháp giáo dục

và xử lí hành chính tỏ ra không có hiệu quả

Người có hành vi trồng cây có chứa chất ma

tuý (gieo trồng, chăm bón ) chỉ bị truy cứu

trách nhiệm hình sự khi đ được áp dụng đầy

đủ cả ba biện pháp: “đ được giáo dục nhiều lần”, “đ được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đ bị xử phạt hành chính về hành vi này” mà vẫn còn vi phạm

Quy định này “thể hiện chính sách của Nhà nước, một mặt kiên quyết loại trừ tận gốc tệ nạn ma tuý, mặt khác cũng phải chiếu cố đến tình hình thực tế để chính sách cấm trồng cây có chứa chất ma tuý có điều kiện thực hiện”.(8)

Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, lí luận chung về pháp luật hình sự đ chỉ rõ hướng vận dụng trong một số trường hợp thực tiễn có liên quan đến hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý Đó là:

Nếu người làm thuê cho người khác biết

rõ mình được thuê trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý cho người đ được áp dụng đầy

đủ cả ba biện pháp “đ được giáo dục nhiều lần”, “đ được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đ bị xử phạt hành chính về hành vi này” mà còn vi phạm thì người làm thuê và người chủ là đồng phạm về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192) Nếu người trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý đ được áp dụng đầy đủ cả

ba biện pháp “đ được giáo dục nhiều lần”,

“đ được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và

“đ bị xử phạt hành chính về hành vi này” nhưng không chịu phá bỏ mà vẫn cố tình bán lại cho người khác thì vẫn bị truy cứu về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192)

Nếu người trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý mà sau đó còn có các hoạt

Trang 4

động thu hoạch sản phẩm, sản xuất, chế biến

như lấy nhựa từ quả cây thuốc phiện, thu

hoạch lá, hoa, quả, hạt cây cần sa để nén

thành bánh hoặc trưng cất ép lấy nhựa, dầu

cần sa, chưng cất lá côca thành cao côca thì

ngoài tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây

cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất

ma tuý (Điều 192), người đó còn bị truy cứu

trách nhiệm hình sự thêm về tội sản xuất trái

phép chất ma tuý (Điều 193)

Để có cơ sở pháp lí thống nhất, có hiệu

quả hơn trong phòng ngừa, ngăn chặn và đấu

tranh với tệ nạn ma tuý, ngày 9/12/2000 Quốc

hội nước ta đ thông qua Luật phòng, chống

ma tuý Luật phòng chống ma tuý đ xác định

trồng cây có chứa chất ma tuý là hành vi liên

quan đến ma tuý đầu tiên bị nghiêm cấm(9)

đồng thời cũng xác định trách nhiệm của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động

phát hiện và xoá bỏ cây trồng có chứa chất

ma tuý:

“1 Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức

có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời

cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc

trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt

phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền

địa phương tổ chức

2 Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa

chất ma tuý, cơ quan nhà nước trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính

sách của nhà nước về phát triển sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch

vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển

hướng sản xuất có hiệu quả” (Điều 8)

Như vậy, chính sách của Nhà nước ta

trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội

phạm về ma tuý nói chung, việc trồng cây có

chứa chất ma tuý nói riêng đòi hỏi sự nỗ lực

và trách nhiệm cao của toàn thể cộng đồng Với đường lối, chính sách đúng đắn đó,

đến năm 2000 về cơ bản đ triệt phá các diện tích trồng cây thuốc phiện ở Việt Nam Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện (vụ 2000-2001 có 351 ha tái trồng cây thuốc phiện) Việc tái trồng cây thuốc phiện không phải vì đồng bào các dân tộc không tin tưởng, hưởng ứng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phá bỏ cây thuốc phiện mà chủ yếu vì nguyên nhân kinh tế, liên quan đến những vướng mắc xung quanh hoạt động hỗ trợ kinh tế của Nhà nước giúp đồng bào vượt khó khăn khi phá bỏ cây thuốc phiện Hơn nữa, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đ tập trung tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma tuý, có chương trình thay cây,

ổn định đời sống cho đồng bào nhưng không thể ngay một thời gian ngắn xoá bỏ được phong tục, tập quán có lịch sử tồn tại hàng trăm năm

Bên cạnh đó, cũng cần phải thấy một số trường hợp tái trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa ở mức độ nghiêm trọng, cần phải xử lí hình sự để đạt được mục đích răn

đe, trừng trị Cho đến nay chúng ta đ xét xử

22 vụ với 26 bị cáo phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (năm 1997: 0 vụ; 1998: 0 vụ; 1999: 3 vụ/3 bị cáo; 2000: 19 vụ/23 bị cáo; 2001: 0 vụ) Tuy vậy, thực tiễn xét xử 5 năm qua cho thấy vì nhiều

lí do khách quan và chủ quan khác nhau, có lúc có nơi đ không làm tốt yêu cầu nghiêm trị các hành vi cố tình trồng trái phép các cây

có chứa chất ma tuý, đi ngược với chính sách

và pháp luật của Nhà nước Một trong những

lí do đó có liên quan đến quy định hiện hành của pháp luật

Điều 192 BLHS năm 1999 xác định hành

vi phạm tội của người “trồng cây thuốc phiện,

Trang 5

cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác

có chứa chất ma tuý đ được giáo dục nhiều

lần, đ được tạo điều kiện để ổn định cuộc

sống và đ bị xử phạt hành chính về hành vi

này mà còn vi phạm”

Điều 10 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành

chính quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt

vi phạm hành chính nếu quá một năm kể từ

ngày thi hành xong quyết định xử phạt mà

không tái phạm thì được coi là chưa bị xử

phạt vi phạm hành chính

Như vậy, nếu như một người đ từng bị

xử phạt hành chính về hành vi trồng cây

thuốc phiện (với các hình thức cảnh cáo, phạt

tiền, yêu cầu nhổ bỏ cây thuốc phiện ) đ

được giáo dục, thuyết phục và tạo điều kiện

giúp đỡ ổn định cuộc sống, mà kể từ thời

điểm bị xử phạt hành chính đó đến thời điểm

tái trồng cây thuốc phiện tiếp sau đ quá thời

hạn một năm thì sẽ không bị xử lí về hình sự

Mà đối với việc trồng cây thuốc phiện ở Việt

Nam, những trường hợp như thế này không

phải là ít, thậm chí là phổ biến vì thực tiễn

cho thấy thuốc phiện, cần sa là loại cây được

trồng theo thời vụ, thường một năm trồng một

lần, lại được kết hợp trồng xen vụ với các cây

lương thực, thực phẩm khác như lúa, ngô

Năm 2000, có 4/23 bị cáo bị đưa ra xét xử về

tội phạm này được tuyên bố không có tội,

chưa kể một số trường hợp khác đ được định

hướng không thể xử lí hình sự ngay từ đầu

đều liên quan đến quy định này Rõ ràng, quy

định của luật đ tỏ ra không hợp lí trong

những trường hợp nhất định trên, khi cần áp

dụng biện pháp hình sự đối với hành vi tái

trồng cây thuốc phiện, dẫn đến “bó tay” toà

án khi xét xử cũng như hạn chế tác dụng

phòng ngừa tội phạm này

Chúng ta khẳng định rằng chính sách

hình sự của Đảng và Nhà nước đối với tội

phạm về ma tuý nói chung và việc trồng cây thuốc phiện cũng như các loại cây khác có chứa chất ma tuý nói riêng là hoàn toàn đúng

đắn, phù hợp với các đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý ở Việt Nam và quốc tế Để đảm bảo giá trị và hiệu quả của chính sách, đòi hỏi phải có sự sửa

đổi, hoàn thiện trước mắt về pháp luật và sự phối kết hợp có hiệu quả với các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, x hội cho đồng bào các dân tộc những vùng mà hiện nay vì những lí do khác nhau vẫn còn xem việc trồng cây có chứa chất ma tuý như những hoạt động mưu sinh./

(1).Xem: TS Uông Chu Lưu, Pháp luật và chính sách hình sự trong đấu tranh phòng chống ma tuý Việt Nam, Nhà pháp luật Việt - Pháp, 1999, tr 31 (2).Xem: Điều 2 Nghị định số 150/TTg ngày 5/3/1952

(3).Xem: Chỉ thị số 9237/VP14 của Phủ Thủ Tướng (4).Xem: Điều 3 Nghị định số 150/TTg: “ thuế suất bằng hiện vật là 1/3 số nhựa thuốc phiện thu

được”;

Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1955 hạ mức thuế suất thuốc phiện xuống còn 1/4 số nhựa thuốc phiện thu được

(5).Xem: Nghị định số 150/TTg quy định: “Người trồng thuốc phiện sau khi nộp thuế phải bán tất cả số thuốc phiện còn lại cho mậu dịch quốc doanh theo giá công bình”

Nghị định số 225/TTg sửa đổi “ khuyến khích nhân dân bán nhựa thuốc phiện cho Nhà nước theo giá thoả thuận”

(6).Xem: Thông tư số 635 của Bộ tư pháp ngày 29/3/1958

(7).Xem: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm

1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988 (8).Xem: Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường

đại học luật Hà Nội, Nxb CAND 2001, tr 493 (9).Xem: Điều 3 Luật phòng, chống ma tuý

Ngày đăng: 24/03/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w