1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Hoàn thiện phương pháp giảng bài trong đào tạo cử nhân luật " docx

6 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 90,73 KB

Nội dung

Đào tạo 64 - Tạp chí luật học PGS.TS. NGuyễn Ngọc Hòa * iện nay, trong đào tạo đại học nói chung cũng nh trong đào tạo cử nhân luật nói riêng yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học (PPDH) đang đợc đặt ra có tính cấp bách cho các giảng viên, các nhà quản lí và cho các cơ sở đào tạo. Trong xu hớng đổi mới này có nhiều ý kiến phê phán phơng pháp giảng bài (thuyết trình) và đòi hỏi phải thay thế phơng pháp truyền thống này bằng PPDH tích cực mà đặc biệt là PPDH qua tình huống. Theo chúng tôi, tất cả các PPDH, dù là PPDH lấy ngời dạy là trung tâm hay PPDH lấy ngời học là trung tâm, dù là PPDH thụ động hay PPDH tích cực đều có những mặt tích cực và mặt hạn chế. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ toàn bộ PPDH đang sử dụng để thay thế bằng PPDH khác. Đổi mới PPDH là lựa chọn ra đợc những PPDH có hiệu quả, phù hợp với nội dung học, đối tợng học, môi trờng học và trong chừng mực nhất định phải phù hợp với cả ngời dạy học. Nh vậy, đổi mới PPDH là xác định và thực hiện PPDH cha đợc thực hiện, là phát triển PPDH đang thực hiện, là sự kết hợp hài hoà các PPDH không chỉ trong cả chơng trình đào tạo mà ngay trong từng môn học và từng giờ học. (1) Trong đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo của chúng ta hiện nay, PPDH chủ yếu và chiếm phần lớn thời lợng là phơng pháp thuyết trình (giảng bài). Từ đặc thù của chơng trình đào tạo cử nhân luật, xét từ mục tiêu, nội dung cũng nh từ đối tợng đào tạo và môi trờng đào tạo hiện nay, chúng tôi cho rằng PPDH truyền thống này vẫn sẽ là PPDH chủ yếu trong thời gian tới. (2) Do vậy, đổi mới PPDH trong đào tạo cử nhân luật trớc hết phải là hoàn thiện phơng pháp thuyết trình. Bên cạnh đó, cũng cần hoàn thiện các PPDH khác đang đợc thực hiện nh phơng pháp thảo luận, phơng pháp diễn án và bổ sung thêm một số PPDH tích cực phù hợp với một số môn học cũng nh giờ học cụ thể nh PPDH qua tình huống, phơng pháp semina Hoàn thiện phơng pháp thuyết trình phải xuất phát từ những điểm tích cực và những điểm hạn chế của phơng pháp này. Một trong những điểm tích cực của phơng pháp thuyết trình là truyền đạt kiến thức nhanh và là phơng pháp quen thuộc của cả ngời dạy và ngời học. Điểm hạn chế nổi bật của phơng pháp này là ngời học đóng vai trò thụ động, không có điều kiện tham gia tích cực vào quá trình dạy học nên họ dễ nhàm chán, khó tập trung theo dõi bài giảng. (3) Hoàn thiện phơng pháp thuyết trình là H * Trờng đại học luật Hà Nội Đào tạo Tạp chí luật học - 65 phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của phơng pháp này. Từ chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể sau: 1. Giảm tới mức tối thiểu nội dung cần thuyết trình Hiện nay, trong các trờng đại học nói chung cũng nh trong các cơ sở đào tạo cử nhân luật nói riêng, đang tồn tại hiện tợng phổ biến là giáo viên lên lớp đều cố gắng thuyết trình tất cả các nội dung của bài học. Cách giảng này có thể chấp nhận đợc khi văn bản pháp luật cha hoàn chỉnh, cha đầy đủ và cha có giáo trình cũng nh tài liệu tham khảo phục vụ bài giảng. Khi đ có giáo trình và có các tài liệu tham khảo thì cách giảng này hoàn toàn không còn phù hợp nữa. Hiện nay, các môn học trong chơng trình đào tạo cử nhân luật không những đ có giáo trình (có thể có nhiều loại tơng ứng với mỗi cơ sở đào tạo và mỗi loại hình đào tạo) mà còn có nhiều sách tham khảo và cùng với đó là hệ thống văn bản pháp luật và văn bản giải thích, hớng dẫn tơng đối đầy đủ. Điều này không cho phép duy trì việc thuyết trình tất cả nội dung của bài học. Giảng tất cả các nội dung nh vậy không chỉ gây ra sự nhàm chán mà còn đòi hỏi phải có quỹ thời gian lớn, gây ra sự quá tải về giờ lên lớp cũng nh xâm phạm đến quỹ thời gian dành cho các hoạt động dạy và học khác. Cách giảng này cũng có thể là một trong những nguyên nhân của tính thụ động trong học tập của sinh viên, không khuyến khích sinh viên tự đọc tài liệu cũng nh tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học khác. Do vậy, biện pháp đầu tiên nhằm nâng cao chất lợng phơng pháp thuyết trình là giới hạn nội dung thuyết trình. Trong các bài giảng về luật hiện nay, ngời dạy nhiều khi quá thiên về việc thuyết trình văn bản luật hiện hành theo kiểu giải thích luật. Đây là điều không hợp lí. Dạy luật không đồng nhất với giải thích luật mà là truyền thụ kiến thức của khoa học luật. Do vậy, theo chúng tôi, nội dung thuyết trình nên giới hạn chủ yếu ở quan điểm khoa học trong việc giải quyết vấn đề và chỉ trong phạm vi những vấn đề sau: - Vấn đề cốt lõi mà việc hiểu nó là cơ sở để có thể tiếp nhận và hiểu các vấn đề còn lại; - Vấn đề phức tạp hoặc có nhiều quan điểm khác nhau, sinh viên khó có thể tự giải quyết đợc mà đòi hỏi phải có sự dẫn dắt, giải thích, kết luận của ngời dạy học. (4) Với nội dung đợc hạn chế trong phạm vi nh vậy chúng ta không chỉ có điều kiện trình bày sâu vấn đề cần thiết mà còn dành đợc thời gian cũng nh tạo ra động cơ cho các hoạt động tích cực khác của sinh viên nh đọc tài liệu, tham gia thảo luận, semina Nh vậy, trong thời gian giảng dạy lí thuyết (nh cách gọi hiện nay), giáo viên phải thực hiện hai loại công việc. Đó là thuyết trình nội dung cần thiết và giới thiệu, hớng dẫn ngời học nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị tham gia các hình thức dạy học khác. 2. Thuyết trình không chỉ để ngời học biết mà phải để ngời học hiểu Đây là yêu cầu đặt ra (về mặt nội dung) cho bài thuyết trình ở tất cả các lĩnh vực. Đào tạo 66 - Tạp chí luật học Đối với khoa học luật, vấn đề này càng có ý nghĩa đặc biệt. Thuyết trình về luật không chỉ để ngời học tiếp thu đợc nội dung của luật mà phải để ngời học tiếp thu đợc cơ sở lí luận và thực tiễn của luật và từ đó có thể đánh giá đợc luật, có thể so sánh luật Nh vậy, thuyết trình không chỉ nhằm trả lời câu hỏi: Là gì? mà còn phải trả lời câu hỏi: Tại sao? Có mối liên hệ nh thế nào? Có trả lời đợc những câu hỏi này thuyết trình mới giúp ngời học hiểu đợc bản chất của vấn đề, dễ tiếp nhận và lu trữ thông tin. Từ đó, họ mới có thể có đợc phơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Giữa việc giới hạn nội dung thuyết trình nêu ở điểm 1 và yêu cầu đặt ra của thuyết trình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giới hạn nội dung thuyết trình là giúp ngời dạy có điều kiện thời gian tập trung thực hiện đợc yêu cầu của thuyết trình đối với nội dung cần thiết. Ngợc lại, khi đạt đợc yêu cầu này, thuyết trình lại giúp ngời học có thể tự nghiên cứu những nội dung không đợc thuyết trình. 3. Thay thế thuyết trình theo kiểu độc thoại hoàn toàn (đọc bài) bằng thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề Thuyết trình theo kiểu độc thoại là kiểu thuyết trình thể hiện rõ nhất sự thụ động của ngời nghe. Với kiểu thuyết trình này, ngời dạy khó có thể duy trì đợc sự tập trung của ngời học trong suốt giờ học ngay cả trong trờng hợp đợc coi là nói hấp dẫn. Trong khi đó, sự chú ý nghe giảng là yếu tố quyết định giúp ngời nghe có thể xử lí thông tin tốt. Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề là biện pháp tạo ra và khích lệ sự tham gia tích cực của ngời học, khiến họ tập trung chú ý (5) Với phơng pháp thuyết trình này ngời dạy không trực tiếp cung cấp thông tin ngay mà phải nêu câu hỏi gợi ý, dẫn dắt, giúp ngời học tự phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc từng đơn vị kiến thức và từ đó hình thành thông tin cần thiết. Nh vậy, ngời học không còn là ngời thụ động tiếp nhận thông tin mà là ngời cùng tham gia tích cực với ngời dạy trong quá trình dạy học. Họ phải cùng suy nghĩ, tìm lời giải cho các câu hỏi đợc đặt ra và có thể trình bày suy nghĩ của mình. ở đây có sự giao lu suy nghĩ, giao lu nhận thức và trí tuệ (6) Sau khi ngời học đ cùng suy nghĩ, cùng làm việc nh vậy, ngời dạy mới truyền đạt thông tin nh là kết quả của sự chọn lọc, tổng hợp, bổ sung các ý kiến của ngời học. Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề không chỉ tạo hứng thú cho ngời học, dễ tiếp nhận và xử lí thông tin mà còn giúp họ hình thành phơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phơng pháp t duy để làm việc trong thực tế và để có thể tự học suốt đời ngời. (7) Đối với ngời dạy, thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề có thể giúp họ nắm bắt đợc ngay sự phản hồi về mức độ hiểu của ngòi học để có điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, phơng pháp dạy học này có đòi hỏi cao hơn đối với ngời dạy trong khi chuẩn bị giáo án cũng nh trong khi thuyết trình. Họ không chỉ phải chuẩn bị kĩ các câu hỏi, các cách nêu vấn đề mà còn phải biết làm chủ và xử lí linh hoạt các tình Đào tạo Tạp chí luật học - 67 huống xảy ra trong khi thuyết trình để đảm bảo sự phù hợp về nội dung và cân đối về thời gian giữa việc nêu vấn đề của ngời dạy, cùng suy nghĩ, tham gia của ngời học và trình bày của ngời dạy. Ngoài ra, mức độ áp dụng phơng pháp nêu vấn đề còn phụ thuộc vào từng môn học, từng bài học cũng nh từng đơn vị kiến thức. 4. Phát huy tối đa phơng pháp mô hình hoá trong khi thuyết trình Với phơng pháp mô hình hoá, chúng ta có thể thể hiện các khái niệm, các vấn đề cũng nh mối quan hệ giữa các khái niệm, các vấn đề bằng hình ảnh dới dạng hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu Và nh vậy chúng ta có trong tay những công cụ giải thích quan trọng khi thuyết trình. Trong khoa học s phạm, trình bày bằng hình ảnh đợc coi là một phơng thức giao tiếp có tác động rất mạnh và dễ nhớ. (8) Phơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi các hình ảnh này đợc sự hỗ trợ của công nghệ thông tin không còn là hình ảnh chết mà là hình ảnh sống động. Việc thực hiện phơng pháp này trong khi thuyết trình làm cho hình thức giao tiếp của thuyết trình cũng nh hoạt động của ngời học không còn đơn điệu. Hình thức tiếp nhận thông tin qua nghe, nhìn đợc kết hợp đan xen nhau là điều kiện tốt cho việc tập trung, xử lí và lu trữ thông tin của ngời học. (9) Đối với ngời dạy, việc trình bày bằng hình ảnh vừa giúp họ giảm bớt việc dùng lời nói vừa giúp họ dễ dàng hơn trong việc trình bày, giải thích Trong thực tiễn, việc dùng hình ảnh có thể đợc sử dụng để giải thích, minh hoạ hoặc tóm tắt nội dung chủ yếu của bài thuyết trình. Nhng chúng ta cũng có thể dùng nó là phơng tiện diễn tả toàn bộ nội dung bài thuyết trình. (10) 5. Kết hợp phơng pháp thuyết trình với phơng pháp thảo luận ngay trong buổi học, tiết học Hiện nay, các cơ sở đào tạo luật thờng bố trí việc thuyết trình và việc thảo luận bài học theo các buổi học khác nhau. Buổi thảo luận thờng đợc tiến hành sau khi ngời dạy đ thuyết trình nhiều buổi. Theo cách bố trí này thời gian thuyết trình có thể kéo dài liên tục cả buổi học (5 tiết) và có thể tiếp sang các buổi khác. Điều này dễ dẫn đến sự nhàm chán cho cả ngời học và ngời dạy. Theo chúng tôi, không nên bố trí các buổi giảng và thảo luận tách bạch nhau. Một bài học cần chia thành các vấn đề và cần tiến hành cả phơng pháp thuyết trình và phơng pháp thảo luận (kèm theo có thể có cả bài kiểm tra nhỏ) khi giải quyết từng vấn đề hoặc nhóm vấn đề. Nh vậy, việc thảo luận không nhất thiết chỉ đợc thực hiện trong buổi học riêng, sau khi đ thuyết trình xong toàn bộ một bài học mà có thể đợc thực hiện ngay trong cùng một tiết học hoặc buổi học, sau khi thuyết trình xong một hoặc một nhóm vấn đề. Sự thống nhất chặt chẽ hai phơng pháp dạy học nh vậy có thể đa lại các lợi ích sau: - Giảm thiểu sự đơn điệu gây nhàm chán; - Tạo điều kiện tốt hơn cho việc thuyết trình vấn đề tiếp theo (ngời học do đợc củng cố thêm kiến thức qua thảo luận nên Đào tạo 68 - Tạp chí luật học có điều kiện tham gia tốt hơn vào quá trình dạy học tiếp theo; ngời dạy do nhận đợc phản hồi từ phía ngời học đầy đủ hơn qua thảo luận nên có thể kịp thời có điều chỉnh cần thiết trong phần thuyết trình tiếp theo ); - Tạo cho ngời học có thói quen không có sự phân biệt giữa giờ thuyết trình và giờ thảo luận trong việc đọc tài liệu, chuẩn bị bài. (11) 6. Thay thế phơng tiện dạy học truyền thống bằng phơng tiện kĩ thuật hiện đại Phơng tiện dạy học truyền thống trong thuyết trình là bảng và phấn (bút dạ). Hạn chế của phơng tiện dạy học này thể hiện trớc hết ở chỗ ngời dạy phải mất tơng đối nhiều thời gian cho việc trình bày và tính thẩm mĩ của trình bày có thể không cao, nhất là khi trình bày hình ảnh dới dạng sơ đồ, biểu đồ (12) Phơng tiện dạy học truyền thống này đ dần dần đợc thay thế bằng các phơng tiện kĩ thuật khác tốt hơn. Hiện nay, phơng tiện dạy học có hiệu quả nhất trong thuyết trình là sử dụng phần mềm Powerpoint bằng máy vi tính kết nối với máy chiếu đa năng. Với phần mềm này, ngời thuyết trình có thể soạn sẵn kết cấu bài giảng, câu hỏi nêu vấn đề, tóm tắt kết luận giải quyết vấn đề dới dạng chữ viết hoặc hình ảnh nh sơ đồ, biểu, bảng Khi thuyết trình, ngời dạy học có thể điều khiển cho từng nội dung chuẩn bị (hoặc từng phần nhỏ của mỗi nội dung) lần lợt xuất hiện trên màn hình máy chiếu theo tiến trình dạy học với tốc độ, kiểu xuất hiện, màu sắc (và có thể kèm theo âm thanh) nh ý muốn. Việc sử dụng phần mềm này đem lại nhiều lợi ích cho cả ngời dạy và ngời học. Ngời dạy không tốn thời gian và công sức cho việc trình bày bảng, có điều kiện áp dụng tối đa phơng pháp mô hình hoá, dễ thuyết trình và không cần nói nhiều Đối với ngời học, đây là biện pháp tạo ra sự hứng thú học tập cho họ rất có hiệu quả và đặt họ luôn trong tình trạng nghe, nhìn kết hợp với nhau. Điều này có lợi cho quá trình tiếp nhận, xử lí và lu trữ thông tin của ngời học. (13) Một lợi thế khác của thuyết trình có sử dụng phần mềm Powerpoint là có thể giảm thiểu tối đa thời gian chết vì ngời dạy không phải dừng để trình bày bảng. Do vậy, có thể tiết kiệm thời gian thuyết trình và dành thời gian tiết kiệm đợc cho thảo luận. (14) 7. Kết hợp hoàn thiện phơng pháp giảng bài với hoàn thiện phơng pháp thảo luận và với đổi mới phơng pháp đánh giá kết quả học tập Phơng pháp dạy học là tổng hợp các phơng pháp khác nhau, có quan hệ chặt chẽ và ảnh hởng lẫn nhau. Trong đó, phơng pháp giảng bài và phơng pháp thảo luận là hai phơng pháp chủ yếu. Hoàn thiện phơng pháp giảng bài không chỉ đòi hỏi phải kết hợp phơng pháp dạy học này với các phơng pháp dạy học khác mà còn đòi hỏi các phơng pháp dạy học này cũng phải đợc hoàn thiện theo cho phù hợp. Trong các phơng pháp dạy học kèm theo phơng pháp giảng bài, phơng Đào tạo Tạp chí luật học - 69 pháp thảo luận giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Giảng bài và thảo luận là hai phần không thể tách rời của từng bài học. Nội dung và hình thức thực hiện của giảng bài và của thảo luận phụ thuộc hoàn toàn vào nhau. Do vậy, hoàn thiện phơng pháp giảng bài đòi hỏi trớc hết phải có sự hoàn thiện phơng pháp thảo luận nh là sự hỗ trợ cần thiết. Đánh giá kết quả học tập là khâu cuối của quá trình dạy học nhng cũng có ảnh hởng ngợc trở lại quá trình dạy học trớc đó. Một mặt, nội dung đánh giá (thi, kiểm tra) phải phù hợp với nội dung học. Mặt khác, hình thức tổ chức đánh giá có ảnh hởng đến thái độ, ý thức học tập cũng nh phơng pháp học của ngời học. Qua đó, hình thức tổ chức đánh giá có ảnh hởng nhất định đến hiệu quả của phơng pháp giảng dạy. Do đó, hoàn thiện phơng pháp giảng bài không thể tách rời sự đổi mới phơng pháp đánh giá kết quả học tập. (15) ./. (1).Xem: Trần Hữu Luyến, mục đích, cơ sở, nội dung và giải pháp đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng đại học và cao đẳng, Tạp chí giáo dục số 9/2002, tr.33. (2). Đây cũng là phơng pháp đợc sử dụng rộng ri nhất ở các trờng đại học và cao đẳng trên khắp thế giới (Willbert J. Mc Keachie, Teaching Tips, 1999, Houghton Miflin - Những thủ thuật trong dạy học - Bản dịch tiếng Việt của Dự án Việt - Bỉ: Đào tạo giáo viên các trờng s phạm 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam, tr.37); Xem: Lê Công Triêm, Tiếp cận phơng pháp thuyết trình theo hớng đề cao vai trò chủ thể của sinh viên, Tạp chí giáo dục số 1/2001, tr.23. (3).Xem: Sđd, tr.38; G. Petty, Teaching today, 1998, Stanley Thomes - Giảng dạy ngày nay - Bản dịch tiếng Việt của Dự án Việt - Bỉ: Đào tạo giáo viên các trờng s phạm 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam, tr.133. (4). Xem: Lê Công Triêm Sđd, tr.24. (5). Theo Wilbert J. Mc Keachie các biện pháp làm cho ngời nghe chú ý có thể là: Thay đổi trong cách nói (cờng độ, tốc độ, điệu bộ ); liên hệ bài giảng với những vấn đề liên quan đến sinh viên hay bằng các ví dụ sinh động Sđd, tr.41. (6).Xem: Nguyễn Nh ý, cần chuyển cách dạy và học đơn thoại sang cách dạy và học đối thoại, Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 3/1996, tr.10. (7).Xem: Nguyễn Nh ý, Sđd. (8). G. Petty, Sđd, tr.150. (9). Theo nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng và Phạm Thị Lan Hơng thì khả năng lu trữ thông tin trong trờng hợp nghe là 15%, nhìn là 20%, nghe và nhìn là 25% (áp dụng dạy và học tích cực bộ môn hóa học, tr.37. Tài liệu của Dự án Việt - Bỉ: Đào tạo giáo viên các trờng s phạm 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam). (10).Xem: Nguyễn Văn Phán, Phơng pháp sơ đồ hóa trong dạy học Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 8/1998. tr.16. (11). Hiện nay, nhiều sinh viên luật thờng có thói quen chỉ chuẩn bị bài cho buổi thảo luận. Việc tổ chức thảo luận cũng còn nhiều bất cập. Chúng tôi có thể sẽ có bài viết riêng về vấn đề này. Tuy nhiên cũng phải khẳng định ngay là nhiều ngời cha hiểu đúng về thảo luận và do vậy cha coi trọng thảo luận. Họ quan niệm thảo luận chỉ là kiểm tra, nhắc lại kiến thức đợc truyền thụ trong giờ thuyết trình và do vậy có thể chỉ bố trí trợ giảng hoặc ngời cha giảng đợc làm nhiệm vụ này (12). Đó là cha kể đến vấn đề vệ sinh học đờng (13). Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng ngời học trong trờng hợp này đòi hỏi phải làm việc với cờng độ cao hơn. (14). Qua thực tế giảng dạy một số lớp cao học bằng phơng tiện này, tác giả thấy có thể tiết kiệm đợc khoảng 20% thời gian. (15). Về đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập, tác giả có bài viết đăng trong Tạp chí luật học Số 3/2002. . Đào tạo 64 - Tạp chí luật học PGS.TS. NGuyễn Ngọc Hòa * iện nay, trong đào tạo đại học nói chung cũng nh trong đào tạo cử nhân luật nói. PPDH không chỉ trong cả chơng trình đào tạo mà ngay trong từng môn học và từng giờ học. (1) Trong đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo của chúng

Ngày đăng: 23/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w