1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm " ppt

7 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

nghiên cứu - trao đổi 32 - Tạp chí luật học PGS.TS. Lê Minh Tâm * rong triết học, chính trị học và luật học, nhà nớc pháp quyền không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề nhà nớc pháp quyền còn rất nhiều câu hỏi đợc đặt ra nh: Nhà nớc pháp quyền là học thuyết, t tởng hay khái niệm? nội hàm của nó gồm những yếu tố nào? nhà nớc pháp quyền có phải là kiểu nhà nớc hiện đại, là mô hình khả dụng cho các nớc đơng đại hay chỉ là hình thức, phơng pháp, nguyên tắc hay biện pháp tổ chức quyền lực nhà nớc? nhà nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa có những đặc trng gì khác với nhà nớc pháp quyền nói chung? để xây dựng nhà nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay cần phải có những điều kiện gì? Đó là những câu hỏi lớn, đòi hỏi phải đợc triển khai nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện mới có thể tìm đợc câu trả lời. Nhằm góp một phần vào việc giải quyết những vấn đề trên, bài viết này phân tích và đa ra một số ý kiến về t tởng nhà nớc pháp quyền và khái niệm nhà nớc pháp quyền. 1. Về t tởng nhà nớc pháp quyền Nhìn một cách khái quát có thể thấy, t tởng về nhà nớc pháp quyền đợc hình thành cách đây hơn hai nghìn năm. Lúc đầu đó chỉ là những ý tởng, những quan niệm của các nhà t tởng về những yếu tố, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nớc, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nớc và pháp luật , sau đó những ý tởng, quan niệm này đợc công nhận, bổ sung dần và phát triển thành t tởng có giá trị phổ biến của nhân loại. Nội dung chủ yếu của t tởng nhà nớc pháp quyền là đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị x hội lớn nh tự do, công bằng, an toàn và phát triển. Nhìn một cách sâu hơn, sự hình thành và phát triển của t tởng nhà nớc pháp quyền gắn với quá trình đấu tranh nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ những giá trị x hội cơ bản và giải quyết đúng mối quan hệ khách quan giữa nhà nớc và pháp luật. Điều này có những nguyên do của nó. Xét về nguồn gốc và bản chất, nhà nớc và pháp luật là hai hiện tợng x hội đặc biệt, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau: Nhà nớc không thể tồn tại và thực hiện đợc sứ mệnh của mình nếu không có pháp luật; ngợc lại, pháp luật đợc hình thành bằng con đờng "nhà nớc hoá" và nó chỉ phát huy đợc hiệu lực của mình với sự bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nớc. Xét về mặt lí thuyết, đó là mối quan hệ khách quan và ngang bằng. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, thực tiễn tổ T * Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 33 chức và thực thi quyền lực nhà nớc, thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật lại cho thấy một bức tranh khác, mối quan hệ giữa nhà nớc và pháp luật dờng nh đ bị làm cho biến dạng đi dới sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố chủ quan vì những mục đích khác nhau và từ đó cũng xuất hiện nhiều cách giải thích khác nhau về mối quan hệ giữa nhà nớc và pháp luật. Nhà nớc vốn là "lực lợng nảy sinh trong x hội" và trong mối quan hệ với pháp luật, nó cũng phụ thuộc vào pháp luật, đ đợc đề cao thành lực lợng "tựa hồ nh đứng trên x hội", (1) còn pháp luật vốn có quan hệ ngang bằng với nhà nớc dờng nh chỉ đợc coi là công cụ mà nhà nớc sử dụng để thực thi quyền lực của mình. Theo đó, xu hớng lạm dụng quyền lực đ diễn ra một cách phổ biến. Nhà nớc dờng nh đứng trên pháp luật, còn ngời dân (nhân dân nói chung) dờng nh phải phục tùng quyền lực nhà nớc và pháp luật do quyền lực đó đặt ra. Tính giai cấp của pháp luật đ đợc đề cao tối đa, còn tính x hội của pháp luật, vai trò và những giá trị giá trị x hội của pháp luật với ý nghĩa là công cụ để bảo đảm tự do, công bằng, an ninh và tiến bộ x hội bị xem nhẹ thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng, nhất là trong x hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Trong tình hình đó, đ xuất hiện nhu cầu đấu tranh chống lại tình trạng cực quyền, lạm quyền, nhằm đề cao vai trò của pháp luật và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nớc và pháp quyền. Đây là cuộc đấu tranh rất lâu dài vì những vấn đề về nhà nớc và pháp luật vốn tự thân đ phức tạp và chúng lại càng trở nên phức tạp hơn khi trở thành tâm điểm của các tranh luận chính trị, triết học và luật học. Nhiều nhà t tởng lớn đ tham gia vào những cuộc tranh luận này và những ý tởng mới đ xuất hiện hình thành nên t tởng nhà nớc pháp quyền. Có thể coi Xôlông (638-559 TCN) là ngời đầu tiên nêu ý tởng về nhà nớc pháp quyền khi ông chủ trơng cải cách nhà nớc bằng việc đề cao vai trò của pháp luật. Theo ông: "Chỉ có pháp luật mới thiết lập đợc trật tự và tạo nên sự thống nhất"; (2) nhà nớc và pháp luật là hai công cụ để thực hiện dân chủ, tự do và công bằng, vì vậy, "hy kết hợp sức mạnh (quyền lực nhà nớc) với pháp luật". (3) Tiếp sau Xôlông, Hêraclít (520-460 TCN) đ có sự bổ sung quan trọng, coi pháp quyền là phơng tiện quan trọng để chống lại cực quyền, vì vậy ông kêu gọi: Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật nh bảo vệ chốn nơng thân của mình. (4) Xôcrát (469-399 TCN) quan niệm về công lí trong sự tuân thủ pháp luật. Theo ông, x hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luật hiện hành không đợc tuân thủ, giá trị của công lí (pháp luật) chỉ có đợc trong sự tôn trọng pháp luật. Platon (427-374 TCN) phát triển ý tởng về sự tôn trọng pháp luật ở một góc độ khác - từ phía nhà nớc. Theo ông, tinh thần thợng tôn pháp luật phải là nguyên tắc, bản thân nhà nớc và các nhân viên nhà nớc phải tôn trọng pháp luật; nhà nớc sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; ngợc lại, nhà nớc sẽ hồi sinh nếu có sự ngự trị của pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyên tắc thợng tôn pháp luật. (5) Aristote (384-322 TCN) bổ sung khía cạnh mới về mối quan hệ giữa chính trị nghiên cứu - trao đổi 34 - Tạp chí luật học và pháp luật (chính trị đợc hiểu theo nghĩa là nhà nớc - L.M.T). Theo ông, cần thiết phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề cao pháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nớc. Tuy Aristốt cha đa ra đợc lí thuyết về phân quyền nhng ông đ là ngời nêu ý tởng về sự cần thiết phải tổ chức nhà nớc một cách quy củ để bảo đảm sự công bằng của pháp luật: Nhà nớc nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thực thi pháp luật và toà án. (6) Xixêrôn (106-43 TCN) tiếp tục phát triển ý tởng của Aristote đến trình độ cao hơn, ông đ đa ra quan niệm mới về nhà nớc, coi nhà nớc là "một cộng đồng pháp lí", "một cộng đồng đợc liên kết với nhau bằng sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi chung" (7) và ông đ đề xuất nguyên tắc: "Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi ngời". (8) Những ý tởng, quan niệm của các nhà t tởng thời kì cổ đại tuy đợc nêu ở những góc độ khác nhau nhng tựu trung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nớc hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật công bằng. Những ý tởng đó có ảnh hởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các lí thuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nớc và về nhà nớc pháp quyền nói chung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh những yếu tố đợc gạn chắt ở trên, các ý tởng và quan niệm đó cũng còn có nhiều hạn chế, cha toàn diện và cha có đủ cơ sở lí luận khoa học. Trong thời kì trung cổ, những ý tởng và quan niệm nói trên vẫn đợc vận dụng và có những ảnh hởng quan trọng. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm phát triển thì trong thời kì này, t tởng nhà nớc pháp quyền không có những bớc phát triển lớn. Phải đến thế kỉ XVII trở đi, nó mới đợc phục hng và tiếp tục phát triển, trở thành t tởng có giá trị nhân loại phổ biến. Với t tởng của J. Locke (1632-1704), nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật đ đợc phát triển tới trình độ mới. J. Locke không những khẳng định tính tất yếu phải đề cao pháp luật trong mỗi quốc gia mà còn chỉ ra mặt thứ hai của vấn đề là muốn cho pháp luật có đợc tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, phải thừa nhận các quyền và tự do cá nhân, phải bảo đảm tính công khai và phải thừa nhận sự phân chia quyền lực nhà nớc để tránh sự lạm quyền và tuỳ tiện. Pháp luật "phải có (những) quy tắc xử sự chung cho cuộc sống, quy tắc đó là giống nhau với mọi ngời và từng ngời, quy tắc đó đợc đặt ra bởi các cơ quan lập pháp. Tự do của tôi, có nghĩa là tôi đợc hành động theo ý nguyện của mình, nếu hành động đó không bị pháp luật cấm. Tôi không phụ thuộc vào ý chí - một ý chí không định trớc, không rõ ràng của ngời khác". (9) Nh vậy, J. Locke đ đặt nền móng cho việc hình thành hai nguyên tắc mới: Cá nhân công dân "đợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm" và các cơ quan nhà nớc, công chức nhà nớc "chỉ đợc làm những điều mà pháp luật cho phép". Tiếp sau J. Locke, Montesquieu (1698 - 1755) trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" đ đề ra lí thuyết phân chia quyền lực, một trong những nội dung chủ yếu của nhà nớc pháp quyền t sản. Montesquieu cho rằng trong nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 35 mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực là: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền t pháp. (10)) Để chống độc đoán, lạm quyền thì ba thứ quyền này phải đợc tổ chức sao cho chúng có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bởi vì: "Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một ngời hay một viện Nguyên lo, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì chính ngời đó hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài Nếu quyền t pháp nhập với quyền lập pháp thì ngời ta sẽ độc đoán quan toà sẽ là ngời đặt ra luật. Nếu quyền t pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một ngời, một tổ chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết. (11) Cùng với lí thuyết về phân chia quyền lực, Montesquieu cũng bổ sung thêm những quan điểm lí luận quan trọng về quyền tự do chính trị, về giải quyết vấn đề công bằng và bảo đảm tính tối cao của pháp luật. J. Rousseau (1712-1778) trong tác phẩm "Bàn về khế ớc x hội", bên cạnh việc phân tích những vấn đề mang tính nguyên tắc chung của việc cai trị theo pháp luật, đ bàn một cách khá cặn kẽ về các quyền lập pháp, hành pháp và t pháp theo lí thuyết của Montesquieu. Nhng J. Rousseau lại có t tởng và cách tiếp cận mới hết sức độc đáo đó là khẳng định tính tất yếu khách quan của khế ớc x hội và coi khế ớc x hội là cơ sở để giải quyết các vấn đề về nhà nớc, pháp luật và công dân. Với t tởng đó, J. Rousseau viết: "Trật tự x hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhng trật tự x hội không tự nhiên mà có, nó đợc xác lập trên cơ sở những công ớc (khế ớc x hội)"; (12) Khế ớc x hội là hình thức mà ở đó mỗi thành viên tự đặt mình và quyền lực của mình dới sự điều khiển của ý chí chung và tiếp nhận mọi thành viên nh một bộ phận không thể tách rời của toàn thể; (13) quyền lực tối cao đợc thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại, nên tự nó luôn luôn là tất cả những gì tạo ra nó; ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lợng nhà nớc theo mục đích của cơ chế nhằm mục đích phục vụ ý chí chung; ý chí chung là của toàn thể dân chúng, vì vậy, khi đợc công bố nó trở thành luật và do đó chủ quyền tối cao là không thể phân chia. (14) Xét trên phơng diện thực tế, quyền lực nhà nớc phải trao cho các cơ quan, con ngời cụ thể, do đó phải có sự phân lập tơng đối, chứ không thể thoát li khỏi sự ràng buộc của ý chí chung. Do đó, "những bộ phận quyền hành đợc chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có quyền lực tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó". (15) I. Kant (1724-1804) là ngời có đóng góp quan trọng trong việc phát triển t tởng nhà nớc pháp quyền, đ đa ra những lập luận có tính triết lí về nhà nớc pháp quyền. I. Kant cho rằng, con ngời là chủ thể có ý thức về phẩm giá; con ngời trong hành vi của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo đức; thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con ngời; con ngời có khả năng ứng xử theo mục đích với những cách thức phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đợc tự do cá nhân một cách đúng mức, do đó dễ dẫn đến chuyên quyền. Pháp nghiên cứu - trao đổi 36 - Tạp chí luật học luật có hiệu lực bắt buộc các cá nhân phải phục tùng ý chí chung. Nhà nớc là liên minh của nhiều ngời cùng phục tùng các đạo luật. Phúc lợi của nhà nớc nằm trong việc đặt các cơ cấu nhà nớc phù hợp với các nguyên tắc pháp luật theo nguyên lí: Hy hành động để biểu hiện tự do của anh thích ứng với tự do của ngời khác, thích ứng với các đạo luật chung. (16) Nhà nớc pháp quyền, vì vậy, theo quan niệm của Cantơ là nhà nớc có sự phân chia quyền lực và pháp luật trong nhà nớc đó có sự phân biệt rõ ba loại: Pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tiễn và pháp luật công lí, trong đó pháp luật tự nhiên lại chia thành luật công và luật t và chế định trung tâm của luật công là quyền của nhân dân đợc tham gia vào việc thiết lập trật tự pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ. Khác với Cantơ, Hêghen (1770 -1831) cho rằng pháp luật thể hiện (một cách hạn chế) ý chí tự do; sự phát triển của t tởng pháp quyền trải qua nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có hình thức riêng và khởi điểm của sự phát triển pháp quyền là ý chí tự do; pháp luật là mối quan hệ của con ngời, có tính trừu tợng và "là phơng thức tồn tại của lí trí tự do. (17) Ph. Hegel coi nhà nớc cũng chính là pháp luật; nhà nớc là pháp luật phát triển, sự biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, đứng trên đỉnh cao của hình chóp pháp luật. Với cách lập luận đó, Heghen đ đi đến kết luận rằng "chỉ có nhà nớc là sự thể hiện của tự do"; nhờ có nhà nớc mà gia đình, x hội công dân đợc bảo tồn và những mâu thuẫn đẳng cấp đợc điều hoà (18) . Có thể nói, đến nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, về mặt lí thuyết, t tởng nhà nớc pháp quyền đợc phát triển tơng đối toàn diện, trở thành một trong những t tởng chính trị - pháp lí có tính phổ biến và trong sách báo chính trị, pháp lí cũng bắt đầu xuất hiện các ý kiến coi t tởng này nh học thuyết về nhà nớc pháp quyền. Từ đây, có trào lu mới đ xuất hiện - trào lu nghiên cứu ứng dụng học thuyết nhà nớc pháp quyền vào việc xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc, xây dựng, thực thi pháp luật và x hội công dân. Tuy nhiên, nếu hiểu học thuyết với nghĩa là toàn thể nói chung những quan niệm có hệ thống dùng để lí giải các hiện tợng và hớng hoạt động của con ngời trong lĩnh vực nhất định (mà ở đây là lĩnh vực nhà nớc, pháp luật và x hội công dân) thì học thuyết nhà nớc pháp quyền vẫn còn cha có đợc một cách đầy đủ tính hệ thống của các quan niệm về nhà nớc pháp quyền và khó có thể nói ai (những ai) là tác giả của học thuyết này. Đó là cái khó đối với việc nghiên cứu về nhà nớc pháp quyền nhng đồng thời, đó cũng là cái thuận, là hớng mở cho những t duy sáng tạo để tiếp cận những vấn đề về nhà nớc pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. 2. Về khái niệm nhà nớc pháp quyền Khái niệm nói chung đợc hiểu là hình thức phản ánh thế giới vào t duy, nhờ nó mà ngời ta nhận thức đợc bản chất của các hiện tợng, các quá trình khái quát đợc những dấu hiệu cơ bản của nó. Khái niệm là sản phẩm của nhận thức đang phát triển trong lịch sử; nhận thức này đợc hình thành từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao hơn, tóm tắt những kết quả đ thu đợc từ thực tiễn để hình thành nên nội dung của khái niệm ngày nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 37 càng sâu hơn. Kết quả của t duy thể hiện trong khái niệm luôn có tính kế thừa và phát triển; khái niệm mới thờng đợc hình thành trên cơ sở làm rõ khái niệm cũ, bổ sung và hoàn thiện những nội dung mới. Vì vậy, các khái niệm không có tính chất tĩnh và tính tuyệt đối; mọi khái niệm đều có nguồn gốc phát sinh và đang trong trạng thái phát triển, luôn là sự tiệm tiến để phản ánh ngày càng đầy đủ hơn thực tế vận động và phát triển của sự vật (hiện tợng, quá trình, vấn đề). Theo V.I.Lênin, mọi khái niệm đều cần "đợc mài sắc, gọt rũa, mềm dẻo, năng động, tơng đối, liên hệ với nhau, thống nhất trong những đối lập". (19) Mặc dù t tởng nhà nớc pháp quyền đ xuất hiện từ rất sớm nhng phải đến thế kỉ XIX, khái niệm nhà nớc pháp quyền mới có đợc cách biểu hiện với ý nghĩa là khái niệm (20) và theo quy luật chung, khái niệm nhà nớc pháp quyền là khái niệm có tính lịch sử. Tính lịch sử của nó thể hiện ở chỗ, nó bắt đầu bằng sự khái quát những thuộc tính còn ở mức giản đơn của nhà nớc pháp quyền. Trong quá trình vận động tiệm tiến, những cái ban đầu giản đơn trở thành cái phổ biến, đợc dung hợp, mở rộng và nâng nội dung của nó đến mức độ cao hơn và đậm đặc hơn. Vì thế, nó "không phải chỉ là cái phổ biến trừu tợng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể" (21) , gắn liền với từng bớc phát triển của hiện thực đợc nó phản ánh. Quan niệm về tính lịch sử của khái niệm nhà nớc pháp quyền cho phép chúng ta có thể rút ra một số kết luận: Thứ nhất, mặc dù t tởng nhà nớc pháp quyền đ có mầm mống từ rất sớm nhng khái niệm nhà nớc pháp quyền chỉ xuất hiện khi những yếu tố của nhà nớc pháp quyền đ đợc nhận thức và trở thành những dấu hiệu có tính đặc trng. Thứ hai, nhà nớc pháp quyền là khái niệm chung, nhờ sự phản ánh khái quát lí luận về những đặc tính của các nhà nớc pháp quyền cụ thể tồn tại trong thực tiễn, vì vậy, có nhà nớc pháp quyền ở trình độ thấp và nhà nớc pháp quyền ở trình độ cao; có nhà nớc pháp quyền t sản và có nhà nớc pháp quyền XHCN. Thứ ba, phải có quan điểm biện chứng khi nghiên cứu về nhà nớc pháp quyền, phải đặt những vấn đề nhà nớc pháp quyền trong sự vận động, phát triển và gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn quá trình để tìm ra những yếu tố có tính bản chất và gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, rời rạc ra khỏi khái niệm. Thứ t, trong x hội hiện đại, khái niệm nhà nớc pháp quyền lại có thêm những nội dung mới; nhà nớc pháp quyền phải có đủ năng lực giải quyết những vấn đề quốc gia và quốc tế. Nh vậy, vấn đề quan trọng là phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong mỗi thời kì cụ thể để tìm ra mức độ hợp lí của các yếu tố để xây dựng đợc mô hình nhà nớc pháp quyền phù hợp. Nhà nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa sẽ đợc xây dựng theo quy luật từ thấp đến cao, từ hoàn thiện ít đến hoàn thiện nhiều. Vậy, nội hàm của khái niệm nhà nớc pháp quyền gồm những yếu tố gì? Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nội hàm của khái niệm này, theo chúng tôi, khái niệm nhà nớc nghiên cứu - trao đổi 38 - Tạp chí luật học pháp quyền cần đợc hiểu trên cả hai bình diện: Thứ nhất, khái niệm nhà nớc pháp quyền phản ánh những đặc điểm chung của nhà nớc, với t cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thành tố đặc biệt của hệ thống chính trị. Thứ hai, khái niệm nhà nớc pháp quyền phản ánh những đặc điểm riêng của nhà nớc đặt trong mối quan hệ khách quan giữa nhà nớc - pháp luật - x hội công dân. Quan niệm đó cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về nhà nớc pháp quyền, phân biệt nhà nớc pháp quyền với các tổ chức chính trị, x hội khác đồng thời phân biệt nhà nớc pháp quyền với nhà nớc nói chung. Theo đó, ngoài những đặc điểm của nhà nớc nói chung, nhà nớc pháp quyền còn có những đặc trng khác đó là: Sự phân công quyền lực một cách hợp lí; sự hiện diện của hiến pháp và nền pháp chế thống nhất, công bằng và sự hiện diện của chế độ dân chủ. Để bảo đảm cho nhà nớc có đợc những đặc điểm đó thì cần có những điều kiện nh: Có bộ máy nhà nớc gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả, có sự phân công rõ ràng để thực hiện tốt các quyền lập pháp, hành pháp, t pháp ; có hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn thiện, phản ánh đúng ý chí, lợi ích nhân dân và cộng đồng x hội; bảo đảm các quyền và tự do của công dân; sự rõ ràng về nghĩa vụ của công dân với nhà nớc và nhà nớc với công dân; ý thức chính trị, ý thức pháp luật và trình độ văn hoá cao Nh vậy, nhà nớc pháp quyền không phải là kiểu nhà nớc mà là một mô hình nhà nớc mà ở đó bên cạnh những đặc điểm chung nó còn có những đặc điểm riêng. Để xây dựng đợc nhà nớc pháp quyền thì đòi hỏi phải xuất phát từ những đặc điểm chung và riêng của nhà nớc pháp quyền và căn cứ vào điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hoá, x hội để có những phơng hớng và giải pháp cụ thể và có bớc đi phù hợp./. (1).Xem: Mác-Ănghen, Tuyển tập, tập 6, Nxb. Sự thật, H. 1984, tr.260. (2), (3). Xem: Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, Khoa luật ĐHQGHN, H. 1995, tr. 48. (4).Xem: Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nớc t sản hiện đại", Viện TTKHXH, H.1992, tr.6. (5).Xem: Platon, Toàn tập, tập 3, phần 2, Nxb. T tởng, M.1972 (tiếng Nga), tr.188. (6).Xem: Thuyết "Tam quyền phân lập" và Sđd, tr.7. (7), (8).Xem: Xixêrôn, "Đối thoại", Nxb. Khoa học, M.1966 (tiếng Nga), trích theo TS. Nguyễn Văn Niên, "Xây dựng Nhà nớc pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn", Nxb. CTQG, H.1966, tr.15 -16 & 17. (9).Xem: J. Locke, Tuyển tập triết học, Nxb. T tởng, M.1960 (tiếng Nga), trích theo TS. Nguyễn Văn niên, Sđd. tr.19-20. (10), (11).Xem: Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, H.1996, tr. 100 -101. (12).Xem: Jean Jacques Rousseau, Bàn về khế ớc x hội, Nxb. Thành phố HCM, 1992, tr 29. (13), (14).Xem: Jean Jacques Rousseau, Sđd. tr.42& 55. (15). Xem: Jean Jacques Rousseau, Sđd. tr. 56. (16), (17). Xem: TS. Nguyễn Văn Niên, Sđd. tr. 22-23 & 24. (18).Xem: TS. Đinh Văn Mậu, TS. Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết chính trị-pháp lí, Nxb. Thành phố HCM, 1997, tr.108. (19).Xem: V.I.Lênin, Toàn tập (tiếng Việt), Nxb. Tiến bộ, Mascova, tập 29, tr.155 -156. (20).Xem: R.F.Môn (Robert Fon Mohn) và K.T.Vancơ (Karl Teodor Valker) hai nhà triết học Đức lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nhà nớc pháp quyền (Rechtsstat - tiếng Đức). (21).Xem: V.I.Lênin, Toàn tập (tiếng Việt), Nxb. Tiến bộ Mascova, tập 1, tr.55. . phải đề cao pháp luật trong mỗi quốc gia mà còn chỉ ra mặt thứ hai của vấn đề là muốn cho pháp luật có đợc tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, . những vấn đề quốc gia và quốc tế. Nh vậy, vấn đề quan trọng là phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong mỗi thời kì cụ thể để tìm ra mức độ hợp lí của

Ngày đăng: 23/03/2014, 23:20

Xem thêm: Báo cáo " Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm " ppt

w